.
. . .
.
.
|
Bài trên Tạp chí Tia Sáng:
Họa sĩ Trần Duy về với vĩnh hằng
Kiều Mai Sơn |
Vậy là một trong những sinh viên
cuối cùng của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thủ lĩnh cuối cùng của
nhóm Nhân văn - Giai phẩm đã nằm xuống.
Viết về họa sĩ Trần Duy, “Từ điển họa sĩ Việt Nam” (Nhà xuất bản Mỹ thuật, 2008) đã đánh giá: “Ông đã sáng tác hàng ngàn bức tranh lụa. Trên tranh ông, tình yêu thiên nhiên, niềm hoài cổ đã khéo hóa thành một thứ “tình cảm triết học” tự nhiên và man mác dễ đi vào lòng người xem. Ông cũng là tác giả cuốn “Cảm nhận nghệ thuật” (Nhà xuất bản Mỹ thuật – 2001), nhiều tiểu luận, bút ký nghệ thuật và truyện ngắn”.
Còn họa sĩ Trương Hạnh – nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Mỹ thuật, ca ngợi họa sĩ
Trần Duy như sau: “Từ sự thông hiểu rộng rãi và sâu sắc lịch sử nghệ thuật lại
thêm có tính nhạy cảm của một họa sĩ, tác giả đã làm mới lại những vấn đề tưởng
chừng như đã cũ, làm nhạt đi những định kiến gây hoài nghi là một đóng góp của
Trần Duy đã thành công ở vị trí riêng biệt của mình bằng việc áp dụng phương
pháp nghiên cứu liên ngành hiện đại, với những kiến giải khá chắc chắn, có tính
bản chất nhiều hơn khám phá bất ngờ và lý thú cho bạn đọc”.
.
.
Trần Duy - Hoa thì là (trong sưu tập Michel Gautier)
Đó là một Trần Duy của hội họa. Tôi chỉ xin dẫn lại những nhận định của người khác, vì hội họa, tôi là người ngoại đạo. Tôi tiếp xúc với Trần Duy ở một góc độ khác. Góc độ của một người có đóng góp gây tác động tới xã hội ở một thời điểm, mà tôi chắc rằng, cho đến nay, cũng như sau này, sẽ còn có nhiều đánh giá không thống nhất.
Năm 2008, những ngày Hà Nội bắt đầu vào thu, nhà văn
Thái Vũ (tên khai sinh Bùi Quang Đoài, ông đã mất năm 2013) từ TP Hồ Chí Minh
ra thăm Thủ đô. Trong những câu chuyện kể cho tôi nghe về trường Đại học Sư
phạm Văn khoa hồi 1956-1958, về tờ Đất Mới (mà Bùi Quang Đoài được coi như “thủ lĩnh”), ông dặn đi
dặn lại: “Cậu nhớ tìm gặp Trần Duy nhé”. Và rồi, tôi đi tìm. Phải đến cuối năm
2010, tôi mới có cuộc gặp chính thức với vị “thủ lĩnh Nhân văn cuối cùng” trong
ngôi nhà người con trai thứ tư của ông ở làng Mọc, bên sông Tô Lịch.
Ở tuổi 25, Trần Duy đi theo cách mạng. Sẽ khó hiểu tại sao Trần Duy đi theo cách mạng nếu như biết gia thế của ông. Tên khai sinh của Trần Duy là Trần Quang Tăng. “Ông là hậu duệ của một gia đình vọng tộc ở Bình Định, của một dòng họ lớn đã sinh ra Trần Quang Diệu, lại sinh ra những danh tướng khai quốc công thần của chúa Nguyễn, đã ba đời làm phò mã triều Nguyễn”. Bố ông là bạn vớicụ Phạm Văn Nga – thân sinh cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trên quan trường.
.
Ở tuổi 25, Trần Duy đi theo cách mạng. Sẽ khó hiểu tại sao Trần Duy đi theo cách mạng nếu như biết gia thế của ông. Tên khai sinh của Trần Duy là Trần Quang Tăng. “Ông là hậu duệ của một gia đình vọng tộc ở Bình Định, của một dòng họ lớn đã sinh ra Trần Quang Diệu, lại sinh ra những danh tướng khai quốc công thần của chúa Nguyễn, đã ba đời làm phò mã triều Nguyễn”. Bố ông là bạn vớicụ Phạm Văn Nga – thân sinh cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trên quan trường.
.
