Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

BBC: VIỆT NAM CÓ NHƯỢNG BỘ TRUNG QUỐC VỀ BIÊN GIỚI KHÔNG?

VN có nhượng bộ TQ về biên giới không? 
Theo BBC


Hiệp ước Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được ký năm 1999

Vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn thu hút sự quan tâm và tranh cãi trong dư luận người Việt trong và ngoài Việt Nam.

Cho đến hôm nay, Hiệp ước Biên giới trên đất liền được hai nước ký năm 1999 vẫn gây ý kiến trái ngược.

Một nhà nghiên cứu về tranh chấp Biển Đông, Dương Danh Huy, mới đây gửi cho BBC bài viết về chính sách thông tin của Việt Nam liên quan biên giới lãnh thổ và ranh giới biển. Bài viết đặt ra một số câu hỏi cho Tiến sĩ Trần Công Trục, cựu trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, sau khi ông Trục, trên báo Việt Nam, kể lại những năm đàm phán biên giới với Trung Quốc.

Khi được Lê Quỳnh của BBC liên lạc, ông Trần Công Trục đồng ý trả lời những "băn khoăn" về cuộc đàm phán biên giới trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Xin giới thiệu với quý vị hai bài viết muốn giải đáp thêm các câu hỏi về quá trình đàm phán giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc. 

Ý kiến của ông Dương Danh Huy

Cho đến nay vẫn có có nhiều ý kiến khác nhau về tính công bằng của hai hiệp định Việt-Trung về ranh giới trên bộ và về vịnh Bắc Bộ được ký vào năm 1999 và 2000.

Mới đây, trả lời phỏng vấn trên báo Giáo dục Việt Nam về hai hiệp định này, TS Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nói:
“Điều đáng nói là không chỉ dư luận người dân mà ngay cả những người làm công tác nghiên cứu, các nhà khoa học lẫn những nhà quản lý, lãnh đạo vẫn còn nhiều người mơ hồ, lăn tăn về chuyện này. Thậm chí có người suy đoán “chắc là dư luận nói đúng” bởi vì họ nghĩ Việt Nam là nước nhỏ, nước yếu ở cạnh một nước mạnh, nước lớn như TQ thì phải có sự nhượng bộ không thể tránh khi đàm phán tranh chấp biên giới, lãnh thổ.”
Điều TS Trần Công Trục nói đến là do một khuyết điểm cơ bản trong chính sách của Việt Nam về thông tin liên quan đến biên giới lãnh thổ và ranh giới biển. 

Trấn an?

Nếu Việt Nam công bố minh bạch và đầy đủ thông tin thì đã không có nhiều người làm công tác nghiên cứu, nhà khoa học, nhà quản lý, lãnh đạo “mơ hồ, lăn tăn” về các hiệp định lãnh thổ và biển, mà dư luận người dân cũng đã đỡ xôn xao. Thông tin đó không thể dựa trên việc quan chức hé ra một phần, không thể được thay thế bằng thông tin hành lang, hay những lời khẳng định, trấn an. Ngược lại, Việt Nam phải có chính sách cung cấp cho nhân dân thông tin chính thức, minh bạch và đầy đủ, theo tư duy 3C, “Công khai, Công luận, Công pháp quốc tế”.
Cho tới nay, mặc dù tọa độ của các cột mốc đã được công bố, vẫn chưa có thông tin đầy đủ và minh bạch về cuộc đàm phán dẫn đến chúng.
Không thể bác bỏ những suy đoán mà TS Trần Công Trục đề cập đến, hay những suy đoán khác, bằng những lời phủ định “chay”. Để bác bỏ chúng, cần công bố những thông tin như: trong đàm phán Việt Nam đã đòi gì, Trung Quốc đã đòi gì, mỗi bên đã đưa ra dẫn chứng và lập luận gì cho yêu sách của mình, và cuối cùng mỗi bên được gì với lý do gì. Người quan tâm sẽ dùng những thông tin đó để đánh giá giá trị pháp lý của chứng cứ của mỗi bên và tính công bằng của thỏa hiệp.

Nếu thay thế những thông tin đó bằng những lời trấn an thì nhân dân không thể biết có bên nào đã ngang ngược hay không, và bên kia có đã đành phải chấp nhận hay không; họ chỉ có thể lựa chọn giữa có tin lời trấn an hay không. Lãnh thổ là của nhân dân cho nên họ phải được hơn như thế: họ phải được có thông tin về đàm phán lãnh thổ và biển. Các lời khẳng định, các lời trấn an, tin hành lang và tin đồn là không đáp ứng đủ quyền được biết của nhân dân.

Nhưng cho tới nay, mặc dù tọa độ của các cột mốc đã được công bố, vẫn chưa có thông tin đầy đủ và minh bạch về cuộc đàm phán dẫn đến chúng. 

Khu vực Núi Đất

Một thí dụ là khu vực Núi Đất, mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn và đánh chiếm vào tháng 4 năm 1984. Vào tháng 7 năm 1984 Quân đội Nhân dân Việt Nam đã mở chiến dịch kéo dài nhiều năm, chiến đấu quyết liệt để giành lại những vùng bị Trung Quốc chiếm đóng. Với xương máu của rất nhiều người lính, Việt Nam đã giành lại được nhiều phần.

Trên bàn đàm phán, Việt Nam cũng đã giành lại được một số mỏm núi. Theo thông tin không chính thức từ phía Trung Quốc và phía Việt Nam thì có một mỏm có vẻ như cả hai bên không chối cãi là của Việt Nam, nhưng Trung Quốc đã xây nghĩa trang quân đội trên đó và họ chủ trương là khu vực nghĩa trang là bất khả xâm phạm.


Việt Nam có cuộc chiến biên giới với Trung Quốc tháng Hai 1979

Có việc đó hay không? Nếu có thì vì lý do nào mà Việt Nam đã chấp nhận? Vì nhân đạo và địa chính trị, hay vì không có đủ chứng cứ pháp lý, hay lý do nào khác? Tại sao thông tin không được công bố? 

