[Chớ cậy già mà tự cho phép hồ đồ!]
Chu Giang Phong
Tôi thức dậy trong cơn đau nửa mặt vì chứng xoang trong những ngày trở tiết, nhưng cơn đau trở nên phát sốc khi nhận được tag [đánh dấu] bài chia sẻ có thêm phần bình nhỏ của một người bạn học cũ thời đại học, hiện đang ở Mỹ [ Hoahong Xukhac], về một chuyện kinh thiên động địa, mà tôi nghĩ rằng, nếu không phải ở cái thời mạt pháp này, thì thật khó mà tin một vị Giáo sư tiếng tăm lẫn tai tiếng lẫy lừng như ông, có thể hạ bút để viết tựa cho một cuốn sách có tên là "Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng" do Đỗ Minh Xuân khảo dịch - nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin in năm 2012. Sau khi đọc hết các thông tin liên quan, tôi chỉ biết dùng câu nói của nhà văn Nguyễn Quang Thân mà thốt lên rằng: Một hành động vô đạo!
Việc một tác giả vô danh, tự bốc mình với hơn 1.000 đơn vị từ bị sửa trong Truyện Kiều là "hay hơn Nguyễn Du", tôi chả quan tâm làm gì cả. Vì những người như thế ở Việt Nam ta không thiếu, nhất là cái đám văn sĩ mậu dịch nửa mùa, cho vài xu rượu vào người, còn tự tâng hay hơn cả Nguyễn Du, Puskin, Banzac... là thường. Nhưng tôi té ghế vì cái tựa sách mang tinh thần húy lạo cổ võ của ông cho tập sách "kinh hồn" kia của ông, một giáo sư với nhiều "công trạng" tai tiếng chẳng kém một nhân tội của lịch sử, mà mai này, con cháu sẽ nhìn thấu rõ, ví như công trình "bài văn bia kiểu bia về Quang Trung dán đè lên thơ Hồ Chí Minh ở Núi Quyết, hay chuyện mới đây ông này lại “giáng bút” (?) ở Bình Đà..." [Lời nhà văn Nguyễn Quang Thân].
Tôi thức dậy trong cơn đau nửa mặt vì chứng xoang trong những ngày trở tiết, nhưng cơn đau trở nên phát sốc khi nhận được tag [đánh dấu] bài chia sẻ có thêm phần bình nhỏ của một người bạn học cũ thời đại học, hiện đang ở Mỹ [ Hoahong Xukhac], về một chuyện kinh thiên động địa, mà tôi nghĩ rằng, nếu không phải ở cái thời mạt pháp này, thì thật khó mà tin một vị Giáo sư tiếng tăm lẫn tai tiếng lẫy lừng như ông, có thể hạ bút để viết tựa cho một cuốn sách có tên là "Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng" do Đỗ Minh Xuân khảo dịch - nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin in năm 2012. Sau khi đọc hết các thông tin liên quan, tôi chỉ biết dùng câu nói của nhà văn Nguyễn Quang Thân mà thốt lên rằng: Một hành động vô đạo!
Việc một tác giả vô danh, tự bốc mình với hơn 1.000 đơn vị từ bị sửa trong Truyện Kiều là "hay hơn Nguyễn Du", tôi chả quan tâm làm gì cả. Vì những người như thế ở Việt Nam ta không thiếu, nhất là cái đám văn sĩ mậu dịch nửa mùa, cho vài xu rượu vào người, còn tự tâng hay hơn cả Nguyễn Du, Puskin, Banzac... là thường. Nhưng tôi té ghế vì cái tựa sách mang tinh thần húy lạo cổ võ của ông cho tập sách "kinh hồn" kia của ông, một giáo sư với nhiều "công trạng" tai tiếng chẳng kém một nhân tội của lịch sử, mà mai này, con cháu sẽ nhìn thấu rõ, ví như công trình "bài văn bia kiểu bia về Quang Trung dán đè lên thơ Hồ Chí Minh ở Núi Quyết, hay chuyện mới đây ông này lại “giáng bút” (?) ở Bình Đà..." [Lời nhà văn Nguyễn Quang Thân].
