Với điện hạt nhân, phải nói cho đúng!
(Quan điểm)
- "Trước mắt, việc khởi công nhà máy ĐHN đầu tiên năm 2014 coi như
hỏng? Muốn khởi công phải có tài liệu, có thiết kế, luận chứng… trong
khi hiện tại chưa có gì. Nếu nỗ lực một cách nghiêm túc, sớm nhất là năm
2018 mới có thể khởi công. Tôi cho rằng càng chậm càng tốt vì đến năm
2030 sẽ có những loại lò phản ứng rất hiện đại".
Nhật Bản tạm dừng hạt nhân vì nghe dân
PV: – Thưa ông, vào sáng 16/9 Nhật Bản đã chính thức đưa ra thông tin dừng lò phản ứng điện hạt nhân cuối cùng tại Ohi và không đưa ra khung thời gian có thể tái khởi động, dù điện hạt nhân chiếm 30% nguồn cung năng lượng của đất nước này. Theo ông, đây có phải là quyết định dễ dàng với Nhật Bản? Và tại sao lãnh đạo nước này phải đưa ra quyết định như vậy?
GS Phạm Duy Hiển: - Đây là một vấn đề phức tạp, nhất là hiện nay đã có hiện tượng rò rỉ phóng xạ xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Theo kết luận của Chính phủ Nhật Bản, mức độ phóng xạ xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã cao hơn tới 18 lần so với những báo cáo trước đó mà Công ty điện lực Tokyo Nhật Bản (Tepco) ghi nhận.
Việc Tepco mập mờ về thông tin như vậy khiến người dân càng thêm không yên tâm. Sự thực cũng phải thừa nhận rằng, họ đã cố gắng hết sức nhưng chuyện phóng xạ là tế nhị và nhạy cảm, còn dân thì không thể hiểu hết được.
Cho nên, nói tuyên truyền về hạt nhân chỉ là nói vậy thôi, chứ thực chất vấn đề phức tạp hơn rất nhiều. Tại sao điện hạt nhân lại bị phản đối nhiều như thế, là vì không có nhiều người hiểu biết về nó, trong khi đi tuyên truyền lại không chừng mực.
Nhật Bản đang gặp phải vấn đề như vậy. Nếu Chính phủ Nhật Bản vẫn tiếp tục điện hạt nhân, người dân không nghe, dù họ biết rõ, thiếu điện thì giá điện sẽ tăng lên. Theo tôi, chắc chắn cuối cùng Nhật Bản sẽ cho một số lò chạy thôi nhưng muốn làm thế thì người dân địa phương phải đồng thuận.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (mũ đỏ) thị sát nhà máy Fukushima 1 và hối thúc tập đoàn tháo dỡ hai lò phản ứng còn lại của nhà máy |
PV: - Tại Việt Nam, sự việc Lâm Đồng nhắc đi nhắc lại rằng “sợ” điện hạt nhân thời gian gần đây khiến dư luận không khỏi lo ngại (lò phản ứng trong Trung tâm hạt nhân có công suất bằng 1/100 một lò hạt nhân xây dựng ở Ninh Thuận). Thưa ông, phản ứng của Lâm Đồng và dư luận thể hiện điều gì trong thái độ của người dân với điện hạt nhân? Khi tâm lý người dân chưa thật sẵn sàng như vậy, liệu Việt Nam có thể học theo Nhật Bản?
GS Phạm Duy Hiển: - Cách đây hơn một năm, khi tổng kết thảm họa Fukushima, người ta nói rằng: “Đừng nói với người dân rằng điện hạt nhân là an toàn, mà hãy nói hãy tin chúng tôi. Chúng tôi sẽ cố gắng làm cho nó an toàn”. Phải nói cho đúng để người dân tin. Điều này tôi cũng đã từng nói với những người có trách nhiệm, và cả những người nghiên cứu về ĐHN nhưng không biết người ta nghe đến đâu.
Trên thực tế, sau sự cố Fukushima, nhiều nước vẫn làm ĐHN chứ không phải quay lưng hẳn. Nhưng vấn đề làm như thế nào thì các nước được lưu ý rất kỹ.
ĐHN càng chậm càng tốt
PV: – Bất chấp nhiều cảnh báo, ĐHN vẫn được coi như là lời giải cho việc thiếu năng lượng của Việt Nam trong 20 năm tới. Đến thời điểm này, theo ông đánh giá, Việt Nam đã làm được những gì và còn thiếu những gì để có thể phát triển điện hạt nhân một cách an toàn? Nhìn vào xu hướng thế giới như vậy, Việt Nam nên có những điều chỉnh như thế nào?
