Hà Nội, ngày 23/10/2013
Bài 2: Bình luận nhanh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
1992 sau đúng một năm tiếp thu, chỉnh lý (về Lời nói đầu, Chương I và Chương
II)
Trần Vũ Hải
Dựa vào trang web duthaoonline.quochoi.vn, chúng tôi tìm hiểu Dự thảo 1 đề ngày 18/12/2012 (DT1) và Dự thảo 4 đề ngày 17/10/2013 (DT4). Sau đây là một số nhận xét nhanh về 02 Dự thảo này:
I/. Về lời nói đầu và Chương I (Chế độ chính trị):
1, Lời nói đầu của DT4 về cơ bản như
lời nói đầu của DT1 nhưng đã được rút ngắn bằng khoảng 2/3 so với DT1.
2, Các điều 1 và 2 DT4 về cơ bản
được giữ nguyên ý như DT1 ( điều 2 có bổ sung thêm đoạn “nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do
nhân dân làm chủ”).
3, Các điều 3 và 4 về cơ bản được giữ
nguyên. Tuy nhiên có 02 lưu lý:
a, Tại điều 3 thêm đoạn “Nhà nước….tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con
người, quyền công dân…”
b,Tại điều 4 DT1 Đảng cộng sản Việt Nam (“ĐCSVN”)
theo Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong khi tại điều 4
DT4, ĐCSVN lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Chúng tôi sẽ sớm trở lại bình luận
điều 4 DT4.
4, Các điều 5, 6, 7 của DT4 cơ bản
vẫn được giữ nguyên ý như DT1, có thay đổi một chút về mặt ngôn từ.
5, Điều 8 của DT4 được rút ngắn so
với điều 8 DT1 nhưng về cơ bản không khác ý.
6, Các điều 9, 10 về cơ bản được giữ
nguyên ý. Điều 9 DT4 ghi rõ thêm các tổ chức chính trị - xã hội gồm Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam,
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu
chiến binh Việt Nam là những thành viên của Mặt trận Tổ quốc.
7, Khoản 1 điều 11 DT4 được giữ
nguyên (như DT1). Tuy nhiên khoản 2 của điều 11 DT4 có điều chỉnh đáng lưu ý so với DT1 là bỏ cụm
từ xâm
phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân ra khỏi nhóm hành vi bị nghiêm
trị. Một sự điều chỉnh khó hiểu?( Mời
các bạn tìm hiểu thêm và bình luận).
8, Điều 12 của DT 4 về cơ bản được
giữ nguyên ý của DT1. Điều 13 của DT4 ghép điều 13 và điều 14 của DT1, về cơ
bản như DT1.
Nhận xét chung:
Nội dung Lời nói đầu và Chương I (Chế độ chính trị) của DT4 so với nội dung Lời
nói đầu và Chương I của DT1 không có khác biệt đáng kể.
II. Về chương II (Quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân)
1, Điều 14 của DT4 tương ứng với điều
15 DT1. So với DT1 được bổ sung thêm:
a, Cụm từ “về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” sau cụm từ “quyền con người, quyền công dân”. Theo chúng tôi, việc ghi rõ thêm các
quyền này chưa chắc đã bao quát hết quyền công dân, quyền con người.
b, Bổ sung khoản 2 “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể
bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của
cộng đồng” là đoạn được ghi trong khoản 3 điều 17 DT1.
2, Điều 15 của DT4 tương ứng với điều
16 và điều 20 của DT1. Đáng chú ý khoản 4 DT4 đã sử dụng câu: “Việc thực hiện quyền con người, quyền công
dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác” thay câu trong khoản 2 điều 16 của DT1 “Không được lợi dụng quyền con người,
quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích
hợp pháp của người khác”. Theo chúng tôi hai câu này đều chưa thích đáng.
3, Các điều 16, 17 và 18 của DT4 về
cơ bản giữ nguyên ý của các điều 17, 18 và 19 của DT1. Tuy nhiên khoản 2 của
điều 18 DT1 (nói về công dân Việt Nam có quốc tịch nước khác) đã bị
loại bỏ khỏi DT4.
4, Điều 19 của DT4 tương ứng với điều
21 của DT1, được điều chỉnh như sau:
Điều 21 DT1:
1. Mọi người đều
có quyền sống.
2. Hình phạt tử
hình chỉ áp dụng đối với một số ít tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định
trong luật.
Điều
19 DT4:
Mọi người có quyền
sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính
mạng một cách trái luật.
Bình luận: Phải chăng có luật tước đoạt tính mạng?
