Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

TIN BUỒN: VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC VĨNH BIỆT LUẬT GIA LÊ HIẾU ĐẰNG

..
.
...
..
..
TIN BUỒN

CHÚNG TÔI VÔ CÙNG ĐAU ĐỚN BÁO TIN
NHÀ CHÍ SỸ YÊU NƯỚC
LUẬT GIA LÊ HIẾU ĐẰNG

Sinh năm 1944 tại Quảng Nam
Nguyên Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyên là Phó Tổng Thư Ký Ủy ban Trung Ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam; Nguyên Tổng thư kí Uỷ Ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định; Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam ở TP HCM;
Lãnh tụ  phong trào đấu tranh của sinh viên tại Sài Gòn và các đô thị Miền Nam trước 1975; thành viên Ban chấp hành Tổng hội Sinh viên Sài Gòn và Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn.

Đã từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12 năm 2013.

đã từ trần hồi 22h07 ngày 22 tháng 1 năm 2014 tại Bệnh Viện 115 Sài Gòn.
Lễ nhập quan sẽ được tiến hành vào lúc 9 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 2014 tại Trung tâm Pháp y TP HCM, 336 Trần Phú, quận 5. Linh cữu được quàn tại chùa Xá Lợi, 89b Bà Huyện Thanh Quan, quận 3. Lễ di quan sẽ bắt đầu lúc 6 giờ sáng ngày 26 tháng 1 năm 2014 và sẽ hỏa táng tại Bình Hưng Hòa. Tro cốt của ông sẽ được gia đình và bằng hữu rải trên sông Sài Gòn.

Trong niềm đau thương vô hạn, chúng tôi xin dâng lời cầu nguyện linh hồn Luật gia Lê Hiếu Đằng thanh thản về cõi phúc, đoàn tụ cùng anh linh các bậc tiên hiền trong an lạc vĩnh hằng. Xin gửi tới gia đình và bằng hữu Luật gia Lê Hiếu Đằng lời chia buồn sâu sắc!

23h40, ngày 22.1.2014
Truyền thông khắp nơi loan tin và chia buồn cùng gia quyến và bằng hữu Luật gia Lê Hiếu Đằng:

- Tin buồn: Ông Lê Hiếu Đăng qua đời (DLB). – RỒI ANH RA ĐI (Huỳnh Ngọc Chênh). – Câu đối vĩnh biệt nhà yêu nước Lê Hiếu Đằng của bác Hà Sỹ Phu (FB Tin Không Lề). “Nằm bịnh vẫn suy tư, việc đảng vào ra, yêu mẹ Việt Nam, son sắt không phai lòng HIẾU tử!/ Biểu tình cùng kháng nghị, lòng dân sau trước, ghét quân Đại Hán, oai hùng cho xứng trậng ĐẰNG giang!

- Luật gia Lê Hiếu Đằng từ trần (RFI). – Ông Lê Hiếu Đằng qua đời (BBC). - Nhà yêu nước Lê Hiếu Đằng đã qua đời (Boxitvn). - Lê Hiếu Đằng: những tấm ảnh cuối cùng (Boxitvn). – Audio phỏng vấn Giáo sư Hoàng Dũng: Ông Lê Hiếu Đằng ‘đau đáu’ về đất nước. - Hạ Đình Nguyên: Thế là xong! Chào anh Đằng. (Boxitvn). – Phạm Đình Trọng: LÊ HIẾU ĐẰNG (DĐXHDS).

- Báo nhà nước đưa tin Luật gia Lê Hiếu Đằng qua đời (DĐXHDS). – Lê Hiếu Đằng (1944-2014) (Nguyễn Văn Tuấn).  - Lãnh tụ phong trào thoái Đảng CSVN từ trần, thọ 70 tuổi (Sống Magazine).  – PNNQVN Thành kính phân ưu cùng gia quyến Luật gia Lê Hiếu Đằng (VNWHR).  - CÔNG DÂN MẠNG TỎ LÒNG THƯƠNG TIẾC NHÀ YÊU NƯỚC LÊ HIẾU ĐẰNG (Huỳnh Ngọc Chênh). 

- Lê Hiếu Đằng: Một biểu tượng suốt đời tranh đấu (RFA). – ‘Anh Đằng đã ra đi thanh thản’ (BBC).  – Audio phỏng vấn ông Hồ Ngọc Nhuận: “Anh Đằng đã làm xong bổn phận”.  – Khi người Cộng sản phản tỉnh.  – Ông Lê Hiếu Đằng qua đời (NLĐ).  – Ông Lê Hiếu Đằng qua đời (PLTP).

- CHỤP TẠI ĐÁM TANG ANH LÊ HIẾU ĐẰNG (Huỳnh Ngọc Chênh). – NHÂN SĨ TRÍ THỨC HÀ NỘI HỌP MẶT TƯỞNG NIỆM ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG (Tễu).  – Tiễn bạn lên đường từ cõi đìu hiu về với quê nhà (Đào Hiếu). – Nguyễn Mộng Hoài: Trong trái tim tôi, tôi kính phục anh Lê Hiếu Đằng, yêu mến anh, yêu mến lý tưởng của anh và những người như anh (Quê Choa). – Bùi Chí Vinh – Bài thơ mang tên “Lê Hiếu Đằng” (Dân Luận). “Yêu nước vào thời buổi này thật khó/ Như làm xiếc trên dây, như nhón gót mũi ngọn sào/ Bọn bán nước ngu trung, bọn tay sai ngoại bang tha hồ gieo gió/ Đẩy người yêu nước đến chân tường của cơn – bão – gươm – đao“.

