Lời dẫn của Lâm Khang chủ nhân: Vừa qua, chúng tôi có đăng tải bài viết "Nghề văn không sang trọng" của tác giả Trần Đình Sử (ảnh bên). Tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, một nhà nghiên cứu hàn lâm, một
nhà sư phạm từng giảng dạy Lí luận Văn học hơn 50
năm tại các đại học. Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công
nghệ cho cụm công trình nghiên cứu về Thi pháp học. Ông
cũng từng là ủy viên Hội đồng Lí luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương.
Bài viết nhỏ, ghi lại tâm tư của GS. TS Nhà văn Trần Đình Sử được nhiều người tán thưởng và bàn luận. Đã có 3 bài viết trao đổi thêm xung quanh bài của Trần Đình Sử. Đầu tiên là bài "Nghề văn không sang trọng thì nghề nào hơn" của Nguyễn Hoàng Đức đăng trên trang Nguyễn Tường Thụy, rồi đến bài "Nghề văn không sang trọng nhưng văn chương lại cần sự sang trọng" của đạo diễn - nhà báo Nguyễn Anh Tuấn đăng trên TranNhuong.com, và gần đây nhất là bài "Mấy lời với ông Trần Đình Sử" của nhà văn Trần Trương cũng đăng trên TranNhuong.com.
Mặc dù tôi đã biết về ông Trần Trương, một người có khuôn mặt phúc hậu, tướng mạo khá đẹp đẽ, dáng vẻ hào hoa phong nhã, giọng nói vang như chuông và âm sắc đẹp, tuổi đã cao mà vẫn còn mẹ già để phụng dưỡng, nhưng ẩn giấu đằng sau đó là một nhân cách không tương xứng; ấy vậy mà tôi vẫn quá bất ngờ khi đọc bài của ông. Tôi nghĩ, chắc Giáo sư Trần Đình Sử sẽ không mất thời giờ với ông Trần Trương. Chắc là thế rồi!
Ấy thế mà trưa nay (16.8), tôi lại nhận được bài viết của ông về bài của Trần Trương, thì đây, khi đọc hết, mới thấy Trần Đình Sử không chỉ dành bài này cho một Trần Trương. Trên văn đàn quốc doanh nước nhà sao mà lắm Trần Trương đến thế!
Đôi điều thưa lại với nhà thơ Trần Trương
Trần Đình Sử
Tôi là một nhà khoa học nhân văn,
trong thời buổi đổi mới, có rất nhiều vấn đề lí luận văn học cần được nhận thức
lại, vì thế mà tôi đã cố gắng nêu nhiều vấn đề. Tôi tự thấy mình có khả năng và
điều kiện đối thoại với các bạn bè, đồng nghiệp trên các vấn đề ấy, ngõ hầu đưa
nền tư duy lí thuyết của chúng ta tiến thêm cho kịp các nước tiên tiến. Nhưng
hóa ra ước mong của tôi chỉ là ảo vọng hão huyền. Bởi khi tôi đọc bài Mấy lời với ông Trần Đình Sử đăng ngày
15/8/2013 trên trang Trannhuong.com của nhà thơ Trần Trương thì tôi hoàn
toàn thất vọng. Hóa ra ở Việt Nam
hiện nay vẫn hoàn toàn không có đối thoại. Thì xin hãy đọc kĩ bài của nhà thơ
Trần Trương.
