Lê Hiền Đức:
Tình hình tham nhũng tại Việt Nam rất trầm trọng
và ngày càng trầm trọng hơn
Tình hình tham nhũng tại Việt Nam rất trầm trọng
và ngày càng trầm trọng hơn
Lời dẫn: Bức thư của Giám đốc phát hành Tạp chí “Carnets Du Viet Nam”
Dominique FoulonGiám Đốc phát hành Tạp Chí "Carnets Du Viet Nam”Kính chào Bà Lê Hiền Đức,Tạp Chí Les Carnets du Viet Nam ( Sổ Tay Viêt Nam) , có mặt từ hơn 10 năm qua , và cố gắng mỗi 3 tháng cung cấp những thông tin bằng tiếng Pháp về văn hóa, thời sự và lịch sử Việt Nam .Chúng tôi đã viết nhiều bài về người nông dân bị mất quyền sử dụng đất đai xảy ra trên khắp nước cũng như về những trường hợp tham nhũng quả tang phản ảnh từ những bài viết trên InternetQua những bài trên Internet, chúng tôi đã biết đều đặn đến tên tuổi của Bà, và chúng tôi nghĩ rằng Bà là người có đầy đủ phẩm chất để nói về những gì đang xảy ra trên nông thôn Việt Nam .
_________________
Toàn văn cuộc phỏng vấn do
Dominique Foulon - GĐ phát hành Tạp chí
“Carnets Du Viet Nam” thực hiện:
- Từ khi Bà sinh ra thì nước VN
đã trải qua những trang sử sôi động. Bà có thể cho chúng tôi được biết về sự
hiện diện của Bà trong khung cảnh lịch sử đó ?
Tôi được sinh ra vào năm 1932,
khi VN còn là nước thuộc địa bị chia thành 3 kì với 3 chế độ cai trị khác biệt.
Ở tuổi thiếu niên, tôi tận mắt thấy đời sống lầm than, cơ cực của người dân VN
dưới ách thống trị tàn ác của thực dân, phong kiến. Đặc biệt vào đầu năm 1945,
tôi phải chứng kiến nạn đói khủng khiếp đã cướp đi 2 triệu sinh mạng, tức là
hơn 1/10 dân số VN khi ấy. Chúng hun đúc cho tôi lòng yêu nước, thương nòi, căm
thù sự áp bức, bất công. Vì vậy, khi Mặt trận Việt Minh hô hào toàn dân vùng
lên đoàn kết đánh đổ áp bức, bất công, giành lại độc lập, tự do, thống nhất cho
dân tộc, trả lại ruộng đất cho dân cày, nhà máy, hầm mỏ cho dân thợ, xây dựng
chính quyền dân chủ nhân dân, đem lại hạnh phúc, ấm no, bình đẳng cho toàn thể
dân chúng, khiến ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, ở tuổi 13,
tôi đã cùng các anh chị mình hăng hái hưởng ứng.
30 năm tiếp theo đó, trên các
cương vị công an viên rồi giáo sinh, giáo viên, tôi tích cực tham gia 2 cuộc
kháng chiến với mục đích giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân trên phạm vi cả nước.
Nay nhìn lại, tôi rất xúc động và
ít nhiều tự hào vì những năm qua mình đã biết sống vì dân, vì nước.
- Vào tình huống nào mà Bà đã đối
mặt với vấn đề tham nhũng và vấn đề tước đoạt quyền sử dụng đất một cách phi
pháp? Có những ví dụ chính xác nào mà có thể chia sẽ với chúng tôi ?
Tôi có thể đưa ra không phải hàng
chục, hàng trăm mà là hàng ngàn, hàng vạn ví dụ rõ ràng và sinh động. Các thông
tin về chúng đều đã được kiểm chứng là chính xác.
