Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

50 NGƯỜI CHẾT VÀ MẤT TÍCH TẠI MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN DO LŨ XẢ


Miền Trung-Tây Nguyên: 
50 người chết và mất tích do mưa lũ
Cập nhật, 10:25, Chủ Nhật, 17/11/2013 (GMT+7)
 

Sáng 17/11, thông tin từ Văn phòng Trung tâm PCLB Khu vực miền Trung – Tây Nguyên cho biết, do ảnh hưởng của bão số 15 và mưa lũ, đã gây thiệt hại nặng tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.

Theo báo cáo nhanh từ các tỉnh, tính đến sáng 17/11, đã có 24 người chết, 10 người mất tích và 16 người bị thương do mưa lũ. Cụ thể, trong 24 người chết, tại tỉnh Quảng Nam có 2 người, Quảng Ngãi 8 người, Bình Định 12 người, Kom Tum 1 người, Gia Lai 1 người. Trong số 10 người mất tích, tại tỉnh Quảng Ngãi 4 người, Quảng Nam 1 người, Bình Định 2 người, Phú Yên 1 người, Khánh Hoà 1 người và Gia Lai 1 người. Ngoài ra, mưa lũ đã làm 15 người tại Quảng Ngãi và 1 người tại Bình Định bị thương.


Mưa lũ làm ngập nhiều tuyến đường gây chai cắt giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Mưa lũ làm ngập nhiều tuyến đường gây chia cắt giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi


Mưa lũ cũng đã làm 53 ngôi nhà bị đổ, sập, trôi; trong đó, tỉnh Quảng Ngãi có 32 nhà, Bình Định 6 nhà, Phú Yên 14 nhà, Khánh Hoà 1 nhà; 166 ngôi nhà bị tốc mái (Quảng Ngãi 82 nhà, Bình Định 84); 109.452 nhà bị ngập (Thừa Thiên Huế 11.141, Bình Định 98.094, Phú Yên 187, Ninh Thuận 30, riêng tỉnh Quảng Nam chưa có báo cáo cụ thể). Tổng diện tích lúa bị úng ngập, hư hỏng 1.062 ha và diện tích hoa màu bị úng ngập, hư hỏng 691 ha.


Các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên và TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam) ngập trên diện rộng. Hiện, vùng ngập đã giảm khá, còn ngập những vùng thấp trũng hạ du sông Thu Bồn.


Hơn 40 xã tại lưu vực các sông như Sông Vệ, Trà Khúc, Trà Câu, Trà Bồng trên địa bàn các huyện Nghĩa Hành, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, TP. Quảng Ngãi, Đức Phổ, Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã bị ngập sâu, nhiều địa phương bị cô lập. Hiện tại, hạ du sông Vệ, sông Trà Câu còn ngập, các khu vực khác giao thông đã trở lại bình thường. Trước đó, tính đến 17h 15/11, toàn tỉnh bị ngập trên diện rộng, nhiều khu vực bị cô lập hoàn toàn, nhiều xã bị chia cắt do tuyến giao thông và cầu bị ngập; trong đó, huyện Ba Tơ có 3 khu vực dân cư bị cô lập hoàn toàn, huyện Nghĩa Hành có 9/12 xã bị ngập, huyện Sơn Hà 7 xã bị chia cắt do tuyến đường giao thông và cầu bị ngập...


Tỉnh Bình Định cũng bị ngập trên diện rộng. Toàn tỉnh có 98.094 nhà (trên 41 xã/10 huyện) bị ngập. Trong đó, huyện Tuy Phước bị ngập 80% diện tích với 36.000 nhà/45.000 người. Nhiều xã bị nước lũ chia cắt, cô lập. Mưa lớn đã gây lũ quét tại các xã An Dũng, An Vinh, An Nghĩa, An Toàn, An Quang (huyện An Lão). Toàn bộ hệ thống đê Đông hầu hết bị ngập (42/47km), độ sâu ngập trung bình 0,5m chỗ ngập sâu nhất 1m. Hiện tại vùng ngập đã giảm mạnh, còn ngập những vùng thấp trũng hạ du sông Côn, sông Lại Giang. Tỉnh Phú Yên cũng bị ngập khu vực dọc bờ sông Cầu, Đồng Xa, Kỳ Lộ tại 3 huyện gồm các huyện Sông Cầu, Tuy An, Đồng Xuân. Hiện tại cơ bản đã hết ngập, chỉ còn ngập những điểm thấp trũng.


