Ông Việt kiều Amari TX là TS. Hoàng Văn Lễ
- Nguyên Tổng biên tập Tạp chí Sổ tay Xây dựng Đảng?!?!
- Nguyên Tổng biên tập Tạp chí Sổ tay Xây dựng Đảng?!?!
Tâm Sự Y Giáo
.
Một chế độ nhất nguyên hay đa nguyên, về chính trị do một loạt nhân tố quy định, trong đó, đáng quan tâm nhất là : tương quan lực lượng giữa các giai cấp, bối cảnh xác lập vị trí lãnh đạo, vai trò cầm quyền của đảng, những thành tựu mà nhân dân đạt được trong thực tiễn phát triển xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng đó. Vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận – hiện đại, có thể thấy ở nước ta, bối cảnh xác lập vị trí duy nhất lãnh đạo xã hội, xác lập vai trò duy nhất cầm quyền của ĐCS Việt Nam như sau : Đây là nhân tố hoàn toàn khách quan, độc lập với ý chí của mọi chủ thể hoạt động chính trị. Vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam là một tất yếu khách quan của tiến trình lịch sử dân tộc, không phải do ai áp đặt lên xã hội.
Được biết, bài của TS. Hoàng Văn Lễ (cựu Tổng biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng) được báo SGGP đăng lúc 7h20 ngày 26-8-2013, nghĩa là sau bài của Amari TX trên báo Nhân Dân 4 ngày, và cũng sau bài của Amari TX trên blog amaritx.wordpress.com 4 ngày.
Nếu TS. Hoàng Văn Lễ và Amari TX là hai người khác nhau, thì có thể kết luận mà không phải chần chừ gì nữa : TS. Hoàng Văn Lễ đã trắng trợn đạo văn của Amari TX !
Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra giữa các tác già của hai tờ báo lớn là Nhân Dân và Sài Gòn Giải Phóng, đều là những cơ quan ngôn luận rất lớn của Đảng. Bởi nếu như thế thì chẳng còn ra cái thể thống gì nữa.
Vì vậy, có lẽ chỉ còn một khả năng duy nhất : Amari TX chính là TS Hoàng Văn Lễ, cựu Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng !
Và nếu điều này xảy ra, thì chỉ có thể gọi đây là một SỰ LỪA DỐI KINH HOÀNG!
.
Báo Nhân Dân, trong bài thuộc chuyên mục Bình luận và Phê phán ngày 22-8-2013 cho biết tác giả của bài này là Amari TX, một người Mỹ gốc Việt.
Được biết tác giả này có nhiều bài đã được đăng trên báo giấy cũng như
báo điện tử ở Việt Nam, và là chủ của trang blog amaritx.wordpress.com,
mà từ trang blog này, báo Nhân Dân đã đăng lại để có bài nói trên. Trên
trang blog này, không khó để nhận ra giọng văn chính luận của một người
chuyên làm công tác chính trị tư tưởng, từ ý tưởng, hành văn, câu cú cho
đến cách sử dụng các thuật ngữ thuộc chuyên môn nghiệp vụ tuyên huấn.
Điều đó làm cho mình băn khoăn : Ông Amari TX này là ai mà viết hay thế,
hùng hồn thế ? Sao ông ta là công dân Mỹ mà lại có cách hành văn của
một nhà lý luận ở Việt Nam, một người marxist kiên trung đến thế ?
Hôm nay mình tình cờ đọc bài trên báo Sài Gòn Giải Phóng của TS. Hoàng Văn Lễ, thì thấy có những ý, những câu giống hệt như của tác giả Amari TX.
Hôm nay mình tình cờ đọc bài trên báo Sài Gòn Giải Phóng của TS. Hoàng Văn Lễ, thì thấy có những ý, những câu giống hệt như của tác giả Amari TX.