Về đất đai, là các vụ cưỡng chế,
tước đoạt đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải
Phòng, đối với nhiều hộ nông dân ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, ở phường
Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội…
Về y tế, là các vụ lừa đảo người
dân để lấy tiền một cách lâu dài, có hệ thống diễn ra tại Bệnh viện Mắt Trung
ương, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội…
Về giáo dục, là vụ tham ô của Tạ
Thị Bích Ngọc ở Trường tiểu học Nguyễn Khả Trạc, quận Cầu Giấy, thành phố Hà
Nội…
Các lĩnh vực khác cũng có nhiều
vụ việc nghiêm trọng, như vụ Đặng Thị Bích Hòa ở Tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT…
- Phản ứng của chính quyền ra sao
khi Bà đặt vấn đề với họ về việc tước đoạt quyền sử dụng đất và về tham nhũng?
Phản ứng chung là xấu, là tiêu
cực, với những biểu hiện như lảng tránh, câu giờ, ngụy biện, đùn đẩy cho nhau…
nhằm làm cho “chìm xuồng” ngay cả khi sự việc đã rõ mười mươi, đã có đầy đủ
nhân chứng, vật chứng.
Để lấy ví dụ cụ thể về điều này,
ông có thể đọc bài “Chỉ đạo phòng chống hay trực tiếp bao che, lấp liếm?” mà
tôi viết vào năm kia.
Từ những trải nghiệm của mình,
tôi cho rằng Đảng cộng sản và Nhà nước VN chỉ hô hào suông chứ không thực tâm
chống tham nhũng, thậm chí còn bao che, dung túng tham nhũng, sống dựa vào tham
nhũng. Việc cách đây mấy năm, khi trả lời chất vấn của Quốc hội trên cương vị
Phó thủ tướng thường trực, ông Nguyễn Sinh Hùng (nay là Chủ tịch Quốc hội) nói
nếu kỉ luật hết cán bộ sai phạm thì lấy ai làm việc cho thấy rõ tham nhũng, sai
phạm là thuộc tính, là bản chất của đội ngũ quan chức của VN hiện nay.
- Thái độ của người nông dân đối
với Bà như thế nào ?
Bà con nông dân, đặc biệt là
những người bị tước đoạt đất đai, nhà cửa… tỏ ra yêu mến, tin tưởng tôi. Thái
độ của bà con đem lại cho tôi những cảm xúc lẫn lộn. Trân trọng, xúc động bao
nhiêu, tôi lại buồn bã, áy náy bấy nhiêu vì trong hầu hết trường hợp, tôi chưa
giúp được bà con đánh đuổi bọn cướp ngày, giành lại đất đai, nhà cửa…
- Báo chí có nêu lên những mối đe
dọa chống lại Bà, đó là những gì ?
Xét riêng việc chống tham nhũng
thì đối với người chống tham nhũng, mối đe dọa chủ yếu và trực tiếp nhất là từ
kẻ tham nhũng.
Tôi từng phải nhận nhiều thư từ,
cuộc gọi nặc danh, từng bị lén lút đổ chất thải bẩn thỉu vào nhà hay bị đặt
vòng hoa tang trước cửa nhà.
Tôi cũng từng phải nghe lời đe
dọa từ những kẻ bị tôi tố cáo và lời “khuyên nhủ” có hàm ý răn đe từ những quan
chức bao che chúng. Trong số quan chức ấy, không ít người ở cấp thứ trưởng, bộ
trưởng, cũng không ít người nắm giữ trọng trách bảo vệ pháp luật, phòng chống
tham nhũng.
Việc năm ngoái, nhiều tờ báo của
Nhà nước đồng loạt đăng bài xuyên tạc, bôi nhọ tôi nhân một sự việc ở Sở thông
tin – truyền thông Hà Nội và việc trong vài năm trở lại đây, lực lượng Công an
đã nhiều lần cản trở hoạt động chống tham nhũng của tôi, thậm chí còn gửi giấy
“triệu tập”, còn ra quyết định xử phạt hành chính đối với tôi một cách vô căn
cứ cho thấy ở Việt Nam đang tồn tại những tập đoàn tham nhũng “cấp quốc gia”.
Chữ “cấp quốc gia” tôi để trong nháy kép.
- Năm 2007 Bà đã nhận được giải
thưởng quốc tế về sự dấn thân của Bà, điều đó xảy ra như thế nào ?
