Phản đối vị trí dãn dân,
dân Đường Lâm dọa đóng cổng làng
(LĐ) -
Số 142 -
Thứ hai 24/06/2013 10:32
Tuần qua, tại xã Đường Lâm (TX. Sơn Tây - Hà Nội), UBND thị xã Sơn Tây đã tổ chức hội nghị giới thiệu địa điểm dãn dân và lắng nghe ý kiến nhân dân Đường Lâm về chủ trương dãn dân trong khu vực làng cổ (ảnh). Tuy nhiên, các địa điểm dãn dân mà nhà chức trách đưa ra đều bị người dân bác bỏ.
Đẩy dân vào vùng khó khăn?
Các cơ quan chức năng đã đưa ra ba vị trí được dự kiến xây khu dãn dân, gồm khu Đồi Trung, diện tích gần 20ha, là đất trồng màu; khu Đồng Chậu diện tích 2,9ha và khu Gò Mo, diện tích 7,4ha - đều là đất trồng lúa. Hội nghị tập trung lấy ý kiến nhân dân về vị trí số 1 là khu Đồi Trung vì có diện tích rộng hơn cả, có thể quy hoạch cho hơn 400 hộ dân.
Tuần qua, tại xã Đường Lâm (TX. Sơn Tây - Hà Nội), UBND thị xã Sơn Tây đã tổ chức hội nghị giới thiệu địa điểm dãn dân và lắng nghe ý kiến nhân dân Đường Lâm về chủ trương dãn dân trong khu vực làng cổ (ảnh). Tuy nhiên, các địa điểm dãn dân mà nhà chức trách đưa ra đều bị người dân bác bỏ.
Đẩy dân vào vùng khó khăn?
Các cơ quan chức năng đã đưa ra ba vị trí được dự kiến xây khu dãn dân, gồm khu Đồi Trung, diện tích gần 20ha, là đất trồng màu; khu Đồng Chậu diện tích 2,9ha và khu Gò Mo, diện tích 7,4ha - đều là đất trồng lúa. Hội nghị tập trung lấy ý kiến nhân dân về vị trí số 1 là khu Đồi Trung vì có diện tích rộng hơn cả, có thể quy hoạch cho hơn 400 hộ dân.
Đa số ý kiến người dân Đường Lâm đều cho rằng cả 3 vị trí trên quá xa
với nơi ở thực tại của người dân. Có người thắc mắc: “Sao đất quanh làng
chúng tôi còn nhiều mà không cho chúng tôi dãn dân ra đó, khu Đồi Trung
quá khó khăn, chúng tôi không đồng ý”. Ông Cát Văn Vinh (thôn Đoài
Giáp) kiến nghị: “Hãy chọn những địa điểm ở gần khu người dân sinh sống,
thôn nào thì dãn vào những vị trí có đất trống ở thôn đó, như vậy vẫn
bảo đảm được tính cộng đồng. Tôi nghĩ nếu nghiên cứu theo hướng như thế
thì người dân sẽ đồng thuận”.
Theo chị Hoa (thôn Mông Phụ): “Cắm đất dãn dân ra Đồi Trung là quá xa
đối với nhân dân chúng tôi. Như vợ chồng chúng tôi đang sống với ông bà,
nếu dãn dân ra ngoài đó thì làm sao chúng tôi có thời gian đi 5km gửi
con để đi làm, kéo xe lúa từ ruộng nhà tôi về khu dãn dân thì phải mất
cả nửa ngày trời thì còn làm ăn gì nữa?”.
Đằng sau bức xúc của dân làng
Nhiều bà con Đường Lâm còn cho rằng khu Đồi Trung dù quá xa, không thuận
lợi cho dân, nhưng vẫn được đưa vào vị trí dãn dân làng cổ bởi vì đây
là phương án “giải quyết hậu quả” cho doanh nghiệp nào đó đã thu mua
phần lớn khu vực này.
Có chuyện dự án dãn dân liên quan đến doanh nghiệp kinh doanh bất động
sản hay không? Câu hỏi “lý do tại sao lại đưa dân chúng tôi ra Đồi
Trung?” cũng được nêu lên nhiều lần trong hội nghị. Sau mỗi câu hỏi
“khó” của dân làng như thế này đều không có sự trả lời của cán bộ lãnh
đạo.