Trần Duy - Chợ Đổi trên phố Tam Bạc, Hải Phòng 1977
Có thể nói thêm về một người bạn đồng tuế của ông là Đặng Văn Việt – con hùm xám đường số 4, có thân phụ là cụ Phó bảng Đặng Văn Hướng, làm Tổng đốc (thời Pháp thuộc) rồi Tỉnh trưởng Nghệ An (thời Nhật thuộc); hay GS Lê Quang Long, con quan Tuần phủ (Ninh Thuận), Thượng thư, Thủ hiến của 16 tỉnh miền Trung... cũng bỏ qua nhung lụa để theo kháng chiến... Những vị thế tử con các gia đình danh gia vọng tộc ấy đều vì yêu nước mà ra đi.
Trần Duy từng tham gia trận quyết tử quân Hà Nội đánh
sân bay Gia Lâm năm 1947; làm công tác địch vận Liên khu 10; tham gia phục kích
địch trên đường số 4; làm tờ báo Vui sống của Cục Quân y – Bộ Quốc phòng...
.
.
Trần Duy, Ngõ Thúy Ái, Thanh Trì, Hà Nội 1998
Đã 91 tuổi, họa sĩ Trần Duy vẫn minh mẫn. Trời phú cho ông sức khỏe và sự tinh tường. Sáng hôm đó, ông đã kể lại cho tôi nghe một số câu chuyện về phong trào Nhân văn Giai phẩm mà ông là người trong cuộc. Nói chính xác, ông là Thư ký Tòa soạn báo Nhân Văn. Nhà văn Thái Vũ còn nói – và viết lại trong Hồi ký, cũng như trong thư gửi cho tôi: Trần Duy là người ban đầu tập hợp các bài viết của sinh viên đại học lúc đó, để rồi, Bùi Quang Đoài và Hà Thúc Chỉ đã đưa chúng lên diễn đàn với tên gọi: Đất Mới. Những chuyện rầy rà tiếp theo ghì cuộc đời mỗi con người, có khi xuống gần sát đất, lại là một chuyện dài... khó nói.
Đã 91 tuổi, họa sĩ Trần Duy vẫn minh mẫn. Trời phú cho ông sức khỏe và sự tinh tường. Sáng hôm đó, ông đã kể lại cho tôi nghe một số câu chuyện về phong trào Nhân văn Giai phẩm mà ông là người trong cuộc. Nói chính xác, ông là Thư ký Tòa soạn báo Nhân Văn. Nhà văn Thái Vũ còn nói – và viết lại trong Hồi ký, cũng như trong thư gửi cho tôi: Trần Duy là người ban đầu tập hợp các bài viết của sinh viên đại học lúc đó, để rồi, Bùi Quang Đoài và Hà Thúc Chỉ đã đưa chúng lên diễn đàn với tên gọi: Đất Mới. Những chuyện rầy rà tiếp theo ghì cuộc đời mỗi con người, có khi xuống gần sát đất, lại là một chuyện dài... khó nói.
Bẵng đi vài năm, giữa tháng 10 năm 2013, tôi mới trở
lại tìm ông. Lúc này, họa sĩ Trần Duy đã trở về ngôi nhà trên phố Khâm Thiên.
Gặp ông, thấy sức khỏe ông sút giảm, nhưng trí nhớ vẫn tinh tường. Trò chuyện,
tôi bị ông hỏi nhiều hơn. Có lúc, tôi cũng lúng túng. Giọng ông cứ sang sảng khi
tôi hỏi về bức tranh “Sên trần không cánh mà bay cao” minh họa trên tập san Giai
phẩm: “Cái nguy hiểm nhất là mình đánh đúng vào tầng
lớp của những người có thói quen dựa dẫm, ỉ lại, như con sên bám vào chân con
đại bàng mà lên cao. Tầng lớp ấy lại đang nắm chính quyền, đang nắm tất cả.
Cũng không loại trừ những người đó cũng có cả trong quần chúng”.
Và hôm nay, họa sĩ Trần Duy đã trở về vĩnh hằng!
Nguồn: Tia Sáng.
Đáng tiếc và đau buồn khi biết được tin này.Tinh tú cuối cùng của một thế hệ thuộc nhóm kim cương đã rụng xuống mà nỗi khát vọng đau đáu về một xã hội tươi sáng cho đất nước vẫn còn chưa thành hiện thực.Cuộc đời Cụ trải gần một thế kỷ,từ một thanh niên nhiệt huyết,trải qua bao trầm luân cho tới lúc đi vào cõi vĩnh hằng mà vẫn còn khắc khoải.Thôi kính Cụ về với đất trời,tiên tổ thật thanh thản,chúng con vẫn đang phải đợi chờ đến hết thế kỷ này nữa mà không biết có hoàn thiện nữa hay không.Xin được dâng nén hương tiễn biệt Cụ
Trả lờiXóaXin thắp nén nhang trước vong linh Cụ . Xin đất nước hãy trân trọng ,gìn giữ những tác phẩm của họa sĩ TrầnDuy ,ghi nhận xứng đáng đóng góp của Cụ ,cũng như của các văn nghệ sĩ lớn của đất nước .
