Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Võ Văn Tạo: CHI TIẾT "QUÊN" TRONG TIỂU SỬ TƯỚNG GIÁP

Chi tiết “quên” trong tiểu sử tướng Giáp
Võ Văn Tạo

Báo Tuổi trẻ ngày 6-10-2013, trên trang 3 đăng tiểu sử đại tướng Võ Nguyên Giáp, bên dưới bài đăng có dẫn nguồn Thông tấn xã Việt Nam. Toàn văn tiểu sử khá tường tận, từ khi còn là cậu học sinh 14-15 tuổi, đến các chức vụ qua từng giai đoạn. Giai đoạn cuối cùng (tháng 4 năm1981 đến tháng 12 năm 1986) ghi: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ). Tuy nhiên, có chi tiết trong giai đoạn này bị… “quên”. Đó là năm 1983, vị đại tướng lẫy lừng thế giới của Việt Nam còn “được” phân công kiêm nhiệm chức… “Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch”!

Tương tự câu chuyện Tề Thiên Đại Thánh, 72 phép thần thống biến hóa, bị giao chức Bật Mã Ôn (quan coi ngựa) trong Tây Du Ký, việc tướng Giáp bị giao coi ngó cái vụ… đặt vòng sinh đẻ, gây bức xúc xã hội, trong ngoài đàm tiếu. Nhiều lão thành cách mạng và tướng lĩnh tên tuổi coi đây là việc cố tình hạ nhục đệ nhất công thần khai quốc đức tài hiếm có. Không ít kẻ chê tướng Giáp quá hèn cam chịu. Cũng chẳng ít người coi việc ông tuân thủ vụ giao “đểu” việc như vậy là ý thức chấp hành sự phân công của Đảng, đặt lợi ích đại cục trên hết. Nhiều người cho rằng, đây là biểu hiện cự thể và rõ nét thái độ ganh ghét tị hiềm của mấy chóp bu đối với vị tướng có uy danh quá lớn. Coi đây là một sai lầm tệ hại đáng xấu hổ trong công tác tổ chức của Đảng, họ thật sự lo ngại cho Đảng, cho nhân dân và đất nước, khi lãnh đạo cấp cao chỉ lo giữ miệng, chóp bu tiểu nhân lộng hành như Triệu Cao (*) xứ Tàu thời Tần Nhị Thế.

Lịch sử là lịch sử. Sự thật là sự thật. Lẽ ra, chẳng nên “ém” chi tiết cực kỳ bi hài này như vậy, ngõ hầu họa chăng hậu thế có thể tránh được vết xe đổ?

V.V.T
_______________

(*) Theo Sử ký Tư Mã Thiên: Triệu Cao làm Thừa tướng, lộng hành tới mức đem hươu để trước mắt vua và đại thần, nói đây là ngựa. Hầu hết đại thần phải nói theo là ngựa. Tần Nhị Thế nghĩ mình bị loạn óc, nhìn ngựa lại hóa hươu.
Tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp
(Nguồn: Tuổi Trẻ, 6-10-2013, tr3 - Theo TTXVN)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp , tên khai sinh Võ Giáp, bí danh: Văn.

Sinh ngày 25-8-1911, tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Từ 1925 đến 1926, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào học sinh ở Huế; năm 1927 tham gia Đảng Tân Việt cách mạng (một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Năm 1930, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị địch bắt và kết án 2 năm tù. Sau khi ra tù, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục hoạt động tuyên truyền, gây cơ sở cách mạng trong thanh niên, học sinh. Năm 1936, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hoạt động trong phong trào dân chủ bán hợp pháp của Đảng ở Hà Nội; là biên tập viên các báo của Đảng: Báo Lao động, Báo Tiếng nói chúng ta, Báo Tiến lên, Thời báo Cờ Giải phóng.. . Đại tướng Võ Nguyên Giáp  được cử làm Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ.

Tháng 6-1940, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương; được Đảng cử ra nước ngoài gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Năm 1941, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về nước, tham gia công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng.

Tháng 12-1944, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Tháng 4-1945, tại Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ, được cử vào Ủy ban Quân sự Bắc Kỳ. Từ tháng 5-1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng mới, thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân; tháng 6-1945, được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Ủy ban Chỉ huy lâm thời Khu giải phóng.