- NHÂN CÁCH LÊ HIẾU ĐẰNG (FB Nguyễn Đình Trọng). “Nhận thức lại, Lê Hiếu Đằng thấy: ‘Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái, biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’. 

- Lễ cầu siêu cho Luật gia Lê Hiếu Đằng tại Hà Nội (BVN)

- Viếng ông Lê Hiếu Đằng (DCCT).  - Giáp Văn Dương: Nhớ Lê Hiếu Đằng (viet-studies). – KHÓC LÊ HIẾU ĐẰNG và MƯA ĐẤT LẠ (Huỳnh Ngọc Chênh). - Nguyễn Trần Sâm: Lê Hiếu Đằng và bi kịch của một thế hệ (Đào Hiếu). “Đã có hàng trăm hàng ngàn những con người vừa có tâm đức, vừa có trí tuệ đã nhận diện nhầm những chính thể.  Cũng có những người tỉnh táo hơn, đã sớm nhận ra bộ mặt giả dối. Hoàng Xuân Hãn khi nhận ra sự phản phúc đã quyết định ở hẳn lại Pháp từ 1951. Albert Einstein, ngay từ trước năm 1933 đã cảm thấy ghê tởm cái không khí quân phiệt ở Đức, và ông quyết định tới sống ở tận bán cầu Tây…” – Chết và thọ – How good not how long (Phạm Hồng Sơn).

- Lễ cầu siêu cho Luật gia Lê Hiếu Đằng tại Hà Nội (Boxitvn/Ba Sàm). – Việt Nam : « Côn đồ » phá rối đám tang luật gia Lê Hiếu Đằng ở Saigon (RFI/Ba Sàm). – ‘Giành giật băng hoa đám tang ông Đằng’ (BBC).

- Ông Lê Hiếu Đằng – Lục Vân Tiên trong trái tim tôi ! (Doãn Mạnh Dũng).  – Phân tích và bình luận: THẤY GÌ TRONG VIỆC GIẬT CÁC DÃI BĂNG Ở VÒNG HOA VIẾNG ĐÁM ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG (FB Nguyễn Tấn Thành). – MẮM TÔM CHO NHÂN QUYỀN, CƯA ĐÁ CHO KỶ NIỆM HẢI CHIẾN HOÀNG SA VÀ GIẬT BĂNG RÔN ĐÁM TANG … (Huỳnh Ngọc Chênh). – TẬN CÙNG CỦA SỰ KHỐN NẠN (Phương Bích). – Xin đừng ví côn đồ với Đảng (DLB).

Khắp nơi chia buồn Trái tim yêu nước Lê Hiếu Đằng ngừng đập!
Võ Văn Tạo
 
Sáng 23-1, bàng hoàng hay tin Trái tim yêu nước Lê Hiếu Đằng ngừng đập!, một số nhân sĩ, trí thức đã nghỉ hưu ở Nha Trang như nhà văn Cao Duy Thảo (quê Bình Định, nguyên học sinh Miền Nam tập kết, bạn học cùng lớp với NSƯT Kim Chi ở Đại học điện ảnh sân khấu Hà Nội, đi B thời chống Mỹ, nguyên Chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa), ông Vũ Minh Thoa (quê Quảng Ngãi, nguyên học sinh Miền Nam tập kết, tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội, từng công tác nhiều năm ở Bộ Ngoại thương, nguyên Phó giám đốc Công ty XNK lâm sản Naforimex – Nha Trang), nhà văn Nguyễn Xuân Tuynh (quê Hà Nam, đi B thời chống Mỹ, hội viên Hội liên hiệp văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa), ông Phan Xuân Ngọc (quê Khánh Hòa, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty XNK-Vận tải biển tỉnh Khánh Hòa), ông Phạm Tuấn Kiệt (quê Khánh Hòa, nguyên Trưởng Ban tổ chức tỉnh ủy Khánh Hòa)… đều bày tỏ niềm tiếc thương tận đáy lòng và xin chuyển đến gia quyến anh Lê Hiếu Đằng và những người cùng chí hướng vì một Việt Nam thật sự độc lập, dân chủ, tự do và tiến bộ, vì hạnh phúc của nhân dân lời chia buồn sâu sắc nhất. Mọi người đều tin tưởng, ngọn lửa yêu nước Lê Hiếu Đằng mãi mãi rực sáng.

Từ Hà Nội, NSƯT Kim Chi cũng bày niềm đau đớn và tiếc thương vô hạn đối với anh Lê Hiếu Đằng và nhận định: việc anh Đằng ra đi ở tuổi 70 là mất mát to lớn của phong trào đấu tranh vì dân chủ, tự do và hạnh phúc của nhân dân. Chị Kim Chi cho biết, đã điện nhờ con gái ở Đồng Nai đặt vòng hoa viếng anh Đằng.

