Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

TRUNG QUỐC "THỂ HIỆN MỘNG BÁ QUYỀN" QUA VIỆN KHỔNG TỬ Ở VIỆT NAM?


Trung Quốc ‘thể hiện mộng bá quyền’
qua Viện Khổng Tử ở Việt Nam? 

VOA Tiếng Việt 
24.10.2013 

Tin cho hay, ý tưởng thành lập Viện này ở Việt Nam đã được nhen nhóm từ năm 2009, nhưng theo nhận định của giới quan sát, những mối căng thẳng ở biển Đông đã làm cho dự án này bị trì hoãn.
 

Nhưng Bắc Kinh đã tỏ ra dịu giọng hơn trong chuyến thăm của ông Lý vì theo đánh giá của các chuyên gia, ‘Trung Quốc muốn tỏ ra rằng họ không hiếu chiến’ trong bối cảnh nước này ‘đang bị cô lập trong vấn đề tranh chấp lãnh hải’.
Tiến sỹ Nguyễn Nhã, nhà sử học có nghiên cứu về Trung Quốc, cho rằng Viện Khổng tử là ‘một trong những ý đồ của Bắc Kinh muốn sử dụng ảnh hưởng về văn hóa để thể hiện quyền lực mềm đối với Việt Nam’.

Ông nói: “Ngay cả Trung Quốc, thời kỳ Cách mạng văn hóa cũng đã đạp đổ hoàn toàn cả Khổng học cũng như Nho giáo. Bây giờ họ muốn dựng lại để tạo ảnh hưởng đối với các nước lân bang hay là các nước mà họ muốn gây ảnh hưởng”.

Báo chí trong nước đưa tin, Viện Khổng Tử ‘giảng dạy tiếng Hoa; đào tạo giáo viên Hoa ngữ; tổ chức thi trình độ tiếng Hoa; chiếu phim Trung Quốc; tư vấn du học; tổ chức các hoạt động trao đổi văn hóa, hữu nghị’.

Trong khi đó, blogger Paulo Thành Nguyễn cho rằng Viện Khổng tử là một trong những công cụ để Trung Quốc ‘thể hiện mộng bá quyền’.

Người từng lập cơ sở kinh doanh với ‘cam kết không bán hàng hóa Trung Quốc’ còn nói thêm rằng Trung Quốc đã truyền bá văn hóa của nước này ở Việt Nam ‘qua con đường phim ảnh từ lâu rồi’.

Ông nói: “Đó là một trong những mục đích để thể hiện bá quyền về văn hóa và giải trí. Tất cả đều lồng vào thông điệp mà Trung Quốc muốn gửi đến người dân Việt Nam để thông quá đó để rao giảng về văn hóa của họ”.
Về tác động của quyền lực mềm của Trung Quốc đối với Việt Nam, người được coi là cha đẻ của thuyết quyền lực mềm, Giáo sư tại Đại học Harvard Joseph Nye từng nhận định với VOA Việt Ngữ rằng ‘Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là Khổng giáo, trong một thời gian dài’.

‘Ngoài ra, Trung Quốc còn tìm cách truyền bá tư tưởng của mình. Người Trung Quốc cho rằng quá trình thích nghi của Đảng Cộng sản trong khi thực thi nền kinh tế thị trường là điều hấp dẫn đối với Việt Nam’, ông Nye nói.

Theo Tiến sỹ Nhã, sự mở rộng văn hóa của Trung Quốc ‘không phải là hướng có lợi cho Việt Nam’.

Ông nói: “Trung Quốc đã muốn và thể hiện quyền lực mềm trong kinh tế, và theo tôi, Trung Quốc đã khá thành công. Hàng hóa của Trung Quốc tràn lan và sự nhập siêu của Việt Nam thì quá lớn. Như thế theo tôi cũng là một sự lệ thuộc. Chỉ khi nào mình cân bằng được thì lúc đó mình mới thực sự thể hiện sự độc lập, tự chủ của mình”.

Trong một bài viết trên blog của mình, blogger Nguyễn Xuân Diện, cán bộ Viện Hán – Nôm ở Hà Nội, cho rằng giới lãnh đạo Việt Nam ‘có một sự hiểu biết rất hạn chế về văn hóa của Trung Quốc’.
Nhà nghiên cứu về văn hóa Việt Nam – Trung Quốc viết: “Việc tuyên truyền, gây sức ép cũng như ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc lên Việt Nam là quá mạnh. Có những công trình tu bổ hoặc xây mới mang đậm dấu ấn Trung Quốc. Có hàng loạt các ngôi chùa từ Nam chí Bắc trùng tu, trang trí theo kiểu Trung Quốc”.

“Để những học viện Khổng Tử như thế tồn tại ở Việt Nam đòi hỏi những nhà lãnh đạo về tư tưởng và văn hóa phải có sự hiểu biết sâu sắc, một bản lĩnh vững vàng. Nếu không, nó sẽ là cuộc xâm lăng về mặt văn hóa”, ông Diện viết.

Theo tờ Nhân dân Nhật Báo của Trung Quốc, hiện có khoảng hơn 400 Viện Khổng Tử do Trung Quốc tài trợ đặt tại các trường đại học trên toàn thế giới, trong đó có cả Mỹ và nhiều nước châu Phi.
Nguồn: VOA 

1 nhận xét :

  1. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 07:56 26 tháng 10, 2013

    Ngoài sức mạnh kinh tế đang lên hỗ trợ cho những phương tiện vũ khí hiện đại, TQ sử dụng đến sức mạnh văn hóa . Nhắc đến Tần thủy Hoàng làm cho người ta ghê sợ . Tội chôn học trò, chôn sách nho luôn đi liền với danh tiếng của ông ta . Gần đây nhắc tới Mao cũng làm ngừoi ta ghê sợ . Ghê sợ Mao cũng khác gì ghê sợ Staline . Còn lại khuông mặt Khổng Tử là có uy tín nhất trong văn hóa TQ . Nhiều người vẫn sùng bái Khổng Tử . Tây phương trước đây chưa biết nhiều về Khổng Tử do các sách của Khổng Tử và các triết gia khác của TQ chưa được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều . Nay thì nhờ các phương tiện truyền thông như phim ảnh, băng đĩa và các thành tựu của nền điện ảnh TQ với những tên tuổi lẫy lừng như Trương Nghệ Mưu, Củng Lợi, Lý tiểu Long v.v... làm cho phương Tây ngày càng biết nhiều về văn hóa TQ. Càng biết nhiều người ta lại càng muốn nghiên cứu thêm về Khổng Tử , về đạo Nho . Người ta muốn tìm hiểu do đâu mà TQ có một nền văn minh rực rỡ và có sức bành trướng không ngừng nghỉ suốt 30 tk ? Có phải đó là cái tác động của Nho học ?
    Lợi dụng mọi tinh thế, TQ không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào đễ phổ biến văn hóa của mình, tuyên truyền cho thế giới !

    Trả lờiXóa