Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

GS. NGUYỄN ĐĂNG HƯNG: THU HÚT NHÂN TÀI KHÔNG CHỈ BẰNG TÀI CHÍNH

Thu hút nhân tài không chỉ bằng khía cạnh tài chính

Cái quan trọng là môi trường làm việc trong đó có chính sách đãi ngộ. Môi trường làm việc tại Việt Nam vẫn còn chưa ổn. Những giá trị khoa học (tôn trọng sự thật), tôn trọng dân chủ (đánh giá và giao việc đúng với thực tài) chưa được ý thức một cách đồng bộ. Cơ chế xin cho vẫn còn nặng nề và người trí thức chân chính có đầu óc độc lập thường không có chỗ đứng xứng đáng. Muốn thu hút người du học về nước, chính quền cần cải tiến tư duy lãnh đạo, cải tiến cơ chế vận hành theo hướng dân chủ hóa, lấy dân làm gốc chứ không lấy phe phái làm gốc…(GS Nguyễn Đăng Hưng)

 

Nhân việc UBND TP Hà Nội dự kiến chính sách thu hút nhân tài, Báo Pháp Luật TP HCM phỏng vấn GS Nguyễn Đăng Hưng về việc trọng dụng và chiêu mộ nhân tài 

 

Theo Giáo Sư ý kiến của ông về vấn đề này thế nào? 

 

GS Nguyễn Đăng Hưng: Tôi đã nghe nhiều về chính sách trọng dụng nhân tài nhất là ở các tỉnh. Nay là tại Thủ đô mà chế độ đãi ngộ tài chính có vẻ khá đột phá! Nhưng theo tôi khía cạnh tài chính là điều quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Nhất là Hà Nội muốn chiêu mộ người tài đức chân chính, chẳng những có trình độ mà còn phải có tâm huyết nữa. Vấn đề quan trọng nhất đối với trí thức chân chính là môi trường làm việc, sự trọng thị cảm thông của giới lãnh đạo, nhất là khả năng trao quyền quyết định đầy đủ về chuyên môn. Nhà trí thức chân chính thường coi trọng hiệu quả công việc, tính khoa học của những quyết định, tính độc lập và minh bạch trong cung cách hành xử. 

 

Là một nhà giáo dục, theo GS làm thế nào để thu hút những người du học trở về nước? Vì nhiều sinh viên sau khi du học đã chọn cách ở lại. 

 

GS Nguyễn Đăng Hưng: Theo tôi người Việt Nam đi du học đều muốn khi thành tài trở về phục vụ đồng bào mình. Nếu học quyết định ở lại đó là vì cương vị dành cho họ tại Việt Nam chưa thỏa đáng. Làm thế nào để thu hút họ? Như tôi đã nói cái quan trọng là môi trường làm việc trong đó có chính sách đãi ngộ. Môi trường làm việc tại Việt Nam vẫn còn chưa ổn. Những giá trị khoa học (tôn trọng sự thật), tôn trọng dân chủ (đánh giá và giao việc đúng với thực tài) chưa được ý thức một cách đồng bộ. Cơ chế xin cho vẫn còn nặng nề và người trí thức chân chính có đầu óc độc lập thường không có chỗ đứng xứng đáng. Muốn thu hút người du học về nước, chính quền cần cải tiến tư duy lãnh đạo, cải tiến cơ chế vận hành theo hướng dân chủ hóa, lấy dân làm gốc chứ không lấy phe phái làm gốc… 

 

Theo GS là người làm trong lĩnh vực giáo dục nhiều năm, theo ông Hiền sỹ mong muốn gì khi muốn trở về cống hiến? 

 

GS Nguyễn Đăng Hưng: Như tôi đã nói, hiền sĩ là người có tài và có đức. Thành đạt ở nước ngoài là bằng chứng cho cái tài. Ý hướng muốn về phục vụ nhân dân mình, đất nước mình, chính là tâm huyết, là đức độ. Nhưng đây chỉ là những cá nhân. Phải có xã hội tạo điều kiện, cá nhân mới có thể có dịp thi thố triển khai  tài năng. Tại Việt Nam xã hội còn nhiều bất cập, chính nhà cầm quyền nên can thiệp để xây dựng một môi trường thân thiện thu hút hiền tài. Việc này đâu có mới! Hãy xem và học Singapore và Hàn Quốc! Họ đã làm gì cách đây 30 năm để từ một nước trình độ tương với miền Nam trước 75 nay đã là những nước phát triển… 

 

Ở nước ngoài có những chính sách đãi ngộ cho nhân tài không thưa ông, và chính sách họ áp dụng như thế nào? 

 

GS Nguyễn Đăng Hưng: Tôi vừa nói đến Hàn Quốc, Singapore thời buổi họ đang trên đường phát triển. Còn những nước khác như các nước Châu Âu, họ cũng phải không ngừng đưa ra các chính sách để giữ chân người tài. Đơn cử một ví dụ, các đại học Bỉ có chính sách thâu nhận các giáo sư mà không quan tâm đến quốc tịch. Hể có trình độ đạt yêu cầu là được bổ nhiệm! Nếu không có chính sách này thì sẽ tôi đã không thể là giáo sư đại học tại Bỉ, vì thời ấy tôi còn giữ quốc tịch Việt Nam. Năm 1999, toàn thể các nước Châu Âu đã cùng nhau đưa ra một chính sách cải tổ đại học sâu rộng và đồng bộ cũng vì muốn tạo điều kiện để Châu Âu thu hút sinh viên giỏi, bất cứ từ đâu đến. Người ta đã có nền giao dục với hiệu quả tỏ rõ hằng mấy thế kỹ mà họ cũng phải làm hết sức để cải tổ, làm hay hơn nữa… Còn ta thì…, bình chân như vại… 

 

Nếu Quốc gia không có chính sách đãi ngộ thì hẳng trong trường học hay nhiều cơ quan hẳn có chích sách đãi ngộ? 

