Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Sách mới: NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT - NGƯỜI MƯỜNG


NXB Tri thức giới thiệu sách

Nguồn gốc Người Việt - Người Mường của Tạ Đức

Về tác giả: 

Tạ Đức: Được đào tạo về ngành dân tộc học tại khoa Sử Đại học Tổng hợp Hà Nội từ 1976 đến 1980, được hành nghề tại Viện Dân tộc học - Ủy ban Khoa học xã hội (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) từ 1980 đến 1989, được tu nghiệp tại nước Đức từ 1989 đến 1990, đặc biệt được độc lập nghiên cứu tại Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á từ 1999. 

Về tác phẩm: 

Về nội dung, chủ đề chính của cuốn sách là nguồn gốc của hai nền văn hóa Đá Mới Phùng Nguyên và Đồng Thau Đông Sơn; sự hình thành của các nước Xích Quỉ, Việt Thường, Văn Lang, Âu Lạc, Nam Việt (những nước được coi là của tổ tiên người Việt), từ đó làm sáng tỏ nguồn gốc người Việt-người Mường, hai tộc người vốn khác nhau từ gần 4000 năm qua. 

Về hình thức, cuốn sách gồm 17 Chương và 31 Phụ lục. Các Chương sẽ bàn trực tiếp về các chủ đề chính, các Phụ lục (số đánh theo số Chương) gồm những nghiên cứu độc lập về những vấn đề có liên quan chặt chẽ với các Chương chính (ví dụ, các Phụ lục 1A, 1B, 1C, 1D, 1Đ có liên quan với chủ đề của Chương 1). Tất cả phối hợp với nhau nhằm giúp độc giả hiểu biết sâu sắc và toàn diện hơn về lịch sử người Việt và người Mường, về lịch sử văn hóa Việt và văn hóa Mường trong mối liên hệ cội nguồn với lịch sử của nhiều tộc người, nhiều nền văn hóa ở Việt Nam, Đông Á và Đông Nam Á. 

***
MỤC LỤC 
Lời đầu sách
Lời cảm ơn
Lời giới thiệu 

Các Chương chính

Chương 1. Nguồn gốc văn hóa Phùng Nguyên - các giả thuyết đã có 
Giả thuyết của Hà Văn Tấn - Giả thuyết của Trần Quốc Vượng - Giả thuyết của Charles Higham - Giả thuyết của Peter Bellwood. 

Chương 2. Nguồn gốc văn hóa Phùng Nguyên - từ một nghiên cứu so sánh 

Bôn tứ giác và rìu bôn có vai - Bôn tứ giác cỡ nhỏ và lối sống săn bắt hái lượm - Bôn đá ngọc - Bàn đập vải vỏ cây - Dọi xe sợi - Sự vắng mặt của đỉnh - Chạc gốm - Thố - Bát bồng - Bình, nồi, bát - Ấm hình chim - Đất trắng miết mặt gốm - Gốm đen miết láng - Hoa văn in khắc chữ S - Nha chương - Phù hiệu đá - Trang sức hình dấu phẩy và hình rìu Việt - Khuyên tai bốn mấu - đĩa bích - Vòng có mặt cắt chữ T - Dùi, đục - Vòng tay hình ống có gờ nổi - Qua - Tục làm mộ có bậc - Tục để đầu người chết hướng Đông/Đông Nam - Tục chôn người chết ngay tại nơi cư trú - Tục nhổ răng. 

Chương 3. Nguồn gốc người Phùng Nguyên - một giả thuyết mới 
Nhân chủng người Phùng Nguyên và người Khok Phanom Di - Ngôn ngữ người Phùng Nguyên và người Khok Phanom Di Chương - Tên tự gọi của người Phùng Nguyên và người Khok Phanom Di - Người Đản - Tổ tiên người Phùng Nguyên và người Khok Phanom Di là người Đản cổ - Vì sao họ đến Việt Nam? - Họ đến như thế nào? 

