Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM: DÂN ĐÒI THAY BAN QUẢN LÝ

Tễu: Tin từ bà con Đường Lâm cho biết, đã có hơn 300 người dân làng cổ ký đơn gửi Thị ủy Sơn Tây, yêu cầu thay đổi nhân sự Ban quản lý làng cổ Đường Lâm, trong đó có đòi thay ông Phạm Hùng Sơn (Trưởng ban BQL làng cổ Đường Lâm) và ông Nguyễn Trọng An (Phó trưởng ban BQL Làng cổ Đường Lâm) và ông Giang Anh Tuấn (Tổ trưởng tổ thu phí).

VietNamnet:
Làng cổ Đường Lâm lại họp,
bức xúc vẫn còn nguyên
Tối 20/6 cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo xã với người dân đã diễn ra tại nhà văn hóa làng cổ Đường Lâm với mục đích nhằm tìm ra hướng giải quyết cho quy hoạch giãn dân. Tuy nhiên buổi họp đã diễn ra chóng vánh mà chưa tìm được lối ra, để lại sự bức xúc cho nhiều người.

Đường Lâm, di tích, di sản
Bản đồ quy hoạch di dân làng cổ Đường Lâm được đưa ra trong cuộc họp.

Tại cuộc gặp, các phương án giãn dân được coi là hợp lý đã được đưa ra bàn thảo để lấy ý kiến dân làng Đường Lâm. Theo đó vị trí giãn dân sẽ nằm giữa vành đanh 5 dự kiến và Quốc Lộ 32, cách xa đất thổ canh thổ cư và hầu như cách biệt với xã Đường Lâm cũ. Tuy nhiên, ngay sau thuyết trình, dự án đã gặp phải nhiều ý kiến bất bình của người dân vì cho rằng không hợp lý.

Có ý kiến cho rằng địa điểm di dời là quá xa, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như kinh tế của người dân. Việc sinh sống cách xa đất thổ canh và thổ cư khiến người dân gặp khó khăn trong việc đi lại cũng như trong sinh hoạt.

Đường Lâm, di tích, di sản
Cuộc gặp thu hút sự quan tâm của người dân và báo chí.
Một số người dân tiếp tục nêu ý kiến về việc xã không cho xây dựng và tu sửa nhà cũ khiến cho nhiều gia đình lao đao vì thiếu điện, thiếu nước. Với những gia đình đông con cháu, diện tích nhà cổ hiện nay quá chật hẹp, ảnh hưởng đến cuộc sống.

Phần đông cho rằng để di dân thì trước tiên lãnh đạo xã phải lo cho đời sống của người dân, đảm bảo cuộc sống sinh hoạt và tính cộng đồng của dân cư.

Đường Lâm, di tích, di sản
Nhiều câu hỏi chưa được trả lời thỏa đáng. 

Tuy nhiên trong cuộc gặp tối 20/6, một lần nữa người dân và người quản lý đều không tìm được tiếng nói chung. Và khi bất lực trước những ý kiến trái chiều thì cán bộ xã lại tìm cách rút lui một chóng vánh, khiến cho nhiều người dân cảm thấy bức xúc bởi những câu hỏi trước đó của họ không được trả lời một cách thỏa đáng.

Sau khi lãnh đạo xã lên xe rời khỏi địa điểm họp, nhiều người dân vẫn đứng lại trước cổng nhà văn hóa để thể hiện sự bất bình của mình. 

Đường Lâm, di tích, di sản
Vẫn còn nhiều ý kiến bức xúc.
Theo một số ý kiến ghi nhận được sau buổi họp thì người dân chủ yếu bức xúc vì hai lý do chính: 1. Vì sao không di dời dân ra các vùng xen kẽ giữa thổ canh và thổ cư xung quanh làng mà di dời xa như vậy? 2. Tại sao không cho họ xây dựng, cải tạo nhà cũ mà nhất thiết phải bắt dân phải sống trong nhà cũ chật hẹp?  

Đường Lâm, di tích, di sản
Người dân chăm chú theo dõi cuộc gặp. 

Chị Nguyễn Thị Hạnh, một người dân Đường Lâm nói: “Phải quy hoạch làng cổ chúng tôi sống và ăn ở ra sao đã rồi nghĩ đến việc giãn dân. Chứ bây giờ làng cổ đang bung bét, nhà thì bị phá dỡ mà cắt điện, cắt nước của chúng tôi, thanh tra suốt ngày lùng sục trong làng".

Bác Kiều Ngọc Hạnh cùng chung quan điểm: “Theo tôi thì cái sơ đồ giãn dân hơi vô lý gây khó khăn cho ngươi dân. Thế nên tôi đề nghị các cấp các ngành tạo điều kiện cho dân chúng tôi".

Chị Hoa cũng đồng tình: “Cắm đất giãn dân ra khu vực Đồi Trung là quá xa đối với nhân dân chúng tôi. Với lại dân làng chúng tôi vẫn còn phải sống ở trong làng. Tôi lấy ví dụ như vợ chồng chúng tôi đang sống với ông bà, nếu cắm đất giãn dân ra ngoài đấy thì làm sao chúng tôi có thời gian gửi con để đi làm. Thực ra dân chúng tôi làm nghề nông nghiệp, không có tiền cắm đắt, không có tiền xây nhà, chỉ đủ sống qua ngày thôi. Bây giờ đi ra đấy thì đã mất tiền cắm đất, thì làm sao góp tiền để xây nhà".

