Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

TRÍ THỨC SÀI GÒN KIẾN NGHỊ TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG THÚC ĐẨY NHÂN QUYỀN



KIẾN NGHỊ TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG THÚC ĐẨY NHÂN QUYỀN

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2013

Kính gởi:
CHỦ TỊCH NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Đồng kính gửi :
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
                                        
V/v Tổ chức Hội đồng Thúc đẩy nhân quyền.
Ngày 12 tháng 11 năm 2013, Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Trước đó 5 ngày (ngày 7/11) Việt Nam ký kết tham gia Công ước chống tra tấn của Liên hiệp quốc, đồng thời Cam kết 14 điều khi nộp đơn ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Trước sự kiện này, một số cơ quan Đảng – Nhà nước, hệ thống báo chí, truyền thông chính thức loan tải thông tin bình luận đó là một thành tựu to lớn của nhân quyền Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước các cấp niềm hãnh diện của Đất nước, của Nhân dân ta.

Nhiều tác giả, từ những góc nhìn, tầm nhìn khác nhau đã đưa ra những thẩm định đa dạng, nhiều chiều. Trong đó có những viên chức cao cấp của nhà nước, như ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy Ban đối ngoại của Quốc hội đưa ra nhận định : “Đây là đòn đánh mạnh vào các đối tượng mà bấy lâu nay cố tình bôi nhọ, vu cáo chúng ta”. Nhiều ý kiến khác lại cho rằng Việt Nam và một số ít nước khác tuy có vi phạm nghiêm trọng Nhân quyền cũng được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc là tạo điều kiện cho các nước này phấn đấu.

Trước tình hình này, chúng tôi một số nhân sĩ, trí thức, những người quan tâm đến thời cuộc, đang cư trú, sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận thấy :

Hàng chục năm qua, trên các báo đài chính thống hiếm khi đăng tải toàn văn các Công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia là thành viên, đặc biệt là các Công ước của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền mà dư luận rất quan tâm như Công ước về Quyền dân sự và chính trị, Công ước về cấm tra tấn… Trên thực tế, các văn bản quan trọng này, chúng tôi chỉ nghe thấy tên, một vài trích dẫn để diễn giải theo ý kiến chủ quan của người cầm quyền. Đây lại chính là điều “cấm kỵ” đã được quy định trong Công ước. Chúng tôi hy vọng kể từ nay, các quyền dân sự và chính trị, quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và các quyền cơ bản khác của công dân…cần phải được thực thi đúng theo tinh thần "Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ” và các “Công ước quốc tế nhân quyền” của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết, hoặc đã là thành viên và đặc biệt mới đây là “14 điều cam kết” mà chính phủ Việt Nam ký khi nộp đơn ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Chúng tôi hiểu rằng, kể từ nay, Việt Nam không chỉ hãnh diện vì được bầu vào một trong hai tổ chức quyền lực bậc nhất của Liên hiệp quốc [Hội đồng Bảo An LHQ, Hội Đồng Nhân Quyền LHQ] mà vấn đề có ý nghĩa quan trọng là Nhà nước Việt Nam phải bằng hành động cụ thể có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của Nhà nước và của dân được quy định công khai, minh bạch với những chủ trương, chính sách, giải pháp, trong đó có những văn bản pháp quy nhằm đảm bảo cho 90 triệu người dân ở trong nước được hưởng và thực hiện đầy đủ các quyền ghi trong các Công ước mà Việt Nam đã ký kết, tham gia là thành viên .

Chúng tôi hiểu rằng, đường lối ngoại giao đúng đắn và bền vững chính là sự nghiêm chỉnh thực thi những cam kết quốc tế và khu vực thể hiện công khai trong đời sống xã hội của đất nước, thành tựu đạt được của ngoại giao là nhằm góp phần to lớn thúc đẩy xây dựng, phát triển mọi mặt xã hội của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cho nhân dân. Điều này không chỉ là nghĩa vụ chính trị mà còn là nghĩa vụ đạo đức của người cầm quyền. Để nhân quyền của mỗi người dân được thực thi và để sự hãnh diện của nhà nước đúng tầm với trách nhiệm đã cam kết, chúng tôi, những người quan tâm đến thời cuộc, đang cư trú, sinh sống tại Thành phố Hồ chí Minh muốn nói lên nguyện vọng bức xúc của các tầng lớp nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, kiến nghị:

1/ Nhân ngày 10 tháng 12 năm 2013, Ngày Nhân quyền do Liên Hiệp Quốc khởi xướng, Nhà nước, các tổ chức chính trị -xã hội, các tổ chức xã hội tổ chức mit- tinh, xuống đường chào mừng sự kiện trọng đại Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhằm vinh danh thắng lợi và đề cao ý thức trách nhiệm thực thi nhân quyền của chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân. Công bố thành lập "Hội Đồng Nhân Quyền của nhà nước", "Hội Đồng Nhân Quyền của Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp" và tại các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội cùng đồng thời cho thành lập các "Nhóm tổ chức xúc tiến Nhân Quyền của nhân dân".