Tháng 8-1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam; là Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được bổ sung vào Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 3-1946, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Chủ tịch quân sự, Ủy viên trong Chính phủ Liên hiệp; khi thành lập Quân ủy Trung ương, được cử làm Bí thư Quân ủy Trung ương. Tháng 10-1946, là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy quyền làm Tổng Chỉ huy Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam. Tháng 01-1948, đồng chí được phong quân hàm Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam .

Tháng 02-1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Từ tháng 9-1955 - 12-1979, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tháng 9-1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương; được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương; được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V và lần thứ VI của Đảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương.

Từ tháng 01-1980, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Phó Thủ tướng thường trực; từ tháng 4-1981 đến tháng 12-1986, là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ).

Đồng chí liên tục được bầu làm Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII.

Do công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, uy tín lớn trong và ngoài nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

24 nhận xét :

  1. Hãy còn chưa kể những năm học sinh Võ Nguyên Giáp ra Hà Nội học trường Albert Sarraut rồi học ĐH Luật Khoa Hà Nội, đậu cử nhân Luật, không được CQ Bảo Hộ cho phép hành nghề Luật .., được ô. Hoàng Minh Giám giới thiệu vào dậy học trường Tư Thục Thăng Long ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. THIẾU 2 CHI TIẾT NỮA:
      - Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bí thư Quân ủy TƯ (Tổng quân ủy), kiêm Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang nhân dân.
      - Năm 91 mới nghỉ hẳn. 82- 91 Chủ nhiệm UBKHH Gia đình + Chủ nhiệm UBKH-KT NN- Đây là những trọng trách vinh quang, Ông đã hoàn thành xuất sắc.
      - Tên khai sinh là Võ Nguyên Giáp. Võ Giáp là do Ông tự khai khi vào nhập Quốc học Huế.
      - Người duy nhất cho tới nay được thưởng 2 Huân chương Hồ Chí Minh.

      Xóa
  2. Dối trá và bịt thông tin là bản chất của nền chính trị bất chính.

    Bài đám tang đăng trên Bộ Lập:
    Đám tang
    Võ Trung Hiếu


    Khi bạn chết như một phó thường dân
    Hàng xóm và lũ trẻ con khu phố bắt đầu buôn chuyện
    Câu chuyện sẽ bắt đầu từ ngày bạn còn tè dầm
    Cho đến những lần bạn bị đòn và bắt đầu hò hẹn
    Những lần bạn thất tình và bị bỏ rơi
    Những thói hư tật xấu đến những thành công hay ho
    Có cả những chuyện bạn chưa từng làm
    Thậm chí còn chưa từng ý định ...


    Các đồng nghiệp sau khi thương cảm sẽ trà dư tửu hậu
    Sẽ thằng này con này tuy hay abc thế này nhưng được cái xyz thế kia
    Sau khi chén chú chén anh, nhân chia cộng trừ
    Họ sẽ tặc lưỡi bảo nhau, " Thôi, nghĩa tử là nghĩa tận "
    Những nén hương và những vòng khói trắng
    Sẽ tiễn bạn đi vào cõi vuông tròn

    Khi bạn qua đời như một yếu nhân
    Ngay cả nguyên nhân bạn chết cũng tạm trở thành bí mật
    Ngay cả ngày giờ bạn chết cũng tạm trở nên khuất tất
    Ngay cả nơi bạn chết cũng không phải ai cũng được quyền nói ra
    Bạn và sự tồn vong của bạn là con tin cho những ý đồ
    Bạn ra đi sẽ là điểm cộng hoặc trừ
    Cho một âm mưu, thế lực, quyền năng

    Bạn sẽ chẳng bao giờ được chết trong thoải mái tự do
    Báo chí sẽ tranh nhau đăng tin và khai thác
    Nói xin lỗi ... như kền kền mổ xác
    Những người thân yêu của bạn sẽ bất ngờ được báo chí ghé thăm
    Cả những bạn bè rất xưa của bạn cũng sẽ được quan tâm
    Những nhật ký, sổ tay, thư riêng sẽ được soi bằng kính hiển vi
    Những bí mật rất thiêng liêng của bạn sẽ lần lượt phơi dần ra ánh sáng

    Trong khi đó bạn nằm giữa những vòng tang trắng
    Bất lực lắng nghe lao xao những câu chuyện của mình
    Trên miệng thế nhân, trên báo chí, truyền hình ...

