Lo lắng và nghi ngại Học viện Khổng tử
RFA tiếng Việt
Kính Hòa, phóng viên RFA
17-10-2013
Sức mạnh mềm
Học viện Khổng tử nhằm khuếch trương sức mạnh mềm của Trung Quốc trên khắp thế giới chưa có mặt ở Việt Nam, dù hai quốc gia có mối tương đồng lớn về văn hóa và chính trị. Thỏa thuận về Học viện Khổng Tử tại Việt Nam được đề cập đến trong tuyên bố chung ngày 15/10/2013 sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Sự kiện chính trị liền kề với đám tang của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp là chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường bắt đầu vào ngày 13/10 và kết thúc ngày 15/10. Có lời đồn là cờ rủ để tang tướng Giáp tại thủ đô Hà Nội đã được vội vả dựng dậy dù thời gian tang chế theo quy định chưa kết thúc, để thỏa mãn những nghi thức ngoại giao. Có vài ý kiến trên truyền thông quốc tế cho rằng chuyến đi này nhằm xoa dịu những mối căng thẳng chứ chưa giải quyết các tranh chấp giữa đôi bên.
Cuối cùng thì hai bên đã ra một bản tuyên bố chung với lời lẽ ngoại giao về quan hệ hai nước, không quên ca ngợi quan hệ giữa hai đảng cộng sản. Các cụm từ như thúc đẩy quan hệ, hữu nghị, tăng cường hợp tác… được sử dụng như mọi khi. Một vài cái tên cụ thể được nêu ra về các công ty Trung Quốc, các cửa khẩu biên giới… không có gì đặc biệt.
RFA tiếng Việt
Kính Hòa, phóng viên RFA
17-10-2013
Sức mạnh mềm
Học viện Khổng tử nhằm khuếch trương sức mạnh mềm của Trung Quốc trên khắp thế giới chưa có mặt ở Việt Nam, dù hai quốc gia có mối tương đồng lớn về văn hóa và chính trị. Thỏa thuận về Học viện Khổng Tử tại Việt Nam được đề cập đến trong tuyên bố chung ngày 15/10/2013 sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Sự kiện chính trị liền kề với đám tang của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp là chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường bắt đầu vào ngày 13/10 và kết thúc ngày 15/10. Có lời đồn là cờ rủ để tang tướng Giáp tại thủ đô Hà Nội đã được vội vả dựng dậy dù thời gian tang chế theo quy định chưa kết thúc, để thỏa mãn những nghi thức ngoại giao. Có vài ý kiến trên truyền thông quốc tế cho rằng chuyến đi này nhằm xoa dịu những mối căng thẳng chứ chưa giải quyết các tranh chấp giữa đôi bên.
Cuối cùng thì hai bên đã ra một bản tuyên bố chung với lời lẽ ngoại giao về quan hệ hai nước, không quên ca ngợi quan hệ giữa hai đảng cộng sản. Các cụm từ như thúc đẩy quan hệ, hữu nghị, tăng cường hợp tác… được sử dụng như mọi khi. Một vài cái tên cụ thể được nêu ra về các công ty Trung Quốc, các cửa khẩu biên giới… không có gì đặc biệt.
Có một việc cụ thể khá đặc biệt, đó là “Thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.”
Nó đặc biệt vì theo lời của một ủy viên
bộ chính trị đảng cộng sản Trung Quốc, ông Lý Trường Xuân nói với báo
The Economist trong thời gian gần đây rằng Các Viện Khổng tử trên thế
giới là phần quan trọng cho cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc tại nước
ngoài.
Không giống các tổ chức văn hóa như Hội
đồng Anh của nước Anh, Liên minh Pháp ngữ của Pháp, hay Viện Goethe của
Đức là các tổ chức độc lập, Viện Khổng Tử là một định chế của nhà nước
Trung Quốc, mà mục đích được nhiều người nói rằng để khuếch trương “sức mạnh mềm” của Trung Quốc trên thế giới.