GS Phạm Duy Hiển: - Chính phủ Việt Nam đã ký kết với nước ngoài, quyết làm điện hạt nhân nên giờ rất khó biết phải nói thế nào. Nhưng chuyên gia nếu nói thì cũng phải nói cho đúng sự thật.
Nói nếu có sự cố thì Việt Nam có thể sẽ bị chia cắt ra làm đôi, trong khi xuất khẩu, kinh tế bị tê liệt ngay tức khắc và toàn bộ dải đất miền Trung sẽ bị ô nhiễm phóng xạ bao trùm trong nhiều năm nếu xảy ra một thảm họa hạt nhân như vụ Tchernobyl hay Fukushima cũng không chuẩn. Nói kiểu ‘an toàn tuyệt đối’ cũng là sai.
Vậy Việt Nam cần phải làm gì? Chỉ có cách làm đúng luật, đúng khả năng, không được chạy theo tiến độ. Trước mắt, việc khởi công nhà máy ĐHN đầu tiên năm 2014 coi như hỏng? Muốn khởi công phải có tài liệu, có thiết kế, luận chứng… trong khi hiện tại chưa có gì.
Nếu nỗ lực một cách nghiêm túc, sớm nhất là năm 2018 mới có thể khởi công. Tôi cho rằng càng chậm càng tốt vì đến năm 2030 sẽ có những loại lò phản ứng rất hiện đại.
Hiện tại, Việt Nam phải đối diện với vấn đề: làm sao để có đủ nguồn nhân lực? Thách thức lớn nhất với chúng ta là vấn đề này.
Trong việc phục vụ cho chương trình ĐHN, phải đào tạo được: chuyên gia vận hành lò phản ứng (để vận hành một lò phản ứng như của Nga, phải cần ít nhất là 300 hoặc 400 người, trong đó phải có những người đứng đầu biết xử lý mọi tình huống, tức phải là những người có kinh nghiệm);
Chuyên gia thẩm định dự án và giám sát thi công; chuyên gia có kinh nghiệm ở các cơ quan pháp quy độc lập với nhà máy (phải làm trong nghề ít nhất 10 năm sau khi tốt nghiệp đại học). Hiện Việt Nam chưa có những người như vậy.
GS Phạm Duy Hiển: Làm ĐHN bước được đến đâu đi đến đó chứ không phải nhảy. |
Về chuyện đào tạo trong nước, tuy
Chính phủ đã chuẩn chi 3 ngàn tỷ đồng cho dự án này nhưng ai sẽ làm
thầy? Trong thế hệ “trẻ” hiện nay chưa ai từng kinh qua những trường đào
tạo về hạt nhân nghiêm chỉnh, những chuyến xuất ngoại vài ba tuần lễ
chỉ đủ để cưỡi ngựa xem hoa.
Vậy làm sao họ có thể đào tạo các chuyên gia ĐHN? Mà trong chương trình lại thấy đào tạo cả thạc sỹ, tiến sỹ nữa? Tiến sĩ chỉ là những người nghiên cứu, chứ vào nhà máy ĐHN để làm gì ở đó?!.
Tôi nghĩ lúc này, không còn cách nào khác, chúng ta phải đối diện thẳng với việc cấp tốc làm thế nào để cho có người làm ĐHN. Chúng ta cứ làm đi rồi sẽ thấy ta không làm nổi theo tiến độ đã đề ra, không thể đến năm 2020 đã có điện hạt nhân.
Nhiều người nghĩ rằng họ có thể làm được đủ mọi việc. Nhưng với ĐHN, khi bắt đầu vào những việc cụ thể, người ta mới thực sự thấy không giống như khi xây dựng đề án trên giấy.
Ngay từ đầu tôi đã nói điều này và đến bây giờ những người trực tiếp làm ĐHN đang phải đối mặt với chính vấn đề đó. Rất nhiều cán bộ trước đây hào hứng khi Quốc hội thông qua chủ trương làm ĐHN nhưng bây giờ bắt đầu hiểu ra rằng những cảnh báo trước đây là có thật.
Trước đây, trong giới khoa học, có lẽ chỉ mình tôi không ủng hộ việc làm ĐHN, bây giờ đã có nhiều người thừa nhận những lo ngại là có căn cứ.
PV: – Một chuyên gia về năng lượng đã tính toán, nếu Việt Nam thay đổi nền kinh tế tiêu thụ năng lượng vô lối, không hiệu quả như hiện nay, rồi tính toán lại nhu cầu điện năng thực tế, có thể Việt Nam sẽ không cần viện tới điện hạt nhân. Ông nghĩ như thế nào về thông tin này? Liệu có nên coi đây là một gợi ý đáng cân nhắc để giải bài toán năng lượng ở Việt Nam mà không phải bằng mọi giá phát triển điện hạt nhân dù hoàn cảnh thực tế chưa phù hợp?