Thưa ông giáo sư, Truyện Kiều của
đại thi hào Nguyễn Du là một di sản của dân tộc chúng ta. Trải qua mây
trăm năm trồi sụt, nó càng long lanh hơn, diễm tuyệt hơn vì sự 'trong
sáng" vốn có của nó, chứ chẳng cần những người như ông và tác giả cuốn
sách kia làm theo chỉ đạo hay định hướng nào đó thì nó mới được/bị trong
sáng về tiếng Việt. Giá như, là một giáo sư, ông hiểu được rằng, tất cả
những từ Hán-Việt còn lại trong bản Truyện Kiều, là những đơn vị từ
không thể thay thế, vì nó là những điển tích, điển cố, địa danh, danh
lam v.v... thì ông đã không hạ bút tự làm nhục mình như vậy. Việc một
đại thi hào lỗi lạc như cụ Tố Như, đã dùng Nôm văn [một thứ chữ Quốc ngữ
đầu tiên của dân tộc này] để viết, mà không dùng Hán văn để chuyển Đoạn
Trường Tân Thanh sang thơ cho người Việt đọc, là cả một cái "tinh thần
dân tộc" không chờ một nghị quyết hay định hướng nào cả. Đến như ai kia
còn phải thốt lên rằng, "Truyện Kiều còn thì tiếng Việt còn...", thế
mà...
Tôi viết lá thư này gửi cho ông và đăng tải công khai trên Facebook cá nhân, là để kêu gọi ông cũng công khai tự hủy lời tựa của mình cho cuốn sách mang "hành động vô đạo" kia, nếu ông còn chút liêm sỉ trí thức nhỏ nhoi nào đó. Người đời có thể tha thứ cho ông mà không cần ông phải lên mặt báo đài nhà nước xin lỗi toàn thể hơn 90 triệu dân Việt, nhưng không thể chấp nhận bài tựa đồng lõa cho hành đồng phỉ báng tiền nhân kia được. Kính chúc ông sức khỏe để bớt đi sự hồ đồ như ông vẫn hay làm!
Chu Giang Phong,
Tôi viết lá thư này gửi cho ông và đăng tải công khai trên Facebook cá nhân, là để kêu gọi ông cũng công khai tự hủy lời tựa của mình cho cuốn sách mang "hành động vô đạo" kia, nếu ông còn chút liêm sỉ trí thức nhỏ nhoi nào đó. Người đời có thể tha thứ cho ông mà không cần ông phải lên mặt báo đài nhà nước xin lỗi toàn thể hơn 90 triệu dân Việt, nhưng không thể chấp nhận bài tựa đồng lõa cho hành đồng phỉ báng tiền nhân kia được. Kính chúc ông sức khỏe để bớt đi sự hồ đồ như ông vẫn hay làm!
Chu Giang Phong,
giờ Dậu, ngày 26.4.2014
_______________
Công trình đó đưa ra nhiều khái niệm thay thế từ ngữ có vẻ lạ lùng nhưng làm sai hẳn ý của tác giả.
Nếu theo những gì mình đã được đọc, được học và các vị yêu thích Kiều truyền lại, thì bản dịch đã tước bỏ đi nhiều điển tích trong Truyện Kiều, mà Truyện Kiều được người ta khai thác say mê, có nhiều khám phá cũng một phần lớn có nhiều điển tích trong đó.
Chẳng hạn những câu như sau:
512 - "Lứa đôi ai dễ đẹp tày Thôi – Trương"
Hoặc câu 1458: "Châu – Trần còn có Châu – Trần nào hơn"
Chợ huyện một tháng sáu phiên
Gặp cô hàng xén, kết duyên Châu - Trần.
Thế nhưng, những câu thơ đó được thay thế bằng câu văn vần tước bỏ tất cả những điển tích mà Nguyễn Du đã chứa đựng trong đó thành "Lứa đôi từng thấy những ngày trái ngang" và "Lứa đôi còn có gì cần nhiều hơn" thì không thể nói gì hơn là sự ngớ ngẩn và phá hoại.
Nhân chuyện này, nhớ câu chuyện nịnh.
Một lần, mình ngồi với một luật sư nổi tiếng, ông khẳng định nghiêm túc câu Kiều "Sè sè nắm đất bên đàng" đó là khi nàng Kiều đi... đái.
Lúc đầu, mình nghĩ là ông nói đùa, nhưng sau một lúc tranh cãi, mình thấy ông nói nghiêm túc.
