Nguyễn Đình Ấm
Nếu như việc này là sòng phẳng, minh bạch thì không có lý gì lại không công khai rộng rãi thậm chí nếu có sự nhường, đổi chác với nước ngoài (là việc bình thường trong hoạch định lại biên giới) thì cần phải trưng cầu dân ý. Việc các ông ký hoạch định biên gới với nước đã nhiều lần xâm lược nước ta, có nhiều tin đồn năm 1979 TQ còn chiếm nhiều cao điểm của ta, có việc đó hay không, nếu có, họ có trả cho ta hay không…mà hầu hết dân không được biết kết quả cụ thể như thế nào là chuyện không bình thường.”
Hôm nay lại giật mình tình cờ đọc được
tin ông TS Trần Công Trục nguyên trưởng ban biên giới quốc gia trả lời
báo chí về việc đàm phán biên giới giữa VN và Trung Quốc năm 1999 với
tiêu đề: “Sòng phẳng khi đàm phán biên giới”.
Trong bài này, ông Trục nói dư luận nghi ngờ các ông đàm phán không sòng phẳng với Trung Quốc (chịu thiệt với TQ).Ông nói “…ngay cả nhiều người làm việc cho chính phủ VN vẫn mơ hồ, lăn tăn về các hiệp định với TQ…”, và “ Thế nhưng những tiếng nói chỉ chích đặc biệt trong giới bất đồng chính kiến vẫn nói rằng không tin về đường biên giới Việt –Trung rất mờ mịt…Luồng thông tin này cũng cáo buộc đảng CSVN dường như tìm cách che giấu tình hình đường biên giới mới…Tôi từng bị chửi là bán đất ông cha cho TQ”….
Đặc biệt, ông nói chỗ cụ thể về thác Bản Giốc và ải Nam Quan(Hữu nghị quan): “ Chính phủ VN nói phần thác phụ của thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc phía VN, còn phần thác chính đổ thẳng xuống sông Quây Sơn là sông chung biên giới, hai nước đã tiến hành phát triển du lịch, kinh tế tại khu vực thác” và ông giaỉ thích về hiện nay một nửa thác Bản Giốc và ải Nam quan không phải của VN là: “Xuất phát từ tài liệu lịch sử, văn học, sách giáo khoa, đã đi vào tiềm thức người VN rằng thác Bản Giốc là của VN, nước VN kéo dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu, đó là văn chương còn về mặt pháp lý khi hai bên đàm phán không thể quay lại văn chương những yếu tố mơ hồ để khẳng định…”.
Theo tôi, ông TCT cũng như nhà cầm quyền VN không thể trách “ nhóm CBNV quan tâm lo lắng chủ quyền” hay nhóm thứ hai“ những đối tượng, thế lực muốn lật đổ, bôi nhọ chính thể thông qua câu chuyện về chủ quyền lãnh thổ…” nghi ngờ các ông là phải, bởi vì:
- Việc liên quan đến cương thổ quốc
gia ngàn đời cha ông để lại thuộc lĩnh vực thiêng liêng nhất của dân tộc
nhưng việc đàm phán, ký kết, phân định danh giới cụ thể, sự thay đổi
lãnh thổ ở từng địa phương như thế nào mà hầu hết người dân-chủ nhân đất
nước- có được biết, được hỏi ý kiến hay chưa? Nếu như việc này là sòng
phẳng, minh bạch thì không có lý gì lại không công khai rộng rãi thậm
chí nếu có sự nhường, đổi chác với nước ngoài (là việc bình thường trong
hoạch định lại biên giới) thì cần phải trưng cầu dân ý. Việc các ông ký
hoạch định biên gới với nước đã nhiều lần xâm lược nước ta, có nhiều
tin đồn năm 1979 TQ còn chiếm nhiều cao điểm của ta, có việc đó hay
không, nếu có, họ có trả cho ta hay không…mà hầu hết dân không được biết
kết quả cụ thể như thế nào là chuyện không bình thường. Đặc biệt, sau
khi tàu thăm dò dầu khí Bình Minh02 của VN đang hoạt động trong lãnh hải
của ta bị tàu TQ quấy nhiễu, cắt cáp…ông Nguyễn Duy Chiến phó chủ nhiệm
ủy ban biên giới- đồng nghiệp của ông- nói: “Hành động đó của TQ chỉ là thương cho roi cho vọt”, tức
coi TQ như bố, mẹ VN. Đặc biệt TQ liên tục quấy phá biển Đông, đốt phá
tàu thuyền, bắt bớ hành hạ dân ta, liên tục xây công trình trên đảo
Hoàng Sa, Trường Sa, làm tem, sách nhận…hai quần đảo là của mình nhưng
ta vẫn chỉ phản ứng yếu ớt, chiếu lệ, không dám gọi tên TQ mà phải “tàu
lạ, tàu nước ngoài…”; các ngày lịch sử chống Pháp, Mỹ ta tuyên truyền
rùm beng cả những trận đánh nhỏ còn những trận lớn TQ xâm lược giết hại
dã man bao đồng bào, chiến sĩ ta thì không dám nhắc đến… Vậy VN ký biên
giới trong hoàn cảnh “khốn khổ” với một kẻ đã xâm lược, luôn quấy nhiễu
VN lại bị chính đại diện người VN( trong lĩnh vực biên giới) nhận thân
phận như con cái họ lại không công khai rộng rãi…thì dư luận nghi ngờ sự
sòng phẳng cũng là điều dễ hiểu.