Vịnh Bắc Bộ

Một thí dụ khác là ranh giới trong vịnh Bắc Bộ. Ban đầu Việt Nam chủ trương kéo dài đường phân định trong Hiệp định Pháp-Thanh 1887 để chia cả lãnh hải 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế bên ngoài 12 hải lý, nhưng Trung Quốc đã không chấp nhận. Sau đó Việt Nam chủ trương chia theo luật quốc tế về phân định biển. Theo tài liệu đã công bố của nhân viên nhà nước có chức năng thì Trung Quốc chủ trương chia đều 50:50, không cần đến lập luận pháp lý. Cuối cùng hai bên đã thỏa hiệp bằng tỷ lệ 53:47 nghiêng về Việt Nam.
Điều quan trọng ở đây là phải có thông tin chính thức và có tranh luận khoa học, duy lý. Đó cũng là nguyên tắc chung cho việc nhận định về các hiệp đinh biên giới, ranh giới.
Theo bản đồ độ phân giải cao thì nhiều điểm trong đường phân định vùng đặc quyền kinh tế trong vịnh Bắc Bộ nằm gần lãnh thổ Việt Nam hơn lãnh thổ Trung Quốc. Nổi bật nhất là điểm 17 nằm gần bờ biển Hà Tĩnh hơn đảo Hải Nam khoảng 50 km, và điểm 14 nằm gần bờ biển Nam Định hơn đảo Hải Nam khoảng 37 km. Trong khi đó, không có điểm nào nằm gần lãnh thổ Trung Quốc hơn lãnh thổ Việt Nam. Nếu lấy một đường trung tuyến nào đó làm chuẩn (có thể có vài đường trung tuyến khác nhau đều tương đối hợp lý) thì có thể nói là Việt Nam được ít hơn đường trung tuyến ít nhất là nhiều trăm cây số vuông.

Vì vậy, mặc dù lời phê phán rằng Hiệp Định Pháp-Thanh 1887 đã chia toàn bộ vịnh Bắc Bộ là lời phê phán không hợp lý, nhưng quan điểm chính thức của Việt Nam, rằng Hiệp Định vịnh Bắc Bộ 2000 là công bằng, cũng là quan điểm chưa thuyết phục.

Có thể cho rằng hiệp định đó là đại khái công bằng ở một mức nào đó, nhưng mức đó có là công bằng đủ hay không thì là điều có thể tranh luận. Trong tranh luận đó, thể có người cho rằng trước một Trung Quốc vừa mạnh, vừa tham, bất chấp luật quốc tế, thì việc Việt Nam đạt được mức công bằng đó là khá rồi, và có thể có người có quan điểm ngược lại.

Cũng có thể có người cho rằng việc được ít hơn đường trung tuyến đó là giá phải chăng cho việc có một ranh giới ổn định trong vịnh Bắc Bộ, và có thể có người có quan điểm ngược lại.

Điều quan trọng ở đây là phải có thông tin chính thức và có tranh luận khoa học, duy lý. Đó cũng là nguyên tắc chung cho việc nhận định về các hiệp đinh biên giới, ranh giới. 

Ý kiến ông Trần Công Trục

Việt - Trung ra Tuyên bố chung về hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên
 biên giới đất liền ngày 31/12/2008

Trước hết, tôi xin cảm ơn và hoan nghênh sự quan tâm và bày tỏ một số băn khoăn thắc mắc của học giả Dương Danh Huy sau khi đọc nội dung trả lời phỏng vấn của tôi đăng trên trang báo Điện tử Giáo dục Việt Nam gần đây. 

Ông Dương Danh Huy là học giả quen biết của độc giả Việt Nam và quốc tế quan tâm đến lĩnh vực biên giới, lãnh thổ, đặc biệt là vấn đề biển, đảo, trong đó có tôi. Tôi đã đọc, nghiên cứu khá kỹ những nội dung mà ông Dương Danh Huy đã phát biểu trên một số phương tiện thông tin truyền thông và một số công trình nghiên cứu đã đăng tải trên trang mạng điện tử “Quĩ nghiên cứu Biển Đông”. Là một công dân Việt Nam luôn tâm huyết với vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển, đảo của Tổ Quốc, hiện nay là một người nghiên cứu độc lập, tôi tâm đắc và đánh giá cao những công trình nhiên cứu của ông Dương Danh Huy, tôi cũng chia sẻ với những băn khoăn, trăn trở của ông có liên quan đến kết quả đàm phán giải quyết vấn đề biên giới trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua.

Đúng là sở dĩ cho đến nay trong dư luận vẫn còn tồn tại những băn khoăn, thắc mắc, thậm chí vẫn còn nghi hoặc về một số thành quả của quá trình đàm phán giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ với Trung Quốc, chủ yếu là do thiếu thông tin hoặc thông tin không rõ ràng, minh bạch, thậm chí mâu thuẫn nhau, chưa kể tới những thông tin thiếu trung thực, khách quan xuất phát từ những động cơ khác nhau. Đó là một thực tế ai cũng nhận ra. Dư luận đòi hỏi được cung cấp thông tin là hoàn toàn chính đáng, là nhu cầu cần kíp.
Có những nội dung có thể công khai ngay được, cũng có những nội dung chưa thề công khai ngay được, nhất là trong thởi gian đang đàm phán hoạch đinh biên giới và tiến hành phân giới cắm mốc trên thực địa. 
Tuy nhiên công bằng mà nói, sở dĩ còn tình trạng này là vì có những nguyên nhân chủ quan, khách quan mà chúng ta nên bình tĩnh xem xét. Là người trong cuộc, tôi có thể nói rằng đòi hỏi của công chúng nói trên mặc dù rất chính đáng, cần thiết, nhưng những người có trách nhiệm không thể có khả năng đáp ứng ngay, kịp thời được. Bởi vì đây là vấn đề hết sức hệ trọng, nhạy cảm và rất rất phức tạp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sông xã hội. Có những nội dung có thể công khai ngay được, cũng có những nội dung chưa thề công khai ngay được, nhất là trong thởi gian đang đàm phán hoạch đinh biên giới và tiến hành phân giới cắm mốc trên thực địa.