Chương 4. Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt 
Hình khắc trên thạp Đại Văn Khẩu - Hình vẽ trên thạp Diêm Thôn - Liên hệ cội nguồn Diêm Thôn - Lương Chử - Nguồn gốc hai chữ Lạc Việt - Nguồn gốc bốn dạng chữ Lạc và chữ Hồng - Chữ Việt trong văn giáp cốt Thương - Chữ Việt trong kim văn Thương - Chữ Việt trên kiếm đồng vua Việt - Các dạng chữ Việt trong thư tịch - Sự biến đổi về âm của từ Việt - Sự biến đổi về nghĩa của từ Việt 

Chương 5. Nước Xích Quỷ 
Nước Xích Quỷ trong truyền thuyết và sử sách Việt Nam - Các nước Quỷ trong văn giáp cốt Thương - Nước Việt có kinh đô ở Bàn Long Thành, Hồ Bắc - Nước Việt có kinh đô ở Ngô Thành, Giang Tây - Nước Việt có kinh đô ở Ninh Hương, Hồ Nam - Các nước Việt ở Bắc Dương Tử - Bản chất của nước Xích Quỷ - Tên gọi Xích Quỷ - Tên gọi thực của nước Xích Quỷ. 

Chương 6. Nước Việt Thường 
Nước Việt Thường trong sử sách xưa và nay - Nước Việt Chương ở Giang Tây - Nước Việt Thường ở Hồ Nam - Sự bành trướng của Sở - Sự phát tán của người Việt Thường 

Chương 7. Nước Văn Lang 
Nước Văn Lang trong truyền thuyết và sử sách - Nguồn gốc người La - Lịch sử nước La - Liên hệ cội nguồn La - Văn Lang - Sự ra đời của nước Văn Lang - Tên gọi Văn Lang - Nước Việt thời Thương ở Lão Ngưu Pha - Nguồn gốc người Việt ở Lão Ngưu Pha - Quan hệ cội nguồn Việt Lão Ngưu Pha và Lạc Việt Diêm Thôn - Nước Việt thời Thương = Nước La thời Chu - Liên hệ cội nguồn La - Ư Việt. 

Chương 8. Nước Âu Lạc 
Vấn đề nguồn gốc Thục Phán - Nguyên mẫu thành Cổ Loa - Nguồn gốc hoàng tộc Khai Minh của Thục Phán - Từ gốc của tên gọi Cổ Loa? Liên hệ Khả Lạc - Cổ Loa - Tên gọi An Dương Vương và Âu Lạc 

Chương 9. Nước Nam Việt 
Nước Nam Việt ra đời thế nào? Triệu Đà là ai? 

Chương 10. Nguồn gốc người Đông Sơn - văn hóa Đông Sơn - các giả thuyết đã có 

Giả thuyết của Anrousseau - Giả thuyết của Goloubew - Giả thuyết của Heine-Geldern - Giả thuyết của Madrolle - Giả thuyết của Karlgren - Giả thuyết của Đào Duy Anh - Giả thuyết của Porée Maspéro - Giả thuyết của Bình Nguyên Lộc - Giả thuyết của Hán Văn Phùng. 

Chương 11. Liên hệ cội nguồn Đông Sơn - Hồ Nam - Quảng Tây 
Trống đồng - Chiêng đồng - Rìu hình hia - Hoa văn săn hươu - Chuông sừng dê - Ký hiệu trên qua đồng - Tranh vẽ trên vách đá - Dao găm cán hình người 

Chương 12. Liên hệ cội nguồn Đông Sơn - Ư Việt 
Trống đồng - Thạp đồng - Qua đồng - Mô típ người - chim - Mô típ cò trắng - chim lạc - Nhà hình chim - Thuyền biển - Thuyền đồng - Thuyền chim và thuyền rồng - Nhà sàn hình thuyền - Nhà sàn mái hồi tròn - Mộ thuyền - Mộ gò - Tiếng Ư Việt = Tiếng Lạc Việt = Tiếng Nam Á - Tên tộc người - tên nước: Ư Việt = Lạc Việt - Lạc Câu Tiễn = Lạc vương - Đông Âu và Tây Âu - Wu = Vua - Câu = Cổ = Kẻ - Đại Việt - Biểu tượng bông lau - Quy Sơn - Kim Quy - Nhất Dạ Trạch - Kiếm Long Tuyền - Hồ Hoàn Kiếm - Hồ Tây - Kim Ngưu 