- Đặc biệt nữa, trong bài trả lời
phỏng vấn ông lẩn tránh không nói rõ ải Nam Quan, thác Bản Giốc trước
kia của ai, nay của ai mà lại lửng lơ: “Chính phủ VN nói phần thác
phụ của thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc phía VN còn phần thác chính đổ
xuống sông Quây Sơn là sông chung biên giới, nay hai nước tiến hành du
lịch, kinh tế”. Cái mà dư luận đòi hỏi thác BG trước kia và bây giờ
ai sở hữu nhưng ông lại đi mô tả trạng thái dòng sông rồi nói như hai
nơi này không phải của VN mà do văn chương, sách giáo khoa “nhận vơ”…
Tôi khẳng định với ông từ xưa không
có ai nói TQ có phần ở thác Bản Giốc, nhiều người ở địa phương khẳng
định từ trước 1999 chưa bao giờ TQ người ở hoặc có hoạt động gì ở thác
này ngoài người VN, chỉ sau khi ký hiệp định họ mới ồ ạt xây nhà cửa,
công rình…Có thật sách giáo khoa bao nhiêu năm qua dạy các thế hệ người
VN sai sự thật, “nhận vơ” thác Bản Giốc , ải Nam Quan…của “bạn 4 tốt”?
Về ải Nam Quan, trước năm 1999 cũng chưa có ai nói là của TQ, sách trắng “Vấn đề biên giới giữa VN và TQ” do nhà xuất bản sự thật HN năm 1979 vẫn khẳng định “…ở cửa khẩu Hữu nghị quan, (ải Nam Quan) thuộc tỉnh Lạng Sơn. Vậy
tỉnh Lạng Sơn là của VN hay TQ? Thực tế, đã biết bao người qua bao thế
hệ từng công tác, đến, đi qua ải này thì hỏi họ xem ải đó là của ai?
Ngoài ra, còn rất nhiều điểm trên thực địa và tài liệu chưa rõ ràng gây nghi ngờ khác, ví dụ: Trong bài “Kết quả hiệp định biên giới năm 1999” bách khoa toàn thư tiếng Việt nêu rõ: “Một nhượng bộ lớn của VN là khoảng cách 300 m cuối tuyến đường sắt từ Đồng Đăng đến đường biên giới cũ đã phải cắt cho TQ”.
Ngoài ra, còn rất nhiều điểm trên thực địa và tài liệu chưa rõ ràng gây nghi ngờ khác, ví dụ: Trong bài “Kết quả hiệp định biên giới năm 1999” bách khoa toàn thư tiếng Việt nêu rõ: “Một nhượng bộ lớn của VN là khoảng cách 300 m cuối tuyến đường sắt từ Đồng Đăng đến đường biên giới cũ đã phải cắt cho TQ”.
Vậy ông giải thích về các điểm trên như thế nào?
Như thế, việc “thế lực bất đồng chính kiến” hoặc không bất đồng nghi ngờ các ông trong hiệp định biên giới thì có oan không?
