..
.
.....
..
TIN BUỒN
Chúng tôi vô cùng kính tiếc báo tin:
Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân Dân
NGUYỄN QUANG MỸ
Sinh ngày 20/12/1939
Quê quán: xã Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
cư trú tại Khu Tập thể Vĩnh Hồ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Chủ tịch Hội Địa lý Việt Nam
Chủ tịch Hội Hang động Việt Nam
Chủ nhiệm Khoa Địa lý - Địa chất (1984 - 1988), ĐH Tổng hợp Hà Nội
Chủ nhiệm Khoa Địa lý (1996 - 2000), ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội
Đã từ trần hồi 03h15, ngày 25 tháng 02 năm 2014 tại Hà Nội.
Lễ viếng từ 7h -10h, Lễ truy điệu và động quan lúc 10h
Ngày thứ Ba 4/3/2014 (Nhằm ngày 4 tháng 2 năm Giáp Ngọ)
tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng 5 Trần Thánh Tông- Hà Nội.
Chúng tôi xin dâng lời cầu nguyện anh linh Giáo sư Nguyễn Quang Mỹ thanh thản về cõi vĩnh hằng và sớm đoàn tụ cùng các bậc tiên hiền nước Việt.
Và thành kính chia buồn cùng các Anh Nguyễn Quang Lập (Bọ Lập – Quê Choa), Nguyễn Quang Vinh (Cu Vinh) về sự ra đi của người Anh Cả trong gia đình các Anh.
Xin chân thành gửi tới đại gia đình, gia tộc Nguyễn Quang lời chia buồn sâu sắc.
Như Nguyễn
Theo số liệu cách đây vài năm, Việt Nam hiện có khoảng trên dưới 1.000 hang động, nhưng các hang động kỳ vĩ, đặc sắc nhất tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Quảng Ninh, Quảng Bình, Ninh Bình.
Riêng tỉnh Quảng Bình, đến năm 2010 thống kê được trên 300 hang động, trong đó tiêu biểu nhất cho sự đa dạng sinh thái là quần thể hang động Phong Nha – Kẻ Bàng.
Hang động thường nằm dọc theo triền núi đá vôi. Nhiều hang có cửa động rộng, trần cao trên 100m, có hang sâu khoảng 400m, dài trên 2km. Nhiều hang động có mạch sông suối ngầm chảy xuyên qua dãy đá vôi trùng điệp, hòa vào những con sông lớn. Những hang động được biết đến như: Phong Nha - Kẻ Bàng, Tam Cốc – Bích Động, Pắc Bó, Sơn Mộc Hương, Tam Thanh, Nhị Thanh, quần thể hang động Vịnh Hạ Long… có vẻ đẹp mê hoặc, kỳ ảo, có sức hấp dẫn kỳ lạ. Hàng triệu lượt khách trong nước, ngoài nước đã đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh kỳ diệu của núi non, hang động Việt Nam. Việt Nam được liệt vào số nước có nhiều hang động đẹp bậc nhất thế giới.
“Ông vua hang động” Nguyễn Quang Mỹ gắn liền với hành trình khám phá hang động.