Thay vì đối thoại, nhà thơ Trần Trương chọn cách bôi bác, chế giếu, nói kháy, xách mé. Ông bảo tôi đi học ở Trung Quốc vào thời Cách mạng văn hóa, nhưng ông không biết rằng, thời cách mạng văn hóa ở Trung Quốc các trường đại học đều đóng của, sinh viên đi lao động cải tạo ở nông thôn, còn lưu học sinh nước ngoài thì ai về nước nấy. Anh đọc câu vè : “Trình độ văn hóa cấp ba,Thế mà bỗng chốc được là giáo sư, Giáo sư mà dốt bỏ xừ, Tiếng Tây chỉ thuộc mỗi từ..”Măng-giê”(Tiếng Pháp= Ăn).” Có thể nước ta trong thời buổi háo danh có người gian lận về bằng cấp, nhưng nói chung về giáo sư Việt Nam, nói riêng về tôi là không đúng và là xúc phạm danh dự. Tôi bảo vệ tiến sĩ năm 1980, phong phó giáo sư năm 1990, phong giáo sư năm 1996, là một quá trình phấn đấu cật lực về chuyên môn, không ai được xúc phạm. Từ năm 1961, trong hơn nửa thế kỉ, tôi đã đào tạo hàng ngàn sinh viên đại học, hàng trăm thạc sĩ, ba chục tiến sĩ, trong các học trò đó có nhiều người đã thành giáo sư, phó giáo sư , có người làm thứ trưởng, vụ trưởng, viện trưởng, trưởng khoa, chủ nhiệm bộ môn, trưởng phòng đào tạo…Tôi đã là Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo Nhân dân, đã nhân giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ từ năm 2000, thì những lời nói như trên là sàm sở, thiếu đứng đắn. Ông bảo tôi chỉ là phó tiến sĩ, “sau này tự nhiên thành giáo sư”. Xin thưa không có gì tự nhiên hết, đó là chủ trương của Nhà nước ta, muốn chuân hóa đào tạo cán bộ. Ông đã không biết mà lại nói xách mé. Toàn bộ phó tiến sĩ ở nước ta đều là tiến sĩ cả, không riêng một mình ai. Vậy thì có gì đáng chế giễu ở đây? Ông chê tôi dốt ngoại ngữ, không đọc được tác phẩm “bản ngữ”, mà chỉ đọc theo bản dịch. Ông không biết rằng tôi đã dịch bảy cuốn sách khoa học từ tiếng Nga và tiếng Trung, tái bản nhiều lần và cho đến nay vẫn tiếp tục dịch, lược thuật, giới thiệu các tài liệu nước ngoài cho bạn đọc Việt Nam. Ông chê chúng tôi dốt, không đọc được “Bản ngữ” nước ngoài, ông phê thế chúng tôi không hiểu được, bởi vì “bản ngữ” là tiếng mẹ đẻ của người nói, mà chúng tôi có phải là nguời nước ngoài đâu. Muốn chê đúng thì phải nói không đọc được “nguyên bản” tiếng nước ngoài, chứ không phải là bản ngữ như ông nói. Ông nói cũng đúng với nhiều trường hợp, nhưng không đúng với tôi. Ông thấy đấy, những lời xách mé, chế giếu của ông đều không đúng sự thực và không có chút giá trị gì, ngoài sự chúng tỏ là ông còn hạn chế nhiều về hiểu biết. Ông là nhà thơ mà không biết rằng, mọi châm biếm, chế giễu chỉ có giá trị khi nó đi đối với sự thật. Sự dối trá, bịa đặt chỉ là sự phỉ báng vớ vẩn.