 

GS Nguyễn Đăng Hưng: Thì đây là điều mà tôi hy vọng. Cả nước chưa có chính sách chung thì các địa phương, các trường có lãnh đạo sáng suốt, ý thức vấn đề nên bắt tay vào việc. Hy vọng  lần này Hà Nội làm thiệt. Chứ như năm ngoái năm kia, đưa ra kế hoạch cán bộ chính quyền Hà Nội người nào cũng có bằng tiến sỹ thì là cách làm kỳ lạ buồn cười. 

 

Giáo sư có biết các trường hợp đãi ngộ như thế nào không? 

 

GS Nguyễn Đăng Hưng: Theo chỗ tôi biết các trường như ĐH Tôn Đức Thắng, Hoa Sen cũng đang cố gắng phấn đấu làm chính sách cầu hiền..

Liège ngày 22/6/2013

* Bản đăng báo xem tại đây
Trên đây là nguyên văn phỏng vấn, được đăng tại Blog Nguyễn Đăng Hưng.

7 nhận xét :

  1. Thu hút nhân tài? có thật là Lãnh đạo đã thức tỉnh chăng?!

    Trả lờiXóa
  2. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 00:44 4 tháng 7, 2013

    Người tài ở VN phải qua trường Đảng . Muốn được đặt vào vị trí lãnh đạo phải xuất thân là hạt giống đỏ, phải qua các lớp chính trị và phải có bằng cao cấp chính trị. Món này không ai cho nợ bằng . Nhân tài học nước ngoài về mấy người đủ điều kiện đó ?
    Đảng phát hiện, chọn lựa , đào tạo các hạt giống kế thừa . Không qua hệ thống này thì vô phương !

    Trả lờiXóa
  3. Xin cảm ơn bài viết của Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng trước hiện trạng về nhân tài của đất nước ! Thưa Giáo sư, với đường lối và chính sách đã và đang được thi hành thì Việt Nam mình vẫn sẽ mãi mãi như Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi đã viết :" ... Tuấn kiệt như sao buổi sớm, Nhân tài như lá mùa thu ."(Bình Ngô đại cáo.) !.

    Trả lờiXóa
  4. " Có năm nguy cơ mất nước nếu không ngăn chặn được. Đó là: Trẻ không kính già, trò không trọng thầy, binh kiêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan, sĩ phu ngoảnh mặt ." LÊ QUÝ ĐÔN .( Nay xin lấy lời của Nhà bác học thiên tài Lê Quý Đôn để bày tỏ nỗi lòng trước hiện trạng của Đất nước .)

    Trả lờiXóa
  5. P. THƯỜNG DÂN NAM bỘlúc 15:37 4 tháng 7, 2013

    Nhân tài VN ngày xưa không có đất dụng võ chỉ có nước về đi cầy . Bây giờ chỉ cần nhảy tách một cái như con tôm sang các nước TBCN thiếu gì đất vẫy vùng . NN cứ độc dụng nhân tài một mầu XHCN đỏ hơn chuyên thì vẫn cứ con trâu đi trước cái cày theo sau . Cứ nhìn về nông thôn VN hiện thời , thanh niên có học tìm đủ cách ở lại thành phố, còn ở thành phố , thanh niên học giỏi là nước ngoài tìm đủ cách tiếp cận rồi đem đi nước ngoài lúc nào không hay . Trơ ra cái thằng dân nghèo với các anh chị CB, CA !

    Trả lờiXóa
  6. Bác Hưng ơi nếu họ tuyển nhân tài vào làm việc thì con cháu họ ra đường à ? Cháu rất cảm phục Bác , nhưng ở VIỆT NAM là trường hợp đặc biệt , họ luôn luôn đề cao " CCCCC " trước hết, rồi mới đến con dân dù là tài giỏi cũng chịu . Cho nên đất nước đã thống nhất gần 40 năm nay rồi mà tình hình kinh tế xã hội ngày càng bi đát và lụn bại như hôm nay đây là một trong những nguyên nhân vì sao đất nước này không thể đi lên được như Thailan , Singapore ...

    Trả lờiXóa
  7. Ở Việt nam hiên nay người tài không được sử dụng đâu? họ sử dụng chủ yếu là các đối tượng:" CCCCC", theo dõi trực tiếp từ cơ sở xã phường thì thấy rõ nhất. Cái đám "CCCCC" học dốt, văn hóa mới học lớp 9, nhưng vẫn cơ cấu vào làm, khi vào làm rồi đi học BTVH cấp 3 hệ 2 năm 3 lớp là có bằng THPT cấp 3, Tiếp tục đi học lớp tại chức sơ cấp lý luận ( trường đảng của huyện), tiếp tục học đại học tại chức theo chuyên nghành" QL nhà nước, hay QLkimh tế...) ở huyện hoặc tỉnh do tỉnh ủy tổ chức cho lớp nguồn, tiếp tục đi học lớp tại chức lý luận trung cấp tại trường đảng của tỉnh. Thế là xong qui trình đào tạo càn bộ xã phường và thậm chí là cán bộ cấp huyện. Đám cán bộ này có quyền làm việc 20-30 năm đến lúc nghỉ hưu. Những " C" to có khi còn cơ cấu lên làm nguồn của tỉnh, của TU.

    Trả lờiXóa