Tô Văn Trường
Cuối năm 1996, khi về nước nhận
nhiệm vụ mới, nhiều lần tôi đã phát biểu, và viết góp ý với lãnh đạo Bộ Nông
nghiệp & PTNT về chiến lược phát triển nông nghiệp của nước nhà. Trong đó,
đáng chú ý nhất là : Bộ ta xưa nay chỉ mới chú trọng phát triển nông nghiệp vì
vế đầu của Bộ là nông nghiệp nên không có gì lạ. Tuy nhiên, đây chỉ là phần
ngọn, cái gốc là phải phát triển nông thôn vì
liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng (thủy lợi, giao thông),
giáo dục, khoa hoc công nghệ vv…sẽ là nền tảng để phát triển nông nghiệp
vv...
Thời kỳ dưới sự lãnh đạo của Bộ
trưởng Lê Huy Ngọ tuy chưa phải như ý nhưng để lại nhiều dấu ấn, kể cả phát
triển thủy lợi. Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn là người “đỡ đầu” cho Bộ trưởng
Cao Đức Phát nhưng có lần ông cũng phải phát biểu: “Thử hỏi chục năm nay lĩnh vực nông nghiệp đã làm gì cho đất nước”?
Chia sẻ với bức xúc của ông
Tạn, tôi tự đi tìm câu trả lời có thể tóm tắt như sau:
Tăng trưởng nhưng không bền
vững: Dựa vào tăng diện tích, tăng sử dụng đầu vào. Sử dụng phân
bón của Việt Nam tăng từ 7,2 triệu tấn năm 2005 lên khoảng 11 triệu tấn hiện
tại.
Tốc độ tăng trưởng ngành nông
nghiệp suy giảm: (năm 2011 là 4,0%, năm 2012 là 2,68%, năm 2013
khoảng 2,67%) trong khi cầu và giá nhiều nông sản giảm mạnh như giá gạo giảm
18,7%, cà phê giảm 26,6%, cao su giảm 11,7% .
Không hiệu quả: Năng
suất lao động nông nghiệp quá thấp, tổn thất sau thu hoạch quá lớn, v.v, sản
xuất không theo định hướng thị trường; Năng suất cây trồng vật nuôi thấp, một
số cây trồng vật nuôi không thay đổi nhiều năm nay như mía đường, đậu tương,
bông vải?
Khối lượng và giá trị xuất khẩu
tăng nhưng giá xuất khẩu thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước khác
(gạo của Thái, Ấn Độ, Pakistan, v.v), tham gia phân khúc thấp của thị trường do
vấn đề chất lượng, tổ chức sản xuất, tỷ lệ trả về của nông sản xuất khẩu cao so
với các nước xuất khẩu khác, v.v.
Ngành chế biến nông sản kém
phát triển, giá trị gia tăng thấp; ít thương
hiệu được thừa nhận.
Tổ chức quản lý nhà nước yếu
kém: Hiệu suất, hiệu quả hoạt động kém (ví dụ tổ chức ngành chăn
nuôi; ngành kiểm lâm, v.v). Vấn đề chất lượng của cả đầu vào và đầu ra không
kiểm soát được. An toàn thực phẩm ở mức báo động. Thị trường phân bón, thuốc
trừ sâu bát nháo, chất lượng kém. Hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan không
được kiểm soát, gây thiệt hại cho nông dân và xã hội.
Quá chú trọng vào an ninh lương
thực quốc gia mà quên đi an sinh của nông dân. Nông
dân không có tiếng nói trong sản xuất nông nghiệp, trở thành người phải chịu
trách nhiệm về an ninh lương thực cho cả nước và thế giới.
Lần đầu tiên cơ cấu chuyển dịch
ngược (giá trị sản lượng chăn nuôi giảm)
Nghị quyết 26 của Đảng đề ra
mục tiêu về hiện đại hóa ngành nông nghiệp nhưng hiện tại sau 5 năm nghị quyết
ra đời và 3 năm chương trình xây dựng nông thôn mới đi vào thực hiện, chưa thấy
có dấu hiệu ngành nông nghiệp hiện đại hóa.