Trả lờiXóaTuy chỉ tồn tại một thời gian ngắn nhưng ảnh hưởng của Nhân Văn Giai Phẩm không ngắn . Bắt bớ, tù đầy, cấm đoán những tiếng nói chân thực cũng chỉ ngăn lại dòng chảy của những tư tưởng mới một cách công khai chứ không làm giết chết được nó . Lần lượt các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà báo nhóm Nhân Văn Giai Phẩm từ giã cõi đời . Những tên tuổi tưởng rằng chỉ lóa sáng một thời rồi bị dập tắt thì không còn cơ hội tỏa sáng được nữa . Nhưng thực tế không phải như vậy . Thác hay cái chết đối với các nhân tài này chỉ là thể phách , hồn của họ mới là tinh anh . Hồn của Nhân văn Giai Phẩm đã thắng . Cái thua cái thiệt sau cùng là Nhân Dân không đón nhận ngay được tài năng, tư tưởng, việc làm của họ, phải chờ cho thời gian sau này , cái giá trị đích thực của Nhân Văn Giai Phẩm mới được lan tỏa sâu rộng .
Trả lờiXóaHậu thế có lẽ cũng tiếc thương vì cụ Hoa sĩ Trần Duy đã ra đi mà cũng mừng vì tuổi hạc của cụ đã cao . Nay Cụ về Trời mà cái Phúc cho con cháu do cụ để lại quá lớn .
Xin nghiêng mình trước Anh Linh của Người.
Cụ đã bay vút lên Trời và tài hoa như những đóa hồng phủ xuống trần gian . Xin Vĩnh biệt Cụ Trần Duy !
Xin cúi đầu vĩnh biệt hoạ sỹ lão thành Trần Duy (thế hệ văn nghệ sỹ Tiền chiến có lẽ đến giờ chỉ còn cụ Tô Hoài và Nguyễn Xuân Sanh, đều sinh 1920). Trần Duy không chỉ là một hoạ sỹ mà còn là một nhà văn. Khoảng đầu thập niên chín mươi của thế kỷ XX, Cụ còn "tái xuất giang hồ". Dạo đó, tôi được đọc truyện ngắn Luỵ của ông trên báo Văn nghệ. Câu chuyện là một nỗi buồn thấm thía về thân phận cũng như cái hèn của người trí thức sống trong bối cảnh của những nỗi sợ vô hình. Nếu tôi không nhầm thì truyện ngắn đó được trao giải truyện hay nhất trong tháng của báo Văn nghệ với lời giới thiệu Trần Duy trở lại văn đàn sau 50 năm vắng bóng.
Trả lờiXóaXin nói thêm: Cái danh xưng "thủ lĩnh" (cuối cùng của nhóm Nhân văn - Giai phẩm) mà tác giả dùng trong bài trên e không chính xác. Ta quen gọi là "Nhóm Nhân văn - Giai phẩm" là gọi theo cách của nhà cầm quyền thời ấy (một thời gian dài còn gọi là "Bọn phản động Nhân văn - Giai phẩm") khi kết tội những văn nghệ sỹ có tư tưởng dân chủ, đấu tranh để giành quyền tự do sáng tác. Không hề có một tổ chức tên là "Nhân văn - Giai phẩm". Chỉ có một tờ báo gọi là "Nhân văn" và một tạp chí văn học gọi là "Giai phẩm". Không có tổ chức, do đó không có ai là thủ lĩnh. Có lẽ họ cũng chưa tập hợp thành đội ngũ như Nam phong, Tri tân, Thanh nghị... thời trước 1945. Chỉ có một số người là linh hồn của phong trào ấy: Phan Khôi, Trương Tửu, Nguyên Hồng, Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán...
Tôi cũng lấy làm lạ là Từ điển văn học (bộ mới) dày hơn 2000 trang, khổ lớn (NXB Thế giới, 2004) do những giáo sư hàng đầu về văn học chủ biên, lại không hề có mục "Nhân văn - Giai phẩm", cũng như "Nhân văn" hay "Giai phẩm".
Xin chia buồn cùng gia đình HS Trần Duy. HS Trần Duy có phải là nhân vật được nhắc đến trong tác phẩm Nắng được thì cứ nằng của tác giả Phan An Sa không ạ?!
Trả lờiXóa