GS Phạm Duy Hiển: - Có chứ nhưng người ta không muốn làm. Đã có số liệu chứng minh Việt Nam sử dụng năng lượng không hiệu quả nhất thế giới. Năm ngoái tăng trưởng kinh tế chỉ có 5,3% trong khi điện xài đến 12,5%, tức là điện hơn gấp đôi tăng trưởng. Tại sao trong cùng một đất nước mà điện năng ở TP Hồ Chí Minh chỉ tăng 7%/năm, tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực, trong khi Hà Nội lại tăng đến 17%/năm, Quảng Ninh 21%?
Thông thường khi các nhà quy hoạch xây dựng lộ trình phát triển điện phải căn cứ để GDP tăng thêm 1% điện phải tăng thêm bao nhiêu %, con số này được gọi là hệ số đàn hồi (HSĐH). Chính hệ số này nói lên hiệu quả sử dụng điện của nền kinh tế. Nó càng bé, nền kinh tế càng hiệu quả, đất nước càng hiện đại.
Khát điện như Trung Quốc mà họ cũng thấy rằng HSĐH suýt soát 1 là quá lãng phí. Nhận ra mối nguy, trong kế hoạch 2006-2010 họ kiên quyết giảm tốc độ tăng trưởng điện xuống trong khi vẫn bảo đảm tăng trưởng kinh tế mạnh.
Riêng trong hai năm 2008-2009, lượng điện thương phẩm của Trung Quốc chỉ tăng 6%/năm trong khi GDP tăng gần 10%/năm. Hai con số này ngược hẳn với ta: GDP tăng chưa đầy 6%/năm nhưng điện lại tăng đến 13%/năm.
Việt Nam cần xác định đúng thủ phạm gây lãng phí điện năng và có biện pháp xử lý. Năm 2010 và 2011, khi kinh tế suy thoái, nhiều doanh nghiệp phá sản khiến cho tiêu thụ điện giảm hẳn, hệ số đàn hồi điện/GDP giảm xuống còn 1,8 (2010) và 1,6 (2011). Điều này chứng tỏ thủ phạm chính gây lãng phí điện năng nằm trong khối sản xuất, xây dựng, chứ không phải trong khối hộ gia đình.
Vậy làm thế nào để xử lý tình trạng lãng phí điện như trên? Theo tôi, phải áp tiêu chí tiêu thụ điện năng vào trách nhiệm của lãnh đạo các tỉnh và công khai hóa cho mọi người đều biết. Tiêu thụ điện năng phải được xem như tiêu chí ưu tiên khi xét duyệt các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
Những công nghệ lạc hậu tiêu tốn điện năng phải tìm cách loại bỏ dần v.v... Ai vi phạm trong khâu xét duyệt dự án sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nói như vậy không phải là để tháo lui ĐHN, bây giờ chúng ta đang trong tình thế buộc phải đi tới. Thế nhưng phải đi tới cho đúng, bước được đến đâu đi đến đó chứ không phải nhảy cóc rồi ngã nhào.
Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư về cuộc trao đổi!
GS.Trần Đại Phúc: Báo động đỏ nhân lực Điện hạt nhân VN |
Bài này hay quá ạ http://huynhngocchenh.blogspot.com/2013/09/viet-nam-bi-nhot-trong-y-thuc-he-xa-hoi.html#more
Trả lờiXóa"Nói như vậy không phải là để tháo lui ĐHN, bây giờ chúng ta đang trong tình thế buộc phải đi tới" (!). THƯA GS HIỂN ÔNG NÓI...BUỘC PHẢI ĐI TỚI NGHĨA LÀ THẾ NÀO ? TẠI SAO LẠI "BUỘC" THƯA ÔNG?
XóaVới kỷ thuât cao và lắm tiền như họ , mà cho tới ngày hôm nay nước Nhật cũng chưa giải quyết được vụ nổ nhà máy hạt nhân vừa qua ! Nước trong nhà máy làm nguội lò phản ứng hạt nhân bị tràn ra biển ! Đây là thảm họa lớn cho môi trường ! Cái đảng nầy nó quá ngu nên vẫn tiến hành xây dựng quả bom nguyên tử nổ chậm trên đất nước nầy !
Trả lờiXóaThưa các bạn!