Gần như tất cả các tổng công
ty, tập đoàn nhà nước đều trong cảnh nợ nần và trên bờ phá sản, (Chè, cà phê,
mía đường, công ty chăn nuôi…) .Khách
quan đánh giá lỗi này có cả của Đảng và Nhà nước.
Khuyến nông không hiệu quả (Nghị định 02), chủ yếu làm công tác trình diễn, giới thiệu sản phẩm cho các công ty.
Thị trường giống (cây và con)
rơi vào tay các công ty nước ngoài è nguy
cơ mất an ninh giống.
Quan hệ sản xuất trong nông
nghiệp không có đổi mới, kinh tế tập thể như hợp tác xã tiếp tục yếu kém.
Không thực hiện được Quy hoạch
sản xuất với nhiều ngành (ví dụ tiêu, hay cao su vượt hàng 100 ngàn ha, sản
lượng lúa tăng trong khi thị trường khó khăn, hô hào chuyển đổi cây trồng cũng
không có tác dụng là bao). Không có dự báo phân tích thị trường.
Chảy máu chất xám ngành nông
nghiêp: Nhiều lĩnh vực không còn chuyên
gia giỏi như đất đai, phân bón. Không có những nghiên cứu cơ bản (ví dụ trong
lĩnh vực tài nguyên đất, phân bón kể cả thủy lợi ).
TRÁCH
NHIỆM CỦA TƯ LỆNH NGÀNH (BỘ TRƯỞNG CAO ĐỨC PHÁT)
10 năm ở vị trí tư lệnh không
thể nói là không đủ thời gian
Yếu kém ngành nông nghiệp trước hết thuộc về tư lệnh ngành (Bộ trưởng)
Thử giải thích những yếu kém này có nguyên nhân từ đâu?
Hãy xem một số Sản phẩm có thương hiệu: “con vịt béo”
Yếu kém ngành nông nghiệp trước hết thuộc về tư lệnh ngành (Bộ trưởng)
Thử giải thích những yếu kém này có nguyên nhân từ đâu?
Hãy xem một số Sản phẩm có thương hiệu: “con vịt béo”
o Tầm nhìn (Vision) của Bộ Nông nghiệp tên rất tây
nhưng đọc chẳng ai hiểu và ký xong năm 2009 đến nay không ai nhớ.
o GMO câu nói nổi tiếng của bộ trưởng Cao Đức Phát “người ta sợ ma vì không biết ma thế nào” và lập luận theo kiểu 1+1
= 2: thiếu ngô để chăn nuôi phải tăng sản lượng è tăng
năng suất è dùng giống biến đổi gen;
hay lập luận: giá lúa thấp vì sản lượng nhiều thì phải giảm sản lượng lúa và vì
vậy phải chuyển đổi một phần đất lúa sang đất ngô, đậu tương, v.v). Tuy nhiên
lập luận này không tính đến quyền lợi của người nông dân và điều kiện thực tế ở
địa phương, đó là sự phù hợp của cây ngô/ngô biến đổi gen/đậu tương đối với
điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, kinh tế, văn hóa, tập quán canh tác của địa
phương, khả năng cạnh tranh của các cây này trên địa bàn, thị trường đầu ra cho
sản phẩm.
o Ai có thể đảm bảo rằng nếu chuyển đổi một phần diện
tích đất lúa sang đất ngô hay đậu tương thì giá lúa sẽ tăng lên và người dân sẽ
có lãi, đồng thời ai có thể đảm bảo những người nông dân phải chuyển đổi đất
lúa sang cây khác có thể bán được sản phẩm và có thu nhập cao hơn trồng lúa?
Thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Khi nông dân trồng lúa ở Đồng bằng sông
Cửu Long chuyển sang trồng ngô và đậu tương họ đã không thể tìm được đầu ra cho
sản phẩm của mình, chưa kể đất lúa ở ĐBSCL vốn chỉ có cây lúa là phù hợp nhất,
nay chuyển đổi sang cây trồng khác thì chẳng phải là đi ngược qui luật kinh tế,
chuyển từ cây có lợi thế sang cây yếu thế hay sao?
o Chương trình kho chứa 4 triệu tấn gạo và tạm trữ
nông sản: Mãi vẫn là giải pháp tình thế!?.
o Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ra đời rất “đúng
lúc”, ngay sau khi Chính phủ có tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng ai đã từng đọc
rất khó hiểu và còn quá sớm để nói về kết quả.
o Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, kể cả đấu thầu công khai
minh bạch đã qua hội đồng khoa học tuyển
chọn nhưng khi trình lên bộ trưởng tự ý xóa bỏ chỗ này, cho chỗ khác theo cảm tính của riêng mình
vv...
o Cho thuê
rừng đầu nguồn, tuy là địa phương thực hiện ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc
phòng, vậy vai trò trách nhiệm của Bộ ở
đâu?
o Quy hoạch kiểm soát lũ ở ĐBSCL được Thủ tướng
phê duyệt năm 1999 hạn chế phát triển vụ 3 nhưng dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng
Cao Đức Phát đã phá vỡ quy hoạch đưa vụ 3 thành chính vụ, gây bất cập cả về đê
bao, bờ bao và đầu ra của thị trường.
o Riêng đối với tội làm suy yếu ngành thủy lợi,
lòng người ly tán tôi sẽ nói trong dịp khác.
Kết luận:
- Bộ trưởng Cao Đức Phát không đủ tâm và tầm, luôn
lãnh đạo bằng uy quyền, làm hỏng cả
ngành nông nghiệp. Mỗi lần ra Quốc hội điều trần cũng lúng túng, loanh quanh
thua xa người tiền nhiệm.
- Nhớ lại, thời gian tôi còn làm Viện trưởng Viện
Quy hoạch Thủy lợi miền Nam có lần phát biểu công khai, phản ứng với cách điều
hành của Bộ trưởng nguyên văn đại ý như
sau ”Ở
cuộc họp này anh Phát là lãnh đạo cao nhất. Đề nghị Bộ trưởng không nên cắt ngang ý kiến của người khác. Cần nói rõ mỗi người đươc
phát biểu bao nhiêu phút, trọng tâm là gì, lãnh đạo không lắng nghe thì làm sao
nắm bắt được tình hình thực tế và nguyện vọng của cấp dưới…” Mặc dù, anh
Phát phật lòng ra mặt nhưng tất nhiên không dám cắt ngang khi tôi phát biểu.
Tiếc rằng căn bệnh gia trưởng, của anh Phát ngày càng phát triển thành trọng bệnh
như ngày nay.
- Đì sát ván những người có chính kiến khác
với mình, điển hình là thứ trưởng giáo
sư Đào Xuân Học và hàng loạt những người bên thủy lợi bị “vạ lây”!.
- Vụ trưởng vụ hợp tác quốc tế (Anh Phiệt) không
thể chịu được thói gia trưởng luôn xỉ vả cấp dưới đã công khai phản ứng và nghỉ việc đi nơi
khác.
- Gần đây nhất là lấy danh nghĩa Ban cán sự ra chủ
trương điều giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam sang làm Tổng cục phó Tổng
cục thủy lợi phía Nam , trong khi anh Hùng chỉ còn chưa đầy 2 năm nữa là nghỉ
hưu, đang là chủ nhiệm chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp nhà nước
KC 08/11-15 của Bộ KHCN và hướng dẫn 4 nghiên cứu sinh của Viện.
- Xây dựng tên Tầm nhìn rất tây, nhưng kết quả ta è lòe thiên hạ.
