Báo Nhân Dân “vượt rào”?
Võ Văn Tạo
.
.
Chuyện lạ có thật: báo Nhân Dân
điện tử ngày 26-2-2014 đăng bài “Trường Sa họp mặt”, phản ánh cuộc gặp gỡ của
các cán bộ, chiến sĩ ta từng công tác, chiến đấu tại Trường Sa. Tuy bài viết
không có câu nào nêu đích danh kẻ khốn nạn trắng trợn ăn cướp bằng vũ lực đảo
Gạc Ma của ta, sát hại 64 cán bộ, chiến sĩ ta vào ngày 14-3-1988 là quân bành
trướng nham hiểrm, tham tàn và bạo ngược Bắc Kinh, nhưng có lẽ sau một phần tư
thế kỷ, báo Nhân Dân mới dám gợi lại cuộc chiến xâm lược xấu xa này của giặc
Trung Quốc, âu cũng là chuyển biến tích cực hy hữu, đáng khen.
Trong sự kiện này, do không phải là Tổng biên tập báo Nhân Dân hay Trưởng Ban tuyên giáo trung ương, người viết bài này không dám chắc báo Nhân Dân đã mạnh dạn “vượt rào”, hay đơn giản chỉ là sử dụng cái “quota” (giấy phép, kế hoạch được duyệt) của Ban Tuyên giáo trung ương. Bởi trong dịp kỷ niệm 35 năm ngày Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược quy mô lớn ở biên giới Việt Trung (17-2-1979 – 17-2-2014), một số báo “lề đảng” có đăng bài nhắc lại sự kiện bi tráng này. Nhưng không phải như phần lớn bạn đọc ngộ nhận rằng các báo nọ đã can đảm đăng các bài nói trên, mà theo nguồn tin từ làng báo “lề đảng” rò rỉ ngày 16-2, họ đăng bài theo lịch đã được Ban tuyên giáo trung ương “chuẩn tấu”! Cái “quota” này ghi rõ từng ngày các báo nào được đăng bài đã duyệt và các báo đã đăng ký đăng bài. Theo đó, ngày 13-2: Vnexpress; ngày 14-2: Dân Trí; ngày 15-2: Đại Đoàn Kết, Người Cao Tuổi; ngày 16-2: Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Cựu Chiến Binh; ngày 17-2: Thanh Niên, Vietnamnet, Nông Thôn Ngày Nay…
Như nội dung cái “quota” đã phản ánh, không có báo nào vào loại “chiếu trên” hoặc có “truyền thống” “bảo hoàng” như Nhân Dân, TTXVN, QĐND, CAND, Hà Nội Mới, SGGP được duyệt bài đăng hoặc có đăng ký đăng bài.
Có một điều mà người viết bài này chắc chắn là dù muốn hay không, tính chất chính nghĩa của lòng yêu nước của nhân dân ta đang đẩy lùi từng bước những toan tính xuẩn ngốc và xấu xa của các thế lực giáo điều hoặc bán nước cầu danh, vị lợi bẩn thỉu.
Chính sách “đu dây”, tập tính “biến màu như kỳ nhông” của “một bộ phận không nhỏ” trong chóp bu hiện nay ở ta, cùng thói quen “rụt cổ rùa” của các Tổng biên tập các báo “lề đảng” làm những ai “rành 6 câu vọng cổ” không dám chắc dịp 14-3 tới, các báo sẽ “tưng bừng khí thế” hay vẫn “xìu xìu, ễn ễn”!
V.V.T.