    Và có thể, biết đâu ngay khi đó
    Bạn muốn chết yên thân như con mèo con chó
    Không cần linh đình ồn ã ma chay
    Không cần những điếu văn sáo rỗng giả cầy
    Không cần những nước mắt sặc mùi kịch cọt

    Nói vậy mà bạn không thể nào làm khác được
    Đám tang của mỗi chúng ta là nhân quả của đời
    Cho dù bạn viết gì vào di chúc cũng vậy thôi
    Người chết không thể cản ngăn người sống

    Bạn có thể nằm ở chỗ khỉ ho cò gáy
    Tấm bia có thể còn sai chính tả, vẹo xiêu
    Hoặc tệ hơn bạn chỉ là nấm cỏ
    Nằm chơ vơ nơi vắng vẻ tịch liêu

    Nhưng vì một chủ nghĩa abc hay một tín điều
    Bạn có thể được lên khuôn, tạc tượng
    Rải khắp nơi từ thành thị đến nông thôn
    Cả núi đô-la sẽ được chi dần
    Để cho xác bạn vào đền đài lăng tẩm
    Rồi nằm đấy cho muôn người đến ngắm

    Nói cho cùng cuộc đời này là kịch
    Chúng ta đã và đang trong vai diễn của mình
    Cho đến khi tử thần cùng lưỡi hái vung lên
    Thì sân khấu vẫn cần người thay thế

    Phía sau những đám tang
    Trong những đám đông sụt sùi hương khói
    Có buồn vui thế thái những nỗi niềm
    Người đời lắm khi không gọi nổi thành tên


    6.10.2013

    VTH

    Trả lờiXóa
  3. Tôi được nghe kể chuyện rằng : Sau khi Ngài được phân công phụ trách ỦY BAN QUỐC GIA DÂN SỐ VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH (Theo Quyết định số 58/HĐBT, ký Ngày 11 tháng 4 năm 1984) thì trong một lần tiếp khách nước ngoài, có vị đã hỏi Ngài về công việc này, Ngài đã trả lời( đại ý): TÔI ĐẢM NHIỆM CÔNG VIỆC NÀY LÀ VÌ SỰ SỐNG CÒN CỦA ĐẤT NƯỚC TÔI và CỦA DÂN TỘC TÔI ! Như vậy, qua cách trả lời của Ngài, ta thấy rằng : Việc Ngài phụ trách Ủy ban Quốc gia dân số và Sinh đẻ có kế hoạch -là Công việc cực kỳ quan trọng ! Đồng thời Ngài còn bảo vệ danh dự cho người ký quyết định này-Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng Phạm Văn Đồng)! Hoan nghênh Báo TUỔI TRẺ đã hành động rất tế nhị và có văn hóa ! Quả là TUỔI TRẺ xứng Danh :CON HƠN CHA ( Một số cha cứ cố khơi lại quá khứ đau buồn của Dân tộc, của Đất nước, trong khi đã có quá nhiều đau thương và tổn thất vẫn chưa và vẫn rất khó hàn gắn (?)(!))LÀ NHÀ CÓ PHÚC !.

    Trả lờiXóa
  4. Không thấy giới truyền thông TQ bình luận hoặc loan tin. Chắc ông bạn vàng không ưa Đại tướng. Thế càng tốt. Thế là lòi đuôi ra rồi nhé. Đế quốc tư bản nguyên là kẻ thù còn khen ngợi mà ông bạn vàng lại không. Thế là thế nào. Lòi tâm địa ra rồi nhé.

    Trả lờiXóa
  5. Phụng chép một câu thơ của nhà vua Trần Thánh Tông, thành câu phụng vãn Võ đại tướng
    萬疊白雲遮故宅,
    一堆黃壤覆香名。
    Vạn điệp bạch vân già cố trạch,
    Nhất đôi hoàng nhưỡng phúc hương danh.
    (Mây trắng muôn tầng che ngôi nhà cũ,
    Đất vàng một nấm phủ danh thơm).
    Hoài An

    Trả lờiXóa
  6. Đại tướng Võ Nguyên Giáp ,lúc sinh thời, Người có lần tâm sự :<< Tôi làm tất cả việc này vì tôi nhận được ở Bác Hồ một điều khi cùng ở hang Pác Bó, khi lót cây để nằm, Bác có nói thế này :<< VIỆC GÌ DÙ NHỎ ĐẾN MẤY MÀ CÓ LỢI, CÓ ÍCH CHO NHÂN DÂN CHO TỔ QUỐC THÌ LÀM, VIỆC GÌ DÙ NHỎ MÀ CÓ HẠI CHO DÂN CHO NƯỚC THÌ NÊN TRÁNH .>>, cho nên khi Đảng giao cho tôi bất cứ nhiệm vụ gì tôi cũng nhớ tới câu nói đó .>>. Đại tướng Võ Nguyên Giáp-Anh hùng của Nhân dân, của Dân tộc. Ngài là Người có trái tim đầy nhiệt huyết, nhân ái, khoan dung, độ lượng và cao cả !