Ảnh: Như Nguyễn
Nhưng
dễ mấy ai đã hiểu rõ công việc của những nhà thám hiểm, tiên phong khám
phá, phát hiện ra “kì quan” của đất nước. Một trong số những người tiên
phong tìm kiếm hang động của Việt Nam là GS.TS Nguyễn Quang Mỹ. Nhưng
nghe GS kể về những chuyến tìm kiếm hang động, mới thấy hết những nguy
hiểm rình rập, đe dọa đến tính mạng. Chuyện “đường rừng” của GS cùng
đồng sự Việt Nam, chuyên gia nước ngoài được kể lại:
- Mỗi chuyến đi chừng mươi ngày, nửa tháng. Nhưng trèo qua được những tảng đá chắn lối vào hang sâu, đôi khi mất trọn một ngày. Đó là khi khám phá động Phong Nha - Kẻ Bàng, hang Khe Ri, hang Vòm. Chỉ cần nhập nhoạng tối, đặt chân trên những khối đá chênh vênh, lọt xuống hẻm đá sâu đen ngòm là có thể rơi xuống cả chục mét. Gãy chân, sụn lưng là không tránh khỏi. Năm 1998, một chuyên gia hang động người Anh đã bị gãy chân trong một chuyến đi dài ngày ở tỉnh Quảng Bình. Đêm đến, nếu ngủ ở cửa hang, phải phân công canh chừng thú dữ. Nếu còn trong hang sâu thì phải “ngủ treo”, nghĩa là cột chân tay vào vách đá mà chập chờn cho qua đêm. Khi chúng tôi tìm đến hang Khe Ri tận biên giới Việt - Lào, ngỡ trời hanh khô như phía Việt Nam. Ai dè một trận mưa lớn từ bên kia biên giới bất ngờ ập vào hang. Những chuyên gia vội vàng tìm kiếm chỗ bám trên đỉnh hang cho qua cơn lũ. Chuyến đi năm 1997 để lại một ấn tượng khó quên cho chuyên gia người Anh, Trevor Wailes và Paul Callister. Suốt hơn 50 giờ treo mình trong hang, chờ nước rút, hai anh mới ra được khỏi hang. Nhưng khi về tới Hà Nội, nhớ lại chuyến đi đó, hai bạn nước ngoài coi đó là một kỷ niệm… rùng mình. Năm 2001, cuốn sách “Kỳ quan hang động Việt Nam” bằng ngữ Việt-Anh do GS Nguyễn Quang Mỹ, TS người Anh Hawaed Limbert chủ biên cùng sự đóng góp của 15 nhà khoa học Việt Nam và 40 nhà khoa học thuộc Hội Hang động Hoàng gia Anh đã ra mắt công chúng trong nước và quốc tế. Đó là kết quả 10 năm khảo sát công phu hang động tiêu biểu của Việt Nam trong giai đoạn đó. Trong buổi ra mắt ấn phẩm giá trị này, TS H.Limbert nói: Đây chỉ là một phần rất nhỏ chân dung của hang động Phong Nha – Kẻ Bàng.
GS. Nguyễn Quang Mỹ, SN 1939, tại làng quê Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Những năm chiến tranh, quê hương ông chìm trong khói lửa đạn bom. Cuộc sống khẩn trương thời chiến khiến cậu bé Nguyễn Quang Mỹ sớm trưởng thành, biết lo nghĩ việc nhà, việc nước. 14 tuổi, ông đã tham gia dạy văn hóa cho những người nông dân. Năm 17 tuổi, ông là Phó ban Bình dân học vụ xã, chiến sĩ thi đua diệt dốt. Vài năm sau ngày hòa bình lập lại trên miền Bắc, Nguyễn Quang Mỹ được đi học tại trường ĐH Lomnosov, Liên Xô (cũ), khoa Địa lý và đó cũng là chuyên môn đi cùng ông trong suốt cuộc đời. Ông làm luận án TS tại ĐH Tổng hợp Leningrad. Mấy năm sau, ông bảo vệ xuất sắc luận án TSKH với đề tài “Nghiên cứu xói mòn đất hiện đại ở Việt Nam” tại ĐH Tổng hợp Lomonosov. Năm 2002, ông được Nhà nước phong học hàm GS.
