Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Lật chồng báo cũ: HÓA GIẢI CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG 1958?

Hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng 1958? 
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-01-07


Công hàm Phạm Văn Đồng 1958, công nhận hải phận 12 hải lý từ đất liền Trung Quốc kể cả các đảo ngoài khơi, được Bắc Kinh tận dụng cho chiến lược cưỡng đoạt chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa. Việt Nam đã làm gì để hóa giải điều gọi là khúc xương mắc nghẹn này.

Sau 53 năm im lặng không nhắc lại thư ngoại giao năm 1958 của thời kỳ hữu hảo xã hội chủ nghĩa giữa Việt Nam và Trung Quốc, đến tháng 7/2011 Hà Nội bắt đầu sử dụng báo chí để công khai nội dung công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, bày tỏ sự tán thành tuyên bố trước đó 10 ngày của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai.

Tuy vậy giới quan sát cho rằng, cách đây 3 năm Hà Nội vẫn khá dè dặt khi chỉ sử dụng một tờ báo của Mặt trận Tổ Quốc là Đại Đoàn Kết cho phát súng lệnh, chứ chưa đưa những tờ báo chủ lực vào chiến dịch hóa giải nội dung công hàm Phạm Văn Đồng. Đến nay vào thời điểm tưởng niệm 40 năm Trung Quốc xâm chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, sau trận hải chiến ngày 17/1/1974 đánh bại Hải quân VNCH, Hà Nội được cho là đã hóa giải phần nào dư luận trong nước thông qua truyền thông báo chí trong ba năm vừa qua.

Trả lời Nam Nguyên vào tối 06/01/2014, Tiến Sĩ Trần trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông trụ sở ở Hà Nội nhắc lại,  tại  Diễn đàn Biển Đông ở Thủ đô Hoa Kỳ, Trung Quốc vẫn dùng Công hàm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về việc thừa nhận chủ quyền Trung Quốc ở các quần đảo trên Biển Đông Việt Nam. Theo TS  Thủy, lập luận của Việt Nam là công hàm đó không phải là thừa nhận chủ quyền mà chỉ thừa nhận hải phận 12 hải lý của Trung Quốc và không có một từ nào nói đến Hoàng Sa hay Trường Sa. Đối với hoạt động nở rộ của báo chí hiện nay liên quan đến việc Trung Quốc xâm chiếm Hoàng sa năm 1974 sau khi đánh bại hải quân VNCH. TS Trần Trường Thủy nhận định là, hiện nay trên một góc độ nào đó báo chí có nhiều tự do hơn khi đề cập tới vấn đề Biển Đông.

Năm nay là năm đặc biệt, năm kỷ niệm 40 năm, thông thường những năm chẵn thì truyền thông hay đề cập đậm những vấn đề ấy. Liên quan đến Hoàng Sa thì rõ ràng thời kỳ ấy trước năm 1975 chính quyền VNCH quản lý Hoàng Sa và sự kiện xảy ra trực tiếp giữa Trung Quốc và chính quyền VNCH. Cho nên là các đề cập liên quan đến quản lý và các trận chiến và sự hy sinh của những người lính VNCH là thực tế khách quan. 

Không có giá trị pháp lý? 

Trò chuyện với chúng tôi, TS Nguyễn Nhã một nhà nghiên cứu Biển Đông hiện sống và làm việc ở Saigon lập luận rằng công hàm Phạm Văn Đồng 1958 không có giá trị pháp lý mà chỉ mang ý nghĩa hậu thuẫn chính trị trong giai đoạn hai phe đối đầu ở Việt Nam. Lúc đó chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa thuộc về VNCH. TS Nguyễn Nhã tiếp lời:

Theo Hiệp định Geneve (1954) mà Trung Quốc đã ký, về mặt pháp lý quốc tế Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có trách nhiệm quản lý phần lãnh thổ phía Nam. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, chính quyền đã tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam rồi. Về mặt pháp lý quốc tế phù hợp, chính quyền có thẩm quyền quản lý Hoàng Sa Trường Sa liên tục, từ nhà Nguyễn tới thời Pháp thuộc trong đó có nhiều chính phủ khác nhau và như vậy cho đến sau khi thống nhất các chính phủ có thẩm quyền đều khẳng định chủ quyền của mình và thực thi liên tục không đứt đoạn, vấn đề này thể hiện giá trị pháp lý quốc tế.

Kể từ khi Nhà nước CHXHCN Việt Nam phá vỡ bức tường im lặng về nội dung công hàm Phạm Văn Đồng 1958, nhà nghiên cứu Biển Đông Hoàng Việt một giảng viên về Luật Quốc tế ở TPHCM là người có những đột phá mạnh mẽ nhất khi ông luôn luôn nói thẳng vào vấn đề.
Theo Hiệp định Geneve (1954) mà Trung Quốc đã ký, về mặt pháp lý quốc tế Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có trách nhiệm quản lý phần lãnh thổ phía Nam.
- TS Nguyễn Nhã
Không có ông nào ở miền Bắc lúc đó có quyền nói về công nhận Hoàng Sa Trường Sa được cả. Bởi vì lúc đó theo Hiệp định Geneve 1954 chia đôi hai miền Nam Bắc, rõ ràng là một bên từ vĩ tuyến 17 trở ra là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa; một bên từ vĩ tuyến 17 trở vào là Việt Nam Cộng Hòa. Rõ ràng hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa thuộc về Việt Nam Cộng Hòa còn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì có tư cách gì mà nói đến.