5, Điều 20 của DT4 tương ứng với điều
22 của DT1, về cơ bản giữ nguyên ý của DT1. Tuy nhiên có thêm hai ý sau:
a. Quy định về việc bị bắt (mà DT1 bỏ quên chưa quy định, không rõ lý do gì).
b. Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác (sẽ được luật định).
6, Điều 21 của DT4 (về bí mật cá
nhân, thư tín) có 02 điều chỉnh nhỏ so với điều 23 của DT1.
a, Đoạn trong khoản 1 điều 21 của
DT4: “Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của công
dân được bảo đảm an toàn và bí mật” thay thế đoạn trong khoản 1 điều 23 của DT1: “Không được phép thu thập, lưu giữ, sử
dụng và phổ biến thông tin về đời sống riêng tư, bí mật gia đình và bí mật cá
nhân của người khác nếu không được người đó đồng ý”
b, Đoạn trong
khoản 2 điều 21 của DT4: “Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ
trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin
riêng tư của người khác” thay thế đoạn trong khoản 2 điều 23 của DT1: “Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư
tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của
công dân do luật định”
7, Điều 22 (về quyền chỗ ở và bất khả xâm phạm về chỗ ở)
của DT4 về cơ bản không khác DT1, tương ứng ở các điều 24 và 37 của DT1. Tuy
nhiên DT4 bỏ đoạn của khoản 2 điều 37 DT1 “Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để công dân có nơi ở”. Điều 23 (về quyền tự do đi lại và
cư trú) của DT4 giữ nguyên nội dung của điều 25 DT1.
8, Điều 24 (về quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo) của DT4 tương ứng với điều 26 của DT1, nội dung cơ bản không
đổi, trừ đoạn “Nơi thờ tự
của tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ”của khoản 2
điều 26 DT1 (cũng là nội dung trước đây
của điều 70 Hiến pháp 1992) đã bị loại khỏi DT4.
Bình luận:
Đây là vấn đề nhạy cảm, chúng tôi không rõ tại sao Ủy ban dự thảo lại loại bỏ
nội dung này.
9, Điều 25 của DT4 (về các quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình)
về cơ bản giữ nguyên ý của điều 27 DT1.
Bình luận:
Những quyền này là những quyền chính trị, dân sự rất quan trọng, lẽ ra phải
được tách thành những điều riêng, ghi rõ hơn, nhưng có vẻ Ủy ban dự thảo không
quan tâm đến những ý kiến của nhiều người về những quyền này.
10, Điều 26 của DT4 (về bình đẳng
giới) tương ứng điều 28 DT1, về cơ bản giữ nguyên ý của DT1. Riêng đoạn của
khoản 1, điều 28 DT1 “Công dân nữ và nam bình đẳng và có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
và gia đình” được rút gọn trong khoản 1 của điều 26 DT4 “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt”.
11, Các điều 27, 28, 29 của DT4 (về
quyền bầu cử, ứng cử, quyền biểu quyết khi trưng cầu ý dân, quyền tham gia quản
lý Nhà nước, xã hội, tham gia thảo luận, kiến nghị) tương ứng với các điều 29,
30, 31 của DT1, về cơ bản không khác nội dung của DT1. Tuy nhiên, DT4 có bổ
sung 02 ý :
a, Thêm cụm từ “theo quy định của luật” đối với quyền ứng cử, bầu cử.
b, Thêm điều kiện đủ 18 tuổi trở lên đối với quyền biểu
quyết của công dân khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
Bình luận:
Quyền ứng cử, bầu cử của công dân rất quan trọng, nhưng với việc bổ sung cụm từ
trên, quyền này có thể không còn là quyền đương nhiên (đặc biệt là quyền ứng
cử).
12, Điều 30 của DT4 (về quyền khiếu
nại, tố cáo) tương ứng với điều 32 của DT1, có điều chỉnh so với DT1, theo
hướng giảm trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, công chức, viên chức và cá nhân có
thẩm quyền khác khi tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cụ thể DT4 đã bỏ
cụm từ “kịp thời, đúng pháp luật” được
DT1 ghi sau cụm từ “tiếp nhận, giải quyết”.
Bình luận: Lẽ
ra phải tăng trách nhiệm, trong đó khả năng xử lý những cá nhân có thẩm quyền không
tiếp nhận hoặc giải quyết không đúng hạn, đúng pháp luật, DT4 đã tạo điều kiện
để những người này tiếp tục phớt lờ nghĩa vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo như
bấy lâu nay mà không lo bị truy cứu trách nhiệm. Mặt khác, quyền khởi kiện ra Tòa án
là một quyền dân sự, chính trị rất quan trọng cần được bảo đảm đã không được
ghi nhận trong DT4 (kể cả trong chương về Tòa án, Viện kiểm sát). Rõ ràng những
khiếm khuyết này đã không đảm bảo được những đặc tính của Nhà nước pháp quyền.