2) "Hội Đồng Nhân Quyền của nhà nước", "Hội Đồng Nhân Quyền của Mặt trận tổ quốc các cấp" cùng các "Nhóm tổ chức xúc tiến Nhân Quyền của nhân dân" có các nhiệm vụ chính như sau:

a) Phổ biến rộng rãi toàn văn các văn bản về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết, tham gia... cụ thể là Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước chống tra tấn, cam kết 14 Điều khi ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền và Luật Ký kết, Gia nhập và Thực hiện Điều ước Quốc tế ( Luật số: 41/2005/QH11).

b) Chủ trì phối với các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, rà soát, phát hiện các văn bản qui phạm pháp luật của Việt Nam qui định khác với qui định của Điều ước quốc tế về cùng một vấn đề, nghiêm túc phổ biến một cách minh bạch và công khai cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện, áp dụng theo qui định của Điều ước quốc tế (khoản 1 Điều 6: . Điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước. Luật Ký kết, Gia nhập và Thực hiện Điều ước quốc tế ).

c) Kịp thời cập nhật và quảng bá thông tin về tình hình thực thi nhân quyền tại VN.

d) Tiếp xúc, phối hợp giữa Hội Đồng Nhân Quyền nhà nước, Hội đồng nhân quyền của các đoàn thể, Nhóm xúc tiến nhân quyền của nhân dân với các cấp chánh quyền trong nước và các cơ quan của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để trao đổi thông tin và xử lý thông tin về nhân quyền.

e) Phổ biến, truyền đạt kiến thức, tổ chức hội thảo về nhân quyền cho nhân dân.

g) Vận động trợ giúp, chia sẻ, góp phần khắc phục hậu quả đối với những trường hợp nhân
dân bị vi phạm nhân quyền.

 

Chúng tôi đồng ký tên:

1. Huỳnh Tấn Mẫm, Bác sĩ, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trước 1975), Đại biểu Quốc hội khóa 6; Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN Tp HCM.

2. Trần Quốc Thuận, Luật sư, nguyên Phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội.

3. Lê Công Giàu, nguyên Phó bí thư thường trực Thành đoàn TNCS tpHCM, nguyên Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC), TPHCM.

5. Lê Văn Oanh, Chủ nhiệm Khối Trí thức, CLB Truyền thống kháng chiến TP HCM.

6. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư Pháp TPHCM.

7. Nguyễn Văn Kết [Tư Kết], nguyên Phó bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa-Thông tin TPHCM.

8. Bùi Tiến An, cựu tù Chính trị Côn Đảo, nguyên Cán bộ Ban Dân vận Thành Ủy TPHCM.

9. Hà Thúc Huy, PGS.TS, GS Đại học TPHCM.

10. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Khu Du lịch Bình Quới.

11. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó tổng biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng.

12. Tô Lê Sơn, Kỹ sư, TPHCM.

13. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã Hội Học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS.

14. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức TPHCM.

15. Trần Công Thạch, Hưu trí, TPHCM.

16. GB Huỳnh Công Minh, Linh mục Tổng giáo phận Sài Gòn, TPHCM.

17. Hạ Đình Nguyên, nguyên Chủ tịch UB Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trước 1975), cựu tù chính trị Côn Đảo, TPHCM.

18. Nguyễn Thị Khánh Trâm, Nghiên cứu viên văn hóa, TPHCM.

19. Nguyễn Mai Oanh, Chuyên gia Nông nghiệp nông thôn, TPHCM.

20. Nguyễn Xuân Nghĩa, Tiến sĩ, Giảng viên TPHCM.

21. Trần Văn Long, nguyên Tổng thư ký UB vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam (trước 1975), nguyên Phó bí thư Thành đoàn TNCS TPHCM.

