Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

SẼ KHÔNG CÒN AI ĐỂ BẢO VỆ CÔNG LÝ?

Không còn ai bảo vệ công lý?

BBC – Tiếng Việt
05-07-2013
Bắt bớ giới luật sư có tư tưởng độc lập là tấn công vào ‘vị trí cuối cùng’ của lực lượng bảo vệ công lý và là một hiện tượng hết sức lo ngại, theo bình luận của nhà nghiên cứu ở Việt Nam từng giữ vị trí quan trọng trong bộ máy.

H1 
Các phiên xử giới cầm bút đặt câu hỏi về đường hướng xã hội

Trao đổi với BBC hôm 05/7 từ Hà Nội, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng chính quyền Việt Nam hiện không chỉ tấn công hoặc đe dọa tấn công giới luật sư độc lập mà còn có thể đang có động thái nhắm cả vào giới bloggers và đặc biệt là giới nhân sỹ, trí thức.

Về các vụ bắt bỏ tù các luật sư mà mới đây là vụ luật sư Lê Quốc Quân sắp ra tòa vì tội trốn thuế, Tiến sỹ Doanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nói:

“Đấy là những lực lượng cuối cùng đứng lên để bảo vệ cho những bị cáo ở trong Tòa.

“Và đấy là đánh vào vị trí cuối cùng của lực lượng bảo vệ công lý và đấy là một hiện tượng hết sức lo ngại.
“Tuy vậy người ta sẽ không sử dụng việc bắt người A, người B vì anh đã đứng ra bảo vệ ở Tòa việc này, việc kia, mà họ sẽ tìm rất nhiều cách.

“Thí dụ, như sẽ nói tới tội trốn thuế, hay là nói đến một việc gì đó. Cái đó là điều mà hiện nay, hoàn toàn có thể có được,” nguyên thư ký và phiên dịch tiếng Đức cho Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói.

Tiến sỹ Doanh còn bày tỏ quan ngại về diễn biến mới gần đây khi chính quyền đã bắt giữ những bloggers mà theo ông là có những tiếng nói hoàn toàn độc lập, ôn hòa, xây dựng và có trách nhiệm.

Ông nói:

“Gần đây bắt hai bloggers Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào. Những trường hợp trước đây, theo tôi hiểu là có bất kỳ một liên quan nào đến nước ngoài, thì đó là cớ để cơ quan an ninh họ ra tay.

“Nhưng trong trường hợp của Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, tôi không thấy có dấu hiệu như vậy,”
“Và đây là những người hoàn toàn biểu đạt ý kiến của mình một cách hòa bình, độc lập với tinh thần và trách nhiệm công dân, thì tôi lấy làm quan ngại về việc đó.” 

‘Khác biệt Đảng – trí thức’

H2Tiến sỹ Doanh cho rằng chính quyền có thể sẽ rơi vào tình trạng và viễn cảnh ‘lợi bất cập hại’ khi tấn công hai thành lũy cuối cùng trong xã hội là giới bảo vệ công lý và giới đánh thức, dự báo và thức tỉnh lương tri và tư tưởng.
Ông nói:

“Những người cầm quyền thì hay có sự quá tự tin và đánh giá quá cao vào công cụ và vào sức mạnh đàn áp của mình.

“Nhưng những nhà khoa học thì tin vào sức mạnh của chân lý và tin vào sức mạnh của nhân dân.

“Tôi nghĩ rằng ở đây có những khoảng cách. Những người trí thức luôn luôn thể hiện một tinh thần xây dựng, thẳng thắn, và nhằm vào mục đích của dân tộc, không bao giờ đả kích cá nhân, cũng không nhằm vào bất kỳ mục đích vụ lợi nào.

“Cho nên tôi nghĩ, ở đây cũng có sự khác nhau. Còn đối với những người cầm quyền, thì họ có quyền trong tay, họ hoàn toàn có thể bắt bớ bất kỳ người nào.

Cựu thành viên sáng lập Viện IDS về phản biện độc lập (đã giải thể) cũng bày tỏ quan ngại về khuynh hướng trong đó Việt Nam có những dấu hiệu lạm dụng quyền lực khi bắt bớ tràn lan trong bối cảnh thiếu vắng một nền tư pháp độc lập.

Tiến sỹ Doanh nói: “Ở Việt Nam hiện nay có câu cửa miệng rất đáng lo ngại đó là ‘cứ bắt là có tội, cứ ra Tòa là có án”.

“Và đấy là điều thúc đẩy cho những người trí thức mong muốn có một sửa đổi Hiến pháp.

“Bởi vì không có một nền công lý, không có một nền tư pháp độc lập, thì cũng không thể có một nền tự do dân chủ, nhân quyền của người dân.” 

Dám đi ngược lại

Tuần tới đây, hôm 09/7, theo dự kiến, một trong các luật sư đấu tranh dân chủ có tiếng, ông Lê Quốc Quân sẽ ra Tòa với tội danh ‘trốn thuế.’

Truyền thông trong nước trước và trong thời gian ông Quân bị bắt từng xuất hiện nhiều bài cáo buộc ông là một phần tử gây rối, hoạt động đi ngược lại lợi ích của đảng, nhà nước, chính quyền và cộng đồng.

Trong một bài báo được đăng tải trên tờ Hà Nội Mới, ông Quân bị cáo buộc mạo danh người yêu nước, bất chấp luật pháp và có động cơ lật đổ chính quyền.