    Trả lờiXóa
  7. Bản Tiểu sử của Tướng Giáp do Ban Lễ tang chuẩn bị cùng với Thông cáo đặc biệt về Quốc tang được TTXVN đăng tải, từ TTXVN các báo đài đăng lại, trong chuyện này không phải là do Báo TUỔI TRẺ đã hành động rất tế nhị và có văn hóa !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở VN ta bây gìờ, tin tức liên quan đến thời sự hoặc các nhân vật thời đại, hơn 700 tờ báo cứ việc lấy từ nguồn tin " chính thức " để khỏi bị phiền phức, hệ lụy về sau. Vụ cờ 6 sao cũng thế, ai cũng thấy là có cái gì không ổn, nhưng không giám nói ra, VTV1 phát hình cờ 6 sao một cách thản nhiên, rồi phải chờ đến bọn "thế lực thù địch" lên tiếng, không chối cãi đuợc thì cuối cùng phải đổ thừa cho nhân viên cấp dưới. Một xã hội như vậy là đi nguợc lại với luận lý tríét học, không thể tiến bộ đuợc. TV

      Xóa
  8. Việc công bố tiểu sử của đai tướng Vó Nguyên Giáp thiếu chức danh Trưởng UBQGDS và SĐKH là việc làm thiếu trung thực với lịch sử nhằm che đậy bản chất theo ý đồ của một nhóm người hay cá nhân là khó chấp nhận.Việc Ngài trả lời(đại ý) là việc ngoại giao,còn việc nội tình là việc không thể thiếu trung thực dù sự thật đó có là điều đau đớn nhất.Nếu không làm thế thì không thể giáo dục lớp TUÔI TRẺ đạo đức làm người là phải trung thực,và như thế sự giả dối sẽ có cơ hội lên ngôi,một khi giả dối còn tồn tại thì"rất khó hàn gắn"mọi người về một mối để tạo nên sức mạnh được

    Trả lờiXóa
  9. Có 1 chi tiết trong các trận đánh tiêu biểu mà Đại tướng không tham dự nhưng trên đài truyền hình nói đến đó là chiến dịch Mậu thân 1968. Lúc này bác Hồ sang Trung quốc chửa bệnh chỉ được mời về nước mấy ngày trước tết để thông qua kế hoạch rồi trở lại Bắc kinh. Đêm giao thừa Mậu thân bác nhìn đồng hồ và báo cho ông Vũ Kỳ sự kiện xảy ra trong nước...
    Còn Đại tướng được "ưu ái cho di chửa bệnh ở Hungari" không hề được mời về Hà nội thông qua không hề được gửi quà và lẵng hoa nhân dịp tết( do Sơn Tùng kể lại). Nói vậy để đừng đưa Cụ Giáp về "công trạng" này mà ai cũng biết hậu quả sau đó như thế nào .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đồng ý với bạn về đểm này! Trong chiến dịch Mậu thân 1968 cả Bác Hồ và tướng Võ Nguyên Giáp đều đã phản đối cuộc tổng tiến công được manh nha từ những năm trước đó, vì sợ đánh được mà không giữ được, máu của cơ sở nội thành và quân du kích đổ vô ích vì sự trả thù. Trích: - "Ông Hồ Chí Minh nêu một số câu hỏi về tính khôn ngoan của kế hoạch này. Ông Hồ cho rằng đây là một kế họach không thực tế, và nhân dân không thể gánh vác nổi sự hy sinh quá lớn như vậy......Đây là sản phẩm chung của tướng Văn Tiến Dũng, thuộc cấp cao cấp nhất của tướng Giáp, và tổng bí thư Lê Duẩn, đối thủ lâu năm của vị tướng được cả quân dân miền Bắc ngưỡng mộ và thường gọi là anh Văn.......Hai nhân vật này đã xung khắc từ lâu. Những sự kiện được biết chắc chắn là: năm 1956 tướng Giáp được toàn Đảng coi là ứng viên sáng giá nhất cho chức vụ bí thư thứ nhất, thay thế Trường Chinh. Nhưng cuối năm 1957 Lê Duẩn qua mặt ông Giáp, được bầu chọn làm quyền Tổng bí thư. Giữa hai người cũng mâu thuẫn về vấn đề tái khởi phát chiến tranh ở miền Nam…..
      Tướng Văn Tiến Dũng là cấp dưới trực tiếp của đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cả chục năm, làm Tổng tham mưu trưởng dưới quyền tổng tư lệnh của ông Giáp. Tướng Dũng luôn có tham vọng thay thế tướng Giáp, và âm thầm thực hiện điều đó đã từ nhiều năm…. Giữa hai người này có nhiều khác biệt. Ông Giáp là người trí thức, luật gia xuất thân từ gia đình quan lại, trong khi ông Dũng thuộc gia đình nông dân, trình độ văn hoá chưa quá bậc tiểu học..... Nhưng được Lê Duẩn ủng hộ và ra công văn "đề nghị tướng Dũng thay tướng Giáp trong chức vụ Bí thư Quân uỷ Trung ương" - Hết trích!
      Mời các bạn theo link sau: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=473.50
      Khi họp lấy biểu quyết thông qua cuộc Tổng tiến công này, Bác Hồ có được mời về (cho có lệ), nhưng Bác đã bỏ phiếu trắng. Còn Tướng Võ Nguyên Giáp thì....đúng như bạn viết.
      Tôi còn nghe nói, về trận Khe Sanh tướng Giáp thấy đánh kiểu đó là "nướng quân" nên cũng phản đối, nhưng Ông đã không được toàn quyền quyết định như trận Điện Biên Phủ. Bởi lúc đó, bên Chính trị nhúng tay vào, và mọi quyết định do họ quyết là chính.