Từ Đà Lạt, nhà thơ Bùi Minh Quốc và từ Hà Đông, “biểu tình viên chống Trung Quốc bành trướng” TS Nguyễn Văn Khải (ông già ozne) cũng xin nghiêng mình trước hương hồn anh Lê Hiếu Đằng – “Một trong những người Việt Nam yêu nước nhất”. TS Khải tiếc ở xa, không đến viếng anh Đằng được.

......Tiếp tục cập nhật từ trang Basam.info
Tổng hợp của Dân Luận:

Dân Luận: Theo tin từ trong nước, Luật sư Lê Hiếu Đằng đã từ trần lúc 22:00 giờ ngày hôm nay 22.01.2014 tại Sài Gòn, hưởng thọ 70 tuổi. Ông Lê hiếu Đằng là một nhân sỹ yêu nước đã đứng trong hàng ngũ những người CS Việt Nam trong cuộc chiến 1954-1975, nay đã dũng cảm đứng lên cất tiếng nói đấu tranh cho quá trình dân chủ hóa đất nứớc. Ông đã công khai từ bỏ đảng CSVN vì coi đảng này đã phản bội lơi ích của dân tộc.

Nhà báo Phạm Đình Trọng: viết trên Facebook

LÊ HIẾU ĐẰNG (1944 - 2014)

22 giờ ngày 22 . 1 . 2014 Anh LÊ HIẾU ĐẰNG đã từ biệt chúng ta đi vào vĩnh hằng. Phong trào đấu tranh dân chủ hóa đất nước đang lúc cao trào, sôi động, dồn dập đã mất một tấm lòng, một khí phách, một chiến sĩ quả cảm.

Tôi đã có bài viết về con người Lê Hiếu Đằng. Nhưng trong giờ phút rưng rừng này, xin hãy im lặng ngắm nhìn lại hình ảnh thân thương Lê Hiếu Đằng. Nỗi buồn mất mát qua đi, tĩnh tâm lại mới đủ lí trí soi vào con người Lê Hiếu Đằng để hiểu thêm về thời chúng ta sống, hiểu thêm về con người Việt Nam, đất nước Việt Nam yêu thương.


Giấy khai tử ghi anh mất lúc 22 giờ ngày 22 tháng 01 năm 2014 nhưng chính xác anh ra đi lúc 22 giờ 7 phút. Anh chia tay mọi người trong thanh thản vì anh đã biết sẽ có ngày này. Những người bạn thân thiết của anh, những lớp đàn em của anh, những người mến mộ anh hầu như cứ đến mỗi lúc mỗi đông. Lớp chưa kịp biết tin, đến bệnh viện 115 nơi anh nằm điều trị cho đến những giây phút cuối cùng, lớp đã biết tin hoặc từ bệnh viện theo anh về đến trung tâm pháp y tại 336 Trần Phú.

Những mái đầu đã rất bạc như Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu, Kha Lương Ngãi, Nguyễn Quốc Thái...và những mái đầu chớm hoa râm như ks Tô Lê Sơn và rất nhiều bạn trẻ khác mà tôi không thể nào nhớ hết đang dần dần quần tụ về bên anh. Anh vẫn nằm bên trong, anh em đứng bên ngoài lặng lẽ và cứ đông dần lên. Môt đêm trắng đầu tiên trong chuổi đêm trắng mà những người thân thiết, những người đồng chí hướng sẽ dành cho anh. Không ai buồn vì chuyện anh ra đi nhưng ai cũng buồn vì anh không còn lại để chung vui và chứng kiến những đổi thay của đất nước như mong ước cháy bỏng của anh từ lúc mới trưởng thành cho đến tận bây giờ.

Anh là một người kiên định lòng yêu nước. Anh là một thư sinh nhưng thấy đất nước lao đao anh phải từ bỏ bút nghiên để nhập cuộc và đến khi thấy đất nước vẫn lao đao anh lại tiếp tục nhập cuộc. Ngọn lửa yêu nước đến cháy bỏng trong anh không bao giờ nguội đi ngay trong những ngày anh trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh. Anh hoàn toàn không lo chiến đấu với căn bệnh đang hành hạ trong anh từng giây từng phút, anh chỉ lo với những chuyện bên ngoài xã hội, lo cho anh em, lo cho những người dân oan, lo cho những hoàn cảnh bị vùi dập vì sự bất công tạo ra bởi chính quyền mà anh đang góp phần dựng lên...

Thôi xin tạm dừng đây. Lúc nầy ở bên anh sẽ ý nghĩa hơn gấp vạn lần những lời nói.


Ông Lê Hiếu Đằng quê ở Quảng Nam, học trung học ở Đà Nẵng và theo học trường đại học Luật khoa và Văn khoa ở Saigon, thành viên ban chấp hành Tổng hội Sinh viên Saigon. Ông là một trong những khuôn mặt nổi bật trong phong trào đấu tranh đô thị trước 1975, và từng bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa kết án tử.