Nói về mình, sau trước ông vẫn khiêm nhường tự nhận là một thầy giáo bậc ĐH. Nhà giáo là chân dung xác thực của GS Nguyễn Quang Mỹ. Hơn 40 năm làm thầy, GS đã đào tạo hàng nghìn sinh viên, trong đó nhiều người đã trở thành TS, chuyên gia địa lý, địa chất, hang động. Nhưng sự đóng góp của ông không chỉ đơn thuần trong khuôn viên giảng đường. Người ta tôn vinh ông là “ông vua hang động” bởi cuộc đời ông gắn liền với hành trình khám phá hang động, và đã phát hiện ra nhiều hang động rất giá trị. Ông tâm niệm một điều: Phải tìm kiếm tài nguyên đang giấu mình trong lòng đất. Diện mạo địa lý, địa chất, vị trí, khí hậu Việt Nam cho ông nhiều hy vọng để khám phá hang động. Nhận cảm của ông hoàn toàn chính xác. Sau hơn 10 năm nghiên cứu, khám phá, GS Nguyễn Quang Mỹ cùng cộng sự và chuyên gia Anh quốc thực hiện Dự án trong 5 năm (1991 -1995), lập hồ sơ khoa học cho 300 hang động lớn nhỏ. Năm 1993, ông và nhiều nhà khoa học thành lập Hội hang động Việt Nam, tìm kiếm những đồng sự cùng chí hướng. Đến một số quốc gia châu Á, châu Âu và đặc biệt ở Anh quốc, Trung Quốc, ông khẳng định, dưới lòng đất đá Tổ quốc mình là một hệ thống hằng hà tài nguyên đến nay chưa được biết đến. Tiềm năng vô giá sẽ được khám phá. Rồi đây người trong nước, quốc tế sẽ chiêm ngưỡng vẻ đẹp tiềm ẩn, một thế giới lung linh choáng ngợp dưới lòng đất Việt Nam. Và quả thế. Khi hoàn tất dự án khám phá Phong Nha - Kẻ Bàng, năm 1997, GS Nguyễn Quang Mỹ đã đọc một báo cáo khoa học gây sửng sốt giới khoa học về Phong Nha - Kẻ Bàng: Vùng đá vôi có tuổi địa chất già nhất (300 - 400 triệu năm), rừng nguyên sinh rộng nhất, hơn 20 vạn ha. Cửa hang cao và rộng nhất. Dòng sông ngầm xuyên núi dài nhất. Có hồ nước ngầm đẹp nhất. Hệ thống thạch nhũ tráng lệ nhất… Với những giá trị đầy thuyết phục, năm 2003 UNESCO đã tôn vinh hang động Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới.
Nói đến những lần khảo sát hang động Phong Nha - Kẻ Bàng, GS Mỹ phấn chấn nhớ lại:
- Khi khám phá hang động Phong Nha - Kẻ Bàng cùng quần thể thiên nhiên nơi đây, các nhà chuyên môn Anh quốc nhìn nhận: Nói về độ dài, Phong Nha không so sánh được với hang Ease Gill của Anh trên 50km, hang Gió của Mỹ, dài trên 500km. Nhưng nhiều nhà chuyên môn quốc tế và du khách phải thừa nhận, không nơi nào kỳ thú như nơi này. Một màu sắc kỳ ảo, lung linh huyền bí đến mê hoặc. Đó thực sự là niềm tự hào cho chúng ta. Thiên nhiên quá hào phóng, ban tặng cho Việt Nam một kỳ quan. Và cũng là niềm tự hào của riêng tôi, một người con Quảng Bình, góp phần nhỏ bé, “xăm xoi” đất đá quê nhà để mang đến cho đất nước một viên ngọc. Từ khi phát hiện ra hang động Phong Nha - Kẻ Bàng, hàng triệu lượt người đến đây chiêm ngưỡng, hàng triệu người trên thế giới, nhớ đến một Việt Nam –Phong Nha – Kẻ Bàng.
Giờ đây tuổi đã cao, sức khỏe không còn như thời trai trẻ để chân tay bám vào vách đá, cheo leo trên những vùng núi đá chênh vênh. Ông lại tập hợp những tài liệu, những bức ảnh và nhớ lại tất cả. Nhớ từng hang động ông đã đi qua, nhớ cảm giác lung linh, sâu thẳm, nhớ tiếng suối róc rách luồn trong hang đá, nhớ cảm giác mát rượi bàn chân chạm vào mạch nước, từng khe núi thấm đẫm khí núi…và cả cảm giác rùng mình trong khuya khoắt vắng lặng hẻm sâu. Giờ đây, ông cùng vợ sống khiêm nhường trong khu tập thể Vĩnh Hồ. Nhưng có được những khoảnh khắc choáng ngợp, khám phá những hang động đã trở thành tài nguyên vô giá của đất nước, ông tự nói với mình, nói với những đồng nghiệp, sinh viên yêu quý: “Thật hạnh phúc”.