Trong sự kiện này, do không phải là Tổng biên tập báo Nhân Dân hay Trưởng Ban tuyên giáo trung ương, người viết bài này không dám chắc báo Nhân Dân đã mạnh dạn “vượt rào”, hay đơn giản chỉ là sử dụng cái “quota” (giấy phép, kế hoạch được duyệt) của Ban Tuyên giáo trung ương. Bởi trong dịp kỷ niệm 35 năm ngày Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược quy mô lớn ở biên giới Việt Trung (17-2-1979 – 17-2-2014), một số báo “lề đảng” có đăng bài nhắc lại sự kiện bi tráng này. Nhưng không phải như phần lớn bạn đọc ngộ nhận rằng các báo nọ đã can đảm đăng các bài nói trên, mà theo nguồn tin từ làng báo “lề đảng” rò rỉ ngày 16-2, họ đăng bài theo lịch đã được Ban tuyên giáo trung ương “chuẩn tấu”! Cái “quota” này ghi rõ từng ngày các báo nào được đăng bài đã duyệt và các báo đã đăng ký đăng bài. Theo đó, ngày 13-2: Vnexpress; ngày 14-2: Dân Trí; ngày 15-2: Đại Đoàn Kết, Người Cao Tuổi; ngày 16-2: Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Cựu Chiến Binh; ngày 17-2: Thanh Niên, Vietnamnet, Nông Thôn Ngày Nay…
Như nội dung cái “quota” đã phản ánh, không có báo nào vào loại “chiếu trên” hoặc có “truyền thống” “bảo hoàng” như Nhân Dân, TTXVN, QĐND, CAND, Hà Nội Mới, SGGP được duyệt bài đăng hoặc có đăng ký đăng bài.
Có một điều mà người viết bài này chắc chắn là dù muốn hay không, tính chất chính nghĩa của lòng yêu nước của nhân dân ta đang đẩy lùi từng bước những toan tính xuẩn ngốc và xấu xa của các thế lực giáo điều hoặc bán nước cầu danh, vị lợi bẩn thỉu.
Chính sách “đu dây”, tập tính “biến màu như kỳ nhông” của “một bộ phận không nhỏ” trong chóp bu hiện nay ở ta, cùng thói quen “rụt cổ rùa” của các Tổng biên tập các báo “lề đảng” làm những ai “rành 6 câu vọng cổ” không dám chắc dịp 14-3 tới, các báo sẽ “tưng bừng khí thế” hay vẫn “xìu xìu, ễn ễn”!
V.V.T.
Để thấy sự “chuyển biến”, xin mời
xem lại bài trên báo “lề dân” cách nay 2 năm (16-3-2012):
http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/03/ke-hoach-vinh-danh-tri-liet-si-gac-ma.htmlThứ Sáu, ngày 16 tháng 3 năm 2012
Kế hoạch vinh danh, tri ân Liệt sĩ Gạc Ma, Trường Sa bị ngăn chặn
Nhà báo V.V.T.
Trước 14-3-2012 gần 2 tháng, hội Cựu chiến binh ngành Dầu khí VN có
kế hoạch hoạch đúng ngày 14-3-2012, sẽ tổ chức lễ vinh danh, tri ân và
trao tặng (đợt 1) một số gia đình có thân nhân là Liệt sĩ hy sinh ngày
14-3-1988 ở Trường Sa, hiện có hoàn cảnh khó khăn, tổng số tiền tròn 200
triệu đồng.
Đợt 2 sẽ trao cho các gia đình liệt sĩ 14-3-88 khác, vào 14-3-2013.
Theo kế hoạch phối hợp cùng báo Thanh niên (Văn phòng đại diện tại
Nha Trang) và các báo Nông thôn ngày nay, Cựu chiến binh VN … buổi lễ sẽ
diễn ra tại trụ sở Vùng 4 hải quân (bán đảo Cam Ranh) – có đơn vị trực
thuộc là Lữ đoàn 146 đang trấn giữ Trường Sa.
Được sự thống nhất và hoan nghênh của lãnh đạo bộ Tư lệnh quân chủng
Hải quân, đại diện các báo trên đã cấp tốc đến Vùng 4, làm việc với chủ
nhiệm Chính trị và trưởng ban Chính sách Vùng 4, bàn kế hoạch phối hợp
triển khai khá chi tiết. Theo đó, Vùng 4 lo bố trí, trang trí hội trường
buổi lễ, phòng ốc và ăn uống cũng như xe đưa đón đại diện gia đình liệt
sĩ từ sân bay Cam Rang, ga Nha Trang về nhà khách Vùng 4, với chi phí
do phía Dầu khí đài thọ (khoảng 140 triệu, ngoài 200 triệu quà trao nói
trên), kể cả chi phí khẩu hiệu, phông màn, … Các báo lo liên hệ mời, mua
vé phương tiện đưa thân nhân liệt sĩ đến nhà khách Vùng 4.