Là Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nguyên là Phó chủ tịch của Ủy ban này tại Thành phố Hồ Chí Minh, luật gia Lê Hiếu Đằng trong những năm gần đây được xem như ngọn cờ đầu của cuộc đấu tranh đòi dân chủ, đòi các quyền công dân và đặc biệt là trong phong trào biểu tình chống các hành động xâm lược của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Luật gia Lê Hiếu Đằng là một trong những người đầu tiên ký vào Kiến nghị 72 ngày 19/01/2013 của nhóm 72 nhân sĩ trí thức góp ý cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992, gồm bảy đề nghị cụ thể nhằm phát huy dân chủ và hòa hợp dân tộc.

Ông cũng là một trong những người đi đầu trong phong trào biểu tình tại Việt Nam, khi những hành động gây hấn trắng trợn của Trung Quốc tại Biển Đông làm sôi sục lòng dân. Luật gia thẳng thắn phê phán việc trấn áp những cuộc biểu tình chống bành trướng Bắc Kinh là vi phạm nhân quyền.

Đặc biệt luật gia Lê Hiếu Đằng đã gây chấn động với bài viết « Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh » đề ngày 12/08/2013. Trong đó ông nhận định « chủ nghĩa Mác-Lê đã lạc điệu, bị sụp đổ tan tành ngay trên quê hương Xô Viết », « đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành kiêu binh ». Luật gia mạnh dạn đề nghị thành lập một đảng mới, chẳng hạn như đảng Dân chủ Xã hội tại Việt Nam, « vì không có một văn bản luật pháp nào cấm đoán điều này ». Ông cho rằng « một khi xã hội dân sự mạnh lên sẽ kìm hãm được khuynh hướng độc tài của một Nhà nước toàn trị».

Cách đây một tháng, vào ngày 04/12/2013 ông Lê Hiếu Đằng một lần nữa lại gây rúng động dư luận khi ra tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Người đảng viên 45 tuổi đảng, từng là giảng viên Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ (1975-1983) nhận định, đảng Cộng sản « đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển của đất nước, dân tộc ».

Luật gia mất đi mang theo những hoài bão chưa thành, một tấm lòng trăn trở vì dân vì nước. Ông luôn đau đáu ngóng về Biển Đông, lãnh thổ cha ông để lại cho con cháu đẩt Việt đang bị đe dọa từng ngày từng giờ.

Ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh cho chúng tôi biết một ngày trước khi bệnh trở nặng khiến ông hôn mê hôm 14/12/2013, ông Lê Hiếu Đằng đã cố gắng viết một lá thư dài ba trang gởi cho các bạn thanh niên, sinh viên học sinh. Đây có thể là bản di chúc của ông gởi lại cho các thế hệ đi sau. Ông cũng biết các tin tức về các hoạt động kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa vừa qua.

Các bạn bè thân hữu của ông hầu hết là những khuôn mặt trong phong trào sinh viên trước đây như ông Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu…đều có mặt tại bệnh viện 115 hôm 14/12, lúc biết tin bệnh tình ông trở nặng, và tất cả đều bị theo dõi chặt chẽ, có lẽ do trùng hợp với dịp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Saigon. Hôm nay các bằng hữu cũng đang đổ về bệnh viện để bàn bạc hậu sự cho ông.

Theo ước nguyện của người quá cố, ông sẽ được hỏa táng. Linh cữu của luật gia Lê Hiếu Đằng dự kiến được quàn tại chùa Xá Lợi ở quận 3 Sài Gòn, hoặc tại Dòng Chúa Cứu Thế.

RFI Việt ngữ đã hỏi chuyện nhanh các thân hữu của luật gia Lê Hiếu Đằng đang trên đường đến viếng ông.

Ông Huỳnh Kim Báu (nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh) :

Anh Đằng mất chỉ có hai người nuôi bệnh bên cạnh chứ gia đình không có ai, mà giờ đó bạn bè cũng không còn ở đấy. Nghe nói ảnh mất đâu hồi 7 giờ rưỡi tới 8 giờ tối. Thật ra cái gì đến sẽ đến, nhưng nghe anh chết tất cả anh em đều bàng hoàng, và đang trên đường tới bệnh viện. Không ai nghĩ rằng anh Đằng đã đi. Dù linh tính của đời người đã báo trước sau khi anh viết lá thư gởi cho tuổi trẻ Việt Nam, sinh viên học sinh, thì đó là lá thư cuối cùng của anh, như là một di chúc gởi lại cho tuổi trẻ.

Tuy biết rồi nhưng tất cả đều bàng hoàng, rất tiếc là anh không vượt qua được. Thực tế thế hệ bây giờ mà đi ở tuổi 70 thì vẫn còn trẻ. Kỳ hôn mê lần đầu, khi cứu tỉnh lại, anh gặp tôi thì điều đầu tiên là anh giơ tay lên để chứng tỏ là mình còn khỏe và nói : « Anh em đừng có lo, đừng nghĩ rằng tôi chết. Tôi phải sống vì dân này, đất nước này vẫn còn cần đến tôi. Tôi sẽ sống vì tôi chưa thể đi được ». Dịp bốn mươi năm Hoàng Sa anh có nghe và cũng quan tâm. Hôm Hoàng Sa thì anh còn tỉnh.Từ lễ kỷ niệm chúng tôi đã điện thoại báo cho anh biết, anh vui lắm. Anh biết rằng anh em vẫn tiếp tục con đường anh đã đeo đuổi.

Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm (nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Saigon)
 

Rất đau buồn, thương tiếc anh Đằng. Anh đã mất hôm nay, 22/02/2014. Một cái tin như thế rất là đột ngột, bởi vì trước đây anh cũng nhiều lần bệnh nặng rồi hồi sức lại. Nhiều anh em phong trào trong nước và kể cả từ nước ngoài đã đến thăm anh, lúc tình trạng sức khỏe của anh còn tương đối. Đến hôm nay bệnh quá nặng, di căn có lẽ đã lên tới não chăng nên sau đó anh ngất và ra đi.

Tất cả anh em đã có mặt ở đây. Anh em bằng hữu đến thăm rất đông, chuẩn bị quàn ở chùa Xá Lợi, giờ giấc viếng và động quan chưa rõ. Khuya rồi nhưng các anh Lê Công Giàu, Bùi Văn Nam Sơn, Trần Quang Long …khoảng trên hai chục anh em đang ngồi đây Có cả Mặt trận Tổ quốc thành phố, các cấp ủy quận 5 và nhiều đơn vị.

Về phía anh em được thông tin từ nhiều nơi lắm nên biết hết. Những người thân thiết nhất đã có mặt tại đây, có một số vừa nghe tin chưa đến kịp, nhưng rất đông. Tất cả những anh em phong trào, thân quen cũng như những người đã cùng hoạt động chung với anh Đằng trước và sau giải phóng nói chung là rất thương ảnh. Anh là một người rất dũng cảm, không sợ bị bắt, bị giam, mà mạnh dạn đấu tranh cho dân chủ.

Những điều này rõ ràng là khí tiết của anh. Anh đã hoàn thành nhiệm vụ của một người công dân trước hiện tình đất nước đang có nhiều bất công. Thái độ anh rất rõ ràng dứt khoát : không chấp nhận một tổ chức đảng sa sút về phẩm chất đạo đức, chính trị, do đó anh xin ra khỏi đảng.

Mặt trận dân chủ này quả thật rất khó, không ai tưởng tượng nổi những khó khăn trong hiện tại. Anh đấu tranh rất hợp tình hợp lý, dũng cảm. Là luật gia, anh nói rất chặt chẽ. Anh là người sống thanh đạm, trung thực -quan trọng nhất là thẳng thắn, dám nghĩ dám nói, với tình cảm và tấm lòng yêu nước cao độ. Người khác không dám nói lên tiếng nói trực diện như vậy đâu, nên người ta coi anh là một người "ngoài chiến tuyến", đối xử với anh không được tốt lắm.

52 nhận xét :

  1. Thật buồn! Thành kính chia buồn cùng gia quyến và mong bác an giấc ngàn thu!

    Trả lờiXóa
  2. Toi rat nguong Mo & thuong tiec ong LHD, mot con nguoi Chan chinh!

    Trả lờiXóa
  3. Vẫn biết sự sống của chú Lê Hiếu Đằng trong một tháng qua là cầm cự được ngày nào hay ngày ấy, vậy mà tin này đến vẫn làm tôi thảng thốt, bất ngờ.
    Cả cuộc đời chú là cuộc đời chiến đấu không mệt mỏi, không sợ hãi vì nền độc lập của cho Tổ quốc, vì quyền sống, quyền tự do của nhân dân.
    Thế là ước mong có một ngày được nắm bàn tay của chú đã không thực hiện được.
    Vĩnh biệt chú, nhà chí sỹ đáng kính của dân tộc.

    Trả lờiXóa
  4. Thành thật chia buồn cùng tang quyến chú Lê Hiếu Đằng. Vĩnh biệt chú, người con Việt Nam yêu nước đã về với đất mẹ.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi rất ngưỡng mộ nhân cách của ông Lê Hiếu đằng . Dẫu biết rằng đời người có hạn , nhưng lòng vẫn nuối tiếc khôn nguôi .
    Lịch sử Việt Nam sẽ lưu giữ tên tuổi của ông
    Xin thành kính vĩnh biệt và Cầu mong Ông an giấc ngàn thu .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  6. Đời người có hạn,mất mát này thật là vô hạn.Xin chân thành chia buồn cùng gia đình Bác và với những người yêu tự do dân chủ Việt nam.Bác sẽ sống mãi trong sự nghiệp đấu tranh vì công lý của dân tộc

    Trả lờiXóa
  7. Vô cùng thương tiếc luật gia lê Hiếu Đằng! một con người yêu nước nồng nàn.
    Chắc khi ông nhắm mắt rất nuối tiếc và thật vọng về xã hội chúng ta mà ông đã hy sinh theo đuổi, không biết rồi con cháu chúng ta sẽ sống ra sao đây, khi mọi tài sản bị thế lực tham nhũng cho bốc hơi sang Tầu mất rồi, để con cháu không còn gì để sống, phải sang TQ làm nô lệ thôi...