- Mỗi chuyến đi chừng mươi ngày, nửa tháng. Nhưng trèo qua được những tảng đá chắn lối vào hang sâu, đôi khi mất trọn một ngày. Đó là khi khám phá động Phong Nha - Kẻ Bàng, hang Khe Ri, hang Vòm. Chỉ cần nhập nhoạng tối, đặt chân trên những khối đá chênh vênh, lọt xuống hẻm đá sâu đen ngòm là có thể rơi xuống cả chục mét. Gãy chân, sụn lưng là không tránh khỏi. Năm 1998, một chuyên gia hang động người Anh đã bị gãy chân trong một chuyến đi dài ngày ở tỉnh Quảng Bình. Đêm đến, nếu ngủ ở cửa hang, phải phân công canh chừng thú dữ. Nếu còn trong hang sâu thì phải “ngủ treo”, nghĩa là cột chân tay vào vách đá mà chập chờn cho qua đêm. Khi chúng tôi tìm đến hang Khe Ri tận biên giới Việt - Lào, ngỡ trời hanh khô như phía Việt Nam. Ai dè một trận mưa lớn từ bên kia biên giới bất ngờ ập vào hang. Những chuyên gia vội vàng tìm kiếm chỗ bám trên đỉnh hang cho qua cơn lũ. Chuyến đi năm 1997 để lại một ấn tượng khó quên cho chuyên gia người Anh, Trevor Wailes và Paul Callister. Suốt hơn 50 giờ treo mình trong hang, chờ nước rút, hai anh mới ra được khỏi hang. Nhưng khi về tới Hà Nội, nhớ lại chuyến đi đó, hai bạn nước ngoài coi đó là một kỷ niệm… rùng mình. Năm 2001, cuốn sách “Kỳ quan hang động Việt Nam” bằng ngữ Việt-Anh do GS Nguyễn Quang Mỹ, TS người Anh Hawaed Limbert chủ biên cùng sự đóng góp của 15 nhà khoa học Việt Nam và 40 nhà khoa học thuộc Hội Hang động Hoàng gia Anh đã ra mắt công chúng trong nước và quốc tế. Đó là kết quả 10 năm khảo sát công phu hang động tiêu biểu của Việt Nam trong giai đoạn đó. Trong buổi ra mắt ấn phẩm giá trị này, TS H.Limbert nói: Đây chỉ là một phần rất nhỏ chân dung của hang động Phong Nha – Kẻ Bàng.
GS. Nguyễn Quang Mỹ, SN 1939, tại làng quê Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Những năm chiến tranh, quê hương ông chìm trong khói lửa đạn bom. Cuộc sống khẩn trương thời chiến khiến cậu bé Nguyễn Quang Mỹ sớm trưởng thành, biết lo nghĩ việc nhà, việc nước. 14 tuổi, ông đã tham gia dạy văn hóa cho những người nông dân. Năm 17 tuổi, ông là Phó ban Bình dân học vụ xã, chiến sĩ thi đua diệt dốt. Vài năm sau ngày hòa bình lập lại trên miền Bắc, Nguyễn Quang Mỹ được đi học tại trường ĐH Lomnosov, Liên Xô (cũ), khoa Địa lý và đó cũng là chuyên môn đi cùng ông trong suốt cuộc đời. Ông làm luận án TS tại ĐH Tổng hợp Leningrad. Mấy năm sau, ông bảo vệ xuất sắc luận án TSKH với đề tài “Nghiên cứu xói mòn đất hiện đại ở Việt Nam” tại ĐH Tổng hợp Lomonosov. Năm 2002, ông được Nhà nước phong học hàm GS.