      Xóa
    2. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tướng Giáp đuợc cả thế giới biết đến như là một thiên tài quân sự. Nhưng trong cuộc chiến tranh gìũa khối CS và TB mà VN bị thời cuộc lôi cuốn vào ( 1954-1975 ) Đại Tường hầu như không phải là nhân vật quyết định mà là nguời thừa hành của những người kém tài, it học và giáo điều hơn ông. Vụ Khe Sanh, TTC tết Mậu Thân, Mùa hè 1972, CD Hồ Chí Minh 1975... với sử liệu còn rành rành. Ông đuợc thương tiếc với những lý do mà cả thế giới đều biết, nhưng còn lý do là ông là người trí thức, nhẫn nhục và hiền lành nhất sau chiến tranh. VT

      Xóa
  10. Xin bổ sung một phần tiểu sử của Đại tướng còn thiếu: Nguyên chủ nhiệm ủy dân số và sinh đẻ có kế hoạch.
    Không biết hiện thời ông Nguyễn phú Trọng - người kinh thông kinh sử Mac - Lê, lấy học thuyết Mac - Lê làm bữa thay cơm, khi đọc lại đoạn tiểu sử này của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp, lòng ông Trọng có thấy xốn xan.!

    Trả lờiXóa
  11. Với tất cả sự kính trọng tài năng và công đức của Đại tướng với đất nước, trong giờ phút đau thương, li biệt, tiểu sử của Người không nên quá chi tiết, và đặc biệt những khúc quanh nào đó, nếu có, không có ý nghĩa tôn vinh, thì cần nên lược bỏ. Võ văn Tạo không nên đặt ra v/đ thiếu ý nhị, và có tính xúc phạm này. Lịch sử là cái luôn đặt trong sự nhận thức của hiện tại, và mang lại ý nghĩa cho hiện tại

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tại sao bạn lại cho đó là sự xúc phạm, khi nó là sự thực? Nếu đó là sự "xúc phạm" tới danh tính của 1 vị Đại tướng Trí, Đức vẹn toàn, thì phải trách kẻ đã quyết định chuyển Ông sang làm công việc đó, và chính họ phải xấu hổ trước anh linh của Ông, vì sự "cố tình bôi nhọ" đó đã không làm giảm đi giá trị con người thực của Ông. Tôi được gặp Ông khi ông mới chuyển sang phụ trách ỦY BAN QUỐC GIA DÂN SỐ VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH, Ông vẫn rất vui, bình thản, chứ không tỏ ra oán trách hay bực bội. Đó chính là nhân cách lớn đấy bạn ạ! Vì ông quan niệm, việc nào cốt là phục vụ cho dân cho nước, cũng đều đáng trọng như nhau! Một Ông tướng mà bình dị như Ông, bạn có tìm thấy ở đâu trong thời buổi này không? Ông vĩ đại chính từ những điều mà bạn cảm thấy "xúc phạm" đó bạn ạ!