    Trả lờiXóa
  8. Anh tôi, cán bộ CM lâu năm, trước khi chết đã nói: "Tao sẽ thành ma diệt bọn tham nhũng!" Bác Đằng chắc chắn cũng vậy!

    Trả lờiXóa
  9. Thành thật chia buồn cùng tang quyến chú Lê Hiếu Đằng.
    Lịch sử Việt Nam sẽ lưu giữ tên tuổi của ông
    Xin thành kính vĩnh biệt và Cầu mong Ông an giấc ngàn thu .

    Trả lờiXóa
  10. Một chữ trọn nghĩa vẹn tình với nhân dân xin dành cho bác! Mong bác ra đi thanh thản. Vô cùng cảm ơn về những gì bác đã làm cho chúng tôi...

    Trả lờiXóa
  11. Xin thắp một nén nhang kính viếng anh linh người yêu nước, cầu chúc ông thanh thản phiêu diêu miền cực lạc. Mong sao những việc làm tốt đẹp của ông sẽ được nhiều người khác tiếp tục góp phần đưa đất nước đến hạnh phúc - độc lập - tự do đích thực.

    Trả lờiXóa
  12. Vô cùng thương tiếc một người yêu nước, dũng cảm và trung thực. Cầu chúc hương hồn Ông siêu thoát về cõi vĩnh hằng.Nguyện noi gương ông vì một Việt nam Dân chủ, Tự do và thịnh vượng.

    Trả lờiXóa
  13. Thế là từ nay Dân Tộc ta đã mất đi một nhà đấu tranh Dân Chủ, một con người luôn đặt lợi ích của Tổ Quốc và Nhân Dân lên hàng đầu....Vĩnh biệt Bác. Xin Bác hãy yên giấc ngàn thu!

    Trả lờiXóa
  14. Xin chân thành chia buồn cùng gia dình.

    Trả lờiXóa
  15. vĩnh biệt một người con đất việt về với hồn thiêng sông núi

    Trả lờiXóa
  16. Anh đã giũ sạch được bụi trần, thanh thản ra đi. Cầu mong anh sớm được siêu thoát. Xin mượn lời bài hát "CÒN MÃI VỚI MÙA THU" nói về Cố đại tướng Võ Nguyên Giáp để thay nén nhang dâng lên hương hồn anh: "...những vui buồn chưa kịp gọi thành tên, cõi nhân thế mây bay và gió thổi, bầy ngực chiến đã chồn chân mỏi gối, đi về miền cát bụi phía trời xa...".

    Trả lờiXóa
  17. Vô cùng thương tiếc nha yêu nước Lê Hiếu Đằng, Anh đã yêu nước, yêu dân tộc này đến hơi thở cuối cùng, mong linh hồn anh hãy phù hộ cho những nhà yêu nước chân chính đang bước tiếp con đường anh đi, xin chia buồn cùng tang quyến!

    Trả lờiXóa
  18. Vô cùng thương tiếc tiễn biệt bác Lê Hiếu Đằng. Thế hệ chúng cháu sẽ nhớ mãi những đóng góp quý báu của bác cho nền dân chủ nước nhà.

    Trả lờiXóa
  19. Vĩnh biệt ông, một người có trách nhiệm với tổ quốc với nhân dân. Cầu mong được ông bình yên nơi chín suối.

    Trả lờiXóa
  20. Sao Ông nỡ ra đi!lúc 15:01 23 tháng 1, 2014

    Hơn bao giờ hết, đất nước và dân tộc này cần những người như Ông sống lâu hơn nữa! Sao ông nỡ ra đi vào lúc này!!!!!????

    Trả lờiXóa
  21. Vĩnh biệt chú , một người yêu nước mẫu mực. Chúng cháu sẽ luôn ghi nhớ những đóng góp cao quí của chú, vì một nước VN dân chủ thực sự.
    CCB đánh Tàu

    Trả lờiXóa
  22. Vô cùng thương tiếc Đồng chí Lê Hiếu Đằng! (Xin phép cho tôi được xưng hố như thế)
    Anh ra đi là một tổn thất to lớn cho phong trào dân chủ hóa đất nước. Tuy nhiên tôi vẫn tin nếu thế hệ Anh chưa hoàn thành sứ mệnh dân chủ hóa đất nước thì thế hệ con cái chúng ta cũng sẽ hoàn thành.
    Tinh thần yêu nước, thương dân của anh mãi là ngọn đuốc soi sáng thế hệ chúng tôi và các thế hệ trẻ.
    Tinh thần yêu nước Lê Hiếu Đằng bất diệt!
    Kính chúc linh hồn anh sơm siêu thoát về chốn Tây phương cực lạc.