Mọi người đều biết thời gian đàm phán hoạch định và phân giới cắm mốc kéo dài chí ít là từ năm 1993 cho đến năm 2008, trước đó nữa là thời gian nghiên cứu chuẩn bị phương án đàm phán, mọi hồ sơ tài liệu đều phải được bảo quản theo chế độ bảo mật. Từ sau khi hoàn thành về cơ bản phân giới cắm mốc cho đến nay mới chỉ khoảng 5 năm, lại còn tiếp tục đàm phán một số nội dung quản lý biên giới, mốc giới, cửa khẩu, sử dụng sông suối biên giới chung…Với thời gian đó và với khối lượng công việc đó, có lẽ khó có thể có ai đáp ứng ngay được những đòi hỏi của dư luận. Mặc dù vậy, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và có liên quan cũng đã cố gắng công bố nhiều ấn phẩm khá tốt về lĩnh vực này.

Có thể nói rằng thông tin ngày càng phong phú, rõ ràng, công khai, minh bạch hơn. Mọi người có thể tìm mua tại các cửa hàng sách hay truy cập trên các trang mạng những ấn phẩm này. Tôi tin rằng các Cơ quan có trách nhiệm của Việt Nam sẽ dần dần bổ sung cung cấp đầy đủ mọi thông tin có liên quan và cần thiết. Thiết nghĩ đó cũng là trọng trách của các tổ chức, cơ quan, cá nhân có liên quan trước đòi hỏi chính đáng của công luận. Bởi vì công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của các thế hệ người Việt Nam vẫn đang tiếp diễn.

Trở lại nội dung cụ thể mà ông Dương Danh Huy nêu lên, tôi mạn phép có đôi điều bình luận theo nhận thức và thông tin mà bản thân tôi tự nắm bắt được: 

Tình hình biên giới

Trước hết, có lẽ xin được phép nhắc lại khái quát về tình hình biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc.

Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc dài khoảng 1.400 km tiếp giáp giữa 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc. Biên giới này được hoạch định và phân giới cắm mốc lần đầu tiên trong lịch sử bằng Công ước hoạch đinh biên giới ngày 20 tháng 6 năm 1887 và Công ước bố sung ngày 20 tháng 6 năm 1895 ký kết giữa Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc).


Kim ngạch thương mại qua biên giới Việt - Trung đạt trên 8,6 tỷ USD năm 2012


Trong hơn 100 năm kể từ khi Công ước Pháp Thanh được ký kết, biên giới giữa 2 nước đã trải qua nhiều biến đổi trên thực địa do thời tiết, do diến đổi địa hình địa vật và do những biến động chính trị, xã hội ở mỗi nước cũng như trong quan hệ giữa 2 nước, đặc biệt là cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Vì vậy, đã nẩy sinh những tranh chấp hết sức phức tạp từ nhận thức khác nhau về hướng đi của biên giới cho đến lịch sử quản lý thực tế về biên giới…Chẳng hạn, lời văn mô tả và bản đồ có nơi không đầy đủ, chính xác, rõ ràng; các cột mốc biên giới được cắm từ cuối thế kỷ XIX không được xác định bằng lưới tọa độ, nhiều mốc bị hư hỏng, bị mất, xê dịch, nhiều mảnh bản đồ gốc không còn; trên một số khu vực biên giới xẩy ra sự chuyển dịch dân cư không theo biên giới pháp lý…

Từ tình hình nói trên, nhằm xác định lại chính xác biên giới để quản lý biên giới lãnh thổ tốt hơn, tránh những tranh chấp phức tạp xẩy ra làm ảnh hưởng đến quan hệ chính trị giữa hai nước, ảnh hưởng đến môi trường hòa binh, ổn định, hợp tác và phát triển của mỗi nước…, ngay sau khi bình thường hóa quan hệ tháng 11 năm 1991, hai bên đã thỏa thuận tiến hành đàm phán hoạch định biên giới mới thay cho Công ước Pháp - Thanh 1887, 1895 và tiến hành phân giới cắm mốc tại thực địa dựa trên nội dung của Hiệp ước hoạch định biên giới mới này. Quá trình đàm phán đã diễn ra như sau:

- Từ năm 1990, sau khi hai nước khôi phục quan hệ, từ 7-11-1991 đến 10-11-1991 đã ký hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới: quản lý biên giới theo tình hình thực tế; thẩm quyền giải quyết biên giới cấp Chính phủ; giữ mốc biên giới.
Trong hơn 100 năm kể từ khi Công ước Pháp Thanh được ký kết, biên giới giữa 2 nước đã trải qua nhiều biến đổi trên thực địa do thời tiết, do diến đổi địa hình địa vật và do những biến động chính trị, xã hội ở mỗi nước cũng như trong quan hệ giữa 2 nước, đặc biệt là cuộc chiến tranh biên giới năm 1979.
- Từ năm 1992, đàm phán lần thứ 4 diễn ra ngày 19-10-1993 ký thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa 2 nước; trong thỏa thuận này, hai bên đã nhất trí mở ra 4 diễn đàn đàm phán về biên giới lãnh thổ (3 cấp chuyên viên và 1 cấp Chinh phủ) và đặc biệt đã thống nhất được căn cứ pháp lý để đàm phán là: “Hai bên đồng ý căn cứ vào Công ước hoạch định biên giới ký giữa Pháp và Trung Quốc ngày 26-6-1887 và Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới 20-6-1895, cùng các văn kiện và bản đồ hoạch định, cắm mốc kèm theo đã được Công ước và Công ước bổ sung nói trên xác nhận hoặc quy định; đối chiếu xác định lại toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa VN và TQ…”

- Như vậy, mọi tư liệu lịch sử, bản đồ, sách giáo khoa, thậm chí cả các tài liệu chính thức đã xuất bản trước thời điểm này, nếu không được xác nhận là một bộ phận của Công ước nói trên, đều không có giá trị dùng làm căn cứ để xác định hướng đi của đường biên giới trong quá trình đàm phán lần này.