NĐA
Nguồn: Bà Đầm xòe blog
Ba Sàm bình thêm: Lại phải nhắc lần nữa vụ ông Thứ trưởng
Ngoại giao Vũ Dũng từ nhiều năm trước đã tuyên bố ngon lành là sẽ công
khai toàn bộ bản đồ chi tiết của Hiệp định Biên giới với Trung Quốc,
nhưng cho tới giờ vẫn mờ mịt. Xin mời xem lại thông tin cách đây hơn 5
năm: Hiệp ước về Biên giới Đất liền Việt Nam-Trung Quốc (RFA). Khi đó ông thứ trưởng này vẫn lớn giọng “… không
thể có chuyện “Việt Nam mất đất”, cắt đất, cho nước này nước kia như
một số mạng nước ngòai đưa tin … chỉ có thể giải thích rằng những mạng
này họặc do thiếu thông tin, họăc cố tình làm sai lệch thông tin vì
những ý đồ khác nhau.”
Còn ”nhận định của nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn, tác giả cuốn
sách dầy gần 900 trang có tựa đề “Biên giới Việt Trung, 1885-2000, lịch
sử hình thành và những tranh chấp”, do nhà xuất bản Dũng Châu ấn hành
tại Pháp năm 2005 thì “Cái khó khăn của những người làm nghiên cứu hiện
nay là, cái bản đồ đính kèm hiệp định ký ngày 30/12/1999 lại chưa đựơc công bố.
Chỉ có khi nào đựơc công bố, thì mới có thể so sánh bản đồ ấy với bản
đồ đã ký năm 1887 thì mới biết nó xê xích thế nào. Bản đồ chính thức
chưa công bố thì không thể nào dựa trên cái gì để kết luận chính thức
hết.”
"Cái mà dư luận đòi hỏi thác BG trước kia và bây giờ ai sở hữu nhưng ông lại đi mô tả trạng thái dòng sông rồi nói như hai nơi này không phải của VN mà do văn chương, sách giáo khoa “nhận vơ”…"
Trả lờiXóaÔng Trục ơi, năm 60 ở miền nam, khi tôi đến trường, câu đầu tiên tôi được dạy "nước việt nam trãi dài từ ải nam quan đến mũi cà mau", tất cả học sinh miền nam ai ai cũng thuộc lòng câu này.
Ngay từ thời Pháp thuộc họ cũng viết như thế, không riêng gì thời VNCH, ông nên xem lại hình thời pháp thuôc để thấy ải nam quan ra sao. Nay ông lại nói "nhận vơ" là ý gì?
Hôm trước theo đường dẫn trên Anh Ba Sàm tôi có đọc bài gốc này trên trang nào đó tôi không nhớ nhưng rõ là trang "lề đảng". Tôi thấy ông Trục này phản biện rất ấm ớ, ông nói đại ý là việc phân định biên giới giữa TQ và VN là dựa trên bản đồ thời Pháp giữa CP Pháp và triều đình nhà Thanh. Còn phần không phân định được thì phải có đàm phán giữa hai nước VN và Tàu và do quốc hội hai nước họp và biểu quyết chứ không có chuyện các ông ấy tự ý. (Hèm ai chả biết các ông ấy cố tình qua mặt mấy cái đầu chỉ biết gật ấy nên cái bài để quốc hội biểu quyết và hứng tội cho )
Trả lờiXóaTôi thấy ông ấy rất ấm ớ, cái mà người dân cho rằng CP VN đã nhượng đất cho tàu mà ông muốn chứng minh rằng không thì ông phải trưng ra cho bàn dân thiên hạ thấy bản đồ chúng tôi dựa vào để phân định đây, toạ độ như thế này đây. Phần đàm phán là dựa vào đường phân định này, toạ độ này, trước thế này, và sau đó thế kia bằng những chứng cứ khoa học, số liệu cụ thể chứ không phải bằng cái mồm của ông như thế. Tôi tin chắc nếu ông ấy cung cấp số liệu thì với thời đại internet ngày nay những khối óc của dân mạng cũng không khó gì có thể kiểm chứng.
Tôi đọc bài của ông ấy chả thấy có giá trị gì cả ngoài vài tấm ảnh của ông chụp trông rất ra một lãng tử nhà nước đi du hí ăn chơi tại các địa phương biên giới.