Điều đáng ngạc nhiên là hiện nay số
lượng học viện Khổng Tử trên thế giới đã vượt qua con số 100, không
những ở các quốc gia có nền văn hóa khác Trung Hoa, mà cả ở hai nước khá
tương đồng về văn hóa là Nhật Bản và Hàn quốc, tuy nhiên chưa có Viện
Khổng tử nào được thành lập tại Việt Nam, dù rằng Việt Nam hiện tại
không những tương đồng về văn hóa với Trung Quốc mà còn tương đồng về
chính trị nữa.
Khổng tử được xem như ông tổ của những
giá trị văn hóa tinh thần của người Trung Hoa ngày nay. Ông sống cách
đây hơn 2000 năm, những luận giải của ông về xã hội, về quan hệ quân
vương với thần dân, về sự trung tâm của Đế chế Trung Hoa… được xem là
cốt lõi của Khổng giáo, một dòng tư tưởng được truyền đến ba nước láng
giềng phía đông và nam của Trung Quốc là Nhật Bản, Triều Tiên và Việt
Nam, hoặc tự nguyện trong trường hợp Nhật Bản, hoặc cùng với sự đô hộ
như trường hợp Triều Tiên và Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một người có lâu năm nghiên cứu về văn học Hán Nôm nói về ảnh hưởng của Khổng giáo ở Việt Nam như sau:
“Sự ảnh hưởng của Khổng giáo ở Việt
Nam rất là lâu đời, cùng với thời kỳ Bắc thuộc, giảm thiểu tối đa dưới
thời Lý Trần, mạnh lên cuối triều Trần rồi rất mạnh ở triều Nguyễn.”
Dấu ấn Khổng giáo bàng bạc khắp nơi
trong xã hội Việt Nam, từ sự hữu hình như bức tượng Khổng Tử giữa những
hàng cột sơn màu đỏ của Văn Miếu Quốc tử giám giữa lòng thủ đô Hà Nội,
cho đến sự tương đồng rất nhiều của ngôn ngữ trong nhóm từ vựng Hán
Việt, cho đến những quan niệm xã hội Tam cương ngũ thường ngự trị cho
đến nay trong hầu như tất các gia đình Việt Nam. Giáo sư Huệ Chi nói
tiếp về sự nghiên cứu Khổng Giáo, và quan điểm của ông về sự tồn tại của
một Học Viện Khổng tử tại Việt Nam:
“Nếu có một nghiên cứu có hệ thống về
khổng giáo trong đời sống xã hội, văn hóa tinh thần của người Việt thì
rất tốt, nhưng tôi cho rằng việc ấy nên để cho người Việt làm. Nếu như
Khổng tử học viện có thể làm những việc như L’Espace của Pháp, hay Viện
Goeth của Đức, nơi hội tụ những vấn đề về Văn hóa thì rất là tốt. Nhưng
tất cả những gì người Tàu làm từ trước đến giờ tôi thấy không tốt.”
Sự thôn tính văn hóa
Sự thôn tính văn hóa
Không phát biểu về những nghi ngại như
Giáo sư Huệ Chi, nhưng Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Trưởng Khoa Văn hóa học
tại Đại học Khoa học xã hội nhân văn tại Thành Phố HCM hầu như cũng có
cùng quan điểm với Giáo sư Huệ Chi về sự thành lập Học viện Khổng Tử:
“Nghiên cứu Khổng giáo thì tốt thôi, nền văn hóa Trung Hoa là một nền văn hóa lớn, ngôn ngữ và văn hóa của họ đáng cho chúng ta học
hỏi, tuy nhiên có hay không có Khổng tử học viện thì chúng ta cũng làm
điều đó, cũng không cần có một viện như thế, và chúng ta cũng không
thiếu tiền bạc để cần đến sự trợ giúp của họ.”