Năm 2007 tôi có được Tổ chức Minh
bạch quốc tế trao tặng một giải thưởng. Khi ấy, tôi hoàn toàn bất ngờ. Mọi việc
đã diễn ra công khai, minh bạch đúng như tiêu chí của giải thưởng và tôn chỉ
của tổ chức trao tặng nó. Trả lời rõ ràng, đầy đủ câu hỏi này của ông, chắc
không ai hơn Tổ chức Minh bạch quốc tế. Ở đây, tôi chỉ muốn nói thêm rằng tôi
và những người cùng chí hướng ở VN đấu tranh chống tham nhũng không phải để
nhận sự khen thưởng nhưng đối với chúng tôi, giải thưởng năm 2007 của Tổ chức
Minh bạch quốc tế có ý nghĩa động viên, khích lệ hết sức to lớn. Chúng tôi chân
thành cảm ơn Tổ chức Minh bạch quốc tế về điều đó và mong muốn bạn bè quốc tế
kề vai sát cánh cùng chúng tôi hơn nữa trên mặt trận chống tham nhũng.
- Theo Bà thì những thay đổi nào
sẽ là quan trọng cho tương lai của VN để người ta có thể sống trong một xã hội
bớt tham nhũng và nhiều bình đẳng hơn.
Hiểu theo nghĩa chung nhất thì
tham nhũng là lợi dụng quyền hành để tham ô và nhũng nhiễu dân.
Có thể ví tham nhũng như một cái
cây với đủ gốc rễ, thân chính, các cành lớn nhỏ, lá già, lá non, chồi, búp…
Ở VN, như tôi từng khẳng định,
tham nhũng đang rất trầm trọng và ngày càng trầm trọng hơn, trong đó tham nhũng
đất đai là rất kinh khủng, tham nhũng ở nhiều lĩnh vực khác như đầu tư công, y
tế, giáo dục cũng không kém phần ghê gớm. Để minh chứng, tôi lấy ngay báo cáo
của Chính phủ VN: Riêng năm 2012, các cơ quan hành chính Nhà nước đã tiếp nhận
349.139 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, trong đó có 4.772 lượt đoàn đông
người (từ 5 người trở lên); đã tiếp nhận 136.783 đơn thư khiếu nại, tố cáo. Về
khiếu nại, cả nước phát sinh 115.344 lượt đơn với 86.814 vụ việc, trong đó
khiếu nại về đất đai chiếm 74,7%, khiếu nại về nhà ở chiếm 4,2% tổng số đơn. Về
tố cáo, cả nước phát sinh 21.439 đơn với 12.606 vụ việc, trong đó tố cáo về
hành chính chiếm 93,9% tổng số đơn.
Nhưng những số liệu đó chỉ phần
nào phản ánh các cành lớn nhỏ, lá già, lá non, chồi, búp… chứ chưa hề phản ánh
gốc rễ, thân chính của cái cây tham nhũng ở VN, đó là tham nhũng về chính trị,
tức tình trạng một thiểu số không do người dân bầu lên hay cử ra nhưng mấy chục
năm qua cứ khư khư nắm giữ toàn bộ quyền quản lí, điều hành Nhà nước và xã hội.
Sự tham nhũng đó khiến người dân VN không chỉ bị tước đoạt đất đai, nhà cửa,
tài sản mà còn bị tước đoạt, xâm hại nhiều quyền lợi chính đáng, phổ quát khác
như quyền tự do ngôn luận, tự do cư trú, tự do đi lại, tự do báo chí, tự do lập
hội, tự do tín ngưỡng, tự do biểu tình, tự do bầu cử và ứng cử… Chế độ chính
trị và xã hội VN hiện nay hoàn toàn không phải là chế độ chính trị và xã hội mà
gần 70 năm trước, khi đi theo Mặt trận Việt Minh, tôi mong muốn xây dựng. Có
thể nói rằng cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của chúng tôi đã bị phản
bội một cách toàn diện. Để hiểu cụ thể hơn điều này, ông có thể đọc bài “Phản
cách mạng đã rõ ràng!” mà tôi viết năm ngoái.