Chương 13. Liên hệ cội nguồn Đông Sơn - Thục - Dạ Lang 
Dao găm cán hình người - Kiếm Đông Sơn kiểu Dạ Lang gốc Ba - Thục - Vòng khảm ngọc - Nồi quai tròn có tượng chim - Nồi hình trống - Tấm đồng với mô típ ếch - Khóa thắt lưng với mô típ ba ba - Tục che mặt úp đầu người chết - Tượng hổ - Mô típ sừng trâu - Mô típ cây vũ trụ - Mô típ mặt trời -chim lạc - Tục tết tóc đuôi sam - Tục quấn tóc - đóng khăn - Tục búi tóc - đội mũ hình chùy hay hình nón - Họ Cao - Vàng vó - Người Dạ Lang ở Nam Cửu Chân - Qua đồng và tượng tê tê đồng Long Giao - Các yếu tố Thục trong văn hóa Mường 

Chương 14. Liên hệ cội nguồn Đông Sơn - Điền 
Tục búi tóc sau gáy - Tục búi tóc đỉnh đầu - Tục tết tóc đuôi sam - Mũ Bàn Hồ - Hội thề trống đồng - Vai trò của phụ nữ - Đèn hình người - Lưỡi cuốc hình tim - Qua cán ngắn - Tục thờ vật tổ khỉ - Di dân Điền ở Việt Nam. 

Chương 15. Liên hệ cội nguồn Đông Sơn - Nam Việt 
Thạp Đông Sơn - Đỉnh Việt - Qua có hình người - dê - Ấn Triệu Văn Đế - Các di vật ở mộ Việt Khê và Kiệt Thượng - Di dân Nam Việt. 

Chương 16. Nguồn gốc người Đông Sơn - văn hóa Đông Sơn - Một giả thuyết mới 
Cuộc di tản của người La - Lạc Việt - Cuộc di tản của người Ư Việt - Lạc Việt - Cuộc di tản của người Thục - Cuộc di tản của người Nam Việt, Điền, Dạ Lang. 

Chương 17. Nguồn gốc người Mường 
Giả thuyết của Cuisinier - Giả thuyết của Bình Nguyên Lộc - Giả thuyết của Nguyễn Lương Bích - Giả thuyết của K. Taylor - Một giả thuyết mới 

Các Phụ lục

Phụ lục 1A: Thiên di - Bản địa 
Thuyết truyền bá - thiên di - Thuyết bản địa - Sự cố truyền thông với Marc Oxenham - Nguồn gốc của Thần Nông - Thuyết Rời Châu Phi - Quan hệ biện chứng di dân - dân bản địa - Quan hệ biện chứng truyền bá - tiếp thu - đổi mới - sáng tạo - Mặc cảm nguồn gốc phương Bắc 

Phụ lục 1B: Huyền thoại Bản Chiềng 
Huyền thoại - Sự thật 

Phụ lục 1C: Quê hương của tiếng Việt-Mường 
Giả thuyết của Nguyễn Tài Cẩn - Giả thuyết của Ferlus - Giả thuyết của Chamberlain 

Phụ lục 1D: Từ Thái-Kađai hay từ Nam Á? 
Các từ: gạo, cày, cuốc, ngan, tre, bánh, sông, noi, chiềng. 

Phụ lục 1Đ: Thanh-Nghệ: Trung tâm hội tụ và phát tán Việt-Mường 
Các địa danh gốc Mân - Mon ở Thanh Hóa - Con đường biển Phúc Kiến - Quảng Đông - Cửu Chân - Các nhóm Việt - Mường gốc Lê ở Thanh - Nghệ 

Phụ lục 2A: Các văn hóa Đá Mới vùng trung lưu Dương Tử 
Văn hóa Đại Khê - Văn hóa Khuất Gia Lĩnh - Văn hóa Thạch Gia Hà - Người Đại Khê, Khuất Gia Lĩnh, Thạch Gia Hà là ai? 

Phụ lục 2B: Các văn hóa Đá Mới vùng hạ lưu Dương Tử 
Văn hóa Hà Mẫu Độ - Người Hà Mẫu Độ là ai? - Văn hóa Lương Chử - Người Lương Chử là ai? - Văn hóa Lương Chử vì sao biến mất? - Người Lương Chử đi đâu? 