- Không có chiến lược, kế hoạch rõ ràng, điều hành
theo kiểu “Nghe nhạc hiệu, đoán chương trình”
- Không sử dụng trí thức (xem kỹ bổ nhiệm các đầu
ngành hiện nay ở Bộ)
- Chủ nghĩa cơ hội
Đề nghị
GSTS Bùi Thị An, với trách nhiệm là Ủy viên Ủy ban KHCN của Quốc hội xem xét,
thẩm tra , kịp thời lên tiếng về việc “rung chuyển cán bộ” PGS Lê Mạnh Hùng
để bảo vệ danh dự của nhà khoa học.
T.V.T
Để coi anh Phát"xả lũ đúng quy trình"ra sao.Bộ Nông nghiệp và phát triển lung tung này là cái Bộ làm khổ nông dân nhất mà sao cái anh BT vẫn tồn tại lâu thế,cứ mỗi lần trả lời chất vấn là anh ta lại cứ như gà mắc tóc đủ thấy cái tầm nó ra sao rồi.Chán!
Trả lờiXóaMàu xám là màu phổ quát đấy, không là độc quyền của ngành nông nghiệp Việt Nam đâu.
Trả lờiXóa"Một màu đen đen, phết thêm sậm sịt..."
Tỷ lệ các đề tài dự án: Phía bắc khoảng 80% tổng kinh phí, Miền Nam: 10%; Miền Trung và Tây Nam bộ : 5%
Trả lờiXóaCũng không thể qui trách nhiệm cho ông Phát được vì hiện nay riêng về lĩnh vực ngành nước thì còn có Bộ TN và Môi trường. Hai Bộ cùng quản lý về ngành nước nhưng dự án thủy điện lại do Bộ Công Nghiệp duyệt,
Trả lờiXóaTôi có anh bạn làm ở Viện KHTL Việt Nam. Anh ấy nói rằng từ khi ông Lê Mạnh Hùng làm viện trưởng cũng có nhiều vấn đề về phe cánh. Bản thân ông Hùng cũng đang bị kiện tụng trong viện về việc bổ nhiệm cán bộ và giao việc đề tài nghiên cứu.
Trả lờiXóaTôi đã đọc nhiều bài viết của ông Tô Văn Trường và thấy rất tâm đắc. Nhưng bài viết này tôi không thấy thích vì dường như mang tính thù hằn cá nhân nhiều hơn. Cảm ơn anh Xuân Diện nếu anh cho đăng nhận xét của tôi.
Trả lờiXóaTheo tôi sai lầm lớn nhất có từ thời thủ tướng Võ văn Kiệt là đã xóa sổ Bộ Thủy Lợi để sáp nhập vào Bộ NN. Trong khi đó lại lập ra Bộ Tài nguyên nước và môi trường. Để rồi sau đó lập lại Tổng cục Thủy lợi. Sai lầm nối tiếp sai lầm.
Trả lờiXóaTôi làm ở Viện KHTL Việt nam nên tôi không hoàn toàn đồng ý với nhận xét của ông Tô Văn Trường về ông Lê Mạnh Hùng. Ông Hùng từ khi lên Viện trưởng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động trong việc bổ nhiệm cán bộ để đưa những người thân cận của ông Hùng lên. Thực sự mà nói trong nội bộ Viện tôi không ai thấy tiếc trong việc luân chuyển cán bộ lần này, có chăng chỉ là sự bất ngờ vì quyết định nhanh của lãnh đạo bộ NN. Thanks anh Xuân Diện đã đăng bài này. ( PH)
Trả lờiXóaNếu so sánh thật công bằng , ông Cao Đức Phát về năng lực và uy tín không bằng 10 % so với Bộ trưởng Lê Huy Ngọ , người được ca ngợi là vì dân , có tâm và có tầm và sẳn sàng từ chức khi cấp dưới phạm pháp . Không hiểu sao ông Phát lại tái cử và trụ lại được khi mà uy tín và năng lực chỉ là Zê rô .