Nói cho đúng, ông Trần Trương cũng có lúc muốn trao đổi lại về vấn đề nghề văn không sang trọng của tôi. Nhưng ý kiến của ông đầy mâu thuẫn và sai lầm. Thoạt đầu ông phủ nhận việc có người xướng ra cái thuyết nghề văn sang trọng”. Ông viết : “có ai nói nghề văn là nghề sang trọng đâu?, chắc ông (tức là tôi – TĐS chú) có nghe đâu đó ở những “diến đàn” bia bọt nào đó, chứ trên văn đàn chính thống ở các hội nghị nghiêm chỉnh không có vị lãnh đạo hoặc nhà văn nào dám nói thế..” Nhưng cách đó mấy dòng ông lại viết: “Tôi hiểu cao qúi và sang trọng có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Làm một hành động cao quý hay viết một tác phẩm hay đến mức cao quí thì đó cũng có thể là sang trọng. Nhưng khi tác giả được nhìn nhận là sang trọng thì chắc chắn họ có những tác phẩm cao quý.” Câu này chứng tỏ ông là người ủng hộ thuyết nhà văn sang trọng chứ chối làm sao được. Tôi nói có đối tượng đấy chứ, không nói không bao giờ. Xin lưu ý với ông là nhiều lời nói chính thống và ở hội nghọ nghiêm chỉnh không tác động vào con người mạnh mẽ bằng lời nói ở diễn đàn bia bọt đâu. Cái thiếu sót thứ nhất của ông là không phân biệt được nghĩa của từ sang trọng và từ cao quý, lẫn lộn chúng với nhau. Sang trọng là từ chỉ sự giàu có, quyền thế hơn người về địa vị, quan chức, của cải vật chất, ví như nhà cửa sang trọng, áo quần sang trọng, đồng hồ sang trọng, địa vị sang trọng, đám ma sang trọng, đám cưới sang trọng…Trong các trường hợp ấy không thể thay thế chữ cao quý vào được. Những cái sang trọng thường nằm ở bên ngoài con người, ai nhìn cũng thấy được. Thấy một người đi ô tô đắt tiền, ăn mặc chưng diện, ta có thể nói ngay, một người sang trọng. Nhưng người ấy có cao quý hay không là chuyện khác, bởi cái cao quý nhìn bề ngoài không thấy được. Phải sống, giao tiếp, thể nghiệm mới nhận thấy. Chữ cao quý chỉ phẩm chất về tinh thần, cho nên tôi nói, nghề văn cần cao quý, chứ không cần sang trọng. Chữ nghề văn sang trọng nó không thích hợp và dễ gây ngộ nhận. Thiếu sót thứ hai là do không phân biệt được hai từ đó cho nên lập luận không chặt chẽ. Cái lập luận của ông cho rằng “khi tác giả được nhìn nhận là sang trọng thì chắc chắn họ có những tác phẩm cao quý.” là không đúng. Trước khi “vụ thơ” Hoàng Quang Thuận đổ bể, hẳn mọi người đều thấy là ông ấy sang trọng, có chức vụ “viện trưởng”, đi ô tô, có nhiều tiền, nghĩ rằng thơ ông ấy “chắc chắn” là cao quý, rồi hết lời ca ngợi. Nhưng khi ca ngợi rồi thì mới biết thơ ông ấy không cao quý gì cả. Đó, nhầm lẫn sang trọng với cao quý tai hại như vậy đó.
Điều quan trọng nhất cuối cùng là ông không hiểu nội dung bài viết ngắn của tôi. Đúng như PGS Nguyễn Thị Minh Thái có nói, “bi kịch đọc không vỡ chữ”. Đã đọc không hiểu thì khó bàn bạc được gì cho rõ ràng. Ông không hiểu thì ông suy diễn : “Tự nhiên ông (tức là tôi - TĐS) đặt điều ra là nghề văn là nghề không sang trọng rồi có vẻ muốn bôi bác Hội Nhà văn.” Xin hỏi ông Trương, tôi có vẽ bôi bác Hội nhà văn ở chỗ nào? Xin ông cho biết câu chữ cụ thể nào thể hiện sự bôi bác đó ? Ông có biết là ông đang vu cáo tôi không? Hiện tượng háo danh đã rất phổ biến trong thực tế, là một hiện tượng tâm lí xã hội, không phụ thuộc vào Hội nhà văn. Chính hiện tượng đó gây gánh nặng, áp lực cho Hội nhà văn đấy. Đả phá tâm lí ấy chính là giúp cho Hội nhà văn nhẹ gánh hơn. Ông lại nói : “Cách viết của ông (tức là tôi – TĐS) trong mấy bài viết gần đây tôi thấy :”Loằng ngoằng” quá”. Tôi là người làm lí thuyết, thích tư duy logich rạch ròi, không tư duy được theo kiểu nhà thơ, cho nên không biết thế nào “loằng ngoằng”.