- Thực hiện Thỏa thuận nói trên, từ tháng 2/1994 đến tháng 12/1999, 2 bên đã họp 6 vòng cấp Chính phủ, 16 vòng nhóm công tác liên hợp, 3 vòng nhóm soạn thảo Hiệp ước.

- Tại vòng 2 (tháng 7/1994) nhóm công tác đã trao bản đồ chủ trương, qua đối chiếu có 870km/1360km đường biên giới trùng nhau (67%), 436km/1360km, 289 khu vực không trùng nhau với tổng diện tích 236,1km2 trong đó có 74 khu vực loại A (1,87km2) kỹ thuật vẽ chồng lấn nhau, 51 khu vực loại B (3,062km2) không vẽ tới, 164 khu vực loại C do quan điểm 2 bên khác nhau, trong đó có một số khu vực tranh chấp trên thực địa.

- Đàm phán cấp Chính phủ vòng 6 (25-28 tháng 9 năm 1998) thống nhất phân khu vực C thành 3 loại: khu vực Công ước đã quy định rõ ràng, khu vực một bên quản lý quá hoặc vạch quá đường biên giới, khu vực Công ước không qui định rõ ràng để xử lý theo nguyên tắc đã thỏa thuận, chẳng hạn:

1. Nguyên tắc các bên trao đổi vô điều kiện cho nhau những vùng đất quản lý quá đường biên giới: “Sau khi 2 bên đối chiếu xác định lại đường biên giới, phàm những vùng do bất kỳ bên nào quản lý quá đường biên giới về nguyên tắc cần trả lại cho bên kia không điều kiện” (Phần II, điểm 3, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa CHXHCN VN và CHND TH, ngày 19 tháng 10 năm 1993).
  • Trong quá trình phân giới cắm mốc, đối với một số khu vực nhạy cảm do có sự tồn tại của dân cư vượt qua biên giới pháp lý mới được hoạch định thì hai bên thỏa thuận thực hiện nguyên tắc giảm tối đa tác động đến khu dân cư, điều chỉnh biên giới sao cho cân bằng về diện tích, giữ nguyên hiện trạng khu dân cư, như nhà cửa, ruộng vườn, nghĩa trang mồ mả…Thực hiện nguyên tắc này, hai bên đã thỏa thuận xử lý thỏa đáng các khu vực có dân cư sinh sống; chẳng hạn, 4 khu vực loại C( 66c, 81c, 127c, 260c) diện tích khoảng 7,2 km2 có dân cư Việt Nam sinh sống quá đường biên giới pháp lý mới về phía Trung Quốc vẫn được giữ nguyên; 5 khu vực loại C với diện tích khoảng 5,7 km2 dân TQ ở quá đường biên giới pháp lý về phía Việt Nam cũng được giữ nguyên hiện trạng.
  • Đối với khu vực điểm cao có chốt quân sự, thì các điểm cao nằm trong lãnh thổ của nước nào thì thuộc nước đó. Đối với các điểm cao nằm ngay trên đường biên thì không bên nào được phép đóng quân hay không được xây dựng bất kỳ công trình quân sự nào trên đó, phù hợp với thông lệ quốc tế.
2. Nguyên tắc giải quyết đường biên giới trên sông suối: “Đối với những đoạn biên giới đi theo sông, suối, hai bên đồng ý sẽ tính đến mọi tình hình và tham khảo tập quán quốc tế, thông qua thương lượng hữu nghị để giải quyết” (Phần II, điểm 4, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới Việt – Trung 19 tháng 10 năm 1993). Tại vòng 5 đàm phán cấp Chính phủ, hai bên đã đạt được thỏa thuận về nguyên tắc giai quyết đường biên giới trên sông suối giữa 2 nước: Đối với những đoạn biên giới đã được Công ước 1887, 1895 xác định rõ ràng thì căn cứ vào các quy định của Công ước để xác định biên giới, cũng như sự quy thuộc các cồn bãi trên sông suối biên giới; đối với những đoạn biên giới theo sông suối chưa được Công ước xác định rõ ràng thì 2 bên sẽ áp dụng nguyên tắc phổ biến của Luật pháp và Tập quán quốc tế để xác định:
  • Trên các đoạn sông, suối tàu thuyền đi lại được đường biên giới sẽ đi theo trung tâm luồng chính tàu thuyền chạy.
  • Trên các đoạn sông suối tàu thuyền không đi lại được đường biên giới sẽ đi theo trung tâm cua dòng chảy hoặc dòng chính. Lễ hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền ngày 23/2/2009 tại cửa khẩu Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn


- Hiệp ước hoạch định biên giới được hai nước Việt Nam, Trung Quốc chính thức ký ngày 30 tháng 12 năm 1999 và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn ngày 6 tháng 6 năm 2000 và Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn ngày 29 tháng 4 năm 2000. Hiêp ước này mô tả hướng đi của đường biên giới bằng lời văn và thể hiện bằng đường màu đỏ trên bản đồ tỷ lệ 1/500.000. Dựa vào Hiệp ước này, từ tháng 12 năm 2001, hai bên đã tiên hành phân giới, cắm mốc.

- Đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, công tác phân giới cắm mốc đã cơ bản hoàn thành. Kết quả là: Chiều dài biên giới chính xác là 1.449,566 km, trong đó có 383, 914 km đường biên giới đi theo sông suối; cắm được 1970 cột mốc, trong đó có 1548 cột mốc chính, 422 cột mốc phụ. Toàn bộ công việc này được tổ chức thực hiện để phân vạch đường biên giới trên thực địa một cách chính xác, cụ thể, rõ ràng, hoàn chỉnh và dược đánh dấu bằng một hệ thống mốc quốc giới chính quy, bền vững và đủ về số lượng trên thực địa. Khi tiến hành phấn giới cắm mốc, hai bên đã vận dụng các nguyên tắc đã thỏa thuận để xử lý những trường hợp có liên quan đến dân cư, tài sản, thực tế quản lý, thậm chí cả đến vấn đề tâm linh, tín ngưỡng…làm sao đảm bảo lợi ích chính đáng cho nhân dân hai bên biên giới.