Bên cạnh đó, nhiều người dân còn cho rằng cần phải có quy hoạch cụ thể
cho làng cổ Đường Lâm, sau đó mới nên có hội nghị lấy ý kiến dãn dân
này. Chị Giang Tú Oanh (thôn Mông Phụ) bức xúc: “Các vị muốn lấy ý kiến
của dân làng thì chúng tôi muốn nói chuyện quy hoạch làng cổ trước đã
rồi mới bàn đến chuyện dãn dân; chứ bây giờ làng cổ đang bung bét, nhà
tu sửa thì bị phá dỡ, rồi cắt điện, cắt nước của chúng tôi, thanh tra
suốt ngày lùng sục như “ấp chiến lược” thì bàn chuyện dãn dân làm gì?
Còn nếu chỉ bàn đến 3 vị trí dãn dân kia thì dân làng đều không tán
thành các địa điểm trên”.
Sự bức xúc của người dân Đường Lâm được đẩy lên tột đỉnh khi không có vị
cán bộ nào trả lời được những câu hỏi của họ, khiến không khí của nghị
hết sức căng thẳng. Dân làng ùn ùn bỏ ra về, khiến hội nghị “vỡ trận”.
Như vậy, dự án dãn dân vừa manh nha đã vấp phải sự phản đối quyết liệt
của dân làng Đường Lâm. Việc này làm cho phương án bảo tồn và phát huy
giá trị làng cổ Đường Lâm tiếp tục không tìm được tiếng nói chung giữa
nhân dân và những người quản lý. Những câu hỏi vẫn tiếp tục không có lời
giải đáp.
Nguồn: Lao Động.
Tễu: Tin từ bà con Đường Lâm cho biết, đã có hơn 300 người dân làng cổ ký đơn gửi Thị ủy Sơn Tây, yêu cầu thay đổi nhân sự Ban quản lý làng cổ Đường Lâm, trong đó có đòi thay ông Phạm Hùng Sơn (Trưởng ban BQL làng cổ Đường Lâm) và ông Nguyễn Trọng An (Phó trưởng ban BQL Làng cổ Đường Lâm) và ông Giang Anh Tuấn (Tổ trưởng tổ thu phí).
Quanh đi quẩn lại chỉ người dân là khổ. Ai sinh ra sự phân biệt nhân dân và cán bộ nhỉ?
Trả lờiXóaSao dân thì khổ mà cán bộ thì sướng?
Dân làng cứ đập hết đi rồi xây mới lại là xong hết; tqại sao lại phải khổ muôn đời vì cái ý thích của ông này, cái quyết định của ông nọ... Đất đấy là của Tổ tiên của bà con để lại cho; chứ có phải do ai ban phát cho đâu mà họ muốn làm gì thì làm... Các ông quan trên muốn bảo tồn thì bảo các ông ấy về đấy mua đất mà sống. Sao các ông ấy thì được quyền nhà cao cửa rộng, lại cứ bắt dân phải chiu rúc để "bảo tồn"?
Trả lờiXóaQuan chức ở cái thị xã này sao ngu như bò. Làng thì phải có dân. Nếu có giãn dân để giữ làng cổ thì giãn ra khu vực xung quanh. Làng cổ mà không có dân gốc làng cổ, chỉ có mấy cô cậu hướng dẫn viên du lịch tận ở đẩu ở đâu đến thì còn gì là di tích làng cổ nữa. Cái nhà, cái ngõ là di sản vật thể tĩnh, con người làng cổ là di sản vật thể động, văn hóa làng cổ là di sản phi vật thể. Thiếu 1 trong 3 cái đó thì không còn là làng cổ nữa, không còn là đất 3 vua nữa các ông "đầy tớ" trời đánh ạ. Khi đó chỉ còn làng MA thôi.