Dù có thất vọng thế nào thì con đường đi tới của lí luận phê bình vẫn phải là đối thoại, chứ không phải đối đầu. Muốn đối thoại thì ta phải học, trước hết cần biết tôn trọng người đối thoại. Sau là lắng nghe ý kiến trái chiều của người ta. Sau nữa cũng cần có chung một nền tảng tri thức. Hiện nay trong xã hội ta đang thịnh hành các khung tri thức khác nhau. Rất đông người theo hệ tri thức tiền hiện đại (cổ điển), một số người theo tri thức hiện đại, một số khác trẻ hơn theo tri thức hậu hiện đại. Thế là khó hiểu nhau rồi. Chúng ta không thể tiêu diệt người theo khung tri thức này, bỏ tù người theo khung tri thức kia. Để hiểu nhau chỉ có con đường đối thoại. Đối thoại là đi tìm cái chung chân lí. Chỉ cho mình là duy nhất đúng, cứ thế mà kết luận, xử lí thì có cần đối thoại nữa hay không?
Trần Đình Sử
Thay vì đối thoại, nhà thơ Trần Trương chọn cách bôi bác, chế giếu, nói kháy, xách mé. Ông bảo tôi đi học ở Trung Quốc vào thời Cách mạng văn hóa, nhưng ông không biết rằng, thời cách mạng văn hóa ở Trung Quốc các trường đại học đều đóng của, sinh viên đi lao động cải tạo ở nông thôn, còn lưu học sinh nước ngoài thì ai về nước nấy. Anh đọc câu vè : “Trình độ văn hóa cấp ba,Thế mà bỗng chốc được là giáo sư, Giáo sư mà dốt bỏ xừ, Tiếng Tây chỉ thuộc mỗi từ..”Măng-giê”(Tiếng Pháp= Ăn).” Có thể nước ta trong thời buổi háo danh có người gian lận về bằng cấp, nhưng nói chung về giáo sư Việt Nam, nói riêng về tôi là không đúng và là xúc phạm danh dự. Tôi bảo vệ tiến sĩ năm 1980, phong phó giáo sư năm 1990, phong giáo sư năm 1996, là một quá trình phấn đấu cật lực về chuyên môn, không ai được xúc phạm. Từ năm 1961, trong hơn nửa thế kỉ, tôi đã đào tạo hàng ngàn sinh viên đại học, hàng trăm thạc sĩ, ba chục tiến sĩ, trong các học trò đó có nhiều người đã thành giáo sư, phó giáo sư , có người làm thứ trưởng, vụ trưởng, viện trưởng, trưởng khoa, chủ nhiệm bộ môn, trưởng phòng đào tạo…Tôi đã là Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo Nhân dân, đã nhân giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ từ năm 2000, thì những lời nói như trên là sàm sở, thiếu đứng đắn. Ông bảo tôi chỉ là phó tiến sĩ, “sau này tự nhiên thành giáo sư”. Xin thưa không có gì tự nhiên hết, đó là chủ trương của Nhà nước ta, muốn chuân hóa đào tạo cán bộ. Ông đã không biết mà lại nói xách mé. Toàn bộ phó tiến sĩ ở nước ta đều là tiến sĩ cả, không riêng một mình ai. Vậy thì có gì đáng chế giễu ở đây? Ông chê tôi dốt ngoại ngữ, không đọc được tác phẩm “bản ngữ”, mà chỉ đọc theo bản dịch. Ông không biết rằng tôi đã dịch bảy cuốn sách khoa học từ tiếng Nga và tiếng Trung, tái bản nhiều lần và cho đến nay vẫn tiếp tục dịch, lược thuật, giới thiệu các tài liệu nước ngoài cho bạn đọc Việt Nam. Ông chê chúng tôi dốt, không đọc được “Bản ngữ” nước ngoài, ông phê thế chúng tôi không hiểu được, bởi vì “bản ngữ” là tiếng mẹ đẻ của người nói, mà chúng tôi có phải là nguời nước ngoài đâu. Muốn chê đúng thì phải nói không đọc được “nguyên bản” tiếng nước ngoài, chứ không phải là bản ngữ như ông nói. Ông nói cũng đúng với nhiều trường hợp, nhưng không đúng với tôi. Ông thấy đấy, những lời xách mé, chế giếu của ông đều không đúng sự thực và không có chút giá trị gì, ngoài sự chúng tỏ là ông còn hạn chế nhiều về hiểu biết. Ông là nhà thơ mà không biết rằng, mọi châm biếm, chế giễu chỉ có giá trị khi nó đi đối với sự thật. Sự dối trá, bịa đặt chỉ là sự phỉ báng vớ vẩn.