Phụ lục 2C: Văn hóa Đá Mới vùng hạ lưu Hoàng  
Văn hóa Đại Văn Khẩu - Người Đại Văn Khẩu là ai? - Văn hóa Long Sơn 

Phụ lục 2D: Nguồn gốc bánh chưng - bánh giầy

Nguồn gốc hai từ chưng - giầy trong tiếng Việt - Hai từ Tông - Bích trong tiếng Hoa - Nguồn gốc bánh chưng - bánh giầy 

Phụ lục 3A: Tiếng Nam Á ở Trung Quốc xưa 
Nghiên cứu của Norman - Mei - Nghiên cứu của Pulleyblank - Nghiên cứu của Schuessler - Nghiên cứu của Mcraw 

Phụ lục 3B: Di dân Phúc Kiến - Quảng Đông thời lịch sử 
Di dân Phúc Kiến - Quảng Đông ở Việt Nam - Di dân Phúc Kiến - Quảng Đông ở Đài Loan và ĐNA - Phúc Kiến - Quảng Đông hai trung tâm di dân 

Phụ lục 3C: Nguồn gốc 9 vị vua và chúa trong lịch sử Việt Nam 
Nguồn gốc Mai Hắc Đế - Nguồn gốc Phùng Hưng - Nguồn gốc Đinh Bộ Lĩnh - Nguồn gốc Lý Công Uẩn - Nguồn gốc nhà Trần - Nguồn gốc Lê Lợi - Nguồn gốc Nguyễn Kim - Nguồn gốc Trịnh Kiểm - Nguồn gốc Mạc Đăng Dung 

Phụ lục 4A: Rìu Việt - Nha Chương 
Rìu Việt - Nha Chương 

Phụ lục 4B: Họ Từ Người 
Từ chỉ người trở thành tên tự gọi tộc người - Từ chỉ người thành từ chỉ nhà, làng, đất, nước... - Tên tộc người thành tên nước - Tên tộc người thành tên sông - Tên tộc người thành tên dòng họ 

Phụ lục 4C: Quan hệ cội nguồn Lava - Lạc Việt 
Bằng chứng ngôn ngữ - Bằng chứng khảo cổ - Bằng chứng dân tộc học - sử học 

Phụ lục 4D: Nguồn gốc người Chăm 
Các giả thuyết đã có - Một giả thuyết mới 

Phụ lục 5A: Nguồn gốc nghề đúc đồng ở Trung Quốc

Văn hóa Mã Gia Diêu - văn hóa Đồng Thau sớm nhất Trung Quốc - Người Tam Miêu - một chủ nhân chính của văn hóa Mã Gia Diêu. 

Phụ lục 5B: Văn hóa Bách Việt ở vùng Nam Dương Tử thời Thương 
Đồ sành - sứ nguyên thủy - Lò rồng - khuôn gốm - Đỉnh hổ - đỉnh chim - Nông cụ đồng - Chữ Ngô Thành - Mộ gò Tân Can - Não bạt Ninh Hương - Đỉnh vuông bốn mặt người và rìu Việt - Các bình rượu hình động vật - trống đồng Sùng Dương 

Phụ lục 5C: Trống đồng nước Xích Quỷ 
Trống đồng nước Xích Quỷ - các mô típ và biểu tượng - Sự ra đời của trống đồng ở nước Xích Quỷ - Trống đồng Bách Việt thời Chu - Trống đồng nước Xích Quỷ và trống đồng Đông Sơn. 

Phụ lục 5D: Thánh Gióng - Thần Trống đồng nước Xích Quỷ 
Truyền thuyết Thánh Gióng - những cách lý giải đã có - Tên gọi Gióng - những cách lý giải đã có - Thánh Gióng - một phân tích biểu tượng - Từ nguyên của Gióng - Truyền thuyết Thánh Gióng - một cách lý giải mới. 

Phụ lục 5Đ: Văn hóa Tam Tinh Đôi 
Các di vật đặc sắc Tam Tinh Đôi - Người Tam Tinh Đôi là ai? 

Phụ lục 6A: Hai nước Ngô - Việt 
Lịch sử nước Ngô - Lịch sử nước Việt - Văn hóa Ngô - Việt - một số thành tựu tiêu biểu 

Phụ lục 6B: Nước Sở 
Vua Sở - Tiếng Sở - Người Sở - Văn hóa Sở - vua Hán - hồn Sở - Đạo Mẫu Sở và đạo Mẫu Việt. 