Xóa"Với quyết tâm chính trị" ngu thế chứ ngu nữa chúng tôi cũng quyết "tiến hành xây dựng quả bom nguyên tử" nhưng sẽ ngoài sức tưởng tượng của các bạn, các bạn nghĩ là "nổ chậm" đâu. Sẽ nổ ngay khi chưa kịp "cắt băng khánh thành", thưa các bạn!
Xin cảm ơn các bạn, vỗ tay...
ĐÚNG LÀ VIETNAM RA NGÕ GẶP ANH HÙNG, THẾ GIỚI SỢ PHÓNG XẠ CHỨ VIETNAM ANH HÙNG KHÔNG SỢ PHÓNG XẠ. BỞI VÌ VIETNAM CÓ NỀN VĂN MINH LÚA NƯỚC !
XóaLàm đập thủy điện mà chỉ bị cái xe ben nó va quệt tí chút cũng đổ xập thì cái nhà máy ĐNT liệu có thể an toàn không? Lại nữa, nghe có từ điện hạt nhân giá rẻ là tôi rùng mình! Đã là điện hạt nhân (kỹ thuật cao , công nghệ cao, vật liệu đắt tiền...) thì làm gì có điện giá rẻ! Đây là trò "sói gửi chân". Giờ quảng cáo rùm beng ĐHN giá rẻ là gửi 1 chân, mai mốt xây xong tính tiền điện với giá trời ơi cũng được à? Chẳng qua là cứ "cả vú lấp miệng em" thôi!
Trả lờiXóaVới kiểu quyết định mọi vấn đề bằng ý chí chính trị chứ không đếm xỉa đến các căn cứ khoa học như nhà cầm quyền VN hiện nay, điện hạt nhân có khi sẽ được quyết định kiểu như ”anh Ba đã đồng ý, anh Tư không nói gì, các cậu cứ làm thôi”. Phải bằng mọi giá ngăn chặn việc xây nhà máy điện hạt nhân. Xây nhà máy điện hạt nhân tại VN là cách Đảng CS tự sát nhanh và triệt để hơn cả việc bỏ Điều 4 Hiến pháp, vì bỏ điều 4, người CS mất địa vị lãnh đạo xã hội, mất cơ hội có quyền lực và tài sản, nhưng dù sao họ và gia đình vẫn còn tính mạng và sức khỏe; nhưng với điện hạt nhân, họ có cơ hội đánh mất sự an toàn tính mạng và sức khỏe của chính mình và gia đình.
Trả lờiXóaNước ta phải hoàn thành chương trình điện hạt nhân vì đây là chủ trương lớn của đảng. Huhuhu.
XóaNói như vẹt... làm đi, làm nghèo thêm đất nước đi!.. Thưa mấy ông "Điện hạt nhân, Điện hại nước, Điện hại non" nói phét ạ!
Trả lờiXóaKHẨN THIẾT KÊU GỌI, KHẨN THIẾT ĐỀ NGHỊ NHÂN DÂN VIỆT NAM... VIỆC CẦN LÀM NGAY !!!
XóaMặc dù đã rất muộn, nhưng muộn còn hơn không.
Kêu gọi tất cả những người Việt Nam trong và ngoài nước hãy lên tiếng, hãy làm tất cả những gì có thể bằng trái tim và khối óc của mình vì một VIỆT NAM KHÔNG HẠT NHÂN - PHẢN ĐỐI ĐIỆN HẠT NHÂN!!!
Nhà nước Việt Nam bằng mọi động cơ, từ lợi ích nhóm đến lợi ích cá nhân sẽ không chịu và không bao giờ từ bỏ dự án ĐHN mà Họ đã dắp tâm từ lâu, trừ khi có sự phản kháng quyết liệt từ mọi tầng lớp Nhân Dân - Sự phản kháng "tích cực và toàn diện".
Vậy, với tư cách là những người Việt Nam yêu nước, chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người Việt Nam trong và ngoài nước hãy đồng lòng lên tiếng, bằng nhiều hình thức, kể cả hình thức cuối cùng là Biểu Tình Tập Thể. Hãy ngăn chặn điện hạt nhân, ngăn chặn "cái chết được báo trước", thưa toàn thể Nhân Dân Việt Nam yêu quý!
Bất kể lý do gì thì với tính cách con người Việt Nam trong môi trường giáo dục của CNCS mấy mươi năm, "cha chung không ai khóc" như mọi người đã thấy.., đã đủ để khẳng định: VIỆT NAM HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ ĐỦ ĐIỀU KIỆN "CẦN VÀ ĐỦ" ĐỂ LÀM ĐIỆN HẠT NHÂN.