Làm ăn thì như kít ấy, chỉ giỏi ăn chơi và phá hoại !
Các người cứ chờ đấy không sợ rồi đến đời con cháu các người nó đào mồ đào mả các ông ra mà chửi rằng "quân bán nước, bán đất cho giặc".
Mõ Làng Chờ
" cái bản đồ đính kèm hiệp định ký ngày 30/12/1999 lại chưa đựơc công bố. "
Trả lờiXóaTÔI TÊN LÀ TRẦN CÔNG TRỤC, XIN TUYÊN BỐ: BẢN ĐỒ ẤY SẼ ĐƯỢC CÔNG BỐ VÀO NĂM 2999 (HAI CHÍN CHÍN CHÍN), NGHĨA LÀ MỘT NGÀN NĂM SAU KHI HIỆP ĐỊNH ĐƯỢC KÝ. CÒN TRONG VÒNG MỘT NGÀN, BẢN ĐỒ THUỘC BÍ MẬT QUỐC GIA, CẤM TIẾT LỘ.
Ông Trần Công Trục này ăn nói không biết ngượng mồm, không biết xấu hổ gì cả, đúng là giọng điệu của kẻ bán nước!
Trả lờiXóaông Trần Công Trục là trưởng ban biên giới , người thừa lệnh cấp trên tổ chức thực hiện cắm mốc biên giới với China đã làm mất đất của tổ quốc gần bằng diện tích của tỉnh Thái bình ( cụ Nguyễn Trọng Vĩnh đã nói ) đất vào tay China. rồi đây lịch sử sẽ ghi lại đầy đủ công lao to lớn này của ông và quan thầy của ông .
Trả lờiXóaTừ nhỏ đi học, tôi được dạy "nước việt nam ta trãi dài từ ải nam quan đến mũi cà mau". Tất cả học sinh Miền Nam đều thuộc lòng câu này.
Trả lờiXóaLại phải học môn Học Thuộc Lòng. Trong đó có bài :
"Ngày ngày chào lá quốc kỳ
Nhớ người chiến sĩ chết vì non sông
Nhớ xưa bao vị anh hùng
Phất cờ độc lập thành công hoàn toàn."
Đấy là độ lớp Ba hay lớp Bốn, hồi nhỏ.
Bây giờ
Nghe một người Việt, đại diện nước Việt, tuyên bố phát biểu hẳn hoi, về nước Việt .... tôi nghe mà chưng hửng !
Ông ta là ai ? Sống ở đâu ? Đã học cái gì ?
Chao ôi một ông TS Trần Công Trục nguyên trưởng ban biên giới quốc gia trả lời báo chí về việc đàm phán biên giới giữa VN và Trung Quốc năm 1999 mà loanh quanh, dài dòng, không rõ ý, không dứt khoát, không luận cứ, y như con gà mắc tóc. Điều này chứng tỏ 3 điều:
Trả lờiXóa- Một là ông Trần Công Trục ngu hơn con bò đội nón.
- Hai là đảng và chính phủ đã chỉ đạo ông nói ông làm như vậy.
- Ba là Hoàng Sa, Trường Sa thực sự là của TC.
Nhân đây tôi cũng nói thêm: Tất cả các cuộc hội thảo về Biển Đông, kể cả cuộc hội thảo mới đây ở Đà Nẵng thì các học giả đại diện Việt Nam đều phát biểu hết sức mù mờ, thiếu luận cứ, không khúc chiết, không mạnh mẽ, nhiều lúc như húp cháo nóng ... Tại sao vậy? Có phải đảng và chính phủ chỉ đạo,không quan tâm, hay cả 90 triệu dân mà toàn thằng ngu, đến nỗi không chọn được một người ra hồn hay sao? Thật quá buồn, thật không hiểu nổi mấy cái ông chóp bu của mình nữa rồi.
Thật uất nghẹn khi nghe một người vô liêm sỉ như ông Trần Công Trục trả lời phỏng vấn về biên giới biển đảo.
Trả lờiXóa" cái bản đồ đính kèm hiệp định ký ngày 30/12/1999 lại chưa được công bố" mong ông TRẦN CÔNG TRỤC nghĩ lại???