Biết tin, rất nhiều thân nhân liệt sĩ và cựu chiến binh Trường Sa khấp khởi mong đến ngày lễ đầy ý nghĩa này.
Hỡi ôi! Gần đến 14-3-2012, tin sét đánh: thượng cấp không cho làm!
Buồn quá!
Nghĩ mà tủi phận các Liệt sĩ, gần một phần tư thế kỷ vẫn lạnh lẽo
trong con tàu 604 nơi dưới đáy biển Gạc Ma xa xôi. Cũng chẳng ai đoái
hoài việc yêu cầu TQ không làm khó VN ra quy tập các anh về đất liền quê
nhà. Gia đình các anh thì nghèo khổ, còn nhân dân, đồng đội muốn vinh
danh, tri ân các anh cũng chẳng được.
Ngày giỗ các anh, chẳng thấy nhân vật chóp bu nào hé môi nhắc.
Chẳng lẽ máu xương, sinh mệnh các anh hiến dâng cho Tổ quốc thành uổng phí?
V.V.T.
* Mời đọc bài liên quan: “KHÓC CHO ANH EM HY SINH, CŨNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP”… (Mai Thanh Hải).
Ảnh: 1- Bài trên báo VN sau khi xảy ra vụ Gạc Ma, nói là các anh hùng, liệt sĩ của ta “bị nạn” (blog Mẹ Nấm). 2- Di ảnh, thư từ của anh hùng Trần văn Phương với người vợ của mình ở thôn Đơn Sa (blog Cu làng cát). 3- Tấm bia trên phần mộ của anh Trần Văn Phương chỉ đề là liệt sỹ, thiếu đi rất nhiều chi tiết trong đó có hai chữ anh hùng (blog Người Ba Đồn).
* Mời đọc bài liên quan: “KHÓC CHO ANH EM HY SINH, CŨNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP”… (Mai Thanh Hải).
Ảnh: 1- Bài trên báo VN sau khi xảy ra vụ Gạc Ma, nói là các anh hùng, liệt sĩ của ta “bị nạn” (blog Mẹ Nấm). 2- Di ảnh, thư từ của anh hùng Trần văn Phương với người vợ của mình ở thôn Đơn Sa (blog Cu làng cát). 3- Tấm bia trên phần mộ của anh Trần Văn Phương chỉ đề là liệt sỹ, thiếu đi rất nhiều chi tiết trong đó có hai chữ anh hùng (blog Người Ba Đồn).
Nguồn: Anh Ba Sàm.
Bài trên Báo Nhân Dân ngày hôm qua, 26-2-2014:
Trường Sa họp mặt
Thứ tư, 26/02/2014 – 10:46 AM (GMT+7)
NDĐT- Trường Sa. Kỷ niệm những tháng
ngày nơi ấy không bao giờ mờ phai trong ký ức những người lính. Đêm nay,
giữa biển trời lồng lộng, họ cùng ôn nhắc, cùng tự hào, để cùng vững
bước trong cuộc sống gian truân.
Nha Trang. Ngày 24-2.
Hoàng hôn chao nhẹ trên muôn trùng con sóng xôn xao.