Theo tôi, để được sống trong một
xã hội bớt tham nhũng và nhiều bình đẳng hơn, người dân VN phải đốn bỏ thân
chính, đào tận gốc, trốc tận rễ cái cây tham nhũng, đó là sự tham nhũng về
chính trị mà tôi vừa đề cập.
Dominique Foulon thực hiện
Đúng như cụ Đức nói, tham nhũng ở Việt Nam đã đến lúc làm cho người dân không thể chịu nổi.
Trả lờiXóaNgười dân đóng thuế để nuôi bộ máy của đảng và nhà nước. Nhưng những đảng viên nắm giữ quyền lực nhà nước đang vận hành bộ máy đó đã làm lợi gì cho dân cho nước?
Người ta cứ đưa các “Thành tích” về cơ sở hạ tầng như đường xá, điện nước …ra để lòe dân. Bệnh thành tích, tâng bốc nhau cũng là một dạng tham nhũng, nó làm xói mòn đạo đức xã hội. Tất cả đều nói dối, đặc biệt là ở những cán bộ có chức có quyền.
Ngay trong cuộc họp chi bộ người nào cũng lên mặt đạo đức, nhưng thực ra thì đều hỏng hết cả rồi.
Trong những ngày gần đây, hàng loạt các UV BCT về các địa phương. Đến đâu cũng hội họp, ghi chép, thậm chí có ông cán bộ địa phương trong cuộc họp với thượng cấp cũng hí hoáy ghi chép. Nhưng thực ra là động tác giả cả.
Nghị quyết TƯ 4 đã thất bại hoàn toàn.
Căn bệnh tham nhũng không có thuốc chữa đâu, ngoại trừ để cho dân trực tiếp bầu ra người lãnh đạo từ cấp trung ương xuống đến địa phương. Bây giờ có vài nơií "đươc cho thí điểm bầu chủ tịch xã trực tiếp.
Lạ thật! cái nước mình không biết đã trải qua bao nhiêu cuộc “thí điểm”, mỗi lần thí diểm là một bước thụt lùi.
Quyền bầu ra người lãnh đạo phải coi là quyền tự nhiên của công dân, sao lại cứ thí điểm mãi thế?
Không một người dân lương thiện nào muốn đất nước lộn xộn, ai cũng muốn yên ổn làm ăn. Thế nhưng với bộ máy quan liêu, tham nhũng hiện nay nếu không có sự chuyển mình, mà chỉ ca mãi bài ca “ưu việt”, dân chủ “gấp vạn lần…” thì xã hội ngày càng xấu xa hơn mà thôi.
Thời bình mà tướng tá gấp hàng chục lần thời chiến là vì sao? Tướng cảnh sát thì tất nhiên là bảo vệ trật tự an ninh rồi. bảo vệ cương vực tổ quốc thì chủ lực là quân đội. vậy thì sao tướng CS cũng ngang với quân đội? Cần so sánh tỉ lệ tội phạm với số cảng sát là bao nhiêu?
Dân phải nuôi bộ máy quá cồng kềnh. Trong khi bộ máy vận hành không có hiệu quả.
Ý kiến của anh Lê Hiếu Đằng cần phải được quan tâm. Theo cách đó thì tham nhũng chính trị như cụ Đức nói sẽ không còn đất sống. đơn giản là vì không còn cơ chế nhân sự “đảng cử dân bầu”, người dân tực tếp kiểm soát cơ chế bầu cử tự do thì các mầm mống tham nhũng sẽ không có nhiều đất để sống.
Có thể khẳng định một cách dứt khoát và chính xác rằng : chưa bao giờ trong lịch sử Việt nam đang tồn tại một xã hội quá bất an , thối nát , tham nhũng và quan chức lớn nhỏ tha hoá , tham nhũng vô cùng nghiêm trọng như ngày nay . Đây là sản phẩm quái thai của ai và lực lượng nào tạo ra thì ai ai cũng rỏ như ban ngày .