Nói cho đúng, ông Trần Trương cũng có lúc muốn trao đổi lại về vấn đề nghề văn không sang trọng của tôi. Nhưng ý kiến của ông đầy mâu thuẫn và sai lầm. Thoạt đầu ông phủ nhận việc có người xướng ra cái thuyết nghề văn sang trọng”. Ông viết : “có ai nói nghề văn là nghề sang trọng đâu?, chắc ông (tức là tôi – TĐS chú) có nghe đâu đó ở những “diến đàn” bia bọt nào đó, chứ trên văn đàn chính thống ở các hội nghị nghiêm chỉnh không có vị lãnh đạo hoặc nhà văn nào dám nói thế..” Nhưng cách đó mấy dòng ông lại viết: “Tôi hiểu cao qúi và sang trọng có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Làm một hành động cao quý hay viết một tác phẩm hay đến mức cao quí thì đó cũng có thể là sang trọng. Nhưng khi tác giả được nhìn nhận là sang trọng thì chắc chắn họ có những tác phẩm cao quý.” Câu này chứng tỏ ông là người ủng hộ thuyết nhà văn sang trọng chứ chối làm sao được. Tôi nói có đối tượng đấy chứ, không nói không bao giờ. Xin lưu ý với ông là nhiều lời nói chính thống và ở hội nghọ nghiêm chỉnh không tác động vào con người mạnh mẽ bằng lời nói ở diễn đàn bia bọt đâu. Cái thiếu sót thứ nhất của ông là không phân biệt được nghĩa của từ sang trọng và từ cao quý, lẫn lộn chúng với nhau. Sang trọng là từ chỉ sự giàu có, quyền thế hơn người về địa vị, quan chức, của cải vật chất, ví như nhà cửa sang trọng, áo quần sang trọng, đồng hồ sang trọng, địa vị sang trọng, đám ma sang trọng, đám cưới sang trọng…Trong các trường hợp ấy không thể thay thế chữ cao quý vào được. Những cái sang trọng thường nằm ở bên ngoài con người, ai nhìn cũng thấy được. Thấy một người đi ô tô đắt tiền, ăn mặc chưng diện, ta có thể nói ngay, một người sang trọng. Nhưng người ấy có cao quý hay không là chuyện khác, bởi cái cao quý nhìn bề ngoài không thấy được. Phải sống, giao tiếp, thể nghiệm mới nhận thấy. Chữ cao quý chỉ phẩm chất về tinh thần, cho nên tôi nói, nghề văn cần cao quý, chứ không cần sang trọng. Chữ nghề văn sang trọng nó không thích hợp và dễ gây ngộ nhận. Thiếu sót thứ hai là do không phân biệt được hai từ đó cho nên lập luận không chặt chẽ. Cái lập luận của ông cho rằng “khi tác giả được nhìn nhận là sang trọng thì chắc chắn họ có những tác phẩm cao quý.” là không đúng. Trước khi “vụ thơ” Hoàng Quang Thuận đổ bể, hẳn mọi người đều thấy là ông ấy sang trọng, có chức vụ “viện trưởng”, đi ô tô, có nhiều tiền, nghĩ rằng thơ ông ấy “chắc chắn” là cao quý, rồi hết lời ca ngợi. Nhưng khi ca ngợi rồi thì mới biết thơ ông ấy không cao quý gì cả. Đó, nhầm lẫn sang trọng với cao quý tai hại như vậy đó.