Chẳng hạn, TS. Hoàng Văn Lễ viết :
Nếu nghiên cứu kỹ hơn, chắc “Đằng ấy” biết rằng: Một chế độ đa đảng
chưa hẳn đã là chế độ đa nguyên về chính trị. Trung Quốc hiện nay có 9
đảng chính trị thì 8 đảng thừa nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc là người
duy nhất lãnh đạo nước Trung Hoa, lấy chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Đó là chế độ đa đảng mà nhất nguyên về chính trị. Ở Mỹ, tuy có 2
đảng nhưng có đúng là chế độ đa nguyên về chính trị không? Bởi 2 đảng
này chỉ đối lập nhau trên một số phương diện không cơ bản còn xét về bản
chất giai cấp - xã hội, 2 đảng này là đồng nhất, có mục tiêu căn bản
giống nhau: củng cố và phát triển thể chế chính trị đầy bất công ở Mỹ. Ở
Anh và Nhật Bản, hiến pháp lại thừa nhận vai trò của nhà vua, họ là
những nhà nước quân chủ lập hiến. Không ai có thể đòi hỏi các quốc gia
ấy xóa bỏ thể chế riêng có của họ. Ở nước Nga thời hậu Xô-viết, người ta
cũng thành lập chế độ cộng hòa tổng thống theo cách thức của người Nga
chứ không theo cách thức của người Anh để tái thiết lập chế độ Sa
hoàng…
Thưa anh Lê Hiếu Đằng, hẳn anh cũng biết rằng, một chế độ nhất
nguyên hay đa nguyên về chính trị là do một loạt nhân tố quy định, trong
đó tương quan lực lượng xác lập vị trí vai trò lãnh đạo, cầm quyền của
đảng, những thành tựu mà nhân dân đạt được trong thực tiễn phát triển xã
hội dưới sự lãnh đạo của đảng đó. Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận –
hiện đại, xác lập vai trò duy nhất cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Còn Amari TX thì viết :
Xin nói để ông và các ‘chiến hữu’ của ông biết : một chế độ đa đảng
chưa hẳn đã là một chế độ đa nguyên về chính trị. Chẳng hạn ở Mỹ hiện
nay, tuy đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền, nhưng nếu
xem đó là chế độ đa nguyên về chính trị thì chưa hẳn đúng. Bởi lẽ, hai
đảng chỉ đối lập nhau trên một số phương diện không cơ bản ; xét về mặt
bản chất giai cấp – xã hội, hai đảng là đồng nhất, có mục tiêu căn bản
giống nhau là củng cố và phát triển thể chế tư bản chủ nghĩa ở Mỹ... Ở
các nước khác cũng tương tự như vậy, cho dù nước Mỹ khác nước Anh, nước
Anh lại không giống nước Pháp, nước Ý. Ở Anh và Nhật Bản, hiến pháp lại
thừa nhận vai trò của nhà vua, họ là những nhà nước quân chủ lập hiến.
Không ai ngớ ngẩn, rỗi hơi, vô lối đòi hỏi các quốc gia ấy xóa bỏ chế độ
quân chủ lập hiến để hiến định chế độ cộng hòa, cộng hòa tổng thống hay
cộng hòa dân chủ nhân dân...
Một chế độ nhất nguyên hay đa nguyên, về chính trị do một loạt nhân tố quy định, trong đó, đáng quan tâm nhất là : tương quan lực lượng giữa các giai cấp, bối cảnh xác lập vị trí lãnh đạo, vai trò cầm quyền của đảng, những thành tựu mà nhân dân đạt được trong thực tiễn phát triển xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng đó. Vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận – hiện đại, có thể thấy ở nước ta, bối cảnh xác lập vị trí duy nhất lãnh đạo xã hội, xác lập vai trò duy nhất cầm quyền của ĐCS Việt Nam như sau : Đây là nhân tố hoàn toàn khách quan, độc lập với ý chí của mọi chủ thể hoạt động chính trị. Vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam là một tất yếu khách quan của tiến trình lịch sử dân tộc, không phải do ai áp đặt lên xã hội.