Trước đó, trên địa bàn tỉnh Bình Định và Phú Yên có nhiều tuyến đường và cầu bị ngập làm chia cắt giao thông...


Duy Lợi
.

10 nhận xét :

  1. Anh Diện ơi! giờ những người nông dân ở quê tôi đi kiện ai đây?
    Lúa giống và cả lương thực dự trữ đều hư hỏng hết! heo,trâu, bò. gà...củng đi với bà thủy rồi! không còn gì nữa cả!?

    Trả lờiXóa
  2. Đề nghị QH ngừng ngay việc hội họp xuống ngay vùng lũ lụt thị sát tình hình đời sống của nhân dân cũng như để thấy rõ tác hại của thủy điện đang giáng xuống đầu bà con.

    Trả lờiXóa
  3. Làm cho lắm hồ, đập thủy điện vào rồi xả lũ chỉ chết dân lành!

    Trả lờiXóa
  4. Thảm hoạ 50 người dân chết , mất tích này = 50 % do mưa lũ + 50% do thuỷ điện xã lũ . Đây là bài học thành công của Bộ công thương đã cấp phép cho các nhóm lợi ích xây dựng thuỷ điện tràn làn , đã phá tan nát hết rừng và trở thành kẻ gây tội ác với dân tộc hiện tại và lâu dài .

    Trả lờiXóa
  5. Thiệt hại do mưa lũ ở miền Trung về người và của thật kinh khủng, nguyên nhân như mọi đã biết là từ khi xây tràn lan các thủy điện nhỏ, làm đập ngăn nước ở các con sông có độ dốc lớn, khi có mưa lại thi nhau xả lũ cứu đập, thế là lũ mạnh lên gấp nhiều lần. Liệu đã đến lúc phải phá bớt những cái đã xây? Lợi chả thấy đã thấy hại, thủy điện thành thủy ĐIÊN.

    Trả lờiXóa
  6. Người dân trong hình trông thật khốn khổ... Anh ta đang cố gắng định hướng tới cuối TK 21 rằng, con cháu anh ta phải có được cuộc sống không lầm than như hôm nay.

    Trả lờiXóa
  7. Chính phủ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường tánh mạng,tài sản,nhà cửa,hoa màu cho người dân vì đã triển khai xây dựng các dự án thuỷ điện tràn lan,không hoàn thành trách nhiệm giám sát,theo dỏi,đôn đốc các chủ dự án trong việc trồng rừng bổ sung theo qui định,mặt khác bất lực để bọn lâm tặc hoành hành phá rừng với mức độ khủng khiếp.Tóm lại đó là một chính phủ không chỉ "vô tích sự" mà còn là một chính phủ "hại dân".Mà theo Bác HCM,chính phủ nào hại dân thì người dân có quyền đuổi cổ chính phủ đó!Vấn đề là làm cách nào đuổi cổ "thằng ăn hại",bởi vì "nó" có súng ống và quyền lực trong tay và "nó" kiên quyết không từ bỏ"quyền lảnh đạo".....

    Trả lờiXóa
  8. Bài báo của Bộ GTVT tường thuật khá rõ những thiệt hại mà người dân gánh chịu, thôi thì cũng cám ơn. Nhưng vẫn ngao ngán vì suốt cả bài chả dám đả động gì đến việc các nhà máy thủy điện xả lũ cả.

    "... do ảnh hưởng của bão số 15 và mưa lũ..."!

    Trả lờiXóa
  9. P. THƯỜNG DÂN NAM bỘlúc 03:59 18 tháng 11, 2013

    Đề nghị các ĐBQH, các quan chức đầu não của Đ và NN trích một ngày lương, một tuần tiền công tác phí để cứu trợ nạn lụt miền Trung ! Ăn của Dân mà lo cho Dân như vậy sao ?

    Trả lờiXóa
  10. mục đích của chúng nó là lập dự án khai thác gỗ là chính. sau khi khai thác gỗ xong, tiền đầy túi phá thủy điện đi cũng được

    Trả lờiXóa