Phụ lục 6C: Nước Điền 
Nguồn gốc vua Điền - nước Điền - Khác biệt Điền - Đông Sơn - Vai trò của người Scyth 

Phụ lục 6D: Nước Dạ Lang 
Người Dạ Lang - Nước Dạ Lang - Đất Dạ Lang - Văn hóa Dạ Lang 

Phụ lục 7A: Họ Hùng - Họ Mỵ

Phụ lục 7B: Hồ Động Đình trong truyền thuyết Việt

Phụ lục 8: Liên hệ cội nguồn Lô Lô - Lạc Việt 
Tên gọi Lô Lô và lịch sử người Lô Lô - Văn hóa trống đồng của người Lô Lô - Tục thờ vật tổ hổ của người Lô Lô 

Phụ lục 11: Dân tị nạn Tống thời Trần 
Người Tống đã mất nước thế nào? - Dân Tống di tản gồm những ai? 

Phụ lục 16A: Di dân Lạc Việt ở vùng lục địa ĐNA 
Di dân Lạc Việt ở Lào - Di dân Lạc Việt ở Thái Lan - Các tộc ít người gốc Lạc Việt khác 

Phụ lục 16B: Di dân Lạc Việt ở vùng hải đảo ĐNA 
Người Dayak ở Borneo - Người Toraja ở Sulavesi - Người Java ở Java 

Lời cuối sách
Nhận xét
Sách báo tham khảo
Chỉ dẫn 

Điểm nhấn

“Là một người yêu thích những bài ca đầy hào khí Tây Nguyên, hào khí Đông Sơn xưa của nhạc sĩ Nguyễn Cường, tôi cũng rất tâm đắc với một câu châm ngôn của anh: “Đừng kêu ca hay nguyền rủa bóng tối, hãy thắp lên một ngọn lửa”.

   (trích Lời đầu sách, Nguồn gốc người Việt – người Mường, Tạ Đức, NXB Tri thức, 2013).

Liên hệ để mua sách: 
Nhà xuất bản Tri thức
Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du -  Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội , Hà Nội
ĐT: 84 39447279 
Email: lienhe@nxbtrithuc.com.vn

Giá bán: 230.000 đ / cuốn. 
Nguồn: NXB Tri thức.
______________________ 
TẠ ĐỨC cũng là tác giả của các công trình: Tình yêu trai gái Việt Nam (Nhà xuất bản Thanh Niên, 1989,1993); Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc- Biểu tượng của Ngôn ngữ Đông Sơn (Hội Dân tộc học Việt Nam- Trung tâm tiền sử Đông Nam Á, 1999); Tìm hiểu văn hoá Ka Tu (Nhà xuất bản Thuận Hoá, 2002)…

Xin chúc mừng và cảm ơn Anh Tạ Đức đã tặng chúng tôi cuốn sách mới nhất của Anh.
 

3 nhận xét :

  1. Xin cho biết giá bán?

    Trả lờiXóa
  2. Giá bán 230.000 đ/ cuốn, thưa bác !

    Trả lờiXóa
  3. Người Ninh Bình xa quêlúc 20:53 1 tháng 3, 2014

    Người Kinh và người dân tộc Mường vốn là anh em rất gần với nhau . Tôi nhớ năm 1953 khi chiến tranh ác liệt ở Hòa Bình, những người anh em Mường từ miền tiếp giáp với Ninh Bình đi tản xuống miền huyện Yên Khánh , Ninh Bình . Chúng tôi tiếp đãi những người anh chị em này rất thân tình và cởi mở, giúp đỡ họ như người nhà , và các đồng bào Mường cũng rất thích . Tôi còn nhớ khi đó những người Kinh rất thích kiểu ăn mặc của người Mường, nhưng khi chúng tôi chia sẻ quần áo và lương thực thì người dân tộc Mường không bao giờ từ chối . Người Mường đơn sơ, và rất thật thà . Sau HĐ Genève 1954, bà con dân tộc Mường lần lượt trở lại quê hương của họ . Thời gian di tản tương đối ngắn , nên không có cuộc tình duyên nào !

    Trả lờiXóa