Và đây là bảng đối chiếu:
TS Hoàng
Văn Lễ
|
Amari TX
|
Nếu
nghiên cứu kỹ hơn, chắc “Đằng ấy” biết rằng: Một chế độ đa đảng chưa hẳn
đã là chế độ đa nguyên về chính trị. Trung
Quốc hiện nay có 9 đảng chính trị thì 8 đảng thừa nhận Đảng Cộng sản Trung
Quốc là người duy nhất lãnh đạo nước Trung Hoa, lấy chung mục tiêu xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Đó là chế độ đa đảng mà nhất nguyên về chính trị. Ở Mỹ, tuy có 2 đảng nhưng có
đúng là chế độ đa nguyên về chính trị không? Bởi 2 đảng này chỉ đối lập nhau
trên một số phương diện không cơ bản còn xét về bản chất giai cấp - xã hội, 2
đảng này là đồng nhất, có mục tiêu căn bản giống nhau: củng cố và phát triển
thể chế chính trị đầy bất công ở Mỹ.
Ở Anh và Nhật Bản, hiến pháp lại thừa nhận vai trò của
nhà vua, họ là những nhà nước quân chủ lập hiến. Không ai có thể đòi hỏi các
quốc gia ấy xóa bỏ thể chế riêng có của họ.
Thưa anh Lê Hiếu Đằng, hẳn anh cũng biết rằng, một chế độ nhất nguyên hay đa nguyên về chính trị là do một loạt nhân tố quy định, trong đó tương quan lực lượng xác lập vị trí vai trò lãnh đạo, cầm quyền của đảng, những thành tựu mà nhân dân đạt được trong thực tiễn phát triển xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng đó.
Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận – hiện đại, xác lập
vai trò duy nhất cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
|
Xin nói để ông và các ‘chiến
hữu’ của ông biết : một chế độ đa đảng chưa hẳn
đã là một chế độ đa nguyên về chính trị.
Chẳng hạn ở Mỹ hiện nay, tuy đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền, nhưng nếu xem đó là chế độ đa nguyên về chính trị thì chưa hẳn đúng. Bởi lẽ, hai đảng chỉ đối lập nhau trên một số phương diện không cơ bản ; xét về mặt bản chất giai cấp – xã hội, hai đảng là đồng nhất, có mục tiêu căn bản giống nhau là củng cố và phát triển thể chế tư bản chủ nghĩa ở Mỹ... Ở các nước khác cũng tương tự như vậy, cho dù nước Mỹ khác nước Anh, nước Anh lại không giống nước Pháp, nước Ý. Ở Anh và Nhật Bản, hiến pháp lại thừa nhận vai trò của nhà vua, họ là những nhà nước quân chủ lập hiến. Không ai ngớ ngẩn, rỗi hơi, vô lối đòi hỏi các quốc gia ấy xóa bỏ chế độ quân chủ lập hiến để hiến định chế độ cộng hòa, cộng hòa tổng thống hay cộng hòa dân chủ nhân dân...
Một chế độ
nhất nguyên hay đa nguyên, về chính trị do một loạt nhân tố quy định, trong
đó, đáng quan tâm nhất là : tương quan lực lượng giữa các giai cấp, bối
cảnh xác lập vị trí lãnh đạo, vai trò cầm quyền của đảng, những thành tựu mà
nhân dân đạt được trong thực tiễn phát triển xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng
đó. Vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận – hiện đại, có thể thấy ở nước ta, bối
cảnh xác lập vị trí duy nhất lãnh
đạo xã hội, xác lập vai trò duy nhất cầm quyền của ĐCS Việt Nam như sau : ...
|
Được biết, bài của TS. Hoàng Văn Lễ (cựu Tổng biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng) được báo SGGP đăng lúc 7h20 ngày 26-8-2013, nghĩa là sau bài của Amari TX trên báo Nhân Dân 4 ngày, và cũng sau bài của Amari TX trên blog amaritx.wordpress.com 4 ngày.