Mình tranh luận lại, rằng thì trong dân gian, nhiều khi có những lúc người ta nghĩ ra những hình ảnh để nói đùa chơi với nhau, chẳng hạn Từ Hải là thương binh vì Nguyễn Du viết "một tay gây dựng cơ đồ", hoặc có khi nàng Kiều đã có chửa vì Nguyễn Du viết "Thất kinh, nàng chửa biết là làm sao", hoặc là khi Kiều tha cho Hoạn Thư nhưng vẫn còn rất độc ác vì "Tha ra thì cũng may đời" (Chữ "đời" ở đây chỉ có một số người Hà Tĩnh hiểu nó là chữ gì). Sở dĩ để đùa chơi, vì nó là sự "tự sáng tác" ra ngoài ý tác giả và không đúng sự thật nhưng có thể giải thích bằng từ ngữ cụ thể đã được Kiều sử dụng.
Khi ông ta đang nghe dần ra vấn đề nhưng vẫn bảo thủ chưa chịu. thì buồn cười thay một "Bờ lôốc gờ" nhảy vào nịnh ngay:
- Công nhận là ý mới, anh tìm tòi như vậy là tuyệt vời, lần đầu tiên tôi thấy cái ý mới của anh và công nhận là đúng.
Ông Luật sư lại được dịp vểnh mũi lên.
Mình thấy buồn cười quá nên bảo:
- Anh không việc gì phải đi nịnh hèn hạ thế.
Anh ta im. Nhưng đến khi ra về, anh ta bảo: Tớ thấy cậu nói là đúng, nhưng ông ấy là người nổi tiếng.
Mình hỏi lại:
- Sao anh bảo anh luôn nói anh có thói quen là rất ghét những người nổi tiếng cơ mà.
Kể câu chuyện này, để muốn nói một điều rằng: "Sự thối và nịnh thối" không chỉ là xảy ra trong những mối quan hệ đơn lẻ mà nó đã đến tầm cờ Quốc gia, tầm cỡ Giáo sư, Anh hùng lao động, đã được đưa thành văn chương, thành quyển, thành sách. Thế thì sự nịnh kia với ông luật sư cũng chỉ là sự thường thôi bà con nhỉ.
Tất cả, cũng có nguồn gốc và bắt đầu từ chính sách.
Nguồn: FB Nguyễn Hữu Vinh.
_______________
THỐI VÀ NỊNH THỐI
JB. Nguyễn Hữu Vinh
Đọc trên blog Tễu bài viết về ông G.Sư Khiêu Vũ (theo ngôn ngữ fb) viết bài ca ngợi "công trình" phá hoại Truyện Kiều của Đỗ Minh Xuân.
Đọc trên blog Tễu bài viết về ông G.Sư Khiêu Vũ (theo ngôn ngữ fb) viết bài ca ngợi "công trình" phá hoại Truyện Kiều của Đỗ Minh Xuân.
Công trình đó đưa ra nhiều khái niệm thay thế từ ngữ có vẻ lạ lùng nhưng làm sai hẳn ý của tác giả.
Nếu theo những gì mình đã được đọc, được học và các vị yêu thích Kiều truyền lại, thì bản dịch đã tước bỏ đi nhiều điển tích trong Truyện Kiều, mà Truyện Kiều được người ta khai thác say mê, có nhiều khám phá cũng một phần lớn có nhiều điển tích trong đó.
Chẳng hạn những câu như sau:
512 - "Lứa đôi ai dễ đẹp tày Thôi – Trương"
đã được thay là "Lứa đôi từng thấy những ngày trái ngang"
Hoặc câu 1458: "Châu – Trần còn có Châu – Trần nào hơn"
đã được thay
bằng "Lứa đôi còn có gì cần nhiều hơn"
và rất nhiều câu khác tương tự.
Ở đây, Đỗ Minh Xuân đã bỏ đi tất cả những Điển tích trong những câu thơ này của Truyện Kiều. Những điển tích đó nhiều khi chỉ chứa trong một chữ, một đoạn nhưng ý nghĩa của nó vô cùng phong phú cho việc minh họa ý của nhân vật muốn nói. Chẳng hạn với mấy câu thơ:
Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay
Lứa đôi, ai lại dẹp tày Thôi - Trương
Mây mưa đánh đổ đá vàng
Quá chiều, nên đã chán chường yến anh.