Trả lờiXóaNgười dân làm ăn khấm khá lên một chút là các quan chức phải có chấm mút, vòi vĩnh . Nhỏ thì cũng bữa nhậu ra trò . Lớn thì vừa có tiền vừa có nhậu . Mỗi lần nhậu đâu chỉ có một quan chức mà cả một băng, ít lắm cũng đầy bàn tròn . Dân giàu lên mà quan chức cứ nghèo thì không được , nhất là các quan chức cấp xã . Lương đã ít , vợ con ở nhà cũng không hơn gì bà con nông dân, có khi còn thua kém cho nên việc quan chức vòi vĩnh hay làm khó để có thêm chút tiền hối lộ là chuyện quan chức nhỏ . Dựa vào quyền thế , được quyền ban phát thứ này thứ kia, thành ra một chữ kí là có tiền . Đó là việc của quan chức to hơn
Trả lờiXóaĐCS cần phải bỏ cái gốc BCN đi mà phải chọn người từ giai cấp trung nông, phú nông hay tiểu tư sản trở lên để ra làm việc . Anh BCN không có tài sản khi có chức có quyền thấy người ta giàu có hơn mình không ham sao được . Mấy anh có tiền muốn được việc, lại thấy ô. BT, CT nghèo bèn tìm cách hối lộ để được việc . Có qua có lại . Không có anh BCN nào ngó lơ với đồng tiền . Cho nên cứ BCN thì còn tham nhũng !
Hoan hô cụ Đức. Điều quan trọng nhất trong bài nói trên của cụ là:" Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của chúng tôi đã bị phản bội một cách toàn diện". Phát biểu này của cụ đã đập tan những luận điệu chỉ trích "Suy thoái,diễn biến" ngụy biện của hệ thống chính trị cộng sản với những người tham gia CM từ những ngày đầu khỏi nghĩa và lớp trẻ tiến bộ ngày nay. Cộng sản Việt Nam ngày nay đã phản bội chính lí tưởng của họ và khát vọng tự do,dân chủ,công bằng của dân tộc Việt Nam.
Trả lờiXóaVTV1 lại làm phóng sự vu khống.
Trả lờiXóahttp://www.baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/chinh-tri/thuong-binh-to-vtv1-phat-phong-su-lua-doi-2353321/
Đây là sản phẩm được sinh ra từ điều 4 hiến pháp, từ đường lối của ĐCSVN không chấp nhận tam quyền phân lập, không chấp nhận đa sở hữu về đất đai. Mục đích là tạo ra sản phẩm tham nhũng này đây.
Trả lờiXóaMột "phóng sự điều tra" của đài RFA mới phát thanh vài ngày qua cho biết: 1 chuyến xe khách (buýt) từ Hà Nội vào Sàigon đã phải trình giấy và mua lộ phí (đút lót cho CSGT) từ 20 đến 30 trạm, mỗi trạm trung bình từ 200 đến 500 ngàn. Chuyện mãi lộ này ai cũng biết, nhưng không ngờ nó tồi tệ đến như vậy. Không có cơ cấu kiểm soát nhà nước, không có tự do báo chí, không biết bao giở ĐCS mới khá hơn. Cụ Lê Hiền Đức, nhân sĩ Lê Hiếu Đằng muốn cải sửa chế độ do nhừng người CS lãnh đạo, không biết việc này hai cụ có làm đuợc không. Yeltsin vả Gorbachev đã chịu thua với câu nói bất hủ :"CS không thể sửa chữa được..." .Trần Văn.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNặc danh16:00 Ngày 26 tháng 8 năm 2013
Trả lờiXóaNhất trí và hoan hô cụ Hiền Đức, về những nhìn nhận và phát biểu của cụ đối với tình hình chính trị, xã hội VN hiện nay.Trước sự phản ứng, phản đối của nhân dân và uy tín gần như không còn , dường như nhà nước đang tập trung tăng cường bộ máy cảnh sát, như việc thăng hàm thượng tướng và trung tướng cho hàng chục sĩ quan cảnh sát vừa qua. Đặc biệt mới đây là chính sách ưu đãi với vợ, con và cha mẹ của hại sỹ quan, chiến sỹ cảnh sát. Không chỉ thế hệ cụ bị phản bội mà với chúng tôi, những thanh niên hơn 30 năm về trước, hăng hái bỏ bút sách đi chiến đấu vì Tổ quốc cũng bị họ phản bội. Nhìn vào quan chức hiện nay đều rất ít người đóng góp, hy sinh cho Tổ quốc, hoặc là hậu duệ CCCC, hoặc là cơ hội và mua bán đổi chác chức quyền. [.....]