Đây là điều mà ai cũng rõ, chỉ trừ những kẻ đang manh nha thực hiện bằng mọi giá, kể cả cái giá phải "luồn cúi dưới đũng quần" của những kẻ mang danh "Chính phủ" (!!!)
Nhân Dân Việt Nam đã phải chịu quá nhiều đau khổ mất mát trong chiến tranh, trong giai đoạn đất nước "xây dựng và trưởng thành" và trong thời bình "như thiên đường"... lúc này, nên không muốn, không bao giờ chấp nhận mất mát đau khổ thêm vì điện hạt nhân nữa... Xin đồng bào hãy thể hiện chính kiến của mình bằng cách... Biểu Tình Tập Thể Phản Đối Điện Hạt Nhân!!!
Thiết bị công nghệ nhập hoàn toàn, nhân lực vận hành kém cỏi lại còn thiếu cộng với thi công công trình chuyên rút ruột thì quả bom nguyên tử Ninh Thuận không nổ mới là lạ, dân Ninh Thuận chết là cái chắc .
Trả lờiXóaĐúng như GS P.D.Hiển nói, làm ĐHN theo kiểu làm thủy điện của VN là cách tự tử tập thể nhanh nhất. Xin đừng lấy nhân mạng người dân làm vật thí nghiệm cho các ngài làm ĐHN và các ngài ở Chính phủ. Hãy chuẩn bị thật kỹ đầy đủ trước khi làm, chậm chắc an toàn , chớ chạy theo thành tích .
Trả lờiXóaTôi ở Nha Trang. Thằng em tôi ở Bình Thuận, lò điện hạt nhân ở Ninh Thuận, Nếu lò điện
Xóacó sự cố thì 2 anh em tôi có bị gì hôn.
Xin hỏi các quí vị chiên gia.
Xin hỏi GS Phạm Duy Hiển mấy câu.
Trả lờiXóaÔng nói: "Việc Tepco mập mờ về thông tin như vậy khiến người dân càng thêm không yên tâm. Sự thực cũng phải thừa nhận rằng, họ đã cố gắng hết sức nhưng chuyện phóng xạ là tế nhị và nhạy cảm, còn dân thì không thể hiểu hết được."
Thế nào là "chuyện phóng xạ là tế nhị và nhạy cảm"? Nếu sự cố phóng xạ nguy hiểm thì nói là nguy hiểm, nếu nó không nguy hiểm thì nói là không nguy hiểm. Lối nói "tuyên huấn" của ông còn "mập mờ" hơn cả TEPCO, như vậy có khiến người dân yên tâm hơn không?
Ông nói: "Tại sao điện hạt nhân lại bị phản đối nhiều như thế, là vì không có nhiều người hiểu biết về nó, trong khi đi tuyên truyền lại không chừng mực."
Chẳng nhẽ ông cho rằng nếu "có nhiều người hiểu biết về nó" và "tuyên truyền chừng mực", thì điện hạt nhân sẽ không "bị phản đối nhiều như thế", vì khi đó nó sẽ an toàn, sẽ không xẩy ra thảm họa Chernobyl và Fukushima nữa hay sao?
Ông nói: "Cách đây hơn một năm, khi tổng kết thảm họa Fukushima, người ta nói rằng: “Đừng nói với người dân rằng điện hạt nhân là an toàn, mà hãy nói hãy tin chúng tôi. Chúng tôi sẽ cố gắng làm cho nó an toàn”. Phải nói cho đúng để người dân tin. "
Tin gì? Tin rằng "Chúng tôi sẽ cố gắng làm cho nó an toàn”. Cố gắng không có nghĩa là làm được. Nếu không làm được, vẫn xảy ra thảm họa hạt nhân, vì người dân sẽ tin là mình chịu chết hay sao?
"Chúng tôi cố gắng" đến mức quanh năm bắt dân nộp tiền phòng cháy chữa cháy và phải mua thiết bị liên quan, mà đến lúc cháy TTTM Hải Dương thì mấy tiếng sau xe cứu hỏa mới xuất hiện để phun chút nước rửa kính. Với một bộ máy như thế thì sẽ ứng phó với tai nạn hạt nhân thế nào?
Khi bản thân không chắc chắn là mình làm được, mà vẫn hứa cho qua chuyện, thì đó là lừa lọc!
Ông nói: "Chính phủ Việt Nam đã ký kết với nước ngoài, quyết làm điện hạt nhân nên giờ rất khó biết phải nói thế nào."
Phải chăng ý ông là: Cái gì đã ký kết (ví dụ như việc khai thác bô-xit ở Tây nguyên) thì buộc phải làm, không thể bỏ hay sao?