Trả lờiXóaTừ hồi Mã Viện đánh Hai Bà Trưng, Mã Viện đã dựng cột đồng ở Ải Nam Quan và thề rằng Đồng trụ chiết, Giao Chỉ Diệt . Từ ki Đại Cồ Việt độc lập đã lấy ải Nam Quan làm cửa ải chính giữa Đại Việt và Đại Tần , dại Đường, đại Tống , đại Nguyên , đại Minh, đại Thanh . Các sứ Tầu đi sang Đại Việt đều phải đi qua Ải Nam Quan, sử sách còn chép rành rành ra đó , có chữ nào chép Ải Nam quan là của Tầu đâu mà ông TCT dám bảo rằng không thể lấy văn chương mơ hồ ra mà phân định biên giới ? Vậy ra những chỗ nào VN chỉ có trên văn chương mơ hồ không thuộc VN và đương nhiên thuộc về Tầu ? Cả một Huyện của Quảng Ninh rõ ràng là của VN mà bị mất cho Trung Quốc. Cách làm như ô. Trần Công Trục , nguyên TB Biên Giới của Chính Phủ ta, không phải là cắt đất , là bán nước cho TQ thì là gì ? Ô. TCT có được coi những thước phim quay được sau khi phân định BG, TQ đã cho quân đi nhổ những cột mốc cũ đem tập trung lại . Những cột mốc cũ như những giòng máu tươi còn ghi rõ chữ Việt và chữ Hán . Ô, có xem những hình ảnh Ải Nam Quan xưa như thế nào không ? Bây giờ thi những phần đất không còn thuộc về VN nữa .
Trả lờiXóaNăm 2005 tôi lên BG Lạng Sơn chơi, cầm cái hộ chiếu đến cửa Hữu Nghi quan xin sang Tầu, Cảnh sát BP TQ không cho qua . Tôi bực mình đứng bên này BG VN quay sang Tầu làm một cú vũ qua Bắc Hải cho bõ tức . Năm 2002 tôi lên cửa khẩu Tân Thanh chỉ cần cái CMND với 5000 đ là thoải mái qua Pò Chài !
Ô. TCT thật không biết hổ thẹn với tiền nhân, ông dám tham mưu cho CP dâng Thác Bản Giốc, Ải nam Quan cho Tầu . Ông đáng công hay đáng tội thì người Việt ta yêu Tổ Quốc đã thấy việc ông làm là đúng hay sai, ông có biện minh cũng vô ích !
Theo như chiếu vua thời xưa là tru di tam tộc đó ông Tờ sờ Trục kia...!
Trả lờiXóaBiên giời Việt-Trung đã được hoạch định
Trả lờiXóabởi Chính phủ Pháp và Triều đình nhà Thanh
theo Công ước Pháp-Thanh 1887.
Vậy mà.
Rất nhiều cột mốc biên giới bằng đá đã được chôn sâu khắc rõ,
bị lính và dân binh Trung Quốc đào bới
trên đất mà hiện nay nằm sâu trong địa phận Trung Quốc.
Đề nghị Tễu cho đăng lại những bức ảnh về sự đào bới này
cho quốc dân được rõ sự tình.
Hình ảnh Thác Bản Giốc
Trả lờiXóacũng được in trong nhiều quyển Sách Giáo khoa Trường Phổ thông Việt Nam,
nó cũng còn được in trên một số con tem
do Tổng cục Bưu chính Việt Nam phát hành từ những năm 1960.
Để nghị Tễu tìm và đăng lại
những hình ảnh hùng hồn đó lên đây
để toàn thể Quốc Dân cùng phán xét.
Ông hãy thẳng thắn trả lời tôi cũng như gần 90 triệu dân nước việt thác bản gốc ngày trước in trong sách giáo khoa câp1 nhưng năm 60 có hình ảnh con dan nước Việt (bà con dân tộc ít người) gánh sọt(bô) đi trên đỉnh thác. Đại thi hào Nguyễn Trãi Anh hùng dân tộc, danh nhân Văn hoá thế giới khi tiễn cha là cụ Nguyễn Phi Khanh sang sứ Trung Quốc đến tận ải Nam quan thì nay vị trí đó ở đâu. Kẻ nào đang tâm bán rẻ đất đai của tổ tiên nước Việt thì kẻ đó chắc chắn bị lịch sử nguyền rủa và bị hồn thiêng sông núi nụ ước Việt trừng trị.