    Trả lờiXóa
  23. Câu đối viếng luật gia Lê Hiếu Đằng

    - ĐẤT NỠ LẤP VÙI HỒN CHÍNH KHÍ
    - TRỜI ĐÀNH CHE KHUẤT BÓNG TRUNG TRINH

    Thành Ý kính viếng

    Trả lờiXóa
  24. Đời người sống chỉ có trăm năm, chết là vĩnh viễn, sống như bác Đằng mới xứng đáng là người vì nghĩa lớn, vì dân tộc, vì cái chung, cái đúng, dân chủ. Bác không hề tiếc mũ cao áo dài, mặc dù bác đang hưởng, dù có chết nhưng đã để lại niềm tiếc nhớ và làm tấm gương cho những người khác học tập tinh thần đó.

    Trả lờiXóa
  25. Vĩnh biệt một con người có tấm lòng với dân, với tổ quốc. Ngẫm thấy sao người Việt ta đến nay vẫn cứ phải mải miết tranh đấu hết đời này đến đời khác, hết thế hệ này đến thế hệ khác, hết giai đoạn này đến giai đoạn khác, hết chế độ này đến chế độ khác (bác Đằng đã đấu tranh qua 2 chế độ chính trị), mà vẫn chưa hề đi đến một kết cục khả quan nào tạm gọi là chấp nhận được. Những cơ hội hàng ngàn năm mới có đã trôi qua, đã bị tước đoạt một cách sống sượng, trắng trợn và ngu muội từ hơn nửa thế kỷ qua, với mầm mống reo rắc từ ~ 80 năm về trước. Bác Đằng đã từng đấu tranh vì nghĩ rằng sẽ có được một xã hội tốt đẹp hơn, nhưng rồi khi vào cái xã hội ấy, bác mới ngộ ra và buộc lại phải dấn thân đấu tranh một lần nữa, nhưng vẫn chưa thấy có gì là khả quan. Những người ở lại vẫn tiếp tục đấu tranh. Hy vọng vẫn ở phía trước. Dân tộc này còn phải chịu nhiều đắng cay nữa. Đất nước này còn nhiều gian truân lắm!lkk

    Trả lờiXóa
  26. NHÌN TẤM HÌNH BÁC PHÚC HẬU QUÁ , NHỚ MÃI ĐẾN BÁC NHIỀU

    Trả lờiXóa
  27. Vô cùng thương tiếc nhà luật gia yêu nước Lê hiếu Đằng!!! Ông mất đi tổ quốc mất 1 người con nhiệt thành với vận mệnh đất nước đứng trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm lược, nhiều người mất đi một người bạn cùng chí hướng hàng ngày hàng giờ vẫn theo rõi sức khoẻ và hành động yêu nước của anh!
    Xin anh hãy an nghĩ trên cỏi vĩnh hằng.
    Xin gửi lời chia buồn đến gia đình anh.

    Trả lờiXóa
  28. Kính chúc bình an nơi quê hương mới !

    Trả lờiXóa
  29. Sống Trung thực, chết Thanh thản, 1 tấm gương Lớn về Nhân cách, đáng khâm phục

    Trả lờiXóa
  30. Mất mát này vô cùng lớn lao,đau thương này thật là vô tận! Cầu chúc Bác ra đi thanh thản với tấm lòng Trung với Dân với nước!

    Trả lờiXóa
  31. Xin cho hương hồn bác sớm được siêu thoát.
    Xin chia buồn cùng gia đình và cầu chúc sự bình an ở cùng gia quyến.

    Trả lờiXóa
  32. Chân Không cư sỹlúc 20:00 23 tháng 1, 2014

    Ông Lê Hiếu Đằng ra đi,
    mà lòng thanh thản,
    không còn vướng bận đồng chí đồng đảng với ai.
    Vậy cũng đủ để ông ngậm cười nơi Chín Suối.

    Lại nhớ chuyện cụ Tam Nguyên Nguyễn Khuyến,
    cụ cũng đã cẩn trọng viết trong di chúc "Ngày xuân dặn các con",
    rằng,
    nhớ viết lên mộ chí của cụ dòng chữ
    "Làm quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu",
    là để tỏ cái ý nguyện của cụ,
    thanh minh cho cụ với đời,
    là,
    cụ không cùng ý cùng chí cùng hội cùng thuyền
    với cái triều đình nọ,
    là cái triều đình đã bán hết ba tỉnh miền Tây,
    rồi lại bán ba tỉnh miền Đông cho ngoại bang,
    chỉ để hòng vinh thân phì gia.

    Trả lờiXóa
  33. Những người có tâm có tầm có trí như bác Đằng hiện nay quá hiếm, ai cũng sẽ phải quy tiên, đó là quy luật tự nhiên sinh tồn, sống chết, cái chết của bác Đằng đã để lại niềm tiếc thương của hàng triệu người dân, để lại bài học cho những ai sống nhưng dân đã xem như chết rồi, chết quách cho xong, chết như bác Đằng, cụ Giáp mới là vĩ đại.