22. Lê Thân, nguyên CB Phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ TP Đà Lạt, cựu tù chính trị Côn Đảo.

23. Hồ Ngọc Nhuận, Nhà báo, Ủy viên UBTW MTTQ VN, Phó chủ tịch UB MTTQ TPHCM, nguyên Giám đốc chính trị Chủ bút nhật báo Tin Sáng, TPHCM.

24. Tống Văn Công, Nhà báo, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động, TPHCM.

25. Nguyễn Thế Thanh, Nhà báo, Cán bộ hưu trí, TPHCM.

26. Lưu Trọng Văn, Nhà báo, TPHCM.

27. Lê Phú Khải, Nhà báo, nguyên Phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam thường trú tại miền Nam.

28. Trần Minh Quốc, Hội viên CLB Truyền thống kháng chiến TPHCM, Thường trực khối Thanh niên.

29. Nguyễn Đắc Diên, Bác sĩ nha khoa, TPHCM.

30. Đào Duy Chữ, Tiến sĩ, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam,TPHCM.

31. Hồ Hiếu, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên CB Phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ TP Đà Lạt, nguyên Chánh văn phòng Quận ủy quận 1, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Thành ủy TPHCM.

32. Phan Văn Thuận, Doanh nhân, Giám đốc công ty Phú An Định, TPHCM.

33. Trần Văn Mỹ, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giảng viên Đại học Sài Gòn, TPHCM.

34. Nguyễn Lê Thu An, cựu tù chính trị CônTPHCM Đảo, nguyên Tổng biên tập Báo Điện ảnh TPHCM.

35. Nguyễn Lê Thu Mỹ, cựu chiến sĩ biệt động khu Sài Gòn- Gia Định, CB hưu trí.

36. Nguyễn Văn Lê, nguyên Chánh Văn phòng Khu đoàn Sài Gòn-Gia Định, nguyên Chánh Văn phòng Ban Dân Vận TPHCM.

37. Trần Văn Nhiệm, nguyên Phó Giám đốc Sở Lao Động-TB và XH TpHCM.

38. Đào Công Tiến, PGS, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TPHCM.

39. Huy Đức. Nhà báo. TPHCM.

40. Hoàng Lại Giang, nhà văn. TPHCM. 

.

41 nhận xét :

  1. Đề nghị nên thêm một dẫu “phẩy” và thêm một chữ “là” ở đoạn thứ 2 cho rõ nghĩa hơn, cụ thể:
    Trước sự kiện này, một số cơ quan Đảng – Nhà nước, hệ thống báo chí, truyền thông chính thức loan tải thông tin bình luận đó là một thành tựu to lớn của nhân quyền Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý‎ của Nhà nước các cấp, (là) niềm hãnh diện của Đất nước, của Nhân dân ta.
    -------------
    Việc kiến nghị thành lập "Nhóm tổ chức xúc tiến Nhân Quyền của nhân dân", tôi thiết nghĩ là phù hợp với xu thế thời đại, lại trong điều kiện mà Việt Nam vừa tham gia và được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, cứ nói đến “mít tinh”, “biểu tình”, “tụ tập đông người”… thì nghe chừng Đảng ta rất sợ, cho nên khó mà thực hiện được trên thực tế, ngoại trừ các bác phải tiên phong bằng các hành động cụ thể và bằng nhiều hình thức khác nhau.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Quý nói làm sao chứ đảng gắn bó mật thiết với dân thì làm sao lại sợ dân tụ tập đông người? Bác Quý nói cứ như đảng đang như kẻ mắc bệnh trầm cảm không bằng?

      Xóa
    2. Đảng ta sợ cái gì thì chúng ta cứ bám vào cái đó,nên mời đại diện các đại sứ quán,các cơ quan truyền thông quốc tế tham gia vào các buổi meeting, hội họp...

      Xóa
    3. Trên danh sách toàn là những nhân sỹ trí thức, dân chúng tôi nhìn thấy đã cảm thấy rất phấn trấn rồi. Chỉ cần đợi một ngày không xa nữa toàn dân tộc từ Bắc vào Nam cùng một lòng đứng lên thay đổi đất nước. Khi đó chuyện xuống đường hay không xuống đường theo một quy luật tự nhiên thì làm gì có tà quyền nào cản nổi. Sức dân như sức nước, như dòng thác lũ làm gì mà cản được.