Thiết nghĩ với những thông tin này có lẽ cũng có thể giúp giải đáp được phần nào những băn khoăn, thắc mắc nói trên.  

Khu vực Núi Đất 

Ông Dương Danh Huy đặt vấn đề rằng: “Khu vực Núi Đất, mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn…và theo thông tin không chính thức từ phía Trung Quốc và phía Việt Nam thì có một mỏm có vẻ như cả hai bên không chối cãi là của Việt Nam, nhưng Trung Quốc đã xây nghĩa trang quân đội trên đó và họ chủ trường là khu vực nghĩa trang là bất khả xâm phạm. Có việc đó hay không? Nếu có thì vì lý do nào mà Việt Nam đã chấp nhận? Vì nhân đạo và địa chính trị, hay vì không có đủ chứng cứ pháp lý, hay lý do nào khác? Tại sao thông tin không được công bố?"
Đúng là có việc Việt Nam đã đồng ý điều chỉnh chút ít hướng đi của đường biên giới ở khu vực có nghĩa trang do Trung Quốc đã xây dựng trước đây, mặc dù về pháp lý đường biên giới mà 2 bên đã xác định là phải đi qua khu vực nghĩa trang này. Theo tôi, đây là nhân nhượng tự nguyên, thỏa đáng, hợp tình hợp lý. 
Theo thông tin mà tôi được biết thì đúng là có việc Việt Nam đã đồng ý điều chỉnh chút ít hướng đi của đường biên giới ở khu vực có nghĩa trang do Trung Quốc đã xây dựng trước đây, mặc dù về pháp lý đường biên giới mà 2 bên đã xác định là phải đi qua khu vực nghĩa trang này.

Theo tôi, đây là nhân nhượng tự nguyên, thỏa đáng, hợp tình hợp lý. Bởi vì đây là nhân nhượng vừa mang tính nhân văn, nhân đạo, vừa phù hợp với nguyên tắc mà hai bên đã thỏa thuận khi xác định đường biên giới đi qua khu vực có sự tồn tại của dân cư khu vực biên giới…như tôi đã đề cập ở phần trên. 

Vịnh Bắc Bộ

Tôi đã đọc bài viết trên BBC của ông Dương Danh Huy có liên quan đến việc phân định Vịnh Bắc Bộ, “Nhìn lại Hiệp định Vịnh Bắc Bộ sau 10 năm”.

Tôi đánh giá cao những nhận xét của ông Dương Danh Huy về bản chất của “đường biên giới trong Vịnh Bắc Bộ” theo Công ước Pháp Thanh 1887. Nội dung của Công ước là:
“Các đảo phía đông kinh tuyến Paris 105 °43, kinh độ đông, tức là đường bắc-nam đi qua điểm cực đông của đảo Tch'a Kou hay Ouan-chan (Trà Cổ) và làm thành biên giới cũng được cho là của Trung Hoa. Các đảo Go- tho và các đảo khác phía tây kinh tuyến này thuộc về An Nam.
Những người Trung Hoa phạm pháp hoặc bị cáo buộc phạm pháp tìm nơi trú ẩn tại các đảo này, sẽ được, theo quy định của điều 27 của Hiệp định ngày 25 tháng Tư năm 1886, tìm kiếm, bắt giữ và dẫn độ bởi Chính quyền Pháp.”
Theo đánh giá của ông Dương Danh Huy thì Công ước không nói rằng kinh tuyến 105°43’ Paris, tức là kinh tuyến 108°3’13’’ Greenwich, là ranh giới phân định biển cho toàn bộ Vịnh Bắc Bộ. Bản đồ đính kèm công ước vẽ ranh giới dọc kinh tuyến 105°43’ Paris từ cực đông đảo Trà Cổ ra biển và ngừng cách đảo khoảng 5 hải lý, tức là chỉ cho một phần rất nhỏ của Vịnh.

Trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Trương Tấn Sang năm 2013, hai nước nói sẽ thăm dò dầu khí chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi vịnh Bắc Bộ

Theo tôi, nhận xét của ông Dương Danh Huy là rất chuẩn xác. Bởi vì, “những điều trên cho thấy, vào năm 1887, trong Vịnh Bắc Bộ, Pháp không cho rằng họ có chủ quyền hay quyền chủ quyền trong vùng biển cách bờ hơn 12 hải lý. Cũng không có chứng cớ là vào thời điểm đó Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền hay quyền chủ quyền trong vùng biển này”“Sẽ hợp lý hơn nếu cho rằng kinh tuyến 108°3’13’’ trong Công ước chỉ phân chia đảo và phân chia lãnh hải ven bờ. Như vậy, công ước Pháp-Thanh chưa phân định phần lớn Vịnh Bắc Bộ, và việc phân định Vịnh Bác Bộ là cần thiết”.

Chính chúng tôi cũng đã có nhận định như vậy trước khi xây dựng phương án đàm phán phân định vịnh Bắc Bộ. Trên tinh thần thật sự khách quan, cầu thị, chúng tôi cũng đã mạnh dạn đề nghị từ bỏ chủ trương khẳng định rằng trong vịnh đã có biên giới theo Công ước Pháp Thanh 1887. Thay vào đó, khi đàm phán phân định vịnh Bắc Bộ, Việt Nam sẽ theo nguyên tắc của Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982. Đó là nguyên tắc thỏa thuận, có tính đến mọi hoàn cảnh liên quan, để phân định vịnh Bắc Bộ đảm bảo tính công bằng mà hai bên có thể chấp nhận được.

Đây thật sự là một bài học quý giá cho những ai đang và sẽ tiếp tục lãnh trọng trách tham gia đàm phán giải quyết các tranh chấp về biên giới lãnh thổ, nhất là những tranh chấp trên các vùng biển và hải đảo trong tình hình hiện nay.