    Trả lờiXóa
  34. Xin cúi đầu trước một con người có chí khí trọng lẽ phải. Xin dâng một nén tâm nhang cầu mong vong linh ông siêu thoát về chốn vĩnh hằng, nơi không còn dối trá lọc lừa và con người hãm hại nhau

    Trả lờiXóa
  35. Việt Lâm, Hà Tĩnhlúc 20:55 23 tháng 1, 2014

    Vĩnh biệt chú Lê Hiếu Đằng kính yêu! Xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình chú. Sống khôn thác thiêng, xin chú phù hộ cho những người đang đấu tranh vì tự do, dân chủ, vì toàn vẹn lãnh thổ để mong ước của chú sớm thành hiện thực.

    Trả lờiXóa
  36. Vô cùng thương tiếc luật gia vì dân ,vì nước Bác Lê Hiếu Đằng! Người sẽ sống mãi trong lòng lương dân Việt.

    Trả lờiXóa
  37. Cầu chúc cho Luật gia Lê Hiếu Đằng được siêu sinh tịnh độ, hưởng phúc cõi vĩnh hằng. Phù hộ cho sự nghiệp "yêu nước" của toàn Dân Việt ta.

    Trả lờiXóa
  38. Vô cùng thương tiếc ông - Một chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh giành dân chủ cho con dân VN. Mong vong linh ông siêu thoát nới chín suối.

    Trả lờiXóa
  39. Xin cúi đầu thành kính tiễn biệt ông .Đời đời mang ơn tấm lòng vì nước vì dân của ông .

    Trả lờiXóa
  40. Kham phuc va thuong tiec anh

    Trả lờiXóa
  41. Nhân dân miền Trung rất kính phục và biết ơn anh LÊ HIẾU ĐÀNG ĐÃ HẾT SỨC HẾT LÒNG VÌ DÂN TỘC. ANH LÀ NGƯỜI ANH HÙNG CỦA NHÂN DÂN . CẢ NƯỚC BIẾT ƠN ANH- LS L6 HIẾU ĐẰNG . TÊN ANH SẼ MÃI MÃI CỎN TRONG LÒNG DÂN TỘC. ----- Vũ Hải chia buồn cùng nhân dân về việc LS LÊ HIẾU ĐẰNG đã từ trần !

    Trả lờiXóa
  42. ĐỀ NGHỊ SỚM THÔNG BÁO NGÀY GIỜ AN TÁNG LS LÊ HIẾU ĐẰNG

    Trả lờiXóa
  43. Vô cùng thương tiếc bác Đằng - xin thành thật chia buồn cùng gia đình

    Trả lờiXóa
  44. Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh nhà chí sĩ yêu nước thương dân Lê Hiếu Đằng.

    Trả lờiXóa
  45. Nhận được tin này lòng tôi đau quặn lại,nay Anh ra đi thật rồi.Những công việc vì Tổ Quốc vì Nhân Dân mà Anh làm còn dang dở sẽ có người tiếp bước thay Anh. Dẫu rằng không được tất cả nhìn nhận một cách đúng đắn, nhưng hãy để cho thế hệ sau phán xét. Cầu chúc Anh hãy yên giấc ngàn thu! Khóc Anh '' Ôi cuộc đời, ba chìm bảy nổi chín lênh đênh.....nằm trên giường bệnh mà vẫn lo cho vận mệnh của Tổ Quốc và Nhân Dân. Anh ra đi khi việc còn dang dở, trở về với cát bụi chỉ còn hai bàn tay trắng mà thôi.

    Trả lờiXóa
  46. Ông từ bỏ Đảng không phải vì mục tiêu của Đảng Cộng Sản Việt Nam không tốt, mà là mục tiêu đó quá tốt, nhưng những người thực hiện nó hiện nay không thực hiện được hoặc thực hiện làm nó biến tướng lệch lạc so với bản chất ban đầu mà bao thế hệ cha anh đã bỏ máu xương ra tranh đấu. Việc từ bỏ Đảng của ông báo trước một thời kỳ suy thoái lớn của Đảng, nếu không có biện pháp chấn chỉnh, không có đường lối hợp lòng dân thì sớm muộn cũng bị đào thải mà thôi. Hãy làm gì có lợi cho dân cho nước thì làm, đừng mộng tưởng, đừng quá bảo thủ và tin theo một học thuyết lỗi thời đang bị quy luật xã hội đào thải.

    Trả lờiXóa
  47. Nhân việc triều đình soạn sửa hiến pháp, ông đã cố gắng góp chút sức tàn còn lại cho dân cho nước. Ông nhắm mắt mà lòng còn chưa thanh thản vì nước vì dân. Kính phục bác Đằng, một người chí sỹ yêu nước chân thành!

    Trả lờiXóa
  48. cúi đầu xin một phút tương niệm !

    Trả lờiXóa
  49. Vô cùng thương tiếc bác Lê Hiếu Đằng ! Thành kính phân ưu cùng tang quyến !

    Trả lờiXóa
  50. Cầu mong bác thanh thản nơi suối vàng. Bác hãy phù hộ cho nước Việt bình an; bọn tay sai bán nước phải bị trừng trị !

    Trả lờiXóa
  51. Lê Hiếu Đằng - công dân Việt Nam vĩ đại. Vĩnh biệt ông.

    Trả lờiXóa