Nếu TS. Hoàng Văn Lễ và Amari TX là hai người khác nhau, thì có thể kết luận mà không phải chần chừ gì nữa : TS. Hoàng Văn Lễ đã trắng trợn đạo văn của Amari TX !
Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra giữa các tác già của hai tờ báo lớn là Nhân Dân và Sài Gòn Giải Phóng, đều là những cơ quan ngôn luận rất lớn của Đảng. Bởi nếu như thế thì chẳng còn ra cái thể thống gì nữa.
Vì vậy, có lẽ chỉ còn một khả năng duy nhất : Amari TX chính là TS Hoàng Văn Lễ, cựu Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng !
Và nếu điều này xảy ra, thì chỉ có thể gọi đây là một SỰ LỪA DỐI KINH HOÀNG!
Nguồn: Quê Choa
Khủng khiếp,tởm lợm... với những kẻ viết bì trên báo "lề phải"
Trả lờiXóanếu thật như vậy thì phẩm giá không bằng "con đĩ". Cái đó có phải là bản chất giai cấp không nhỉ?
XóaVề hưu rồi, viết nhắng nhít kiếm tiền, Tiến sĩ tiến siếc!
Trả lờiXóaKhủng khiếp! Vô cùng khủng khiếp. Vô liêm sỉ! Vô vô cùng vô liêm sỉ
Trả lờiXóaCó gì đâu mà bạn ngạc nhiên? Đó chính là trò của những người CS từ xưa tới nay mà. Không giả dối, lừa bịp mới đáng ngạc nhiên, chứ chuyện đảng lừa dân thì có truyền thống từ xưa rồi. Nếu không thì có ai theo nữa.
XóaNhà quản lý mạng liệu có biết số thuê bao của blog này không? Dù không được phép công bố nhưng ông ta cũng "ngậm cười bóng tối cũng còn hôi lây" (Xin lỗi cụ Nguyễn Du!)
Trả lờiXóaHoàng Văn Lễ, Amari TX, tuy hai mà là một. Ăn vụng không biết chùi mép rồi, thò cái đuôi cáo rồi, ND ơi, SGGP ơi và...Lễ ơi!
Trả lờiXóaLoại Tiến sĩ 3 xu thì trách gì?
Trả lờiXóaChắc phải truy tố Hoàng V Lễ về tội đạo văn!
Trả lờiXóaXã hội bây giờ , đụng cái gì cũng thấy sự gian dối! Nói ra thì cay đắng chứ thực tế nó cứ diễn ra là thế ! Cả một hệ thống truyền thông cũng chỉ đưa tin nào là : phải tập các kỹ năng để mà sống chứ có ai có trách nhiệm gì đâu ! Sống trong một xã hội mà thấy khẩu hiệu treo khắp các cột điện nào là "sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật " nhưng từ trên xuống dưới ai muốn làm gì thì làm , ai muốn nói gì thì nói , các cụ cứ "tiền thầy bỏ túi " là xong !Sống chết mặc bay ! Buồn thì cho đăng báo "ngực lép" "ngực lồi" cho nó vui .May mà có mấy ông blogger tạo ra cái không gian ảo đăng chuyện nầy chuyện nọ , hàng ngày có cái để mà đọc , ừ mà suy cho cùng bài của mấy ông blogger tính "nghiêm chỉnh" trong mỗi bài viết rất cao . (miễn bàn về "quan điểm" )
Trả lờiXóaĐịa chỉ liên lạc với Amari: amari_tx@yahoo.com.vn
Trả lờiXóaÔng VK này rất yêu nước nên địa chỉ mail có đuôi.vn
Một cô gái điếm đứng đường còn đáng trọng hơn !
Trả lờiXóaTôi xin thống kê sự trùng ý của TS Hoàng Văn Lễ với bài viết của Amari TX:
Trả lờiXóa- Số từ trong bài viết của TS Lễ trên bào SGGP: 1.191 từ
- Số từ trong bài viết của của Amari TX trên http://amaritx.wordpress.com: 1.604 từ.