Điều quan trọng nhất cuối cùng là ông không hiểu nội dung bài viết ngắn của tôi. Đúng như PGS Nguyễn Thị Minh Thái có nói, “bi kịch đọc không vỡ chữ”. Đã đọc không hiểu thì khó bàn bạc được gì cho rõ ràng. Ông không hiểu thì ông suy diễn : “Tự nhiên ông (tức là tôi - TĐS) đặt điều ra là nghề văn là nghề không sang trọng rồi có vẻ muốn bôi bác Hội Nhà văn.” Xin hỏi ông Trương, tôi có vẽ bôi bác Hội nhà văn ở chỗ nào? Xin ông cho biết câu chữ cụ thể nào thể hiện sự bôi bác đó ? Ông có biết là ông đang vu cáo tôi không? Hiện tượng háo danh đã rất phổ biến trong thực tế, là một hiện tượng tâm lí xã hội, không phụ thuộc vào Hội nhà văn. Chính hiện tượng đó gây gánh nặng, áp lực cho Hội nhà văn đấy. Đả phá tâm lí ấy chính là giúp cho Hội nhà văn nhẹ gánh hơn. Ông lại nói : “Cách viết của ông (tức là tôi – TĐS) trong mấy bài viết gần đây tôi thấy :”Loằng ngoằng” quá”. Tôi là người làm lí thuyết, thích tư duy logich rạch ròi, không tư duy được theo kiểu nhà thơ, cho nên không biết thế nào “loằng ngoằng”.
Dù có thất vọng thế nào thì con đường đi tới của lí luận phê bình vẫn phải là đối thoại, chứ không phải đối đầu. Muốn đối thoại thì ta phải học, trước hết cần biết tôn trọng người đối thoại. Sau là lắng nghe ý kiến trái chiều của người ta. Sau nữa cũng cần có chung một nền tảng tri thức. Hiện nay trong xã hội ta đang thịnh hành các khung tri thức khác nhau. Rất đông người theo hệ tri thức tiền hiện đại (cổ điển), một số người theo tri thức hiện đại, một số khác trẻ hơn theo tri thức hậu hiện đại. Thế là khó hiểu nhau rồi. Chúng ta không thể tiêu diệt người theo khung tri thức này, bỏ tù người theo khung tri thức kia. Để hiểu nhau chỉ có con đường đối thoại. Đối thoại là đi tìm cái chung chân lí. Chỉ cho mình là duy nhất đúng, cứ thế mà kết luận, xử lí thì có cần đối thoại nữa hay không?
T.Đ.S
Tôi đồng tình với cách lập luận của Gs. Trần Đình Sử. Tôi chưa đọc tác phẩm thơ nào của nhà thơ Trần Trương, mặc dù tôi là người yêu thơ. Nhưng, qua những câu từ của ông Trần Trương mà Gs. Trần Đình Sử trích dẫn,thì theo tôi, Gs. Trần Đình Sử không cần mất công sức và thời gian để nói lại lần thứ 2. Văn - nghĩa là người. Thiết nghĩ thứ "VĂN" ấy không hợp với Văn của Gs. Trần Đình Sử đâu.
Trả lờiXóaKính chúc Gs. Trần Đình Sử sức khỏe và hạnh phúc.
TÔI ĐỒNG Ý VỚI BẠN CÔNG LÝ. THƯA GS TRẦN ĐÌNH SỬ, ĐỘC GIẢ CHÚNG TÔI RẤT TINH TƯỜNG VÀ BIẾT PHÂN BIỆT CẢ NỘI DUNG VÀ THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI VIẾT. GS CHỈ CẦN TRẢ LỜI NHỮNG BÀI VIẾT MANG TÍNH LÝ LUẬN KHOA HỌC, CÒN NHỮNG BÀI VIẾT 'MÁCH QUÉ' THÌ KHÔNG HƠI ĐÂU TRẢ LỜI VÀ HÃY XEM NÓ CHƯA ĐỦ TẦM ĐỂ ĐÁNG PHẢI TRẢ LỜI. CHÚC GS MẠNH KHỎE VÀ ĐÓNG GÓP HƠN NỮA CHO SỰ NGHIỆP KHOA HỌC.