Ở đây, Thúy Kiều muốn ngăn Kim Trọng khi hai người gặp riêng nhau và Kim Trọng thì đã "Xem trong âu yếm, có chiều lả lơi". Do vậy Thúy Kiều nhắc Kim Trọng về câu chuyện Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thụy, Theo điển tích ở Tây Sương Ký thì đây là hai người có mối tình đẹp với nhau từ khi Trương Quân Thụy gặp Thôi Oanh Oanh do mẹ nàng đưa ra chào. Thế nhưng duyên tình Thôi, Trương bẽ bàng không có hậu, vì Trương đã "mây mưa đánh đổ đá vàng" mà nàng Thôi lại "quá chiều nên đã chán chường yến anh", dẫn đến hậu quả "để duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng".
Cũng tương tự, câu "Châu – Trần còn có Châu – Trần nào hơn" chứa một điển tích về mối tương quan giữa hai dòng họ Châu và họ Trần... Chính vì thế mà ngay ca dao Việt Nam bình thường cũng đã có những câu nói về điển tích này như sau:
Ở đây, Đỗ Minh Xuân đã bỏ đi tất cả những Điển tích trong những câu thơ này của Truyện Kiều. Những điển tích đó nhiều khi chỉ chứa trong một chữ, một đoạn nhưng ý nghĩa của nó vô cùng phong phú cho việc minh họa ý của nhân vật muốn nói. Chẳng hạn với mấy câu thơ:
Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay
Lứa đôi, ai lại dẹp tày Thôi - Trương
Mây mưa đánh đổ đá vàng
Quá chiều, nên đã chán chường yến anh.
Ở đây, Thúy Kiều muốn ngăn Kim Trọng khi hai người gặp riêng nhau và Kim Trọng thì đã "Xem trong âu yếm, có chiều lả lơi". Do vậy Thúy Kiều nhắc Kim Trọng về câu chuyện Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thụy, Theo điển tích ở Tây Sương Ký thì đây là hai người có mối tình đẹp với nhau từ khi Trương Quân Thụy gặp Thôi Oanh Oanh do mẹ nàng đưa ra chào. Thế nhưng duyên tình Thôi, Trương bẽ bàng không có hậu, vì Trương đã "mây mưa đánh đổ đá vàng" mà nàng Thôi lại "quá chiều nên đã chán chường yến anh", dẫn đến hậu quả "để duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng".
Cũng tương tự, câu "Châu – Trần còn có Châu – Trần nào hơn" chứa một điển tích về mối tương quan giữa hai dòng họ Châu và họ Trần... Chính vì thế mà ngay ca dao Việt Nam bình thường cũng đã có những câu nói về điển tích này như sau:
Chợ huyện một tháng sáu phiên
Gặp cô hàng xén, kết duyên Châu - Trần.
Thế nhưng, những câu thơ đó được thay thế bằng câu văn vần tước bỏ tất cả những điển tích mà Nguyễn Du đã chứa đựng trong đó thành "Lứa đôi từng thấy những ngày trái ngang" và "Lứa đôi còn có gì cần nhiều hơn" thì không thể nói gì hơn là sự ngớ ngẩn và phá hoại.
Nhân chuyện này, nhớ câu chuyện nịnh.
Một lần, mình ngồi với một luật sư nổi tiếng, ông khẳng định nghiêm túc câu Kiều "Sè sè nắm đất bên đàng" đó là khi nàng Kiều đi... đái.
Lúc đầu, mình nghĩ là ông nói đùa, nhưng sau một lúc tranh cãi, mình thấy ông nói nghiêm túc.
Mình tranh luận lại, rằng thì trong dân gian, nhiều khi có những lúc người ta nghĩ ra những hình ảnh để nói đùa chơi với nhau, chẳng hạn Từ Hải là thương binh vì Nguyễn Du viết "một tay gây dựng cơ đồ", hoặc có khi nàng Kiều đã có chửa vì Nguyễn Du viết "Thất kinh, nàng chửa biết là làm sao", hoặc là khi Kiều tha cho Hoạn Thư nhưng vẫn còn rất độc ác vì "Tha ra thì cũng may đời" (Chữ "đời" ở đây chỉ có một số người Hà Tĩnh hiểu nó là chữ gì). Sở dĩ để đùa chơi, vì nó là sự "tự sáng tác" ra ngoài ý tác giả và không đúng sự thật nhưng có thể giải thích bằng từ ngữ cụ thể đã được Kiều sử dụng.