Miến Điện hủy bỏ cả dự án ký xây nhà máy thủy điện đang tiến hành dở dang với Trung Quốc, tại sao Việt Nam không thể hủy bỏ dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân khi nó chưa bắt đầu?
Ông nói: "Vậy Việt Nam cần phải làm gì? Chỉ có cách làm đúng luật, đúng khả năng, không được chạy theo tiến độ."
Luật nào? Chưa có luật tương ứng, hoặc có rồi mà sai hay không hợp lý, thì cứ việc "làm đúng luật" là ổn hay sao?
Ông nói: "Nói như vậy không phải là để tháo lui ĐHN, bây giờ chúng ta đang trong tình thế buộc phải đi tới."
Đến câu này thì thực tâm... đã rõ, nên thôi không hỏi nữa.
Đồng ý với anh Trần Tâm, giáo sư PDHiển chê năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió có khuyết điểm nhưng ông ta nên nhớ những năng lượng mới này đang được phát triển và cải thiện. Trong vòng vài năm chúng sẽ là năng lượng mới và an toàn của thế giới. Với sự chậm tiến vô trách nhiệm và không hề có chuyên gia hạch nhân, Việt Nam sẽ chết chắc nếu làm điện hạch nhân. Nếu nổ nhà máy điện hạch nhân, VN chẳng những bị cắt ra làm 2 mảnh mà còn chết gần hết dân 2 miền, sao ông PDHiển không nhìn thấy điều này mà còn cố cãi một cách hàng hai?
XóaGiáo sư Hiển viết:
Trả lờiXóaViệt Nam cần xác định đúng thủ phạm gây lãng phí điện năng và có biện pháp xử lý. Năm 2010 và 2011, khi kinh tế suy thoái, nhiều doanh nghiệp phá sản khiến cho tiêu thụ điện giảm hẳn, hệ số đàn hồi điện/GDP giảm xuống còn 1,8 (2010) và 1,6 (2011). Điều này chứng tỏ thủ phạm chính gây lãng phí điện năng nằm trong khối sản xuất, xây dựng, chứ không phải trong khối hộ gia đình.
Lập luận rất chặt chẽ.
Trước đấy mấy dòng giáo sư viết:
Năm ngoái tăng trưởng kinh tế chỉ có 5,3% trong khi điện xài đến 12,5%, tức là điện hơn gấp đôi tăng trưởng.
Như vậy, theo giáo sư năm 2012, năm mà kinh tế tiếp đà suy thoái 2 năm trước ,hệ số đàn hồi điện/GDP lại tăng lên: 12,5 : 5,3 =2,35.
Chán cho cái danh giáo sư Việt Nam.
Lại một ông GS ... lên tiếng!! Thưa ông, ĐHN lên quan đến môi trường và sự sống chết của hàng triệu dân chứ không phải là trò đùa mà để ông nói làm được tới đâu thì hay tới đó!! Việt Nam không đủ trình độ học thức, tinh thần đạo đức, và tinh thần trách nhiệm để mơ tưởng đến việc xây cất ĐHN. Nếu không dẹp bỏ ý định này thì chết chắc!!
Trả lờiXóaAnh Hiển ơi, anh nói: “Nói nếu có sự cố thì Việt Nam có thể sẽ bị chia cắt ra làm đôi, trong khi xuất khẩu, kinh tế bị tê liệt ngay tức khắc và toàn bộ dải đất miền Trung sẽ bị ô nhiễm phóng xạ bao trùm trong nhiều năm nếu xảy ra một thảm họa hạt nhân như vụ Tchernobyl hay Fukushima cũng không chuẩn. Nói kiểu ‘an toàn tuyệt đối’ cũng là sai.”
Trả lờiXóaThế thì là sao hả anh? Anh là chuyên gia hàng đầu của VN về hạt nhân, anh phải xác định rõ ràng chứ. Hiểu rằng anh vẫn còn “lưu luyến” với ĐHN, vì cả đời anh đã dành cho việc n/c hạt nhân mà. Nhưng hiện tại, về chuyên môn thì anh là kẻ đơn độc, không có đồng nghiệp. Muốn có điện hạt nhân, ít ra VN phải có 50 chuyên gia cỡ như anh mới có thể đảm đương được. Đào đâu ra? Chỉ có nằm mơ thôi!
Anh lại nói: “Nói như vậy không phải là để tháo lui ĐHN, bây giờ chúng ta đang trong tình thế buộc phải đi tới. Thế nhưng phải đi tới cho đúng, bước được đến đâu đi đến đó chứ không phải nhảy cóc rồi ngã nhào.”