“Đi từ đám đông gây rối đòi đất đến tham gia đoàn biểu tình chống Trung Quốc, dù khoác áo “yêu nước” nhưng Lê Quốc Quân đã thể hiện thái độ coi thường pháp luật, lộ rõ động cơ chống đối và đòi lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

“Để phục vụ động cơ đó, Lê Quốc Quân kích động và lợi dụng chính những người biểu tình để gây mất ổn định an ninh chính trị, sau đó đưa lên internet những thông tin xuyên tạc tình hình đất nước, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, kích động chia rẽ quan hệ giữa quần chúng nhân dân với các cấp chính quyền, công khai đòi thay đổi chế độ…

“Động cơ, hành vi của Lê Quốc Quân thực chất là đi ngược lại lợi ích của đất nước, của nhân dân và cần phải bị lên án, xử lý theo pháp luật,” tờ Hà Nội Mới viết.

Gần đây, giới quan sát quốc tế nói nội bộ chính quyền Việt Nam vẫn chưa tìm ra được một tiếng nói chung trong giới lãnh đạo trong việc cân bằng quyền lực trong Đảng và xử lý các mâu thuẫn giữa quyền lực của Đảng và sự thách thức của nhiều giới trong xã hội, trong đó có các luật sư độc lập và hoạt động vì nhân quyền.

Mời nghe audio phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: Vì sao các luật sư ở VN dễ bị bắt? (BBC).

 

4 nhận xét :

  1. Tôi rất cảm kích trước các nhà văn, nhà báo, luật sư có tâm với đất nước, với nhân dân, nhờ có những bài viết chân thực, xác đáng và có lương tri mà từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, mặt trời chân lý chói qua tim( xin mựơn mấy câu thơ cụ Tố Hữu)

    Trả lờiXóa
  2. "Động cơ,hành vi của Lê Quốc Quân thực chất là đi ngược lại lợi ích của đất nước,của nhân dân và cần phải bị lên án,xử lý theo pháp luật,"
    Thật nhàm chán và quá hèn mạt khi muốn bắt ai,kết tội ai thì chính quyền đều ghép cho người đó tội"đi ngược lợi ích của đất nước,của nhân dân".Nếu thực sự ông Lê Quốc Quân có tội đó,thì chính quyền nêu ra cụ thể từng tội,từng việc làm,từng hành động để nhân dân đánh giá,xem xét có đúng là đã đi ngược với lợi ích của nhân dân không.Có như vậy thì người có tội mới tâm phục để nhận tội và người dân mới tin tưởng ở chính quyền.Nếu chỉ nói xuông,chỉ lấy cớ là bảo vệ lợi ích của đất nước,của nhân dân để che đậy và bảo vệ lợi ích cho một số cá nhân,một số nhóm lợi ích đang nắm quyền lực để ghép tội bắt người khác chính kiến với nhóm lợi ích quyền lực này, thì đó là một điều đáng xỉ nhục cho nền tư pháp nước nhà.
    Chấn Phong.

    Trả lờiXóa
  3. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 16:24 6 tháng 7, 2013

    Trước 1975 , VNCH đã có một đội ngũ luật sư khá mạnh thừa hưởng truyền thống phương Tây, nhất là Pháp và giới luật sư Saigon đã tỏ ra xứng đáng với vai trò của mình : độc lập với Chính Quyền miền Nam và nhiều khi không ngại phê bình , chỉ trích nhà cầm quyền miền Nam . Giới luật sư thời VNCH được nhân dân nể trọng và tin tưởng , được Chính Quyền Miền Nam không thể coi thường và giời luật gia Saigon thực sự là những trí thức . Nhiều luật sư là những chính khách nổi tiếng, từng là Tổng Trưởng , Bộ Trưởng trong các Chính Phủ miền Nam .
    Từ sau ngày thống nhất Đất Nước và cho tới khi có chính sách mở cửa, các trường ĐH Luật tại Hà Nội mới được mở ra , Nhà Nước dần dần mới bước vào kỉ cương một Nhà Nước Pháp Quyền , Pháp Quyền XHCN, giới luật gia tạo được chỗ đứng cho mình và tiếng nói của giới luật sư ngày càng độc lập hơn, mạnh mẽ hơn, bảo vệ Công Lý hữu hiệu hơn, làm cho người dân dần dần tin tưởng giới luật sư, những VP Tư Vấn PL đông khách hơn.
    Nhưng cũng từ đó CQ "chiếu cố " giới luật gia nhiều hơn, e dè giới luật sư và muốn kềm chế sự phát triển vai trò của giới luật sư trong xã hội . Giới luật gia XHCN không giống giới luật gia Saigon . Nhà Nước CS dường như không muốn luật sư trở thành chính khách và trong các CP của nước CHXHCNVN cho tới nay chưa có thành viên CP nào được mời tham gia với tư cách là luật sư.
    Gần đây giới luật sư bị NN "chiếu cố " hơi nhiều, những tên tuổi như Lê Công Định , như Lê thị Công Nhân , như Nguyễn Văn Đài và gần đây là Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân trở thành những tù nhân , khiến những người quan tâm có ý nghĩ Đảng và NN đang khủng bố giới luật sư độc lập !

    Trả lờiXóa