Nét chạm cẩu thả ở đình Quang Húc. (Nguồn: Thể thao & Văn hóa)
|
Những bất cập trong trùng tu Di tích lịch sử quốc gia đình Quang Húc, một ngôi đình thờ Tam vị Đức Thánh Tản Viên Sơn tại xã Đông Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội được dư luận đề cập nhiều trong những ngày qua. Mặc dù đã cố gắng trùng tu một di tích đã xuống cấp nghiêm trọng thành một di tích khang trang, giữ được nhiều yếu tố gốc nhưng chủ đầu tư dự án lẫn đơn vị thi công cũng thừa nhận những thiếu sót, đồng thời khẳng định sớm điều chỉnh để ngôi đình vẫn bảo toàn được giá trị vốn quý và làm dịu những bức xúc của dân ở Đông Quang.
Thiếu thận trọng trong trùng tu
Ngày 26/3, khi cùng chúng tôi vào trong đại đình, ông Nguyễn Văn Nhường và một số người dân chứng minh sự thiếu cẩn trọng của chủ đầu tư. Họ không hài lòng vì ngôi đình của làng tồn tại khoảng 400 năm nay khi trùng tu đã bị thay đổi nhiều chi tiết so với cũ.
Ông Nguyễn Văn Quang, Hội trưởng Hội Cựu chiến binh thôn Quang Húc bày tỏ: “Nhân dân thôn Quang Húc rất phấn khởi được Nhà nước quan tâm cho trùng tu ngôi đình nhưng hơn hai năm nay lại bức xúc vì thời gian trùng tu kéo dài và công trình không đảm bảo chất lượng. Chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra, khắc phục những tồn tại những tồn tại này.”
Thực tế, dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Quang Húc đã được Cục Di sản Văn hóa thỏa thuận phương án tu bổ công trình. Trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư, chủ đầu tư đã thực hiện đúng theo Luật Di sản. Tuy nhiên, trong khi trùng tu, đơn vị thi công còn thiếu thận trọng, để xảy ra sai sót. Ông Dương Ngọc Long, Phó trưởng Phòng Quản lý Di sản (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội) chỉ ra những sai sót như bức nghi môn sơn bằng sơn công nghiệp, đôi nghê trước hậu cung được làm mới, thanh xà khám lửng được làm mới, các con kìm ở bờ trạch, bờ chảy được làm mới chưa đúng với thiết kế được Cục Di sản Văn hóa thỏa thuận. Ngoài ra, mối vá chưa đúng kỹ thuật, hệ thống cột bị nghiêng vẹo.
Một số chi tiết được đơn vị thi công là Công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại Thành Hưng lý giải: Đôi nghê trước khám thờ lửng phải làm mới do bị mất, sau này mới có người đem tới trả. Thanh xà trước khám thờ phải làm mới do người dân yêu cầu đơn vị thi công thay mới vì xà cũ bị mục nát nhiều nhưng khi thay xà mới người dân lại không đồng ý.
Khẩn trương khắc phục những tồn tại
Sau khi để xảy ra những tồn tại trên, được người dân và chủ đầu tư kiến nghị, đơn vị thi công đã chỉnh sửa nhiều chi tiết. Cụ thể, sân đình lát theo đúng thiết kế nhưng các cụ trong làng quan niệm mạch lát đâm thẳng vào đình sẽ không tốt và nhận thấy vấn đề này không ảnh hưởng tới giá trị của di tích, chủ đầu tư đã chỉ đạo đơn vị thi công bóc toàn bộ gạch lên lát lại. Đôi nghê tạo bằng ximăng trước lối lên xuống cửa đình trải qua thời gian đã bị vỡ nét dầu, tai, miệng bong tróc nhiều mảng được đơn vị thiết kế cho thay đôi nghê mới bằng đá xanh. Tuy nhiên, Chủ đầu tư nhận thấy đôi nghê này không phù hợp với kiểu dáng cũ nên đã yêu cầu đơn vị thi công chuyển đi sau đó một ngày. Hệ ngói bị dột đã được đơn vị thi công khắc phục.
Đối với một số sai sót khác, Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì yêu cầu khẩn trương khắc phục trong vòng một tháng phải hoàn thành, theo nguyên tắc tận dụng tối đa giá trị gốc. Những chi tiết hư hỏng không sử dụng lại được phải lập biên bản, có ý kiến của các bên liên quan và giám sát cộng đồng để đánh giá hiện trạng, tìm giải pháp thay thế.
Đặc biệt, hai con ghê mới trước khám thờ phải gỡ bỏ và thay thế bằng ghê cũ; thanh xã chạm lưỡng long chầu nguyệt mặc dù đã nát mục vẫn phải đưa về vị trí cũ và khắc phục những khiếm khuyết như nới gỗ nếu hụt so với khám, ốp mảng nếu mục nhiều. Màu sơn hậu cung sẽ bị bóc bỏ lớp sơn ngoài để trả lại màu nguyên bản. Các mối ghép phải vuốt lại bằng giấy ráp tránh phản cảm.
Ông Bạch Công Tiến, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì yêu cầu Ủy ban Nhân dân xã Đông Quang cần tuyên truyền cho người dân để họ hiểu đúng sự việc, phối hợp tốt với đơn vị thi công khắc phục những tồn tại. Trong một vài ngày tới, Ủy ban Nhân dân huyện sẽ tổ chức cuộc họp với các cơ quan liên quan và đại diện nhân dân nhằm giải thích những kiến nghị của người dân, giải tỏa bức xúc trong dân nhằm tạo sự đồng thuận cao nhất.