Theo em thì anh nên nói là rút lui luôn, trước khi quá muộn. Chứ nói ta “đang trong tình thế buộc phải đi tới” là đi tới đâu? Đi tới đâu hả anh? Không ai muốn, nhưng có thể là đi tới chỗ hủy diệt đấy anh ạ.
Tchernobyl đã bị hủy diệt, Fukushima đang tiếp tục nguy hiểm thì là hậu quả nhãn tiền rồi, không phải bàn Cãi. Nếu miền Trung gạp nạn rò rỉ hạt nhân như Fukushima thì còn đỡ hơn thảm họa Tchernobyl nhưng thảm họa như thế cũng đủ hủy diệt khúc ruột miền Trung rồi anh ạ. Như thế là chia VN ra làm 2 rồi. Không lẽ mỗi lần ngồi ô tô, tàu hỏa đi qua miền Trung mọi người đều phải mặc quần áo chống phóng xạ hay sao?
Một trí thức lớn như anh đứng ra can ngăn để dừng làm điện hạt nhân cho dân Việt được nhờ cũng là công lớn của anh với đất nước đấy. Còn những ai cứ hô to là làm, cứ phải “quyết tâm chính trị” để làm ĐHN thì có thể là kẻ hủy hoại đất nước này, trở thành tội đồ của nhân dân, đất nước.
Hèm một nối là lãnh đạo thời “kinh tế thị trường định hướng XHCN” đầu đất quá, “đất” cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Cách họ tiếp cận đã thể hiện sự ngu dốt rồi. Dự án ĐHN như thế mà ông Chủ tịch nước, ông Thủ tướng chưa hề tiếp xúc với chuyên gia hạt nhân hàng đầu, hiếm hoi của VN như anh để hỏi thì đầu họ “đất” quá đi chứ.
Tôi không là chuyên gia , nhưng tôi đọc trên mạng về nhà máy điện hạt nhân , và tôi hiểu như vậy . Vụ nổ nhà máy Tchemobyl là lý do kỷ thuật của các chuyên viên ở Liên Xô thời đó . Vụ nổ Fukushima vừa qua ở Nhật là do thiên tai , nghĩ nó như 1 tai nạn !
XóaNước Nhật cũng là 1 trong những quốc gia có nền kỷ thuật cao về công nghệ lò nguyên tử . Khi xây nhà máy bị nổ nầy , họ chon địa điểm sát biển , họ cũng đã đề phòng giảm nguy cơ rủi ro nên họ có 1 phương án . Phương án thông thường là giảm nhiệt , trong lò nguyên tử hạt nhân có thanh uranium và nhiệt độ lên tới vài ngàn độ , giảm nhiệt 1 cách thông thường và 1 cách khác dự phòng để tránh rủi ro . Cách thông thường là , họ xây những bồn nước khổng lồ kế bên lò phản ứng , khi nước bơm vào lò phản ứng làm nhiệt độ trong lò từ vài ngàn độ c xuống còn vài trăm độ c để không cho nó nổ , và nước lại bơm ngược ra để làm nguội lại , đại khái hệ thống vận hành của nó y chang kết nước xe hơi , và sự vận hành nầy cũng bằng điện như xe hơi .
Nếu có sự cố gì cho hệ thống làm nguội bằng điện nầy thì , họ có phương án bơm nước biển vào để làm nguội . Nhưng người tính không bằng trời tính ! Sóng thần tấn công lén lút không tuyên chiến như mấy anh VC ngày xưa , lợi dụng lúc nhân dân miền Nam ăn tết nên lơ là , nên họ tấn công . Sóng thần tàn phá hệ thống làm nguội bằng điện , hệ thống làm nguội bằng nước biển bị sóng thần phá luôn . Không có nước để giảm nhiệt nên lò phản ứng nguyên tử lên tới mấy ngàn độ c nên nó phát nổ
VN rút kinh nghiệm tránh rủi ro nên không chon xây nhà máy nguyên tử gần biển như Nhật ? Xây ở độ cao trên 20m cách mặt nước biển ? Thế còn động đất thì sao hởi các đỉnh cao trí tuệ ? Cho dù VN có 10 cái hệ thống giảm nhiệt bằng nước vận hành bằng điện độc lập nhau . Hư 1 cái còn 9 cái khác . Thậm chí xử dung điện quốc gia và bên cạnh đó nhà máy nguyên tử có nhà máy phát điện riêng , giống như nhà hàng và khách sạn có máy phát điện riêng vậy . Nhưng mà trận động đất xảy ra thì có cái gì mà còn ?
