Nhà thơ Thạch Quỳ
Chiều nay (10/3), tôi có gọi điện
cho cháu Yến, vợ nhà văn Phạm Viết Đào.
- Cháu đã nhận được những giấy tờ
gì từ tòa án hay từ các cơ quan chức năng, như giấy mời hay giấy triệu tập gì
đó để đến tòa dự phiên xử án chưa?
- Dạ, thưa chú, cháu chưa nhận
được giấy tờ gì cả. Nhưng chú ạ, cháu đã gửi đơn đến tòa án để xin cho người
nhà và bạn bè anh Đào được đến dự phiên tòa.
- Ai bảo cháu phải viết đơn xin?
- Là cháu tự nghĩ ra như thế!
Cháu cũng biết là tòa xử công khai nhưng mình cứ xin, may ra họ cho một số
người thân được vào dự!
- Nếu được tòa cho vào thì người
nhà mình những ai sẽ đến dự?
- Chú ạ, hiện tại thì cháu nghĩ là cũng chỉ có 3 mẹ con cháu thôi!
Tôi cũng nghĩ,hoàn cảnh Đào, bố
mẹ già trên 80 tuổi, còn đâu sức lực để ra tận Hà Nội mà chứng kiến việc người ta xử án con mình ! Đào
có 2 người em trai, một đứa đã tử trận trong “chiến tranh bài học” ở biên giới
phía bắc. Cái chết của cậu con trai này đã vắt kiệt sức khỏe của 2 ông bà già
và cũng là nỗi đau không thể nguôi quên trong gia đình nên các bài viết của Đào
thường xoay quanh câu chuyện biên giới phía bắc khi câu chuyện này đang bị
người đời dần dà lãng quên theo năm tháng. Có lúc tôi tự hỏi, những bài viết bị
ám ảnh từ nỗi đau của sự lãng quên đó đã làm nên tội trạng của Phạm Viết Đào
chăng?
Đào còn một người em nữa tên là
Phạm Viết Hóa. Hiện tại cậu Hóa đang làm chủ tịch UBNN huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ
An. Cậu Hóa là một chủ tịch huyện trẻ, rất năng động, rất được lãnh đạo và nhân
dân tin cậy. Gia đình nhà Đào là gia đình rất được Cách mạng ưu ái như người ta
thường nói. Em ruột Đào làm chủ tịch huyện, bản thân Đào được cử đi học đại học
ở nước ngoài từ thuở việc đề bạt vả xét người qua lý lịch còn rất thịnh vượng ở
giải đất này. Tôi bảo cháu Yến :
- Nếu Hóa do bận việc không ra Hà
Nội được, cháu hãy thông cảm nhé! Chú không nói Đào có tội nhưng chú mong nhà
nước Việt Nam làm được như nói là ai có tội thì người ấy chịu, không “dầu
loang” lấm dính sang người khác!
- Dạ, cháu hiểu.
- Trong trường hợp có giấy mời
người nhà của tòa án, nếu cháu bằng lòng, thì gọi điện cho chú, chú sẽ đến tham
dự phiên tòa này.
- Cháu cám ơn chú và nếu có giấy
thì mẹ con cháu rất mong chú đến
- Cháu cũng chưa nghe nói gì đến
bản cáo trạng về án của Đào à?
- Dạ không ạ!
- Cháu có nhờ luật sư bào chữa
cho Đào trong vụ án này không?
- Cháu có nhờ một người luật sư. Nhưng
khi luật sư vào gặp anh Đào thì anh Đào cám ơn luật sư và nói rằng anh sẽ tự
bào chữa cho mình ở cấp sơ thẩm. Nếu ở cấp sơ thẩm anh phải nhận bản án bất
công thì anh sẽ nhờ luật sư bào chữa cho mình ở cấp phúc thẩm.
- Sức khỏe Đào thế nào? Đào có
nói gì với người luật sư về bản án sắp xử không?
- Sức khỏe anh Đào cũng không sa
sút lắm chú ạ! Cháu không nghe người luật sư nói gì về việc chú hỏi. Nhưng
trước đây, hồi mồng 2/9, cháu có nghe tin là người ta sẽ thả anh Đào. Nhưng sau
đó cháu lại nghe nói là trong cấp cao có người không nhất trí việc tha bổng anh
Đào. Tin đó cũng có vẻ đáng tin cậy đấy chú ạ!
