Báo Nhân Dân sô 0933, ngày 3..3.1979:
CÔNG HÀM CỦA BỘ NGOẠI GIAO TA GỬI BỘ NGOẠI GIAO TRUNG
QUỐC
Ngày 2-3-1979, Bộ
Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gửi Bộ Ngoại giao nước
Cộng hòa Nhân dân Trang Hoa công hàm sau đây :
Bộ Ngoại giao nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ ý kiến của phía Việt Nam về công hàm
số 10-40/79 ngày 1 tháng 3 năm 1979 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc gửi Đại sứ
quán Việt Nam tại Trung Quốc như sau :
1- Từ mấy năm nay,
mặc dù những người cầm quyền Trung Quốc ngày càng tăng cường khiêu khích và đe
dọa, nhân dân và Chính phủ Việt Nam vì hòa bình và tình hữu nghị truyền thống
giữa nhân dân hai nước, đã hết sức tự kiềm chế, tìm mọi cách đề giải quyết bẵng
thương lượng mọi vấn đề trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trong vấn đề biên giới, không kề nhiều cuộc hội đàm giữa các tỉnh biên giới của
hai nước, Chính phủ Việt Nam đã hai lần cử đoàn đại biếu của mình đến Bắc Kinh,
tiến hành đàm phán với đoàn đại biều Chính phủ Trung Quốc. Phía Việt Nam đâ nêu
rõ lập trường chính nghĩa của mình là triệt đẽ tôn trọng đường biên giới do
lịch sử đề lại theo đúng tinh thần thỏa thuận giữa hai bên năm 1957-1958, đông,
thời đã tỏ rõ thái độ thiện chí; nhưng do phía Trung Quốc, với tham vọng bành
trướng và bá quyền nước lớn, một mực không muốn giải quyết vẩn đề, cho nên các
cuộc đàm phán đã không đi đến kết quả.
2- Ngày 17 tháng 2
năm 1979, những người cầm quyền Trung Quốc đã ngang nhiên mở cuộc tiến công
quân sự ồ ạt trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, bắt đầu cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Cùng ngày, Tân Hoa
xã đã phát đi một bản tuyên bố biện bạch cho dã tâm xâm lược của những người
cầm quyền Trung Quốc ; và nêu ra việc hai bên ngồi lại đề thảo luận cái gọi là
"khôi phục hòa bình và an ninh ờ biên giới hai nước" hòng lừa gạt dư
luận.
Trước họa xâm lược, nhân dân Việt Nam đoàn kết triệu người như một, nhất tề đứng dậy, quyết chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, đã giáng cho bọn xâm lược những đòn đích đáng đầu tiên.
Trước họa xâm lược, nhân dân Việt Nam đoàn kết triệu người như một, nhất tề đứng dậy, quyết chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, đã giáng cho bọn xâm lược những đòn đích đáng đầu tiên.
Cuộc xâm lược Việt Nam của những
người cầm quyền Trung Quốc lập tức làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ trên toàn
thế giới. Ngay từ những giờ phút đầu, nhân dân các nước đã hoàn toàn đứng về
phía Việt Nam, ủng hộ mạnh mẽ cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Việt Nam,
kịch liệt lên án cuộc chiến tranh xâm lược của những người cầm quyền Trung
Quốc, đòi họ phải chấm dứt xâm lược, rút hết quân đội Trung Quốc ra khỏi Việt
Nam.
Trước tình hình đó,
những ngưòi cầm quyền Trung Quốc, một mặt, ráo riết tăng quân, tăng phương tiện
và dụng cụ chiến tranh ờ vùng biên giới Trung Quốc - Việt Nam và ngay trên lãnh
thổ Việt Nam; mặt khác, lại đưa ra đề nghị hai bên đàm phán, nói là để
"chấm dứt cuộc xung đột biên giới hiện nay giữa hai nước".
Đây rõ ràng là một
thủ đoạn kiểu Giôn-xơn, mỗi lần leo thang chiến tranh thì lại đưa ra đề nghị
"đàm phán hòa bình". Những người cầm quyền Trung Quốc đi theo vết xe
đổ của để quốc Mỹ, điên cuồng tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam,
lại bắt chước nguyên xi thủ đoạn ấy.
Nguồn: FB NguyễnHồng Kiên
Đọc và nghe công hàm và những bài xã luận ngày ấy mới thấy hào hùng, đanh thép làm sao! Bản chất của nhà cầm quyền TQ từ bao đời nay vẫn thế: tham lam, giả dối và đầy giã tâm nhưng sao chính quyền VN hiện nay cứ "như bún" với chúng thế nhỉ!
Trả lờiXóaTác giả các bài xã luận và công hàm hào hùng , đanh thép nay ở đâu rồi ? Không lẽ những ngòi bút thép ngày nay bị xếp xó thay bằng bút bi, vi tính ? Nhưng bút gì thì bút cũng phải do những cái đầu có ý chí sắt thép và lòng tự hào dân tộc mới tạo ra những lời văn sáng loáng và sắc bén như thép đã tôi thế đấy !
Trả lờiXóaThế mới biết các nhà lãnh đạo Đảng ta thời chống Mỹ nhạy bén với âm mưu xâm lược của ngoại bang như thế nào . Đụng tới VN là u đầu mẻ trán , máu chảy đầm đìa và co giò mà chạy ! Còn ngày nay, những cái đầu gsts sao mà bạc nhược đến thế ?