Sau khi lò nguyên tử Fukushima phát nổ , những nước có nhà máy nguyên tử rúng động , có vài nước đóng cửa lò nguyên tử , vậy chúng ta vẫn tiến hành là sao ? Nếu tai nạn xảy ra thì giữa Hà Nội và Sài Gòn chỉ có 1 con đường giao thông là đi máy bay !
Trích: "Trước đây, trong giới khoa học, có lẽ chỉ mình tôi không ủng hộ việc làm ĐHN, bây giờ đã có nhiều người thừa nhận những lo ngại là có căn cứ."
Trả lờiXóa"Nói như vậy không phải là để tháo lui ĐHN, bây giờ chúng ta đang trong tình thế buộc phải đi tới." ---hết trích
Đọc đi đọc lại, nhưng tôi vẫn không hiểu GS Hiển theo phái nào? Phái ủng hộ hay phái phản đối? Hay lại có phái mới, là phái nước đôi?
Điện hạt nhân là bài toán có độ dài thời gian hàng trăm năm. Chưa nói chuyện có sự cố xảy ra, vấn đề nhiên liệu sau khi sử dụng, Nhật Bản hiện cũng chưa tìm ra cách giải quyết. Nếu để cho chúng tự nhả hết phóng xạ thì cần tới cả trăm năm. Trong thời gian đó, bảo quản chúng ở đâu? Buộc phải chôn chúng trong lòng đất, nhưng chôn sâu bao nhiêu, lại đang được bàn cãi. Chôn thật sâu với quãng thời gian trăm năm có khả năng sẽ bị thế hệ sau lãng quên, rất nguy hiểm. Có ý kiến bàn nên chôn không sâu, thậm chí để trên mặt đất sao cho ai cũng biết, như thế mới nhắc mọi người không quên được... Muốn hủy lò cũng cần cả 30-40 năm, không đơn giản như phá một cái nhà... Toàn những vấn đề với độ dài thời gian kỷ lục, xuyên thế hệ, nhân loại chưa có kinh nghiệm xử lý...
Tiện đây xin nhắc thêm về chuyện Đôi cảm tử Fukushima 50. Người Nhật tinh thần kỷ luật thép, thái độ làm việc nghiêm túc, không dân tộc nào sánh nổi, nhưng khi biết lò nguyên tử đã nổ, Ban lãnh đạo TEPCO buộc phải ra lệnh cho nhân viên được quyền rời vị trí làm việc để lánh nạn, thì hầu như mọi nhân viên đều lựa chọn đi lánh nạn thay vì bám trụ hiện trường. Thủ tướng Kan phải tức tối ra lệnh tối thiểu những người trên 60t phải ở lại, thì lúc đó có khoảng 50 nhân viên cảm tử quyết định ở lai... Chỉ vài ngày sau đó, hai nhân viên cảm tử đã chết tai bệnh viện vì tế bào da bị phá hủy mạnh... Nhưng nhờ chính những người cảm tử này mà nguồn điện cho lò làm nguội đã bị sóng thần phá hủy đã được khôi phục, góp phần đưa Fukushima đi vào trạng thái tạm kiểm soát được...
Tuy khâm phục người Nhật, nhưng rõ ràng, đứng trước sự nguy hiểm tính mạng, phần lớn họ cũng tìm đường chạy trốn. Nói vậy để thấy rằng, việc có đủ lực lượng để đối phó với tình huống hiểm nghèo là bài toán không hề dễ dàng, với VN có thể nói là bất khả.
Kính gửi anh Phạm Duy Hiển: em rất kính trọng anh , vì anh là người rất am hiểu về ĐHN và có tấm lòng với dân , với nước. Vì thế em khuyên anh nên rút khỏi hẳn cái ý định tham gia UB hay BQL gì đó về điện hạt nhân đi. Khi nào đó tới đây em sẽ giải thích và chứng minh vì sao nên rút. Còn bây giờ chưa phải lúc. Anh rút thì bản thân anh sẽ giữ được uy tín , vì theo em : điện hạt nhân đã và sẽ bị ế , không thể bán cho ai được . Ngay cả thủy điện , nhiệt điện than...cũng thế. Mô hình "điện tập trung" về một EVN đã lỗi thời rồi. Đang có một cuộc cách mạng về "năng lượng miễn phí" diễn ra . Nó sẽ xuất hiện ngay cả ở VN...
Trả lờiXóaKính thư: inventor
Trước nay tôi cũng kính trọng GS Phạm Duy Hiển, vì tôi nghĩ là ông Hiển có tấm lòng với dân, với nước. Nhưng khi biết được quan điểm của ông về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam thì tôi thất vọng. Yêu nước, yêu dân với điều kiện không ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân, thì những người cầm quyền còn yêu hơn cả ông Hiển.
Xóa