Đường Lâm, di tích, di sản
Người dân góp ý cho dự án giãn dân.

Đây không phải là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo xã và người dân Đường Lâm nhưng nhiều câu hỏi người dân đặt ra vẫn chưa tìm được câu trả lời.
Quang Dũng - Ảnh: CTV 
Nguồn: VNN
Báo Tuổi trẻ:
Dân kêu cả ba vị trí giãn dân đều khó khăn
 
21/06/2013 05:13 (GMT + 7) 
 
TT - Tối 20-6 tại nhà văn hóa làng cổ Đường Lâm, UBND thị xã Sơn Tây, Hà Nội đã tổ chức hội nghị giới thiệu, thống nhất địa điểm giãn dân và lắng nghe ý kiến người dân làng cổ Đường Lâm về nguyện vọng giãn dân trong vùng bảo tồn làng cổ.
 
Sau hội nghị, nhiều người dân Đường Lâm tiếp tục níu xe ông Hà Văn Đông, phó chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây, bày tỏ sự không đồng tình về vị trí dự kiến giãn dân -  Ảnh: Quang Thế

Hiện có ba vị trí được các cơ quan chức năng dự kiến xây dựng khu giãn dân gồm khu Đồi Trung có diện tích 18ha, hiện là đất trồng màu, khu Đồng Chậu diện tích 2,9ha và khu Gò Mo, diện tích 7,4ha đều là đất trồng lúa.


Tuy nhiên, đa số ý kiến người dân làng cổ Đường Lâm đều cho rằng những vị trí này quá xa so với nơi ở thực tại của người dân. Đại diện đa số bà con dự họp, ông Cát Văn Vinh - thôn Đoài Giáp - kiến nghị: “Hãy chọn những địa điểm ở gần khu người dân sinh sống, thôn nào thì giãn vào những vị trí có đất trống ở thôn đó, như vậy vẫn bảo đảm được tính cộng đồng. Tôi nghĩ nếu nghiên cứu theo hướng như thế thì người dân sẽ đồng thuận”.

XUÂN LONG

4 nhận xét :

  1. Chả có gì lạ! Chế độ ta vẫn thế mà. Kể cả ông Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị xuống Đường Lâm cũng chỉ để... vận động phiếu "Tín nhiệm" thôi mà.
    Tốt nhất là bà con chăng khẩu hiệu, băng rôn khắp làng và trong từng nhà, in cả vào danh thiếp, "tờ rơi"...:
    "CHÚNG TÔI TRẢ LẠI NHÀ NƯỚC DANH HIỆU DI TÍCH QUỐC GIA!"
    Khách quốc tế đến tham quan, họ sẽ "bung" ra thế giới, rồi để nhà nước trả lời thế giới.

    Trả lờiXóa
  2. đúng đấy,bây giờ cắm đất giãn dân thì nhà nghèo lấy đâu ra tiền,lại còn xa đất nông nghiệp nữa chứ.vậy cuộc sống càng thêm vất vả.mà rồi chỉ béo những ông quan to lắm tiền.thà nhà nào cổ thì bảo tồn còn nhà nào không cổ thì cho xây dựng vì trong làng đầy nhà cao tầng.chả nên giữ làm gi?

    Trả lờiXóa
  3. Hãy Xem việc làm của ông Hồ Nghinh về di sản Mỹ sơn và Hội An >không chỉ đơn thuần Đường Lâm Thay đổi ban quản lý Mà phải có quy chế về bảo tồn ,khai thác di tích ,quản lý và phát huy cả về chứng tich lịch sử,khai thác hữu ích ,tu bổ giữ gìn di tích ,danh lam .quyền lợi và trách nhiệm của cơ quan quản lý cũng như địa phương và cá nhân đóng góp cổ phần hoăc ủy quyền đối với di tích ấy ,và đẻ bảo tồn lâu dài thì có chính sách dãn dân sao cho hơp lý .đúng pháp luật

    Trả lờiXóa
  4. Vì danh hiệu " Làng Cổ " mà dân khổ hơn xưa thì giữ danh hiệu này làm gì khi nó dã phá vỡ nét văn hóa truyền thống và thuần khiết vốn có , và người dân không được hửởng lợi lộc gì từ cái danh hiệu quốc gia này. Nhà nước và chính quyền TX Sơn Tây nên lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân nơi đây thì mới mong giải quyết được vấn đề nhức nhối này .
    Hãy tống cổ ngay mấy tay trong BQL Béo múp từ lợi nhận " Làng Cổ " này . Đây không phải là mâm cỗ mà nhân dân dọn ra để họ vô tư hưởng lợi bấy lâu nay . Thay cho các " Chân " này phải là người mà dân làng tin tưởng để người dân có thể hưởng lợi từ các dịch vụ mà làng cổ có được như vậy họ mới bỏ tâm sức gìn giữ và tu bổ nó .

    Trả lờiXóa