Trả lờiXóaNhà cổ không có người chủ đích thực của nó hương khói thì là nhà hoang chứ nhà gì nữa. Hay lại lấy cái sở hữu "toàn dân" ra để thu hồi toàn bộ làng Đường Lâm? Nghìn năm trước có cái "toàn dân" không mà làng Đường Lâm vẫn được hình thành và tồn tại đến ngày nay?
Lập luận hay lẵm. Mà không biết Phùng Hưng, Ngô Quyền có muốn con cháu các ngài phải chịu khổ như vậy không?
XóaĐóng cổng làng là ĐÚNG!
Trả lờiXóaCần có biện pháp mạnh và cụ thể. Cũng nên chấm dứt đối thọai với đảng, chính quyền, vì chỉ mất thời gian, có khi còn khổ thêm!
Đóng cổng làng lại là cách tốt nhất!
1. Người dân và chúng ta phải hiểu rằng, di tích Đường Lâm đã là tài sản - di sản quốc gia, nó đã vượt lên trên việc sở hữu của một cá nhân, gia đình, dòng họ.
Trả lờiXóa2. Giãn dân là có âm mưu, giãn dân đưa người ta vào trong vành đai 5, dân giãn thì ít, mà nhằm kiếm chác bán đất trong vành đai đô thị cho dễ.
3. Việc xin đất từ lâu rồi, nhưng cái bọn Sở Hà Nội, cứ chả biết dân xin hay doanh nghiệp xin, cứ xin là phải có bị, các cậu không có bị, chả có ông trên to nào quan tâm nện xuống, mặc kệ cứ để đấy thôi.
4. Vấn đề không phải là quy hoạch, quy hoạch có giải quyết gì đâu. Vấn đề là chính sách cho dân. 40-50 hộ có nhà cổ, ảnh hưởng đến 2-300 hộ kia. Các ông ở nhà trệt chán lắm rồi, các ông muốn ở nhà tầng. Cứ cho mỗi hộ 1 tỷ. Độ 400 hộ 400 tỷ, hoặc mỗi năm phát hộ 50 triệu, dân chịu ngay. Họ phải có lợi, ăn thua gì, xem như nhà nước mua 1 lần hay mua trả góp, cho các ông ở đấy, cứ giữ nhà trệt, nhà cổ, vừa kiếm tiền du lịch.
5. Cho xây 2 tầng thì còn quái gì Đường Lâm. Việt Nam có 4-5000 làng mà có làng nào còn ngon như Đường Lâm đâu, làng Phước Tích ở Huế còn độ gần 10 căn (đẹp), làng Lộc Yên ở Tiên Phước (Quảng Nam) còn độ 8 căn (đẹp) Hết zồi!
Giãn dân mà không vì lợi ích của Dân mà lại vì lợi ích nhóm thì Dân không chấp thuận . Chưa gì đã lòi cái đuôi kiếm chác ra, Dân phát hiện được liền . CB kiểu đó chẳng vì dân đâu, cho về vườn đi thôi .
XóaXin hoàn toàn ủng hộ những nguyện vọng hợp tình hợp lý của bà con ở LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM !
Trả lờiXóaĐÓNG CỔNG LÀNG!!!
Trả lờiXóaHoàn toàn nhất trí với bà con Làng Cổ Đường Lâm phản đối đến cùng. Không thể chấp nhận những điều vô lý như thế, mà thực tế lợi nhuận từ di sản chảy vào túi các đồng chí, còn dân làng thì khổ vẫn hoàn khổ.
Nếu các đồng chí (các cấp thẩm quyền) không quan tâm xử lý những cái này thì... ĐÓNG CỔNG LÀNG CHỨ CÒN GÌ NỮA!
Đó là di tích quốc gia, là nét đẹp ngàn đời của cả dân tộc, không phải cứ muốn phá bỏ hay muốn làm gì thì làm. Đây không chỉ là vấn đề của riêng các hộ dân trong làng cổ, mà là vấn đề của cả xã hội. Hình ảnh của cả đất nước. VIệc giải quyết vấn đề này là công cuộc lâu dài, và sự vào cuộc của toàn xã hội, không phải ai muốn làm gì thì làm. QUan trọng là chính quyền và nhân dân phải cùng đồng lòng, tìm hướng giải quyết.
Trả lờiXóa