Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

ĐẦU XUÂN, THĂM NHÀ VĂN BÙI NGỌC TẤN VÀ THĂM VĂN MIẾU MAO ĐIỀN

ĐẦU XUÂN, THĂM NHÀ VĂN BÙI NGỌC TẤN Ở HẢI PHÒNG
VÀ VĂN MIẾU MAO ĐIỀN

Theo lệ hằng năm, một số anh em văn nghệ sĩ trí thức Hà Nội bạn bè của nhà văn Bùi Ngọc Tấn lại đi Hải Phòng thăm gia đình ông. Đoàn gồm: Cụ Nguyễn Khắc Mai, Cụ Phạm Toàn, Cụ Nguyễn Triệu Căn (con trai nhà văn Nguyễn Triệu Luật), TS. Nguyễn Thanh Giang, Giáo sư Chu Hảo, Nghệ sĩ Kim Chi, Nhà văn Võ Thị Hảo, Thạc sĩ Đào Tiến Thi, TS. Nguyễn Quang A, GS. Phạm Duy Hiển, GS. Viện sĩ Hoàng Xuân Phú, TS. Nguyễn Xuân Diện, và một số nhà báo, nhà biên soạn ....  

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn - tác giả tiểu thuyết "Chuyện kể năm 2000" và vợ - hiện đang cư trú tại 10 Điện Biên Phủ, TP Hoa Phượng Đỏ (gần đây đổi tên hoa phượng thành hoa cải) - đón tiếp mọi người trong niềm vui sướng cảm động. 

Một số bạn văn chương và người yêu văn học Hải Phòng cũng kịp thời có mặt để cùng sum vầy bên ông bà Bùi Ngọc Tấn và khách văn từ Hà Nội về thăm.

Để bà Bùi Ngọc Tấn đỡ vất vả chuyện bếp núc xào nấu, anh em ở Hải Phòng mời khách dùng cơm ở một nhà hàng nhỏ, yên tĩnh:
.
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn rất vui sướng xúc động trước tình cảm mà bạn bè đã dành cho mình: 
"Hôm nay, đối với tôi là một ngày hạnh phúc, rất hạnh phúc!".

  

 TS. Nguyễn Quang A và Đạo diễn, NSND Đào Trọng Khánh.

  NSND Đào Trọng Khánh kể những kỷ niệm khi làm phim tài liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
.

Cụ Nguyễn Khắc Mai và Cụ Nguyễn Thanh Giang 
.
 Nhà văn Bùi Ngọc Tấn tặng mỗi người 1 cuốn sách "Chuyện kể năm 2000"

 Nhà văn Võ Thị Hảo trò chuyện cùng bà Bùi Ngọc Tấn 
.
 Bùi Ngọc Tấn ký tặng sách cho bằng hữu 
.

 Nhà văn Bùi Ngọc Tấn có đến hơn chục tờ báo Tết các loại. 
Ăn Tết như thế là rất thịnh soạn, hơn hẳn các anh em ở Hà Nội! hi..hi... 
.
 Nghệ sỹ Kim Chi thay mặt đoàn, tặng Ông bà Bùi Ngọc Tấn lẵng hoa

 Còn Giáo sư Chu Hảo thì làm MC...như lâu nay vẫn thế!


Hàn huyên mãi...rồi trời đã về chiều thì lại lên đường về Hà Nội.
Lúc về, Cụ Phạm Toàn cứ đòi vào thăm Văn Miếu Mao Điền, thế là xe ghé lại tham quan hồi lâu:




 GS. Phạm Duy Hiển và Cụ giáo Phạm Toàn đang nói về cải cách giáo dục

Nghệ sĩ Kim Chi rất thích cảnh quan nơi đây

 Cũng vội nhờ Nghệ sĩ Kim Chi bấm cho một tấm hình làm kỷ niệm

Văn Miếu Mao Điền là văn miếu tỉnh Đông. Bên trong có tượng đồng Khổng Tử, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, và bài vị của Phạm Sư Mạnh, (Bà Tiến sĩ) Nguyễn Thị Duệ.

Cảnh quan đẹp, bài trí trang nhã, chủ yếu thờ phụng các Tiên Nho Đại Việt. Đến thăm, các ông Chu Hảo, Hoàng Xuân Phú, Nguyễn Khắc Mai cứ tấm tắc khen mãi. GS. Viện sĩ Hoàng Xuân Phú bảo: "Có lẽ đây là một trong số rất ít nơi di tích còn giữ được cái trong trẻo của hồn xưa". 

Bài và ảnh: Nguyễn Xuân Diện

 

8 nhận xét :

  1. Thương kính tấm lòng của các sĩ phu Việt Nam hiện đại. Thương nhất các bậc đã cao niên mà vẫn vằng vặc tấm lòng yêu nước, vẫn bôn ba đi khắp chốn hiểm nghèo như thủ đô Hà Nội dầy đặc bọn bán nước hiện đại cho đến chốn xa xôi Hải Phòng: học giả Phạm Tòan, tiến sĩ Phạm Thanh Giang, cụ Nguyễn Khắc Mai, Cụ Nguyễn Triệu Căn,...

    Trả lờiXóa
  2. Nhà Văn Bùi Ngọc Tấn và Phu Nhân hạnh phúc quá . Chúc Mừng và xin Chúc Mừng .

    Trả lờiXóa
  3. Các nhân sĩ trí thức hiện đại đến, ở và rời Văn Miếu... (cười): "Văn" (Chữ) theo nhà nghiên cứu Đỗ Thành nghĩa là "Vuông". "Vuông vắn" thể hiện lý trí con người - là khả năng biết phân biệt mà ứng xử phù hợp: - Trong bát quái là tượng của quẻ "Khôn" (hình vuông 16 ô vuông nhỏ), trong 64 quẻ là tượng của quẻ Lôi/ Thiên (sấm nổ âm vang). Sau những thời gian đằng đẵng im lìm - thì đã có những khác lạ đầu tiên, và từ đó là bao nhiêu chuyển biến (MÙA XUÂN).

    Trả lờiXóa
  4. chuc mung nha van Bui Ngoc Tan va Tac Pham" Chuyen Ke nNam 2000"

    Trả lờiXóa
  5. Truyện kể năm 2000 , là áng văn giản dị nhưng gói được cái sâu sắc vô cùng . Có lẽ đây là lối tải đạo duy nhất không giống ai của nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Cám ơn ông

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa anh Diện , anh làm ơn mua giùm tôi 1 cuốn được không ? và yêu cầu anh xin nhà văn Bùi Ngọc Tấn ký tên vào để lưu niệm

      Xóa
  6. Ôi, bác Tễu!
    Về đến Mao Điền gần nhà em mà bác chẳng điện cho em một tiếng để em chạy sang. Tiếc quá.
    Em Zai

    Trả lờiXóa
  7. MÃI MÃI LÀ LỊCH SỬ CỦA NHỮNG CON NGƯỜI TRỌNG NGHĨA KHÍ VÀ BIẾT DŨNG .

    Trả lờiXóa