Trung Quốc viện dẫn Công hàm Phạm Văn Đồng để nói rằng Việt Nam công nhận chủ quyền Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo Thạc sĩ Hoàng Việt điều quan trọng là nội dung công hàm Phạm Văn Đồng có cấu thành một tuyên bố được thừa nhận hay không? Theo luật pháp quốc tế nếu một bên đã ra một tuyên bố thì không thể nói ngược lại cái tuyên bố của mình và ảnh hưởng tới lợi ích của bên kia. Tuy nhiên Trung Quốc rất khó chứng minh được điều này.

Nhiều người cho rằng có hay không có công hàm Phạm Văn Đồng thì Trung Quốc cũng vẫn thực hiện mưu đồ chiếm lĩnh Biển Đông, bao gồm các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam. Tại sao Bắc Kinh luôn đặt điều kiện đàm phán song phương và né tránh mọi tranh tụng tại Tòa án Quốc tế. TS Trần Trường Thủy vắn tắt nhận định:

Cách thức mà Trung Quốc sử dụng biện pháp song phương, một là truyền thống ngoại giao của họ quen xử lý các vấn đề song phương; thứ hai, theo tôi nghĩ và theo các nhà quan sát thì Trung Quốc thấy được họ là bên mạnh hơn nên trong giải quyết song phương họ có nhiều ưu thế hơn. Tuy vậy đấy là về mặt lý thuyết trên thực tiễn thì nó còn thuộc nhiều yếu tố. Còn Trung Quốc không đồng ý đưa ra tòa vì như thế không còn là song phương và Trung Quốc có thể không chắc chắn về các lập luận của mình về pháp lý để mà đưa ra tòa. Họ phải chắc chắn thì họ mới chấp nhận.

Những phát biểu vừa nêu cho thấy các học giả, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông có chung lập luận là công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý ràng buộc. Nếu có tranh tụng ra Tòa án Quốc tế thì Trung Quốc sẽ không dành phần thắng. Bởi vì ông Phạm Văn Đồng qua công hàm đó không có sự cam kết rành mạch về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, hơn nữa người sở hữu Hoàng Sa-Trường Sa lúc đó được quốc tế công nhận là VNCH. Và quan trọng hơn cả người ta không thể bán hay cho một cái gì mà mình không có.

11 nhận xét :

  1. Không ai được nhân danh cái gì để cầm cố, sang nhượng, hay buôn bán đất nước cả. Những ai làm điều trên vì bất kỳ lý do nào đều bị lịch sử phán xét một cách nghiêm minh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi không nghĩ là cố TT Phạm văn Đồng bán nước !

      Xóa
    2. Chính quyền và VN tự gây khó cho mình khi làm cái công hàm do ông Phạm Văn Đồng ký, nên tạo cớ cho Trung Quốc gây hấn ,thật là có tầm nhìn xa ?!?

      Xóa
  2. Toi hiểu vấn đề này một cách đơn giản thế này , Việt nam lúc đó chia đôi , hoàng Sa do VNCH quản lý lúc đó là kẻ thù của Cộng sản , trung quốc lúc đó đuợc coi như anh em ruột thịt với chính quỳen cộng sản nên chính phủ Việt nam đã ký công văn trên dầu tiên để lấy lòng ông anh . sau đó nghĩ rằng Trung Quốc sẽ đánh chiếm lại Hoàng Sa và Việt nam sau này sẽ xin lại như đảo Bạch Long Vĩ , nhưng có ngờ đâu gặp phải ông anh gian tham thế là mất nước. Đó là một nước cờ sai chứ ko phải âm mưu bán nước.

    Trả lờiXóa
  3. Thật ra thì cái gọi là Công Hàm này của ông Phạm Văn Đồng, nó chả khác gì lời : Rao Bán Vịt Trời.

    Tức là bàn giao cái chuyện mà mình không có

    Lúc đó chưa thống nhất đất nước, HS TS còn thuộc quyền chủ quyền của VNCH, thì ông Đồng lấy tư cách gì mà đề cập đến HS TS !.

    Trả lờiXóa
  4. Trong công hàm số CML/42/2020 gửi lên Liên Hiệp Quốc ngày 17/04/2020 vừa qua, sau khi viện dẫn công hàm Phạm Văn Đồng để khẳng định chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của TQ thì TQ đã không quên kết thúc bằng một câu: Trung Hoa kiên quyết yêu cầu Việt Nam rút toàn bộ thủy thủ đoàn và các cơ sở khỏi các đảo và rạn san hô mà họ đã xâm chiếm và chiếm đóng bất hợp pháp!
    Có nên xem đây chỉ là một lời nói suông hay là một tối hậu thư đầy mùi thuốc súng của TQ gửi cho VN?
    Nếu là một tối hậu thư thì VN đã chuẩn bị lực lượng đối phó chưa???