Trả lờiXóaTrước đây nhiều người trong và ngoài nước nói VN nhượng đất cho TQ, CP cố cải chính, nhưng nay chính người phụ trách BG của CP là ts Trần Công Trục nói ra và biện giải rằng việc đàm phán BG giữa VN và TQ là công khai và sòng phẳng . Đấy các quan chức có trách nhiệm lớn như thế mà làm công việc quan trọng bậc nhất của QG lại làm việc một cách hết sức mờ ám chẳng khác một cuộc đi đêm , mà lại nói là công khai và sòng phẳng . Sòng phẳng gì mà chỉ thấy thua và thua ? Bị TQ tháu cáy mà VN vẫn cứ hoan hô ! Ô bà ta thường nói : nó lú có chú nó khôn . Đàng này cả nó và chú nó đều lú ! Hay chú nó là anh láng giềng tham lam, quá khôn TQ ? Có lần BBC đăng bài một anh HT trường Đảng lớn nhất nước khen cái lú của cụ TBT đương nhiệm . Không biết có thật không mà không thấy ai cải chính hay phản bác . Thế thì cái lú này là có thật . VN lú cho chú TQ khôn . A ! ha ! Thuở đời nay mới có !
Trả lờiXóaTôi vẫn nhớ như in câu thơ mà tôi học thuộc lòng từ ngày bắt đầu đi học"
Trả lờiXóa-----
NƯỚC NAM LIỀN MỘT DẢI
TỪ MỤC NAM QUAN ĐẾN MŨI CÀ MAU
---------
Theo như thằng Trục thì Cà Mau là của Campuchia, trả luôn cho nó đi là vừa!
trong chiến tranh thì hô hào một tấc không đi một ly không dời.
Trả lờiXóavậy mà hoà bình rồi lại cắt đất cho nó, rồi bán vùng chiến lựoc cho nó
ối thật đau lòng.
Học đi em
Trả lờiXóahọc đi mà nhớ mãi
quê hương ta một dãi
từ mũi cà mau đến địa đầu móng cái
quê hương ta đồng ruộng phù nhiêu
đủ bốn mùa hoa trái
núi rừng trường sơn vĩ đại
bờ biển rộng bao la
có việt bắc mồ ma giặc pháp
nối liền đất tháp nam bộ thành đồng
học đi em
học đi mà nhỡ mãi
quê hương ta một dãi
từ ải nam quan đến mũi cà mau
trời ta chỉ một trên đầu...
Khi đứng lên làm cách mạng, những người cộng sản Việt nam đã ngây ngô tin tưởng học thuyết: Vô sản các nước liên hiệp lại. Từ đó mặc nhiên tin rằng: bốn phương vô sản đều là anh em. Nên đã hồn nhiên để cho TQ chiếm cứ,sử dụng lãnh thổ của tổ tiên dân tộc Việt ngàn đời để lại. Năm 1958 ông Đồng ký công hàm thừa nhận lãnh hải của TQ và đến năm 1974 cho phép TQ đánh chiếm hoàn sa giúp HN chiếm miền nam Việt nam là ví dụ điển hình về sự ngây ngô đó. Đó là lý do chính dẫn đến tổ quốc Việt nam mất dần lãnh thổ.
Ông Trục phải minh bạch theo hiệp định Pháp - Thanh, thác Bản Giốc nằm ở kinh độ vĩ độ mấy, cột mốc số mấy đã cắm thời Pháp - Thanh để tác người hiểu biết tra chiếu, chứng minh ông Trục nói đúng hay sai. Không vô cớ mà sách giáo khoa nói thác Bản Giốc là của Việt Nam. Điểm cuối cùng cực bắc của ải Nam Quan nằm ở ví trí kinh, vĩ tuyến mấy? Ông còn cả gan nói sách giáo khoa "nhận vơ" vào, rồi ông lên giọng răn đe có "thế lực thù địch " phá hoại, gây bất ổn cho tình hữu nghị "4 tốt, 16 chữ vàng (giả)". Ông Trục không nói được điều này thì ông là "bán nước" không oan!
Trả lờiXóa