Có lẽ những nghi ngại này của giới học
giả đã làm cho việc ra đời của Học Viện Khổng tử tại Việt Nam chưa thành
hiện thực, dù có nhiều nhà nghiên cứu đã từng nói rằng xã hội Việt Nam
về chừng mực nào đó như một xã hội Trung Hoa thu nhỏ. Hơn nữa, sự tương
đồng về chính trị của hai đảng cộng sản cầm quyền dường như cũng không
giúp gì cho việc khuếch trương bộ máy tuyên truyền tại nước ngoài của
Trung Quốc như ông Lý Trường Xuân nói với tờ The Economist.
Giáo sư Huệ Chi nói về sự cưỡng chống lại sự thành lập Học Viện Khổng tử tại Việt nam:
“Sự cưỡng chống lại sự thôn tính về
văn hóa và tư tưởng của người Tàu nơi người Việt lúc nào cũng tồn tại.
Cho nên cái sự chậm chạp của Viện Khổng tử là do vậy, và có thể là có
những người có quyền lực ở Việt Nam và cũng tỉnh táo lên tiếng về sự
nguy hiểm đó.”
Trên các trang web của các Học viện
Khổng tử trên thế giới, đều thấy những dòng chữ về khuếch trương văn
hóa, ngôn ngữ… Một hình ảnh thân thiện của nước trung Hoa đang lên.
Nhưng điều đó rõ ràng không đánh lùi được sự nghi ngại của tầng lớp trí
thức Việt Nam như Giáo sư Huệ Chi. Có phải chăng sự nghi ngại đó không
những bắt nguồn từ quan hệ đầy chông gai qua hàng ngàn năm giữa hai nước
láng giềng, mà còn bắt nguồn từ những xung đột lãnh thổ hiện tại, mà
ngay cả sự tương đồng ý thức hệ giữa hai đảng cầm quyền vẫn chưa vượt
qua được.
Có thể sẽ dễ hiểu hơn câu chuyện Học
viện Khổng tử ở Việt nam nếu so sánh sức mạnh mềm của ông Lý Trường
Xuân, phụ trách cơ quan tuyên truyền của đảng cộng sản Trung Quốc, và
sức mạnh cứng của Giải phóng quân Trung Quốc ngoài khơi với đường chín
vạch chiếm 80% diện tích biển Đông. Sức mạnh mềm của Học viện Khổng Tử
chưa biết tốt đẹp ra sao đối với người Việt, nhưng những ngư dân Việt ở
miền Trung thì biết rất rõ sức mạnh cứng của những chiếc tàu hải giám
Trung Hoa.
Nguồn: RFA Việt ngữ / Diễn đàn XHDS.
nên chăng có viện Nguyễn Du tại Đại học Bắc Kinh
Trả lờiXóaThưa bác :
XóaVIỆN DIÊN HỒNG hoặc VIỆN NAM QUỐC bác ạ !!!.
Từ trước tới nay TQ chưa làm được nhưng nay do tương đồng...tiền chắc TQ sẽ lập được VKT để từng bước đồng hóa VN
Trả lờiXóaTrên biển thì dùng học thuyết cứng, trên bờ nay thì dùng học thuyết mềm. VN thua chắc ?
Trả lờiXóaPhải thừa nhận TQ rất bài bản đưa sức mạnh mềm ra khỏi biên giới, nền văn hóa Trung Hoa có chiều dài 5 nghìn năm phát triển, và có ảnh hưởng tới các quốc gia lân cận. Tiếc rằng tư tưởng Đại Hán trong văn hóa Trung Hoa quá sâu đậm không phù hợp với thời đại.
Trả lờiXóaCòn Việt Nam ???
Miệng cá chép, mép thằng Tàu. Tin bọn này có nguy cợ tan cơ đồ - hoặc đắm biển sâu. Biển chúng cũng chiếm và vẽ rồi.
Trả lờiXóa