      Xóa
  2. Những bước tiến của tiến trình Xã hội Dân sự từ Diễn đàn Dân sự, Tuyên cáo thành lập Phụ nữ Nhân quyền VN, rồi đến Tổ chức Hội đồng Thúc đẩy nhân quyền và sẽ còn tiếp tục. Những tín hiệu đáng mừng cho Nhân Dân Việt chúng ta.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TÔI RẤT ĐỒNG Ý VỚI BẠN VỀ NHẬN XÉT NÀY, NHƯNG MÀ THEO TÔI CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN THỰC TẾ CỦA CÁC HỘI, DIỄN ĐÀN ... MỚI LÀ QUAN TRỌNG VÀ CÓ Ý NGHĨA CƠ. RẤT MONG RẰNG MỌI NGƯỜI CÙNG THÚC ĐẨY CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ NÀY.

      Xóa
  3. Hoan nghênh Kiến nghị của các trí thức nhân sĩ t/p HCM.

    Trả lờiXóa
  4. Đề nghị HỘI ĐỒNG THÚC ĐẨY NHÂN QUYÊN ra lời kêu gọi đồng bào xuống đường chào mừng Việt Nam được gia nhập tổ chức nầy trong ngày Hội Đồng ra mắt và mời Bộ Trưởng Ngoại Giao cùng tham dự.

    Trả lờiXóa
  5. Tuyệt vời rất khâm phục các trí thức nhân sĩ Sài Gòn của chúng ta.

    Dân nghệ

    Trả lờiXóa
  6. Hoan nghênh việc làm cần thiết cho một nền DÂN CHỦ THỰC SỰ Ở VIỆT NAM của các nhân sĩ trí thức Sài Gòn!
    Hy vọng rằng, từng việc làm này sẽ được nhân rộng khắp cả nước, đông đảo các tầng lớp Nhân Sĩ Trí Thức và Nhân Dân tham gia nhằm thúc đẩy nhanh quá trình thực thi nhân quyền tại Việt Nam!!!

    Trả lờiXóa
  7. Trên cả tuyệt vời !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trí thức Sài Gòn tuyệt vời thế còn trí thức miền thì đâu rồi, sao không thấy lên tiếng ?

      Xóa
  8. Sự dấn thân thời nào cũng có, khi Đất nước lâm nguy, Dân tộc VN lại rũ bùn đứng lên.
    Cảm ơn các bậc Sĩ phu hữu trách.

    Trả lờiXóa
  9. Chỉ có Trí thức mới là những người tiên phong dám xả thân vì dân tộc ,vì đất nước...

    Trả lờiXóa
  10. Ấy chết! Các vị nhân sĩ... đừng hăng hái, tích cực quá như thế, mọi việc đều đã có đảng và nhà nước lo! Sẽ có nhân quyền cho các vị, cho nhân dân của các vị, chỉ có điều theo cách mà đảng cho phép, nhé!

    Trả lờiXóa
  11. Các vị cứ thế mà làm, đảng sẽ muôn lần cám ơn các vị đấy!

    Trả lờiXóa
  12. Tương kế tựu kế, quá tuyệt!

    Trả lờiXóa
  13. Tôi nghĩ bất cứ vị lãnh đạo nào của nước ta hiện nay - từ cấp trung ương đến địa phương, từ cấp lớn nhất đến các cấp nhỏ hơn - mà còn chút lòng thành với quốc gia và dân tộc, thì phải lấy làm mừng với những đề nghị đầy thiện chí và đầy tính đối thoại như Kiến nghị trên đây.

    Đây là những bài thuốc tuyệt vời để chấm dứt nạn tham nhũng, nạn mua quan bán chức, nạn kiêu binh... đang xé nát đất nước này. Đây cũng là những bước đi khôn ngoan nhất, ít xáo trộn và đổ vỡ nhất, để chuyển đổi đất nước đến một tương lai an toàn và tốt đẹp hơn.

    Hãy lắng nghe khát vọng và ý chí của người dân, cả dự kiên nhẫn của người dân, kẻo không còn kịp nữa!

    Trả lờiXóa
  14. Đề nghị mở rộng danh sách cho mọi người được chung tay ký vào bản kiến nghị.
    Cám ơn các nhân sỹ trí thức , xin cám ơn.

    Trả lờiXóa
  15. Người sông Tiềnlúc 08:21 28 tháng 11, 2013

    Tôi hoan nghênh giới trí thức Sài Gòn kiến nghị tổ chức Hội đồng thúc đẩy nhân quyền và cầu mong cho việc này sớm mở rộng ra cả nước.