- Số từ trùng ý theo thống kê của TSYG và bảng so sánh của TS Diện ở trên: 212 từ chiếm 13.2% số từ của bài viết của Amari TX trên http://amaritx.wordpress.com.
- Số câu trùng ý: 7 câu.
Mọi người cùng xem và có nhận xét riêng của mình.
HOÀNG VĂN LỄ = Đạo Văn và Vô Lễ !
Trả lờiXóaTưởng gì lạ! Cái chuyện này nó bình thường như đi đường gặp quán phở.
Trả lờiXóaCái thời buổi nhiễu nhương này thì những chuyện "bất bình thường" cũng trở nên "bình thường" thôi.
Ở Mỹ nếu tòa xử có tội, thì có thể bị tù đến 3 năm và bồi thường người chủ bút kia.
Trả lờiXóaThời mạc pháp,Tiên Phật chẳng thấy đâu,chỉ thấy toàn ma quỹ!
Trả lờiXóaNhục quá ông ơi!
Trả lờiXóaỐi giời ơi! Người đàng hoàng mà lại chơi "bẩn" thế! đi ăn cắp văn của người khác! Điều này chứng tỏ các ông không có trình độ lý luận rùi!Ôi tiến sĩ Amari TX ơi!
Trả lờiXóaĐể ra vẻ khách quan trên mục bình luận phê phán của báo Nhân dân thường trích dẫn ý kiến của ông Tây hay ông Việt kiều nào đó.Thực ra tôi biết thừa là giả danh nhưng cũng chưa tìm được chứng cứ cụ thể.Cảm ơn bài báo này đã tìm ra một trường hợp.Rõ là giấu đầu hở đuôi.Càng làm cho mục bình luận phê phán của báo Nhân dân và muc chống diễn biến hòa bình của báo Quân đội nhân dân mất uy tín.
Trả lờiXóaThôi rút kinh nghiệm, lần sau nhớ sửa cho khác một chút thì hẵng nộp bài anh TS. Hoàng Văn Lễ (cựu Tổng biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng)ạ.Già mà còn cẩu thả, đòi ăn hai lần nhuận bút.
Trả lờiXóaỐi giời ơi, ông việt kiều nào mà viết tiếng việt hay thế ? theo tôi chắc ông này ở Mỹ Tho...đúng là ném đá dấu tay.
Trả lờiXóaXin chào tiến sĩ Việt kiều A-MA TƠ Hoàng Văn Lễ .
Trả lờiXóaChắp hai tay , hai chân " cung kính " bái phục Ngài ! .
BÁI PHỤC .... BÁI PHỤC ......!!! .
"Trung Quốc hiện nay có 9 đảng chính trị thì 8 đảng thừa nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc là người duy nhất lãnh đạo nước Trung Hoa, lấy chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là chế độ đa đảng mà nhất nguyên về chính trị"
Trả lờiXóaKính nhờ bác HV Lễ đưa ra minh chứng cho những điều bác nói để bạn đọc tin tưởng sâu sắc bác nhé!
Nói có sách,mách có chứng để không bị người ta nói mình nói như con vẹt!
Tức cười loại TS hoang tưởng thật phí cho hai từ " Tiến Sĩ" :
Trả lờiXóaCũng cờ cũng lọng cũng cân đai,
Cũng gọi ông Nghè có kém ai.
Chua lắm con cháu nó nhổ vào mặt nhục lắm.
DN
Đầu óc bọn này cũng chỉ nghĩ được đến thế thôi. Chúng nghĩ rằng làm sao mà người ta biết được, vì chính bản thân chúng cũng chẳng biết cái quái gì về internet, tự do thông tin và khả năng của những người đối lập cả. Một chế độ đang ngày đêm bỏ không biết bao nhiêu tiền cho bọn dư luận viên dối trá thì chính bản thân nó cũng nói lên rằng mình đang thực sự sợ hãi rồi...
Trả lờiXóa