Kết quả là Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được ký kết vào ngày 25 tháng 12 năm 2000. Hiệp định này gồm 11 điều với nội dung chủ yếu là xác định rõ tọa độ địa lý của 21 điểm trên đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, vùng thềm lục địa giữa hai nước; quy định hai bên tôn trọng chu quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi bên tại các vùng biển trong vịnh Bắc Bộ; quy định việc thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên nằm vắt ngang đường phân định và giải quyết các tranh chấp liên quan đến Hiệp định thông qua đàm phán thương lượng. Hiệp định có hiệu lực ngày 15 tháng 6 năm 2004. 

Đường phân định

Từ tình hình nói trên, tôi cũng xin có bình luận thêm về những băn khoăn có liên quan đến cách vạch đường phân định đã được thể hiện trên bản đồ kèm theo Hiệp định này mà ông Dương Danh Huy gọi là “Đường trung tuyến”.

Đúng là “trong phần lớn vùng biển hữu quan trong Vịnh Bắc Bộ, bờ biển Việt Nam và Trung Quốc đối diện nhau. Vì vậy, theo luật quốc tế thì đường trung tuyến có điều chỉnh là nguyên tắc phân định công bằng nhất”.

Tôi không phản bác điều này. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tôi qua một số bản án cua Tỏa án Trọng tài quốc tế, nhất là vụ xét xử việc phân định biển Manche giữa Pháp và Anh, các thẩm phán có bình luận rằng trung tuyến là phương pháp thường được sử dụng trong phân định, nhưng không phải lúc nào phương pháp này cũng đảm bảo được nguyên tắc công bằng. Bởi vì, trung tuyến sẽ được xác định tính từ các điểm cơ sở nhất định mà những điểm này thì hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiện hữu của các vị trị địa lý được thống nhất lựa chọn nằm dọc theo bờ biển của mỗi bên để tính toán xác định, thông thường thì phải điều chỉnh do phải tính đến các hoàn cảnh, điều kiện có liên quan…

Cho nên, có thể nói rằng khó có thể có một “trung tuyến” duy nhất và đích thực là trung tuyến theo đúng đinh nghĩa khoa học. Trong một khu vực biển có thể có nhiều trung tuyến có điều chỉnh thích hợp, phụ thuộc vào phương pháp tính toán xác định của các chuyên gia kỹ thuật.

Và cũng đúng như luật sư Brice Clagett đã nhận xét, việc vạch ranh giới phải dựa trên cơ sở địa lý, và nguyên tắc tỷ lệ chiều dài bờ biển chỉ là một thước đo phỏng chừng cho sự công bằng. Tác giả bài này cho rằng dù tỷ lệ diện tích bằng tỷ lệ chiều dài bờ biển, vẫn có thể tồn tại những sự bất công mà nguyên tắc tỷ lệ chiều dài bờ biển không phát hiện được. Vì vậy cần phải xét đến các khía cạnh địa lý, quan trọng nhất là đường trung tuyến được vạch giữa những điểm nào và ảnh hưởng của các đảo của Việt Nam và Trung Quốc trong việc vạch và điều chỉnh đường trung tuyến…

Và vì vậy, kết quả phân định đã cho thấy: Ranh giới trong Vịnh Bắc Bộ là một đường trung tuyến có điều chỉnh; Đảo Cồn Cỏ được 50% hiệu lực, đảo Bạch Long Vĩ được khoảng 25% hiệu lực; Tỷ lệ diện tích Việt Nam, Trung Quốc đạt được, 1.135:1, gần bằng tỷ lệ chiều dài bờ biển Việt Nam, Trung Quốc, 1.1:1. Cho nên, theo đánh giá của tôi, với tư cách là một chuyên gia pháp lý, Hiệp định Vịnh Bắc Bộ đã được phân định phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế, hợp tinh hợp lý vì nó đảm bảo được sự công bằng mà hai bên chấp nhận được. Đi vào chi tiết kỹ thuật khi tính toán xác định đường phân định này có lẽ phải nhờ đến các chuyên gia kỹ thuật bản đồ mới đủ điều kiện để giải đáp chuẩn xác.

Nguồn: BBC Tiếng Việt.

15 nhận xét :

  1. "Theo thông tin mà tôi được biết thì đúng là có việc Việt Nam đã đồng ý điều chỉnh chút ít hướng đi của đường biên giới ở khu vực có nghĩa trang do Trung Quốc đã xây dựng trước đây, mặc dù về pháp lý đường biên giới mà 2 bên đã xác định là phải đi qua khu vực nghĩa trang này.

    Theo tôi, đây là nhân nhượng tự nguyên, thỏa đáng, hợp tình hợp lý. Bởi vì đây là nhân nhượng vừa mang tính nhân văn, nhân đạo, vừa phù hợp với nguyên tắc mà hai bên đã thỏa thuận khi xác định đường biên giới đi qua khu vực có sự tồn tại của dân cư khu vực biên giới…như tôi đã đề cập ở phần trên. "

    than ôi, may mà ngày trước Gò Đống Đa do quân Tây Sơn đắp chôn xác quân thù xâm lược, nếu do tự tay quân Trung Quốc lập "nghĩa trang" thì nay biên giới Tàu đã tới tận Hà Nội. Đúng là một lối làm ăn cẩu thả có tội với tổ tiên và con cháu muôn đời sau. Theo tôi thì nên cho bốc mộ về bên kia biên giới thế là xong.
    ĐB.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mộ của người Việt Nam ở Trung Quốc nhiều lắm đấy. Sao không theo "nguyên tắc" mà hai bên đã thỏa thuận? ĐỒ BÁN NƯỚC!

      Xóa
    2. Ở VN , nhất là Nam Bộ có rất nhiều NT của người Hoa . Vậy thì đó là đất nước TQ hay sao ? Nước nào chẳng có ngoại kiều. Nhiều nước cho phép các nhóm ngoại kiều lập NT riêng trên đất nước họ. Tôi đi thăm một NT ở tp San Jose, CA, USA, là Oakhill Cemetery trong đó có khu riêng của người Nhật, người Tầu, người Do Thái . Sau này dường như ngừoi Việt xin một khu riêng mà không được .