    Trả lờiXóa
  16. HOÀN TOÀN ỦNG HỘ CÁC VỊ.
    CHỈ CÓ ĐIỀU BUỒN LÀ: LẼ RA NHÀ NƯỚC PHẢI CÓ TRÁCH NHIỆM CHỦ ĐỘNG LÀM NHỮNG VIỆC NÀY, NHƯNG NHÀ NƯỚC KHÔNG NHỮNG KHÔNG LÀM MÀ ĐỂ DÂN PHẢI KIẾN NGHỊ DÀI DÀI...

    Trả lờiXóa
  17. Mong sao phong trào này được các nhân sĩ nhân rộng ra khắp các miền Tổ quốc

    Trả lờiXóa
  18. Hay quá,tôi cứ tưởng VN-quê hương tôi đã chết,nhưng tôi sai rồi,còn sống và vẫn còn sống đấy- CÒN TRÍ THỨC DẤN THÂN THÌ TỔ QUỐC CÒN HƠI THỞ MÀ !cầu chúc tiến nhanh tiến mạnh!

    Trả lờiXóa
  19. Nhiều kiến nghị gởi cho người cầm quyền đã rơi vào quên lãng, ví dụ việc góp ý sửa đổi hiến pháp. Việc này rồi cũng thế thôi vì ai trong những người cầm quyền lắng nghe. Người nói thì phải có người nghe, nếu không thì độc thoại.

    Trả lờiXóa
  20. Cầu chúc thắng lợi !

    Trả lờiXóa
  21. Hoan nghênh và hưởng ứng việc làm trên của các trí thức thành phố HCM. Trong lịch sử , trí thức luôn là lực lượng mớ đầu cho các cuộc đấu tranh vì sự thật, công lý và hòa bình. Mong rằng nhiều trí thưc, cựu quan chức, đảng viên thức tỉnh và tập hợp dưới ngọn cờ đấu tranh vì tự do, dân chủ, hòa bính , độc lập dân toccj và hạnh phúc của nhân dân.

    Trả lờiXóa
  22. Hồi em hoc lớp 5, có một thằng học sinh trong lớp học dốt và đầu gấu mắt dạy, hay đánh các bạn trong lớp. Cô giáo chủ nhiệm bằng biện pháp chuyên môn thế nào mà bầu thằng đó vào Ban cán sự lớp. Sau 1 thời gian, thằng này tiến bộ hẳn: học khá lên, không đầu gấu đánh bạn nữa, ứng xử có văn hóa... Rồi một hôm có một thằng học lớp bên bỗng dưng tuyên bố: Việc GVCN bầu thằng này vào ban cán sự lớp là cái tát thẳng vào mặt vào các Thày cô, bạn bè, bố mẹ đẻ ra nó vốn đã từng phê phán về những khuyết điểm của nó!!!

    Trả lờiXóa
  23. Hãy tập hợp toàn dân lại quí vị ạ,đưa kiến nghị làm gì,chắc chắn họ không đọc và cũng chẳng một chút quan tâm !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sáng kiến đấu tranh quá hay đấy bạn ạ. Chúng ta cần là cần tiếng nói chung, chúng ta cùng nhau đòi lại công lý cho chính mình. Dù nhà cầm quyền có giả mù giả điếc thì bản thân họ thực ra cũng đã nghe và đọc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chúng ta cần tránh sự đàn áp và đổ máu vô ích. Chúng ta từ một người, đến mười người rồi đến cả trăm người, vạn người... cùng cộng hưởng với nhau, ngày đó đang đến rất gần.

      Xóa
  24. Hoàn toàn đúng,toàn dân sẽ ủng hộ-Quyền lợi của người dân có từ khi họ mới mở mắt chào đời,cớ sao mãi đến giờ chúng ta mới mon men,len lén nói đến nhân quyền là sao ??? Ai đã ngăn chặn,ai đã cướp mất quyền lợi thiêng liêng này ?

    Trả lờiXóa
  25. Xã hội dân sự theo quy luật tất yếu đang lừng lững như cơn sóng thần không có bạo quyền nào chống đỡ nổi...Nhận thức của con người đã thay đổi đó là diều quyết định, tầm nhìn của con người trong tích tắc đã chiếu rọi đến toàn cầu nhìn rõ mọi trắng, đen, thật, giả,những gì tồn tại nhờ vào sự gian trá sẽ bị cuốn phăng như một thứ rác rưởi..."Khai dân trí" ước vọng của nhà Ái quốc Phan Chu Trinh đã thành hiện thực ở thé kỷ 21 này. Đó là nền móng cho ngôi nhà tự do, dân chủ, là tiền đề cho những thay đổi lớn lao...