Kẻ tham nhũng là ai?
Trả lờiXóaNhân dân ư - Không phải vì dân không có quyền hành gì trong quản lý như hiện nay .
Để tham nhũng được phải là lãnh đạo mà tiêu chuẩn để làm lãnh đạo phải là đảng viên ĐCS .
Tham nhũng là có tội đồng nghĩa với ĐCS có tội.
Kính chúc cụ trường thọ!
Trả lờiXóaHoan hô bác Lê Hiền Đức! Xin trân trọng cảm ơn công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, vì dân oan rất kiên quyết của bác, và chúng con chỉ muốn nói với bác rằng...
Trả lờiXóaBÁC LÊ HIỀN ĐỨC MUÔN NĂM!!!
"Chế độ chính trị và xã hội VN hiện nay hoàn toàn không phải là chế độ chính trị và xã hội mà gần 70 năm trước, khi đi theo Mặt trận Việt Minh, tôi mong muốn xây dựng. Có thể nói rằng cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của chúng tôi đã bị phản bội một cách toàn diện"
Trả lờiXóaRất chính xác! Cảm ơn cụ Lê Hiền Đức, kính mong cụ luôn mạnh khỏe. Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn !
Tôi chưa nói đâu xa xôi, chỉ cần ra UB phường mà làm giấy tờ sổ đỏ thì tay CB địa chính sẽ kê khai bao nhiêu ban bệ cần để bạn phải đưa phong bì để bôi trơn, nếu không hồ sơ nhà bạn sẽ mãi nằm ở ngăn kéo tủ vì họ nói có vấn đề, cón ra bệnh viện thì người ta đòi huỵch toẹt ngay trước mặt, vì mạng sống của mình bạn phải chi ra ngay, ôi khốn khổ cho những người dân chúng tôi lăm!
Trả lờiXóaChúng ta nên kêu gọi nhiều cuộc biểu tình rầm rộ chống tham nhũng tại Thủ đô, Sài gòn và các thành phố khác.
Trả lờiXóaỞ đất nước VN hiện nay đối tượng tham nhũng là ai? đó là người có chức có quyền. Người có chức có quyền là ai? đó là các đảng viên ĐCS. Vậy chống tham nhũng là chống ĐCS chứ còn gì nữa mà phải bàn cãi.Hơn nữa chống tham nhũng lại do đảng phát động, những người trong ban phòng chống tham nhũng từ TƯ đến xã phường là các cán bộ chủ chốt, các đảng viên cốp bự. Vậy hỏi liệu đảng có tự lấy dao chặt chân tay mình không? Nếu trả lời là không? thì rõ ràng hô hào chống tham nhũng chỉ là hình thức, là trò phỉnh mị dân mà thôi. Không có dân chủ thì đến mùa quýt cũng chả chống được tham nhũng ( mà dân chủ chỉ có được khi có phản biện, có tự do ngôn luận, có đa nguyên)
Trả lờiXóaCảm ơn cụ Lê Hiền Đức, kính mong cụ,gia đình luôn mạnh khỏe.
Trả lờiXóaChế độ quân chủ rõ ràng tốt hơn chế độ đảng chủ. Vua và họ hàng nội ngoại nhiều lắm là vài trăm người, có tham nhũng cũng chẳng bao nhiêu. Đảng có đến mấy triệu và còn bà con họ hàng nữa thì tàn mạt đất nước này.
Trả lờiXóaCảm ơn bà đã nói hộ nhân dân. Con luôn kính trọng, ủng hộ bà. Chúc bà luôn khỏe mạnh để tiếp tục chiến đấu cùng nhân dân.
Trả lờiXóa