    Trả lờiXóa
  5. Nếu TQ đánh Trường Sa thì VN liệu có giữ nổi không? So sánh lực lượng quân sự TQ và VN cho thấy:
    TQ có quân số nhiều gấp 5 lần so với VN, có số lượng máy bay gấp mười lần VN (3.187 so với 318), có gấp 11 lần số tàu Hải quân (714 so với 65). Chưa kể Hải quân TQ còn có hàng không mẫu hạm, tàu khu trục, còn VN thì không. Nói thêm, quân đội VN lại sử dụng rất nhiều thiết bị quân sự mua của Nga, những thứ mà TQ cũng mua và biết cách khống chế, (trong khi Đài Loan năm rồi đã chi ra hơn 8 tỷ đô la để mua 250 tên lửa Stinger, 66 tiêm kích F-16, hàng trăm súng máy đa dụng M240, xe tăng hạng nặng M88A2, M1A2... của Hoa Kỳ, khiến TQ vô cùng lo sợ.)
    Đánh nhau trên biển chủ yếu là dùng hỏa lực chứ không dùng được chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, trường kỳ kháng chiến. TQ sẽ tấn công phủ đầu và nhanh chóng cho quân chiếm các đảo Trường Sa chỉ trong 1 ngày. VN sẽ trở tạy không kịp. Mỹ cũng sẽ không ứng cứu gì cả vì VN và Mỹ không có liên minh quân sự.
    Còn đợi cho TQ chiếm xong Trường Sa rồi để mong chờ thế giới phản đối thì đã muộn rồi, thế giới sẽ không vì VN mà làm mất đi những mối quan hệ có lợi của họ với TQ!!! Mà có phản đối thì cũng như Hoàng sa, TQ sẽ chây ỳ không chịu trả!

    Trả lờiXóa
  6. "Sáng 20-4, tại thành phố Hải Phòng, biên đội tàu Cảnh sát biển 8004 và 8003 thuộc Hải đoàn 11, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 rời bến lên đường thực hiện nhiệm vụ kiểm tra liên hợp nghề cá trong vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ giữa lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần thứ nhất năm 2020."

    Thế đấy, trong lúc TQ ngang ngược kiện VN ra LHQ là chiếm đảo, là...là...và phải rút khỏi ngay các đảo ở khu vực quần đảo Trường Sa; trong lúc họ ngang nhiên đặt tên quận cho mấy bãi đá ở Trường Sa mà họ chiếm đóng trái phép mấy năm qua, trong lúc họ ngang nhiên kéo tàu thăm dò địa chấn vào khu vực đặ quyền kinh tế của ta...thì lại vẫn có những hoạt động mang tính "hữu hảo" như dòng tin trên.

    Trả lờiXóa
  7. Hiến pháp Việt Nam 1946 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Hien-phap-1946-Viet-Nam-Dan-Chu-Cong-Hoa-36134.aspx nếu căn cứ Điều 52 không có 1 câu chữ nào giao quyền chính phủ (TT) được quyền ký kết hiệp ước (nếu tạm coi Công hàm 1958 của PVĐ như 1 hiệp ước) với nước ngoài mà quyền đó duy nhất Chủ tịch có quyền: „Điều thứ 49: Quyền hạn của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà: … h) Ký hiệp ước với các nước.“ và sau đó phải do Quốc hội chuẩn y: Điều thứ 23 „Nghị viện nhân dân … chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài.“. Tóm lại bất kỳ công dân nào hưởng lợi của Trung Quốc đề có quyền công nhận những điều có lợi nhất cho Trung Quốc: ví dụ tôi công nhận toàn bộ nước Việt nam nay là 1 tỉnh của Trung Quốc …Tuy nhiên một khi người tuyên bố về 1 điều gì đó mà mình lại không có thẩm quyền thì những lời nói đó chỉ được coi là nói ra cho vui không hơn không kém và tôi tin chắc rằng khi nó đã VI HIẾN VÀ VÔ GIÁ TRỊ Ở VIỆT NAM thì với Thế giới và quan tòa quốc tế cũng không có giá trị nếu Việt Nam sau này kiện TQ ra Tòa!

    Trả lờiXóa
  8. Thực tế đau xót là Việt Nam chỉ có thể giữ các đảo Trường Sa nếu từ bỏ CNCS và có các đồng minh mạnh là Mỹ và các nước phương Tây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sao lại đau xót? Nếu cắt cỏ khối ung thư CNCS, rồi hợp tác Mỹ và phương Tây, để giữ biển đảo là con đường duy nhất đúng của Việt Nam.

      Xóa