XóaThưa giáo sư Sử ! Thầy đừng bận tâm ! Hửu xạ tự nhiên hương ! Chân lý nghìn đời vẫn là chân lý ! Kính mong thầy bỏ qua ! Mong thầy có những bài viết mới để tải đạo dù là nhặt rác ! Kính .
XóaCái tay nhà thơ ấm ớ Trần Nhương này, hắn chỉ có tài làm trò hề và trâng tráo tâng bốc quan thầy của hắn,kiếm miếng cưm thừa canh cặn. Biết gì lý luân văn chương, lại dám bảo các bài viết của ông Trần Đình Sử "loăng ngoằng". Vịt làm sao biết chim ưng. Thôi biết thân phận là vịt thì cứ sục mỏ mò vào những nơi cứt đái để kiêm sống. Còn làm sao phân biệt được "CAO QUÝ VỚI SANG TRỌNG" làm cho ông Trần Đình Sử phải bận tâm.
Trả lờiXóaThằng Trương mà cũng họ Trần
XóaHổ cho cụ tổ mười phần anh linh !
giá có ảnh Trần Trương ở đây thì hay quá hè.
Bác lại nhầm ông Trương ra ông Nhương là sao ? Sao lại bảo ông Nhương "ấm
Xóaớ".... nhỉ ????????
Ở mô lại nẻ ra một cái ôông "nhà thơ" Trần Trương ra ri hè. Mần tui nhớ đến hai câu thơ về cây vông của cụ Nguyễn Công Trứ:
Trả lờiXóaTuổi tác càng già càng xốp xáp
Rọt gan nỏ có, có gai chông.
Ra rứa đo.
Đọc bài này, càng thấy kính trọng GS Trần Đình Sử. GS đúng là một trí thức lớn. Thật phúc cho những ai được nghe ông giảng.
Trả lờiXóaXin kính chúc GS mạnh khỏe.
Học trò vừa đồng tình vừa không đồng tình với thầy.
Trả lờiXóaĐồng tình ở những điều thầy viết, ở thái độ lịch lãm khi đối thoại, ở sự tự bảo vệ danh dự một cách sang trọng.
Không đồng tình ở chỗ biết kẻ đối thoại không "cùng chung một nền tảng tri thức" (và sau đó đương nhiên là những nền tảng khác nữa) )mà vẫn nhọc công viết bài. Sao phải phí lời, thầy ơi!
Lâm Khang nghĩ "chắc Giáo sư Trần Đình Sử sẽ không mất thời giờ với ông Trần Trương. Chắc là thế rồi! ". May mắn cho chúng ta là Tiên sinh vẫn chưa nghĩ đúng.
Trả lờiXóaBài viết này của Cụ Trần rất thâm thúy. Nhẹ mà sâu cay.
Đọc bài viết của Giáo sư Trần Đình Sử xong, buộc tôi phải sang TranNhuong tìm đọc bài của nhà thơ Tran Trương nào đó. Ông Tran Trương bảo Giáo sư Trần Đình Sử viết loằng ngoằng nhưng thực ra Tran Trương viết câu chữ mới lằng ngoằng. Thế gian đã dạy : Biết thì thưa thôt. không biết dựa cột mà nghe ông Trần Trương ạ
Trả lờiXóaBác Nặc danh 16:53 viết Trần Trương nhầm ra Trần Nhương là không được rồi. bác Tễu Blog sửa lại đi
Trả lờiXóaBài viết của GS. Trần Đình Sử thật là tâm phục khẩu phục. Xứng danh là một bậc tiền bối. Xin cảm phục. Cảm phục! (Chỉ tiếc rằng, đối tượng của bài viết mà GS. nhắm đến, lại đọc không hiểu!)
Trả lờiXóaTrần Tương ơi hỡi Trần Tương.
Trả lờiXóaNhà văn dở dở, ương ương, gàn gàn...