Để tránh những sai sót xảy ra trong quá trình trùng tu như đình Quang Húc (huyện Ba Vì), lăng Ngô Quyền (thị xã Sơn Tây), hay tự ý mang hiện vật vào di tích như đưa bức tượng lạ vào chùa Bà Đá (quận Hoàn Kiếm), ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt vào đền Phù Đổng (huyện Ba Vì), rút gỗ sưa ra bán tại đình Cựu Quán (huyện Hoài Đức) xảy ra trong thời gian gần đây, vai trò quản lý di tích của các địa phương cần được nâng lên bước nữa./.
Đinh Thị Thuận
Việt Nam có câu : Làm đi không bằng làm lại . Một khi đã làm nham nhở ra , đã sai bét , mà bảo sửa lại thì rất khó . Đây là một di tích cổ , thì càng khó khăn gấp bội .
Trả lờiXóaLàm gì có câu:
Xóa"Làm đi không bằng làm lại".
Nói vậy thì "lỗi trùng tu" như vầy là tốt sao.
Cứ tha hồ làm hỏng để rồi làm lại thì nó mới tốt à.
Nguyên nó là vầy:
"Làm đi không bõ làm lại".
Mẹ Đốp ơi ! Bạn không đọc kỹ lời bình có liên quan tới câu : Làm đi không bằng lam lại . Bạn đã không suy diễn ý nghĩa rộng của câu này rồi , nghĩa là làm (trùng tu) lần đầu đã khó và tốn công và nếu làm sai thì buộc phải sử lại thì càng khó hơn và tốn công hơn . ( sử lần 1 hết 10 công - phải sử lại lần 2 hết 20 công) trong trường hợp này ta lên dùng chữ : bằng không dùng chữ bõ . Trong trường hợp nếu ta làm cái gì đó mà nó bị hỏng, hoặc bị xấu , ta có thể vứt nó đi và làm cái khác vì nó không bõ công sửa lai .Trong trường hơp này ta dùng câu : làm đi không bõ làm lại .Qua đây xin bác Tễu nhận xết xem sự suy hiểu của em như vậy có đúng không, để hiểu biết cho đúng ? Xin cảm ơn !
XóaHi hi...Cả hai bác đều hiểu đúng: Làm đi không TỐN KÉM bằng làm lại.
XóaTrường hợp này, theo tôi thì : Làm đi không bằng làm lại, thì đúng hơn đó các bác à!
Biết sai, nhận ra sai và sửa. Đó là cần thiết. Dân cũng chỉ mong có vậy thôi.
Trả lờiXóaÔi dào,
Xóanhận cho có nhận vậy thôi.
Để xoa dịu dư luận í mà.
Việc nó sờ sớ ra đấy,
mà rõ là "việc tày đình".
Không nhận thì ra khuyết tật mù câm điếc à.
Nếu thực lòng ra,
thì phải đuổi việc và bỏ tù mấy đứa làm trái và cố tình làm trái kia đi kìa.
Mấy cái bức chạm trổ thay mới, cần xem xét nó là loại gỗ gì, chứ không được vài ba hôm lại bị mối mọt,cong vênh. Tôi dám chắc là Quân giám sát khg thuộc mặt các loại gỗ đâu. Cũng khéo chứ không thì đơn vị Thi công đưa gỗ SƯA vào thì ...hê ...hê ...chết bỏ mẹ đấy ( chết thật chứ chẳng chơi, vì bị Quân ăn trộm tháo ra bán gây ......sập Đình)
Trả lờiXóaKhắc phục thế nào ? Cột, kèo, mái, sân . Nhìn chỗ nào cũng thấy sai phạm cẩu thả . Dỡ mái đình để thay ngói, lột gạch ở sân để lát lại, tháo những cây cột chắp vá để thay bằng cột không chắp vá , những lổ mộng to tướng không khít nhau , những chỗ trét lại bằng keo 502 , bằng mùn cưa ? Chuyện tưởng chừng nhỏ mà thực ra là lớn. Một cái Đình , hơn nữa là Đình cổ chứ đâu phải cái miếu nhỏ . Mà vật liệu chính lại là gỗ . Thử hỏi một cái nhà cấp 4 thôi mà xây dựng trên nền móng quá yếu thì hậu quả là những kẽ nứt sẽ xuất hiện càng nhiều và càng lớn có thể phải đập đi để làm lại. Một cái nhà xây dựng kiên cố bằng beton cốt thép mà bị nghiêng chắc phải nhờ tới các thần đèn ! Còn cái Đình Quang Húc ? Hướng khắc phục thế nào chưa thấy nói tới , Hay chỉ nói là sẽ khắc phục cho dư luận tạm lắng dịu rồi sửa sơ sài và cứ chắp vá rồi dần dần không ai nói tới nữa là xong !
Trả lờiXóaCác bác chẳng hiểu gì cả. Nói là "khắc phục" cũng chỉ là có vì đấy thôi. Các bác ko làm kiến trúc cổ ko biết, đã làm lên rồi thì khắc phục kiểu gì, khắc phục làm sao đc. Nếu bây giờ muốn khắc phục thì thêm số tiền mới bằng với số tiền mới triển khai dự án cộng với công dỡ đi, bỏ xuống, mà chắc chắn cũng chẳng ăn thua gì đâu.
Trả lờiXóaTheo nhà em thì cần vài ông ngồi bóc lịch để làm gương, chứ như bây giờ chẳng có năng lực gì cả cũng trùng tu di tích, rồi thằng nọ bán lại cho thằng kia. Em ko phải nói ngoa chứ cái ông nhận trùng tu cái này chưa chắc đã có công nhân, máy móc gì, họ bán lại cho các cánh thợ thế thôi.