13, Điều 31 của DT4 (về quyền của
người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử) tương ứng với điều
33 của DT1, nội dung có điều chỉnh đôi chút, đưa ra khái niệm người bị buộc tội. Theo chúng tôi, văn
phong của điều 31 của DT4 kém văn phong của DT1 và chưa khắc phục được sai sót
của DT1. Xin đưa ra 02 dẫn chứng:
a, Khoản 1 điều 33 của DT1 “Không ai bị coi là có tội khi chưa có
bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”
bao quát và chính xác hơn khoản 1 điều 31 của DT4 “Người bị buộc tội được coi là không có
tội cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Vì thực tế
có những người không bị buộc tội (chưa bị khởi tố, truy tố) nhưng vẫn bị nhà chức
trách, báo chí xử sự như họ đã có tội.
b, Khoản 3 điều 31 DT4 giữ nguyên
đoạn “ không ai bị kết án hai lần vì một
tội phạm”của khoản 3 điều 33 DT1. Quy định này không chính xác, lẽ ra phải
viết không ai bị kết án hai lần vì một
hành vi phạm tội.
Bình luận:
Chúng tôi cho rằng việc tước tự do, buộc tội và xét xử cần quy định rất rõ
trong Hiến pháp như trong Hiến pháp nhiều nước và trong Công ước quốc tế về các quyền dân
sự và chính trị (Việt Nam gia nhập năm 1982). Công ước quốc tế này có
53 điều, có ít nhất 07 điều điều chỉnh về những vấn đề trên. Đáng tiếc DT4 đã
chưa đáp ứng được tầm quan trọng của những vấn đề này. Chúng tôi sẽ trở lại vấn
đề này trong một bài khác.
14, Các điều 32, 33 của DT4 (về quyền
sở hữu, quyền kinh doanh) tương ứng với các điều 34, 35 DT1, có 03 điều chỉnh đáng
kể so với DT1:
a, Thêm vào khoản 1 điều 32 DT4 đoạn “đối với đất đai thì theo quy
định tại Điều 53 và Điều 54” so với điều 34
DT1.
b, Quy định quyền trưng mua, trưng dụng của Nhà nước (bồi thường theo giá thị
trường) thành một khoản của điều 32 DT4 (DT1 quy định về vấn đề này ở điều 57
khoản 3).
c, Bỏ quy định Nhà nước bảo hộ quyền tự do kinh doanh (trong khoản 2 điều 35 DT1)
ra khỏi điều 33 DT4.
Bình luận:
Những điều chỉnh đáng kể này không có lợi hơn cho công dân (tăng quyền, giảm
trách nhiệm cho Nhà nước).
15, Các điều 34 (về an sinh xã hội),
điều 35 (về việc làm), điều 36 (về hôn nhân, gia đình), điều 37 (về trẻ em,
thanh niên, người cao tuổi) của DT4 được thiết kế để thay thế các điều 36, 38,
39, 40 của DT1. Nói chung, DT4 về những vấn đề này có những điều chỉnh nhất
định so với DT1 như thêm quy định trẻ em
được tham gia các vấn đề về trẻ em (khoản 1 điều 37 DT4), thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động
và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống
dân tộc, ý thức công dân, đi đầu trong công cuộc lao động và bảo vệ Tổ quốc (khoản
2 điều 37 DT4), nhưng chuyển quy định như Nhà nước và xã hội có trách nhiệm giúp đỡ người cao tuổi, người khuyết
tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người nghèo (khoản
2 điều 36 DT1) sang điều 59 khoản 2 DT4, bỏ quy định Nhà nước có chính sách, pháp luật bảo đảm quyền trẻ em (khoản 2
điều 40 DT1)
16, Các điều
38 (về sức khỏe, y tế), điều 39 (về học tập), điều 40 (về quyền nghiên cứu khoa
học, công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật), điều 41 (về quyền hưởng thụ, sử
dụng, tiếp cận giá trị văn hóa), điều 42 (về quyền xác định dân tộc, lựa chọn
ngôn ngữ), điều 43 (về quyền và nghĩa vụ về môi trường) của DT4 tương ứng với
các điều 41, 42, 43, 44, 45, 46 của DT1.