      Xóa
  12. 01:36 chờ mãi đến bây mới thấy ý của mình trình lên. Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện yêu quý ! Suốt từ tối Ngày mồng 4 tháng 10 đến nay, tôi liên tục gần như thường trực theo dõi các trang mạng thông tin về việc Đức Thánh Hiền -ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP Về Trời. Vị Anh hùng giải phóng Dân tộc Việt Nam, Thiên tài Quân sự của Việt Nam và của Nhân loại sống mãi trong tâm trí của mọi người ; Ngài sống mãi theo sự trường tồn của Vũ Trụ !

    Trả lờiXóa
  13. Công lao và sự nghiệp của vị Đại tướng huyền thoại của tổ quốc ta được năm châu ngưỡng mộ, kẻ thù bái phục vậy mà đã có những bọn vô lại 1 thời là đồng chí của ông ghen ghét ganh tị đã từng có âm mưu động trời ám hại Ông, nhưng may mắn có những người có lương tâm nên ông đã thoát nạn để trở về đời thường được nhân dân tôn vinh mãi mãi cho đến ngày Ông về cỏi tiên. Tiếng tăm của Ông sẽ mãi mãi lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ông sẽ yên nghĩ ở 1 nơi tĩnh lặng trên quê hương bốn bề sóng nước vổ về như ngày mới sinh được ôm ấp trong vòng tay mẹ mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đang chờ xem lễ an táng của ĐT có đuợc cử hành theo nghi lễ tôn giáo không ? Nếu ông theo Phật thì xin vong linh ông chóng xiêu thoát. ĐT muốn an nghỉ riêng biết ở Vũng Chùa, tôi thấy là quyết định quá hay, Ngài ĐT không tham, sân, không giáo điều chủ nghĩa xa lánh các "nhân vật giáo điều, tranh giành chức vị và quyền lợi" ĐT chiến đâu vì dân vì nước chứ không vì chủ nghĩa. TV

      Xóa
  14. Người ra đi rồi vẫn còn sống mãi trong lòng những người ở lại! Chả bù cho những người còn sống sờ sờ ra đấy nhưng người ta mong mà "đi" cho nhanh ! Thế mới biết: Sống Như Chết mà làm gì !

    Trả lờiXóa
  15. Tôi chưa thấy hoặc nghe một tướng lảnh na`o trên thế giới, nhất là một danh tướng như Đai-tướng Giáp, lại đi nhận chức “Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch". Một chức vụ và công việc không liên quan gì đến chuyên môn của mình thì chuyện thắc mắc hoặc đánh giá không có gì quá đáng nhất là khi báo chính thống của đảng lại cố tình giấu diếm thì tự nó đã phơi bày cái không tốt.

    Trả lờiXóa
  16. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hóa Thánh trong lòng dân. Thật hổ thẹn cho những kẻ đố kị, chèn ép, hãm hại ngài. Lịch sử sẽ quật mồ chúng mang đến tạ tội với ngài.

    Trả lờiXóa
  17. Là một người toàn tài thì làm gì chả được, cái chức sinh đẻ Cụ đảm trách vẫn hoàn thành xuất sắc đấy chứ , mà cái chức vụ ấy cả nước ai chả biết,ai chả bất bình . Tại sao báo đài lại ăn cắp ngay thành tích của Cụ , có xấu là xấu ở cái đám tiểu nhân phân công cho Cụ chứ đâu có hèn kém ở nơi Cụ .Cụ là một tấm gương mẫu mực cho mọi người dân Việt Nam noi theo , chả thế mà trong tất cả những ông to bà lớn của chính phủ VN tạ thế chỉ có Cụ Hồ là thứ nhất và đến cụ Giáp là thứ nhì được nhân dân xót sa thương tiếc đến vậy .
    Trước giờ phút sinh ly,tử biệt xin cúi đầu chúc Cụ yên nghỉ nơi chín suối về với tổ tiên và cũng cầu mong Cụ phù hộ cho những người con đất Việt luôn được bình an .

    Trả lờiXóa
  18. Cho tới nay, tôi chỉ biết có 3 người mà khi mất được nhân dân thương tiếc: 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thủ tướng Võ Văn Kiệt!. Và tôi cũng dám chắc rằng, từ rày về sau sẽ không còn vị nào đủ đức, đủ tài để được nhân dân thương tiếc khi tạ thế như thế nữa!.

    Trả lờiXóa