      Xóa
    3. Tôi có đến Tứ Xuyên, nơi đó có rất nhiều lịch sử người Việt còn nơi ấy, Như thế mình có thể đòi Tàu trả lại Tứ Xuyên cho Việt Nam ?????

      Xóa
  2. P. THƯỜNG DÂN NAM bỘlúc 02:00 17 tháng 9, 2013

    Đoàn VN tham gia việc phân định BG VN-TQ gồm những ai ít người được biết mà chỉ nói tới Ts Trần Công Trục là TB . Việc tiến hành phân định BG có những bước nào , với những phương tiện nào dường cũng ít ngừoi biết . Dường như những việc đó là những bí mật QG ? Tôi nghĩ việc công bố công khai công tác phân định BG giữa VN và các nước láng giềng, nhất là TQ , là một điều có lợi cho cả hai bên. Lịch sử các nước là hình thành biên giới, rồi xây dựng và phát triển . Đó là Lịch Sử của một nước thì mọi người dân phải học và phải biết . Là công dân một nước độc lập , có chủ quyền , thì phải biết BG của nước mình tới đâu, trên bộ cũng như trên biển để mà tôn trọng , bảo vệ , yêu mến tổ quốc minh và yêu cầu ngừơi khác tôn trọng . Đó là văn minh.
    Đây cũng chính là việc giáo dục quan trọng bậc nhất cho mọi người VN từ buổi đầu tiên cắp sách đến trường và mãi mãi trong cuộc đời mình . Công dân các nước trên thế giới thường có bản đồ nước mình bằng nhiều loại hình khác nhau và có nhiều kênh TV, sách báo, tạp chí thường xuyên nghiên cứu về địa lý của đất nước mình và thế giới . Những sách báo này thường được in ấn rất đẹp và phổ biến trên toàn thê giới , và nó luôn luôn là đề mục rất hấp dẫn cho mọi tầng lớp như trẻ con cho đến người già .
    NN ta, nhất là BGD&ĐT không sớm công bố và đưa vào chtrình GD là một thiếu sót rất lớn , khiến cho các hs mù mờ về BG, hải đảo , là một tội có tính lịch sử đối với Tổ Quốc !

    Trả lờiXóa
  3. Cuối cùng tôi muốn hỏi: So với trước thì sau khi đàm phán và phân định BG giữa ta và TQ chúng ta mất bao nhiêu hoặc được bao nhiêu m2/km2 trên đất liền và trên Biển??

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nghe nói Vn mất diện tích bằng tỉnh Thái bình

      Xóa
  4. VN bắt đầu có nhân nhượng TQ về biên giới kể từ 1945 rồi mà.

    Trả lờiXóa
  5. Loanh quanh, lan man "vòng vo Tam Quốc"...
    Cuối cùng thì ông Trần Công Trục vòng vèo cũng chỉ nhằm một mục đích là "che đậy sự thực" rất mờ ám bấy lâu nay về đường biên giới Việt Trung ngày một lấn sâu vào lãnh thổ Việt Nam!

    Tất cả những tài liệu, sách giáo khoa, tài liệu chính thống đã gieo vào đầu đủ mọi thế hệ, đủ mọi tầng lớp, kể cả những mầm non đất nước những hình ảnh đẹp như mơ
    "nước ta rừng vàng biển bạc" hoá ra sai bét, "không có giá trị dùng làm căn cứ để xác định hướng đi của đường biên giới", hoá ra dối trá cả (!!!!)

    Còn những gì mà Trung Quốc ngang nhiên làm trên đất của ta thì "đây là nhân nhượng tự nguyện, thỏa đáng, hợp tình hợp lý. Bởi vì đây là nhân nhượng vừa mang tính nhân văn, nhân đạo, vừa phù hợp với nguyên tắc mà hai bên đã thoả thuận" (?!)

    Vậy thì..."Đúng là có việc Việt Nam đã đồng ý điều chỉnh chút ít hướng đi của đường biên giới ở khu vực có nghĩa tranh do Trung Quốc đã xây dựng trước đây" không vấn đề gì mà phải bàn cãi cả. Bởi vì đây là nhân nhượng vừa mang tính nhân văn, nhân đạo của "đàng ta", nhưng chỉ có điều... nhân văn, nhân đạo sao không dám công khai, SAO PHẢI DẤU NHƯ MÈO DẤU CỨT thế (!)

    Nói như ông Trần Công Trục thì Trung Quốc nó đang quy mô hoá "cái gọi là thành phố Tam Sa" đấy, lên tiếng yếu ớt nhưng cũng là lên tiếng rồi đấy, hay là lên tiếng lấy lệ để đợi cho nó có người chết rồi nó cho xây dựng nghĩa trang xong "đảng ta" lại tiếp cái bài.... "NHÂN VĂN, NHÂN ĐẠO" hả ông Trần Công Trục (???)

    Hú vía, cái Gò Đống Đa "ngổn ngang giặc (Tàu) chết vùi xương thành gò" chứ để tự nó chôn nó thì Hà Nội lại thành "đường biên", vẽ lại bản đồ Việt Nam...

    Trả lờiXóa
  6. Dân tộc Việt nam sẽ nghi nhớ những lời ông Trực nói, Non sông Việt nam sẽ không bao giờ quên những việc ông làm và Chính quyền đã làm về biên giới với TQ.... Những hành động nào đi ngược lại lợi ích của Dân tộc sẽ bị non sông nguyền rủa... haha

    Trả lờiXóa
  7. Xin các vị nhìn lại lịch sử biên giới Việt - Trung để rồi phân tích:
    - Thời Nhà Nguyễn - Thanh về trước: Không có mốc giới rõ ràng;
    - Hiệp định Pháp - Thanh 1893: là sự thỏa hiệp giữa hai nước lớn chia quyền thống trị VN, Lào;
    - Hiệp định Gieneve 1954 về Đông Dương: là sự thỏa hiệp giữa các nước lớn (và hai phe) vì lợi ích của họ;
    - Hiệp định biên giới trên bộ Việt - Trung 2000 mới thực sự là sự thỏa hiệp về ngoại giao giữa hai nước Việt - Trung sau cuộc so găng lịch sử. Vấn đề là kết quả này đã tương xứng với sức mạnh (tổng hợp) của mỗi bên hay chưa mà thôi.
    Đến nay, đang còn nhiều ý kiến khác nhau về hai vị Phan - Lâm triều Nguyễn kia mà!