Khi ông ta đang nghe dần ra vấn đề nhưng vẫn bảo thủ chưa chịu. thì buồn cười thay một "Bờ lôốc gờ" nhảy vào nịnh ngay:
- Công nhận là ý mới, anh tìm tòi như vậy là tuyệt vời, lần đầu tiên tôi thấy cái ý mới của anh và công nhận là đúng.
Ông Luật sư lại được dịp vểnh mũi lên.
Mình thấy buồn cười quá nên bảo:
- Anh không việc gì phải đi nịnh hèn hạ thế.
Anh ta im. Nhưng đến khi ra về, anh ta bảo: Tớ thấy cậu nói là đúng, nhưng ông ấy là người nổi tiếng.
Mình hỏi lại:
- Sao anh bảo anh luôn nói anh có thói quen là rất ghét những người nổi tiếng cơ mà.
Kể câu chuyện này, để muốn nói một điều rằng: "Sự thối và nịnh thối" không chỉ là xảy ra trong những mối quan hệ đơn lẻ mà nó đã đến tầm cờ Quốc gia, tầm cỡ Giáo sư, Anh hùng lao động, đã được đưa thành văn chương, thành quyển, thành sách. Thế thì sự nịnh kia với ông luật sư cũng chỉ là sự thường thôi bà con nhỉ.
Tất cả, cũng có nguồn gốc và bắt đầu từ chính sách.
Nguồn: FB Nguyễn Hữu Vinh.
Bài viết hay quá,đúng quá
Trả lờiXóaÔng Chu Giang Phong quí ! Thú thật ngài Vũ Khiêu tôi quí nhưng chưa từng hội kiến, trong lòng rất hâm mộ, mong rằng có dịp trở lại Hà Nội ( năm 1988 tôi có dịp thăm lăng bác....): Từ thuở mang gươm đi mỏ nước, Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long.Một GS nhiều người yêu kính, lại đề tựa cho thằng thợ thơ Đỗ Minh Xuân, sửa 1/3 truyện kiều. Bác Vũ Khiêu thân, biết rằng năm nay đã 98 tuổi, thôi thì nhân tình thế sự.... Các con cháu của Bác trên mạng , các cháu đọc được các bài viết như thế nầy..... không hiểu chúng nó có trách Bác hay không nhĩ ? Đừng pho1ngbut1, đề bút và cả GIÁNG BÚT Bác ạ ! Xem Đại Văn hào Hoàng Quang Thuận giáng bút mãi, mà có ra gì đâu Bác ạ . Cám ơn Chu Giang Phong viết hộ cho tôi bài viết nầy .
Trả lờiXóaCần truy cứu trách nhiệm hình sự ông Xuân theo tội "vi phạm bản quyền" trầm trọng !!!
Trả lờiXóaSách xuấ bản rồi thì truy cứu cả Cục xuất bản !!!
Trả lờiXóaChu Giang Phong quí mến!
Trả lờiXóaBài viết của CGP nói trực diện thói hợm đời và "bệnh liều" của ông Vũ Khiêu, thiên hạ vẫn tưởng đấy là cỡ "Ráo Sư".anh hùng lao đông! Còn nhiều ví dụ về chuyện chữ nghĩa muốn lưu danh thiên cổ tạc "bia đá"để bịp người. Nhưng đã thành bia miệng mà người ta thường nói "mua danh ba vạn...". Khổ, già mà dại! Thà cứ không biết thì "dựa cột mà nghe". Mang danh Giáo sư anh hùng lao đông sẽ lừa được khối người. Bạn đọc Yên Bái.
Ông Vũ Khiêu già mà không chịu lớn. Chỉ tội con cháu ông.
Trả lờiXóaNói nặng với người cao tuổi là điều kỵ, nhưng họ đã không tôn trọng Đại thi hào tiền bối của nước ta đến mức ấy thì phải nói ngay là vô lễ, vô giáo dục. Tốt đẹp gì mà áo đỏ mũ điều!
Trả lờiXóaTôi nghĩ ổng phải học ai đó chứ nhỉ.
Trả lờiXóa