Lữ quán Thiên Phước ấm nồng những cái
bắt tay trùng phùng, những lời hỏi han ân cần của những người lính từng
sống, chiến đấu trên quần đảo Trường Sa. Chủ nhân Lữ quán, thương binh
Nguyễn Văn Dũng trở về từ Trường Sa không giấu được niềm xúc động lẫn tự
hào. Còn Trưởng Ban Liên lạc truyền thống bộ đội Trường Sa tỉnh Khánh
Hòa, Trần Quang Bảo cho biết, tối nay có hơn 150 cựu binh Trường Sa từ
khắp mọi miền đất nước về đây họp mặt. Có những đồng đội hàng ngày vẫn
gặp nhau trên những nẻo xuôi ngược mưu sinh. Cũng có những đồng đội từ
ngày rời quân ngũ đến giờ mới được gặp lại. Nhưng, gặp nhau tất thảy đều
thân thiết, gần gũi như người nhà.
Từ sớm, một chiếc bè nhỏ có cả hương
khói, hoa quả cùng mâm cơm nhỏ tưởng dâng anh linh những anh hùng liệt
sĩ đã hy sinh vì độc lập, chủ quyền của Tổ quốc được chuẩn bị tươm tất.
Hương trầm ngat ngát. Hoa thơm ngào ngạt. Và, có hàng trăm nhành hoa
được chuẩn bị sẵn để hòa mình vào lòng biển mẹ, như những đóa thành tâm
ghi ơn của hế hệ hôm nay đối với những người đã khuất.
Kể từ lúc đi cùng ra Trường Sa năm 2010,
đã ngót bốn năm, nay tôi mới gặp lại cháu Trần Thị Thủy, con gái của
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Phương, người đã anh dũng
hy sinh trong trận chiến giữ đảo không cân sức ngày 14-3-1988, trên vùng
cụm đảo Sinh Tồn. Nhìn cháu chững chạc hơn nhiều trong bộ quân phục Hải
quân. Cháu bảo các bác, các chú đồng đội của bố đã giúp cháu rất nhiều
trong cuộc sống, trong công tác. Đứng trước các bác, các chú, các anh,
cháu Thủy xúc động chỉ nói được mấy lời, hứa tiếp bước thật xứng đáng
con đường của bố. Cháu đang công tác tại Lữ đoàn 146, hiện đã là thiếu
úy, cấp bậc ngang bố cháu lúc hy sinh. Chồng cháu cũng công tác trong
quân chủng Hải quân, thuộc vùng 4. Thủy cho biết, công việc rất ổn, hiện
đang cố gắng dành dụm để làm được nhà, đón mẹ về ở cùng.
Câu chuyện của cựu binh Trần Văn Xuất,
đến từ Đà Nẵng, khiến nhiều người xúc động. Anh bùi ngùi nhắc những kỷ
niệm ngày nào sống cùng đồng đội nơi đảo xa, cùng chia sẻ những buồn vui
và khẳng định rằng, người lính Trường Sa không bao giờ chùn bước trước
khó khăn. Có điều thú vị là con đường đi qua nhà anh được thành phố Đà
Nẵng đặt tên là Trường Sa. Con đường Trường Sa trước nhà anh chạy dài ra
biển. Ra đứng nhìn biển mà lòng xốn xang nhớ, nhớ vô cùng Trường Sa.
Nhớ biển, nhớ trời. Nhớ đồng đội. Rồi anh Xuất chợt nghĩ, sao không làm
một biểu tượng Trường Sa ở đây? Nghĩ là làm. Anh Xuất tự xây dựng cột
mốc chủ quyền Trường Sa ngay trong khuôn viên nhà mình, ở phường Hòa
Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Và, chính do xuất phát từ tình cảm thiêng liêng
đối với Trường Sa, cột mốc chủ quyền ấy đã là một biểu tượng Trường Sa
thật gần gũi, thật thân thương ngay trong lòng thành phố Đà Nẵng nhộn
nhịp.
Thượng úy Ngô Duy Đỗ, Lữ phó Lữ đoàn 146, xúc động nhắc những tấm gương oanh liệt của những thế hệ đi trước không quản gian khó, hy sinh, quyết giữ gìn bờ cõi núi sông. Đồng chí vui mừng báo với những người lính Trường Sa năm xưa về sự thay da đổi thịt của Trường Sa hôm nay và hứa bảo vệ Trường Sa với quyết tâm cao nhất, để Trường Sa luôn là một vùng quê yên bình của đất nước chúng ta.