- Cháu ạ, chú nghĩ là tòa án khó
lòng mà tuyên Đào vô tội nhưng ở thời điểm này, chú cho rằng, xử án Đào quá
nặng thì chẳng ích lợi gì cả trong việc đối nội lẫn đối ngoại. Tội của Đào liên
quan đến các bài viết về chiến tranh nhạy cảm, nhưng cái nhạy cảm đó cũng không
vượt ra ngoài ý kiến chỉ đạo rất nhạy cảm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát
biểu vừa rồi, và hơn nữa, các bài viết của Đào cũng chỉ gói gọn trong các vấn
để mà Hội nghiên cứu lịch sử vừa mới đăt ra trong hội thảo hôm qua. Cháu hãy
yên tâm, chú nghĩ là không có án nặng cho Đào đâu!
- Dạ!
Sau cuộc điện thoại, tôi có chút
lo lắng.
Vợ Đào không có lương nhà nước,
các con của Đào đang học đại học. Cả nhà trông cậy vào tiền lương của Đào…
Tự nhiên tôi nghĩ, Bộ LĐTBXH tất
cả các nước trên thế giới rất nên có chính sách bất khả xâm phạm đối với tiền
lương của ngưởi về hưu, vì lương hưu là đồng tiền trích lại từ tiền lương hàng
tháng của người lao động. Nghĩ vậy đúng chăng?
Vinh 10/3/2014
Nguồn: Quê Choa
Đề nghị gây quỷ giúp đỡ gia đình nhà văn Phạm viết Đào.
Trả lờiXóarất hoan nghênh ý kiến của bạn. Ta không chỉ giúp anh Đào đâu mà bố mẹ anh Đào là người tham gia cách mạng, gia đình liệt sĩ hy sinh chiến tranh biên giới. Bài viết của anh Đào là xuất phát từ lòng yêu nước đau đáu. Mặt khác những bài viết ấy là quyền biểu đạt ý riêng của mỗi người trong một xã hội tiến bộ có tự do ngôn luận, có quyền làm người..được cả thế giới thừa nhận.
XóaHoan hô ý kiến của bạn!
XóaBác Quỳ có thể đứng ra kêu gọi hoặc làm cơ sở tiếp nhận sự giúp đỡ về vật chất,tinh thần của anh em,những người yêu mến bác Đào đựoc không? Nếu được nhờ Bác thông báo cho anh em biết nhé
Trả lờiXóaKhi viết ba chữ TỘI CỦA ĐÀO đáng lẽ nhà thơ Thạch Qùy phải đặt ba chữ đó trong ngoặc kép ,vì nhà văn PHẠM VIẾT ĐÀO của chúng ta KHÔNG CÓ TỘI . Anh Đào ơi dù có bị tù đày ít tháng thì cung như giấc ngủ trưa có chút mộng mị thôi ,ra tù ta lại blog nha anh .
Trả lờiXóaquyên góp giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn là việc nên làm.
Trả lờiXóaĐề nghị phát động phong trào ủng hộ nhà văn Nhà Trí Thức PVĐ Nhà Thơ TQùy nên có ý kiến chúng ta phải chia sẻ với những người yêu nước có ai biết đc sđt của gđ bác Đào hãy đưa lên để mỗi người động viên bác gái..
Trả lờiXóaNên làm
Trả lờiXóaTôi nghĩ nhà văn Phạm Viết Đào không cô đơn đến thế . Bỏ rơi bè bạn trong những cơn bạn bị khốn khó không phải là đạo lý của người VN . Tôi ủng hộ ý kiến của ND 16:24 ngày 13.3.14.
Trả lờiXóaNhà văn Phạm Viết Đào là một cây bút có nhiêu bài viết vạch trần tiêu cực và tham nhũng
Trả lờiXóachắc chắn sẽ có lắm kẻ muốn hại bác
Phạm Viết Đào vô tội! Yêu cầu nhà nước không kết tội oan cho nhân dân yêu nước!
Trả lờiXóa