DT4 có một số điều chỉnh
không đáng kể so với DT1 về những vấn đề này. Như một số nội dung liên quan đến
trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước trong các điều khoản trên của DT1 được
chuyển sang chương III (kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ
và môi trường) hoặc bỏ quy định “học sinh
có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài
năng” của khoản 2 điều 42 DT1.
17, Các điều 44 (trung thành với Tổ
quốc), điều 45 (bảo vệ Tổ quốc), điều 46 (tuân thủ pháp luật), điều 47 (nghĩa
vụ nộp thuế) của DT4 tương ứng với các điều 47, 48, 49, 51 của DT1. Có sự điều
chỉnh đôi chút trong những quy định này của DT4 so với DT1 như trong DT4 chuyển
vị trí điều khoản quy định nghĩa vụ tuân thủ pháp luật (điều 47 DT1) từ trước
sang sau những điều khoản về trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc (điều 48,
49 DT1), DT4 bỏ quy định của điều 50 DT1 (nghĩa vụ giữ gìn, bảo vệ khối đại
đoàn kết, nghĩa vụ cộng đồng) trong chương II này. Riêng quy định về nghĩa vụ
nộp thuế của DT4 ghi thêm “theo luật
định”.
18, Các điều 48 (về người nước ngoài
cư trú ở Việt Nam), điều 49
(về người nước ngoài bị bức hại xin cư trú tại Việt Nam) của DT4 giữ nguyên nội dung
của các điều 52, 53 tương ứng của DT1.
Nhận xét chung về chương II của DT4 ( so với DT1):
- Có
một số điều chỉnh nhưng không đáng kể, không quan trọng.
- Một
số điều chỉnh ảnh hưởng theo hướng không tích cực đối với quyền con người,
quyền công dân.
- Nhiều
quyền con người, quyền công dân cần quy định rõ hơn theo thông lệ quốc tế (đặc
biệt những quyền đã được ghi trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã
tham gia) đã không được đáp ứng trong DT4.
- Một
số trách nhiệm từ phía Nhà nước để đảm bảo quyền con người, quyền công dân đã
không được tăng lên mà có xu hướng giảm nhẹ.
- Tiếp
tục có mâu thuẫn (như DT1) khi xác định hạn chế của quyền con người, quyền công
dân chỉ trong những trường hợp nhất định theo quy định của luật (điều 14 của
DT4),
nhưng ở nhiều điều khoản lại quy định quyền con người, quyền công dân
được quy
định theo pháp luật, đặc biệt đó là những quyền cơ bản quan trọng như
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền hội họp, lập hội, biểu tình, quyền
tự do đi lại, cư trú. Những quy định mâu thuẫn như vậy mở đường hoặc hợp thức
hóa cho những văn bản pháp quy dưới luật hạn chế nhiều quyền con người, quyền
công dân cơ bản hoặc khiến những quyền đó trở nên không thực hiện được trên
thực tế, chỉ tồn tại trên giấy như hiện nay.
T.V.H
Thư hỏi về thành lập đảng mà LS gửi các đến các nơi nay ra sao rồi?
Trả lờiXóaTôi thấy chả có gì để nhận xét, góp ý và bình luận về dự thảo Hiến pháp của Đảng CSVN, vì cái Điều 4 đã làm liệt vị tất cả các Điều khác, làm hỏng toàn bộ Hiến pháp.
Trả lờiXóaTốt nhất là vứt nó đi, viết lại cái mới dựa trên Dự thảo kèm theo Kiến nghị 72, hoặc dùng luôn Hiến pháp 1946 của cụ Hồ. Như thế thì mới có gì đấy để bình luận.
Chỉ có Luật sư giỏi, có tâm, có tầm, có nghiên cứu sâu sắc mới viết được những bài như thế này. Xin cám ơn LS. Trần Vũ Hải đã cho chúng tôi hiểu hơn cách nhìn về giá trị của HP.
Trả lờiXóaQH là cơ quan quyền lực cao nhất của Tổ Quốc . Vai trò của CTQH là rất quan trọng và rất lớn, vậy mà HP không nói tới việc bầu CTQH . Ai sẽ giới thiệu và giới thiệu ai vào vị trị CTQH không thấy được đề cập . CTQH là nhân vật thứ mấy thế vai trò CTN khi khuyết CTN và PCTN ? Không lẽ còn sau cả ThTg ? Cũng không nói tới việc khi khuyết chức danh CTQH thì ai sẽ tạm quyền và trong bao lâu phải bầu lại hay PCT thứ nhất đương nhiên kế vị ?
Trả lờiXóa