Thành uỷ Hà Nội yêu cầu thị xã Sơn Tây tiếp nhận thêm ý kiến của nhân dân, nhất là dòng họ Ngô để điều chỉnh phù hợp dự án trùng tu, tôn tạo lăng vua Ngô Quyền.
UBND thành phố Hà Nội chiều 11/3 đã chỉ đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch kiểm tra, giải quyết vi phạm tại đình thôn Cựu Quán, xã Đức Thượng, Hoài Đức và Dự án trùng tu tôn tạo lăng mộ vua Ngô Quyền, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây.
Đối với dự án chỉnh trang lăng Ngô Quyền, thành uỷ Hà Nội yêu cầu UBND thị xã Sơn Tây tạm dừng thi công để tiếp nhận ý kiến của nhân dân, đặc biệt là đại diện dòng họ Ngô để có những điều chỉnh phù hợp. Dự án này hiện bị nhiều ý kiến trái chiều từ nhân dân địa phương, các chuyên gia văn hoá vì bức bình phong dựng trước lăng mộ vua có hoạ tiết xấu, đặt sát và quá cao so với lăng.
"Sau khi thống nhất ý kiến với người dân, thị xã Sơn Tây cần tiếp tục hoàn thiện bức bình phong để đảm bảo đạt tiêu chí, tiêu chuẩn về kiến trúc theo Luật di sản văn hoá", thành uỷ chỉ đạo.
Bức bình phong trước lăng Ngô Quyền bị chỉ trích là hoạ tiết
xấu, thiếu thẩm mỹ, đặt ở vị trí gần và quá cao so với lăng mộ vua. Ảnh:
Quỳnh Trang.
|
Trao đổi với VnExpress, ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng ban quản lý
di tích làng cổ Đường Lâm - chủ đầu tư dự án, nói: "Chưa nhận được thông
báo tạm dừng thi công. Hiện công trình dừng lại vì thiếu vốn đầu tư".
Theo ông Sơn, bức bình phong ở lăng vua Ngô Quyền đã được chỉnh sửa 2
lần. Do vẫn chưa đảm bảo mỹ thuật nên đơn vị đầu tư sẽ tạm thời để bình
phong lại và xin ý kiến chỉ đạo của các ngành chức năng xem có làm tiếp,
phá bỏ hoặc sửa.
Liên quan đến việc tháo dỡ mái đình thôn
Cựu Quán để bán gỗ sưa, thành uỷ Hà Nội cùng Sở Văn hoá yêu cầu UBND
huyện Hoài Đức điều tra làm rõ, nếu có dấu hiệu vi phạm sẽ xử lý nghiêm
theo pháo luật và phải báo cáo việc giải quyết trước ngày 15/3.
UBND xã Thượng Đức cũng được yêu cầu có trách nhiệm đảm bảo an ninh, an
toàn hiện trường, bảo quản chống thất thoát hiện vật và có phương án
khắc phục lại nguyên trạng kiến trúc của đình Cựu Quán, tập trung tuyên
truyền, vận động để ổn định tư tưởng nhân dân trong xã và thôn.
Những công trình di tích lịch sử trên địa bàn thành phố đã phân cấp cho
địa phương quản lý cũng được UBND Hà Nôị yêu cầu tăng cường kiểm tra,
giám sát công tác quản lý, kịp thời báo cáo nếu có vấn đề xảy ra.
Quỳnh Trang
Nguồn: VNE.
Sao vẫn cố tình thực hiện xây mới bình phong bằng được?. Làm sai lệch di sản, không đúng nguyên gốc vi phạm luật di sản để chứng minh mình có quyền, bất chấp luật và ý kiến đúng đắn của chuyên gia và người dân ư?. Tạm dừng mà vẫn không sửa sai, đập bỏ bình phong đi mà vẫn cứ cố làm tiếp thì coi thường dư luận quá xá
Trả lờiXóaGiá như mấy cái dự án cướp đất dân gây bức xúc lớn mà thành ủy cũng chỉ đạo kịp thời như thế thì hay biết mấy nhỉ
Trả lờiXóaTôi phản đối chính quyền Hà nội chỉ đạo hoàn thiện bức bình phong.
Trả lờiXóaLàm toàn chuyện ngược đời . Lòi ra cái ngu dốt và tham ô . Bây giờ sửa và đập . Phải đem bọn này ra xử .
Trả lờiXóaĐến giờ UBND HN mới thấy sai. Có cái sai thì sửa được. Nhưng trường hợp này sai thì bỏ. Đập đi đừng để trướng mắt.
Trả lờiXóaRõ là Chính quyền đã nghe theo lẽ phải của báo mạng "lề trái" rồi đó nghen. Vì cái vụ quái thú này do dân mạng phát hiện, đăng tải, tốn không biết bao công sức của nhiều người. Người viết không có nhuận bút. Báo chính thống thì ăn theo, chỉ khi dư luận ồn lên thì mới đăng bài.
dự án này có 30 tỉ VND thôi mà. đáng bao nhiêu
Trả lờiXóa"thành uỷ Hà Nội cùng Sở Văn hoá yêu cầu UBND huyện Hoài Đức điều tra làm rõ, nếu có dấu hiệu vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo pháo luật và phải báo cáo việc giải quyết trước ngày 15/3."
Trả lờiXóaTội phạm rồi chứ còn vi phạm cái gì nữa. Đè thằng trưởng thôn, thằng bí thư chi bộ ra trước là lòi cái mặt lũ tham ra chứ có gì. Các ông ăn lương từ tiền thuế của dân mà còn quan liêu quá. Riêng cái vụ này thì giám đốc sở VH từ chức đi. Ý, mà ở xứ ta đâu có văn hóa từ chức. Đầu tư mua chức, bây giờ đang "thu hoạch" và cố gắng tận thu khi gần hết nhiệm ky ngu gì mà từ chức hỉ.