‘Không ai được tùy tiện cắt xén quyền con người’
VNN - GS.TS Trần Ngọc Đường bình luận với qui định như khoản 2 điều 15 dự thảo sửa
đổi Hiến pháp, từ nay không ai được tùy tiện cắt xén các quyền con người, quyền
công dân, trừ trường hợp khẩn cấp.
Quyền nào không bị hạn chế?
Ngày 11/9, tại hội thảo góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 về quyền con người,
quyền công dân do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ở
TP.HCM, GS.TS Trần Ngọc Đường, thành viên Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp cho
hay, chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã có một số điểm mới về nhận thức và cách thức thể hiện.
GS.TS Trần Ngọc Đường |
Một trong những điểm mới là lần đầu tiên giới hạn của các quyền được quy định
thành nguyên tắc trong dự thảo Hiến pháp. Theo tinh thần của công ước quốc tế,
giới hạn quyền trong dự thảo đã quy định thành nguyên tắc ở khoản 2 điều 15,
khắc phục sự tùy tiện trong việc hạn chế quyền.
“Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế ở mức độ cần thiết trong
trường hợp khẩn cấp vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự công cộng,
đạo đức, sức khỏe cộng đồng”, khoản 2 điều 15 ghi rõ.
“Theo qui định này, từ nay không ai được tùy tiện cắn xén, hạn chế các quyền,
ngoại trừ các trường hợp cần thiết nói trên do luật định”, ông Đường khẳng định.
Tuy nhiên, ông cho rằng, dù quy định trên đã có sự tương thích với các qui định
của các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, nhưng nó
mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc.
“Dự thảo chưa được qui định đối với từng quyền thì bị hạn chế quyền như thế nào?
Quyền nào thì không bị hạn chế? Trong khi có những quyền tuyệt đối không bị hạn
chế như quyền sống… Cần nghiên cứu bổ sung hạn chế đối với từng quyền, điều này
vừa hạn chế sự tùy tiện từ phía nhà nước vừa thuận lợi cho con người và công dân
trong việc thực hiện các quyền”, ông Đường nói.
Ông khuyến nghị, cần phải thêm cụm từ “theo luật định” vào nguyên tắc ở
khoản 2 điều 15 này để sớm hoàn thiện pháp luật về quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Còn GS.TS Nguyễn Đăng Dung - ĐH Quốc gia Hà Nội lại cho rằng, sửa đổi như khoản
2 điều 15 đã nhầm lẫn giữa hai vấn đề khác biệt trong luật nhân quyền quốc tế,
đó là “giới hạn của quyền” và “hạn chế việc thực hiện quyền”. “Từ đó sẽ gây ra
những hậu quả nghiêm trọng về lập pháp và thực thi pháp luật”, ông Dung nói.
GS.TS Nguyễn Đăng Dung |
Theo ông, hậu quả thứ nhất là với qui định như khoản 2 điều 15, bất cứ quyền con
người, quyền công dân nào cũng sẽ chỉ bị bị hạn chế (giới hạn) trong trường hợp
khẩn cấp của quốc gia, trong khi trên thực tế một số quyền cần thiết phải được
giới hạn trong mọi thời điểm chứ không cần đợi đến khi xuất hiện tình trạng khẩn
cấp.
Thứ hai, trong khi đề cập đến vấn đề hạn chế thực hiện quyền, qui định như dự
thảo đã không kèm theo những ngoại trừ với các quyền tuyệt đối mà theo luật nhân
quyền quốc tế, các quốc gia không được phép giới hạn hay đình chỉ thực hiện
trong bất kỳ bối cảnh nào, cụ thể như các quyền sống, quyền không bị tra tấn,
đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay nhục hình…
“Thiếu sót này vô hình trung sẽ tạo cơ sở cho việc lợi dụng qui định về tình
trạng khẩn cấp để vi phạm các quyền tuyệt đối”, ông Dung nói.
Cơ chế để dân bãi nhiệm ĐBQH?
TS Hoàng Văn Nghĩa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người cho rằng, để
Hiến pháp phản ánh đầy đủ ý chí và nguyện vọng của người dân, cần qui định về cơ
chế để nhân dân thực hiện quyền bãi nhiệm đối với các đại biểu QH, HĐND hiệu quả
hơn.
Theo TS Nghĩa, hiện nay quyền bãi miễn thuộc về QH, HĐND, cơ chế, cách thức bãi
miễn chưa thực sự hiệu quả. Có đại biểu dân cử không làm tròn trách nhiệm, sứ
mệnh của người đại diện nhân dân cũng như chưa bảo vệ được quyền và lợi ích hợp
pháp của cử tri, thậm chí có đại biểu tha hóa, tham ô, tham nhũng…
“Điều này cũng chính là những vi phạm đến việc thực hiện quyền con người, quyền
công dân. Vì vậy, cần phải có cơ chế bãi nhiệm thiết thực, nhân dân là người có
vai trò quyết định và tham gia trực tiếp vào quá trình bãi nhiệm ấy”, ông Nghĩa
kiến nghị.
Bài và ảnh: Tá Lâm
Nguồn: VNN
Người dân cần phải có quyền thực tế bầu cử trực tiếp,hay bãi miễn trực tiếp những người có uy tín với dân chứ nay chỉ được chọn người mà đảng chỉ định thì quyền con người chỉ là thứ xa xỉ để ngắm thôi
Trả lờiXóaNặc danh 08:38 ngày 12 tháng 9 năm 2013 nói rất đúng!Đồng ý.
Trả lờiXóaKính thưa các GS !Dân đen các con làm gì có Nhân quyền mà bị cắt xén.Này nhé các quyền tự do ngôn luận,quyền tự do lập hội,quyền tự do biểu tình...chẳng qua chỉ có trong HP còn Luật thì họ"treo"tít trên TW dân đen các con làm sao mà có được.Do vậy chúng con xin kính nhờ các GS lấy hộ một lần rồi sau có sao thì hẵng noíư"cắt xén"ạ
Trả lờiXóaThời của Đảng vi quí, NN thứ chi, Dân vi khinh thì NQ hãy đợi đấy. Đảng mở trói cho tới đâu ND đỡ đau tới đó !
XóaỞ VN người lãnh đạo nói luôn một đằng và làm một nẻo nên chẳng ai tin đâu vì cứ nhìn vào thực tế xã hội thì thấy ngay.
Trả lờiXóa