Trả lờiXóaBộ trưởng Cao Đức Phát không đủ tâm và tầm, luôn lãnh đạo bằng uy quyền, làm hỏng cả ngành nông nghiệp. Mỗi lần ra Quốc hội điều trần cũng lúng túng, loanh quanh thua xa người tiền nhiệm.
Trả lờiXóa- Nhớ lại, thời gian tôi còn làm Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam có lần phát biểu công khai, phản ứng với cách điều hành của Bộ trưởng nguyên văn đại ý như sau ”Ở cuộc họp này anh Phát là lãnh đạo cao nhất. Đề nghị Bộ trưởng không nên cắt ngang ý kiến của người khác. Cần nói rõ mỗi người đươc phát biểu bao nhiêu phút, trọng tâm là gì, lãnh đạo không lắng nghe thì làm sao nắm bắt được tình hình thực tế và nguyện vọng của cấp dưới…” Mặc dù, anh Phát phật lòng ra mặt nhưng tất nhiên không dám cắt ngang khi tôi phát biểu. Tiếc rằng căn bệnh gia trưởng, của anh Phát ngày càng phát triển thành trọng bệnh như ngày nay.
Tôi là người trong ngành, nghe nhiều thấy nhiều các vị ở bộ NN, hoàn toàn đồng ý với các ý kiến của anh TVT vì chẳng ai khách quan đánh giá ông Phát hơn anh TVT; Nói thật anh Phát làm bộ trưởng nhưng thử cho anh nuôi tôm, cấy lức, trồng khoai, .... bảo đảm anh làm đâu thất bại đó và thua xa người nông dân vì sao ư? vì anh không có năng lực. Cảm ơn BBT cho đăng ý kiến của tôi.
Trả lờiXóaDear All
Trả lờiXóaSau khi viết bài "Toàn cảnh bức tranh màu xám của ngành nông nghiệp" tôi nhận được gần trăm tin nhắn, email, điện thoại bình luận chia sẻ, đồng tình của bạn đọc cả trong và ngoài ngành.
(Chưa kể các bình luận trên mạng xã hội).
Tôi mới nhận được thông tin, bộ trưởng Cao Đức Phát bằng mọi cách đưa bằng được giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Lê Mạnh Hùng sang làm Tổng cục phó Tổng cục Thủy lợi thì đúng 10 ngày sau, chỉ đạo Vụ tổ chức và lãnh đạo mới của Viện đề bạt vợ mình (chị Tuyết) lên chức phó giám đốc trung tâm đào tạo và hợp tác quốc tế của Viện Khoa học Thủy lợi VN.
Trước đây, anh Phát đưa vợ là giáo viên trường cao đẳng nhạc họa Hà Nội về Viện Khoa học Thủy lợi VN đã là chuyện bôi bác, tréo cẳng ngỗng, nhưng nay lại đưa lên cán bộ lãnh đạo thì đúng là làm quan lớn ở VN "oai" thật! Thô thiển đến thế là cùng.
Tô Văn Trường
Ông Phạm Văn Thủy, người vừa được luân chuyển lên làm Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La xuất thân từ đâu không? là người thân của ai không? Lý lịch ông Thủy rất hấp dẫn đấy.
Trả lờiXóaBác Tễu có biết ông Phạm Văn Thủy này xuất thân từ công việc gì không?
Trả lờiXóaCảm ơn anh vì những tâm huyết cho đất nước. Phản biện là cần thiết nhưng đề xuất một giải pháp thiết thực sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều so với việc đả phá một cá nhân nào đó.
Trả lờiXóaBài viết của anh khá sắc, song tôi cũng xin mượn lời của anh để phản hồi với bài viết này và với anh - "chưa đủ tâm và đủ tầm".
Rất cảm ơn nếu anh Tễu cho đăng comment này.