    Trả lờiXóa
  26. Kiến nghị này phù hợp với hiến pháp VN 2013, phù hợp với công Ước QT về quyền con người. Làm được như vậy quốc tế sẽ đánh giá trách nhiệm cao của VN trong quá trình thực hiện các quyền phổ quát về quyền con người.

    Trả lờiXóa
  27. CPVN đã kí 14 cam kết với LHQ về thực thi nhân quyền để được bầu vào HĐ NQLHQ thì phải tự động và mau chóng thực hiện những cam kết đó chứ sao lại phải chờ NDVN thúc đẩy rồi mới làm ? Không lẽ muốn lừa cả LHQ nữa sao ?

    Trả lờiXóa
  28. Tôi đề nghị các bạn khi tham gia trên diễn đàn không nên để chữa NẶC DANH nữa. Các bạn còn sợ gì mà không dám để lại một danh tánh của mình chứ? Các bạn phải học gương dũng cảm của bác Lê Hiếu Đằng,... chứ?
    Rất mong các bạn suy nghĩ và ủng hộ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi nghĩ "nặc danh" hay "tên thật" không có gì quan trọng.
      Quan trọng là ý kiến có chân thành hay không, có nói đúng sự thật sự việc không, có vạch ra được cái chân tướng của sự việc không, nói chung đó có phải là những lời thanh nghị không ....
      Hay chỉ là chửi đổng, hay chỉ là cắn càn, như con chó, người chủ chỉ tay ở hướng nào thì sủa theo hướng đó (xin lỗi, chỉ muốn mượn hình tượng) ...
      Lời góp ý của bạn Thân Lê Khuyên cũng hay, và ta cũng nên tôn trọng việc thể hiện của các bạn ở trang thân thương nầy ...

      Xóa
    2. Đừng nên quên rằng số đông nhất trong chúng ta , vốn có tên là .........Nhân dân .

      Và từ Nặc Danh , bản thân nó cũng là một lực lượng rồi

      Xóa
  29. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 04:19 9 tháng 12, 2013

    Coi thời sự trên VTV 1 các ĐB nặng kí ở QH báo cáo cử tri . Cụ TBT NPT ở Hà Nội, cụ CTN Trương Tấn Sang ở TpHCM . Cụ nào cũng ve vuốt mấy cử tri già quen mặt . Lại còn hình ảnh CTN Trương Tấn Sang kí ban hành HP mà trong buổi lễ long trọng này lại chỉ có P.CTN, PThTg CP tham dự ! Trong khi đó nhân dân thờ ơ, các nhân sĩ trí thức lạnh nhạt . Các kiến nghị về thực thi NQ của các nhân sĩ trí thức TpHCM cũng chẳng được ĐBQH nào nhắc tới . Thế mà lại bảo ý Đảng lòng Dân . Cứ xem những hình ảnh đó thì thấy ý Đảng một đàng, lòng Dân một nẻo . Toàn những lời sáo rỗng nhắc đi nhắc lại hoài . Nghe mãi phát chán . Ý Đảng lòng Dân như cơm nguội, thậm chí cơm hẩm lại thiu !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lòng dân đã bị ý đảng hút sạch sành sanh rồi nên đang rỗng tuếch rỗng tóac ra đây.

      Xóa
  30. Họ đã thấy sai lầm khi vào Hội đồng nhân quyền.Nên không thấy làm rùm beng chuyện này

    Trả lờiXóa
  31. Nếu tất cả 40 vị này đồng loạt từ bỏ Đảng thì hiệu ứng mới mạnh. Góp ý mãi có được gì đâu? Từ vụ kiến nghị 72...đến nay các Bác có dám làm như Bác Lê Hiếu Đằng và Phạm Chí Dũng chưa?. Xin 40 vị hãy đồng loạt rời Đảng nếu có thể. Lúc đó sẽ tạo nên làn sóng mạng mẽ.... và lúc đó mong ra các kiến nghị của các Bác mới mong được Đảng suy nghỉ lại. Xin Bác Diện nếu có thể cho hiện coment này để rộng đường suy nghỉ.

    Trả lờiXóa
  32. Xin các Bác rời khỏi Đảng, tập hợp những cựu Đảng viên lại, càng đông càng tốt. Đến khi có khoãng 100 ngàn Đảng viên rời Đảng thì lúc đó việc gì chẳng kiến nghị được hở các Bác?

    Trả lờiXóa