Nói về mình, sau trước ông vẫn khiêm nhường tự nhận là một thầy giáo bậc ĐH. Nhà giáo là chân dung xác thực của GS Nguyễn Quang Mỹ. Hơn 40 năm làm thầy, GS đã đào tạo hàng nghìn sinh viên, trong đó nhiều người đã trở thành TS, chuyên gia địa lý, địa chất, hang động. Nhưng sự đóng góp của ông không chỉ đơn thuần trong khuôn viên giảng đường. Người ta tôn vinh ông là “ông vua hang động” bởi cuộc đời ông gắn liền với hành trình khám phá hang động, và đã phát hiện ra nhiều hang động rất giá trị. Ông tâm niệm một điều: Phải tìm kiếm tài nguyên đang giấu mình trong lòng đất. Diện mạo địa lý, địa chất, vị trí, khí hậu Việt Nam cho ông nhiều hy vọng để khám phá hang động. Nhận cảm của ông hoàn toàn chính xác. Sau hơn 10 năm nghiên cứu, khám phá, GS Nguyễn Quang Mỹ cùng cộng sự và chuyên gia Anh quốc thực hiện Dự án trong 5 năm (1991 -1995), lập hồ sơ khoa học cho 300 hang động lớn nhỏ. Năm 1993, ông và nhiều nhà khoa học thành lập Hội hang động Việt Nam, tìm kiếm những đồng sự cùng chí hướng. Đến một số quốc gia châu Á, châu Âu và đặc biệt ở Anh quốc, Trung Quốc, ông khẳng định, dưới lòng đất đá Tổ quốc mình là một hệ thống hằng hà tài nguyên đến nay chưa được biết đến. Tiềm năng vô giá sẽ được khám phá. Rồi đây người trong nước, quốc tế sẽ chiêm ngưỡng vẻ đẹp tiềm ẩn, một thế giới lung linh choáng ngợp dưới lòng đất Việt Nam. Và quả thế. Khi hoàn tất dự án khám phá Phong Nha - Kẻ Bàng, năm 1997, GS Nguyễn Quang Mỹ đã đọc một báo cáo khoa học gây sửng sốt giới khoa học về Phong Nha - Kẻ Bàng: Vùng đá vôi có tuổi địa chất già nhất (300 - 400 triệu năm), rừng nguyên sinh rộng nhất, hơn 20 vạn ha. Cửa hang cao và rộng nhất. Dòng sông ngầm xuyên núi dài nhất. Có hồ nước ngầm đẹp nhất. Hệ thống thạch nhũ tráng lệ nhất… Với những giá trị đầy thuyết phục, năm 2003 UNESCO đã tôn vinh hang động Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới.
Nói đến những lần khảo sát hang động Phong Nha - Kẻ Bàng, GS Mỹ phấn chấn nhớ lại:
- Khi khám phá hang động Phong Nha - Kẻ Bàng cùng quần thể thiên nhiên nơi đây, các nhà chuyên môn Anh quốc nhìn nhận: Nói về độ dài, Phong Nha không so sánh được với hang Ease Gill của Anh trên 50km, hang Gió của Mỹ, dài trên 500km. Nhưng nhiều nhà chuyên môn quốc tế và du khách phải thừa nhận, không nơi nào kỳ thú như nơi này. Một màu sắc kỳ ảo, lung linh huyền bí đến mê hoặc. Đó thực sự là niềm tự hào cho chúng ta. Thiên nhiên quá hào phóng, ban tặng cho Việt Nam một kỳ quan. Và cũng là niềm tự hào của riêng tôi, một người con Quảng Bình, góp phần nhỏ bé, “xăm xoi” đất đá quê nhà để mang đến cho đất nước một viên ngọc. Từ khi phát hiện ra hang động Phong Nha - Kẻ Bàng, hàng triệu lượt người đến đây chiêm ngưỡng, hàng triệu người trên thế giới, nhớ đến một Việt Nam –Phong Nha – Kẻ Bàng.
Giờ đây tuổi đã cao, sức khỏe không còn như thời trai trẻ để chân tay bám vào vách đá, cheo leo trên những vùng núi đá chênh vênh. Ông lại tập hợp những tài liệu, những bức ảnh và nhớ lại tất cả. Nhớ từng hang động ông đã đi qua, nhớ cảm giác lung linh, sâu thẳm, nhớ tiếng suối róc rách luồn trong hang đá, nhớ cảm giác mát rượi bàn chân chạm vào mạch nước, từng khe núi thấm đẫm khí núi…và cả cảm giác rùng mình trong khuya khoắt vắng lặng hẻm sâu. Giờ đây, ông cùng vợ sống khiêm nhường trong khu tập thể Vĩnh Hồ. Nhưng có được những khoảnh khắc choáng ngợp, khám phá những hang động đã trở thành tài nguyên vô giá của đất nước, ông tự nói với mình, nói với những đồng nghiệp, sinh viên yêu quý: “Thật hạnh phúc”.
Như Nguyễn
Xin chia buồn cùng gd giáo sư và anh Nguyễn Quang Lập!
Trả lờiXóaXin thắp một nén nhang chia buồn cùng anh Lập và toàn thể đại gia đình anh.
Trả lờiXóaCCB
Thông qua Blog của Bác Diên: Xin gởi lời chia buồn đến gia đình Bọ Lập!