Khi nhà văn đã đăng đàn
Viết lách đàng hoang, "cẩn tắc vô ưu"
NẾU TÔI LÀ TRẦN TRƯƠNG THÌ PHẢI TÌM LẤY CÁI LỖ MÀ CHUI THÔI ! CŨNG LÀ LOẠI MÀNG VĂN CHƯƠNG ĐÂY, NHƯNG TÂM HÈN TRÍ ĐOẢN MÀ TRỞ THÀNH TRÒ CƯỜI CHO THIÊN HẠ !
XóaCHO NÊN BÁC TIẾN TRẦN TUẤN (CÙNG HỌ VỚI TRẦN TRƯƠNG) PHẢI BẤM BỤNG MÀ KHUYÊN BẢO RẰNG:
"Trần Tương ơi hỡi Trần Tương.
Nhà văn dở dở, ương ương, gàn gàn...
Khi nhà văn đã đăng đàn
Viết lách đàng hoang, "cẩn tắc vô ưu" ".
KHÔNG BIẾT TRẦN TRƯƠNG CÓ "VỠ CHỮ" KHÔNG NHỈ?
Trong quyển "Truyện giải buồn" của Huỳnh Tịnh Của có câu chuyện đại ý : "Có một người sống rất mẫu mực, đạo đức, được dân làng quý mến. Một đêm nằm chiêm bao thấy có người đến mắng và nhổ vào mặt mình. Tỉnh dậy mới biết là chiêm bao nhưng lòng vẫn chưa nguôi, ngày ngày ra ngã tư đường, nơi mọi người qua lại để đón tìm gặp cho được cái kẻ trong chiêm bao ấy để đối mặt làm rõ trắng đen. Nhưng không bao giờ gặp được. Ông buồn sanh bịnh mà chết".
Trả lờiXóaTôi nghĩ rằng văn phong của Trần Trương chỉ làm trò hề cho độc giả mua vui mà thôi, không đáng để GS. Trần Đình Sử đối đáp.
GS đã bỏ quá nhiều thời giờ. Mong GS giữ gìn sức khỏe. Kính.
Thưa Thầy, xin Thầy đừng phí thời gian và lời lẽ "đối thoại" với loại người như Trần Trương nữa ạ.Em và nhiều bạn đồng nghiệp là sinh viên cũ của Thầy. Chúng em luôn biết ơn những bài giảng, những cuốn sách của Thầy. Kính chúc Thầy Cô sức khỏe, bình an!
Trả lờiXóaThương thay Trần Trương vì muốn được lăng xê nên viết bừa như Đông La và hoàng quang thuận
Trả lờiXóaTrời đất sinh ra lũ ễnh ương
Trả lờiXóaThân thì TRẦN hếu bụng thì TRƯƠNG
Dọc mùng thơ thẩn phì phèo bọt
Bè muống ngâm nghê ánh ỏi tuồng
Lạc nhạc chẫu chàng dăm bảy tiếng
Tri chi mách ngóe một hai chương
Có bữa bùn bôi làm da cóc
Nghiến răng ngồi tưởng động mười phương.
Khá thương!!!
VỊNH BÁC TRẦN TRƯƠNG.
ông tự xung nhà thơ Tr. Trương kiến thức ấm ớ mà dám múa bút với GS T Đ Sử! Nhưng nếu như không gây ra một vụ thế này, ai nhớ ông ta là nhà thơ?
Trả lờiXóaCũng phải cảm ơn ông Trần Trương, vì các tác giả nếu có ý định viết tiếp về sự cao quý sang trọng của văn chương nghệ thuật sẽ có thêm một dẫn chứng đối nghịch -đó là tư cách kém cỏi của người tự xưng là nhà thơ Tr Trương!
Trả lờiXóaTôi đọc nhiều công trình của GS TĐSỬ, và được ảnh hưởng nhiều từ ông. Còn cái ông Trần Trương là nhà thơ à? Sao chẳng ai nhớ lấy một câu nào của ông ta?
Trả lờiXóa