Đêm mỗi lúc một sâu hơn. Gió biển lồng lộng. Trời lạnh hơn. Nhưng Lữ quán Thiên Phước đêm nay thật ấm. Ấm tình đồng đội. Ấm lòng người.
Trong câu chuyện, chốc chốc, tôi bắt gặp có nhiều người hướng mắt về phía biển xa. Nơi ấy là Trường Sa, mảnh đất mình một thời hằng gắn bó. Nhưng, cũng có người gắn bó với mảnh đất ấy, với vùng biển ấy bằng chính dòng máu của mình, như cháu Thủy, con gái của anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương chẳng hạn.
BÀI, ẢNH: PHONG NGUYÊN
Theo Chép Sử Việt:
A đây rồi! … Đảng cũng đã chiếu cố nhắc đến liệt sĩ Trường Sa 1988′
Không biết có phải áp lực công luận đã phát huy hiệu quả, hay những phỏng đoán qua tin tức trong bài Hai thông tin quan trọng có quyền hy vọng cho dân chủ và chủ quyền có phần đúng, hay cả hai, mà hôm nay phát hiện trên báo Nhân dân của đảng bài viết “khiêm tốn” về tưởng niệm các liệt sĩ ở Trường Sa 26 năm trước?
Hay đây cũng chỉ là động thái “đáp trả” một cách thụ động, yếu ớt việc các cựu binh Trung Quốc đã tổ chức Lễ kỷ niệm cuộc “phản kích tự vệ 1979″ tại Hữu Nghị Quan – Bằng Tường hôm 17/2/2014? (*)
Không một chữ “Trung Quốc” để người đọc biết được Anh hùng Nguyễn Văn Phương “đã anh dũng hy sinh trong trận chiến giữ đảo không cân sức ngày 14-3-1988, trên vùng cụm đảo Sinh Tồn” là “chiến” với kẻ thù nào. Một cuộc “tụ tập đông người” dễ bị “thổi còi” bởi nghị định của Chính phủ, hoặc côn đồ được “côn an” bảo kê quậy phá, nên phải làm trong “Lữ quán”… Nhưng dù sao cũng cứ gửi một lời khen, động viên, cho một cái đảng đã có tới hơn 3 triệu đảng viên, nhưng lại phải trở lại “hoạt động” lén lút, lẩn trốn như vài trăm bậc tiền bối cách nay gần một thế kỷ, trước một kẻ ngoại xâm tham tàn.
Họ có nghĩ rằng đang cùng nhân dân bắt đầu cho một cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của Dân tộc?
Nguồn: Chép Sử Việt
Xin cảm ơn nhà báo đã biết nhớ đến 64 liệt sĩ
Trả lờiXóaVậy là 14/3/2014 này chúng ta công khai,nhẹ bước cùng nhau đến đài tưởng niệm liệt sĩ: cúi đầu tưởng nhớ những người đã ngã xuống để bảo vệ biển đảo của quê hương Việt nam thân yêu của chúng ta.
Trả lờiXóaCóc đã lên tiếng, liệu có thật thế không nhỉ? 14 /3/ 2014 mọi người tham gia họp mặt tại các đài tưởng niệm khắp cả nước để nhớ ơn các liệt sĩ hy sinh bảo vệ Hoàng Sa nhé.
Trả lờiXóaTín hiệu vui cho những người biểu tình yêu nước xuống đường tưởng nhớ các anh hùng Gạc Ma vào ngày 14.3 tới. Báo Đảng đã bật đèn xanh!
Trả lờiXóaLàm sao có thể quên được sự hy sinh cao cả của họ. Làm sao có thể quên được tội ác tày trời mà kẻ thù Phương Bắc đã gây ra cho đất nước ta!
Rào nào vậy?Ai dựng hàng rào bao vây vùng thiêng liên này?Họ tự dựng hàng rào rồi vượt rào để người dân hoan hô! Đau đớn mỉa mai thay.
Trả lờiXóa