Trả lờiXóaXin chía buồn cùng gia quyến Giáo sư Nguyễn Quang Mỹ và hai anh Nguyễn Quang Lập - Nguyễn Quang VInh .
Trả lờiXóaĐể gió cuốn đi
Hôm nay không vào Quê Choa được, có lẽ bọ Lập đóng cửa cư tang. Mượn trang của Tễu gửi đến Bọ Lập và gia quyến lời chia buồn.
Trả lờiXóaVô cùng thương tiếc Giáo sư Nguyễn Quang Mỹ!
Trả lờiXóaXin thành kính chia buồn cùng các anh Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Quang Vinh và gia quyến.
Cầu mong cho anh linh của Giáo sư Nguyễn Quang Mỹ sớm về nơi cực lạc!
GS Nguyễn Quang Mỹ là nhà nghiên cứu địa mạo ,một chuyên ngành của khoa học địa chất .Liên xô đã đào tạo cho VN khá nhiều PTS ,TSKH về ngành địa chất ,trong đó có nhiều vị rất NỔ . Nhưng GS Nguyễn Quang Mỹ thì âm thầm nghiên cứu ,tôi nói thế vì tôi đã gặp ông khi ông điền giã tại Thái Nguyên ,lâu rồi ,Xin chia buồn với các nhà văn Nguyễn Quang Lập ,Nguyễn Quang Vinh .
Trả lờiXóaThay mặt gia đình cảm ơn Nguyễn Xuân Diện. Ông anh đến tuổi về trời, được nhiều bạn bè đưa tin chia buồn, thật cảm động!
Trả lờiXóaXin chân thành chia buồn cùng gia đình GS Nguyễn Quang Mỹ và bà con Quảng Bình thân yêu
Trả lờiXóaDạ Ngân & Nguyễn Quang Thân chân thành chia buồn cùng Lập, Vinh và gia quyến!
Trả lờiXóaQua anh Diện xin được gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình họ Nguyễn Quang,gia tộc luôn vì dân ,vì nước!
Trả lờiXóaTrần Mạnh Hảo chia buồn cùng Nguyễn Quang Lập và gia đình. Cầu chúc hương hồn người anh cả của Nguyễn Quang Lập được phiêu diêu miền cực lạc.
Trả lờiXóaVĩnh biệt người tài và tâm
Trả lờiXóaChia buồn cùng tang quyến. Việt Nam mất đi một nhà khoa học có tâm, có tài, hiền lành đức độ. Hang động Việt Nam, nhất là hệ thống hang động ở Quảng Bình ra với thế giới có đóng góp lớn của Giáo sư, thương tiếc, vĩnh biệt Giáo sư. Cầu chúc ông hạnh phúc miền cực lạc.
Trả lờiXóaXin gửi lời chia buồn cùng gia quyến anh Mỹ và các anh bọ Lập cu Vinh mà tôi thường gặp trên bọ Lập quê choa. Tôi có chị dâu cùng quê Ba đồn với các anh nên qua chị ấy và anh trai tôi cũng được hiểu thêm về các anh. Ngành địa chất có nhiều chuyên gia nổi tiếng nhưng đây là lần đầu tôi được biết đến các công trình mà anh Mỹ đã đóng góp công sức suốt cả cuộc đời để Việt nam trở thành nước nổi tiếng về hang động . Cũng là người có quê hương cùng huyện Quảng trạch tôi cảm thấy tự hào vì quê hương có con người như anh.
Trả lờiXóaXin chia buồn cùng gia đình Giáo sư Nguyễn Quang Mỹ và các anh Lập, anh Vinh.
Trả lờiXóaThay mặt cho tất cả các bạn lớp K45 Địa Lý ĐH KHTN- ĐH QGHN. Vĩnh biệt thầy. Xin chia buồn cùng gia quyến...
Trả lờiXóaXin chia buồn cùng gia đình Ciáo sư Nguyễn Quang Mỹ và bọ Lập, cu Vinh.
Trả lờiXóaXin chia buồn cùng gia đình GS Nguyễn Quang Mỹ,cùng nhà văn Nguyễn Quang Lập và nhà văn Nguyễn Quang Vinh!
Trả lờiXóa