    Trả lờiXóa
  8. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 00:19 18 tháng 9, 2013

    BG QG có rõ ràng mới làm yên lòng người . Các lân bang với nhau chỉ thuận hòa hữu hảo khi BG được phân định rõ ràng , công bằng và minh bạch , không có cái mặc cảm nước lớn ức hiếp nước nhỏ . CQ nước nào làm được điều đó sẽ được nhân dân nước đó đời đời nhớ ơn . CQ nào làm ngược lại điều đó bị nhân dân ngàn đời phỉ nhổ . Có thể nói mỗi lần phân đinh BG với TQ là VN bị thiệt thòi . TQ không bao giờ nhượng bộ mà chỉ lần đất, lấn biển của VN . Vì VN chưa bao giờ mạnh hơn họ để có thể bắt họ phải nhượng bộ . BG theo những Hiệp Ước Pháp-Thanh chỉ có tính cách tạm thời cho sự giao thiệp giữa nước Pháp dang thống trị Đông Dương và nhà Thanh lúc đó . BG đó được cắm mốc chỉ sau khi Pháp mới kí hiệp ước 1884 thống trị toàn bộ VN , Miên , Lào, tức là trong một thời gian tương đối ngắn đối với một công việc to lớn và quan trọng như vậy . Thực tế người VN chẳng có chút tiếng nói nào trong việc phân định BG Pháp-Thanh ! Thế mà người Pháp đã phân định BG cho VN với nhà Thanh có lợi hơn bây giờ . Lúc đó nhà Thanh đang ở thế yếu với Pháp ! Tôi có cảm giác các nhà đàm phán phân định BG của VN với TQ mang tâm trạng lép vế, giành được tí nào hay tí đó, không thì TQ lại lấn mất !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vì thế tôi mới đề cập đến vấn đề tương quan sức mạnh và lợi ích trong đàm phán!
      Tôi chợt nghĩ có lẽ nhờ cái ông TT Pháp De Gaul tham lam, sau Thế chiến II đã cố giành lại cái xứ Đông Dương thuộc địa, nên đã ký cái Hiệp định Trùng Khánh (2/1946) để "tiễn" đội quân Lư Hán - Tiêu Văn về Tàu, chứ không thì từ vĩ tuyến 16 trở ra thành đất Tàu (Tưởng) là cái chắc! (ông ta đã nói với Xanh Tơ-ny "các anh làm cái trò nhảm nhí gì vậy?" về Hiệp định sơ bộ được ký tắt giữa Hồ Chí Minh và Xanh Tơ-ny)

      Xóa
  9. Phó thường dânlúc 06:25 18 tháng 9, 2013

    Mau chóng phân định BG Việt Nam với nhà Thanh, chứng tỏ Pháp rất có kinh nghiệm và có thế thượng phong. Vì không dễ gì có thể mau chóng kí HĐ BG với Tầu khi không mạnh hơn họ . Kinh nghiệm đau thương từ chính họ với Đức . Tranh chấp BG đã nguyên nhân bất hòa lâu đời giữa Pháp và Đức . Có điều là phân định BG VN-TQ dựa trên Hiệp Ước Pháp Thanh, nhưng sau khi cắm mốc xong không biết VN có thu về được cái cột mốc cũ nào hay không chứ TQ thu về rất nhiều . Điều đó có nghĩa là BG cũ nay hoàn toàn nằm trong đất TQ . Họ đã lãi to. Cắm mốc BG mới xong, TQ được lợi hàng hàng ngàn km2 ! Lãi dân , lãi núi, lãi rừng , lãi tài nguyên năm dưới lòng đất, lãi thắng cảnh thiên nhiên .
    Nhưng ngược lại nhùng nhằng BG với VN , TQ rất có lợi , càng nhùng nhằng TQ càng lấn tới và họ cứ gặm nhấm VN trên bộ cũng như trên biển . TQ luôn chủ trương đàm phán song phương về BG . Họ đã thành công đàm phán song phương về BG trên bộ với VN và trên vịnh Bắc Bộ và họ cứ nhùng nhằng với VN và Philippines về Biển Đông, không chịu thương thuyết đa phương với Asean !
    Tuy nhiên phân định BG xong chưa phải là có thể ngủ yên . BG tuy rằng bất động nhưng lại cơ động . Bất động vì đất đai nhưng lại cơ động vì con người !

    Trả lờiXóa
  10. Năm 1953, chúng tôi sang TQ học, tập kết đúng ở Mục Nam Quan ,đi bộ qua cửa vòm rồi mới lên xe Ô tô TQ đến Bằng Tường. Vậy mà giờ đây, Mục Nam Quan đã ở bên phía TQ ,còn đường biên đã lùi sâu vào đất ta mấy trăm mét rồi. Không mất đất thì còn là gì. Vđ cốt lõi vẫn là lề lối làm việc tù mù, dấu dân, sợ dân ,tức thiếu dân chủ công khai. Tôi nghĩ, đất đai Tổ Quốc cũng như sự nghiệp CM là của nhân dân , không của ông đại biểu hay cấp lãnh đạo nào dù là TBT hay CT nước . Ngày nay đã đến lúc phải công khai minh bạch mọi sự , kẻ cả một nghìn đồng thu nhập của bất kỳ ai . Chúng ta không chết vì kẻ thù bên ngoài mà vì sự dối tra lẫn nhau ...

    Trả lờiXóa