COC và UNCLOS không có trong Tuyên bố chung Việt-Trung
Chuyến công du Trung Quốc trong ba ngày của chủ tịch nước
Việt Nam Trương Tấn Sang kết thúc vào hôm nay, 21/06/2013. Đúng như dự
báo, vấn đề Biển Đông đã được Chủ tịch nước Việt Nam nêu lên trong các
cuộc thảo luận với các lãnh đạo Trung Quốc, và đã được nêu lên trong bản
thông cáo chung tổng kết chuyến thăm. Và cũng đúng với dự đoán, hai bên
chỉ nhắc lại cam kết tăng cường đối thoại, và cố tránh đối đầu trên vấn
đề này. Tuy nhiên, hai yếu tố Việt Nam rất mong muốn là Quy tắc Ứng xử
trên Biển Đông và nhu cầu tôn trọng Công ước Liên Hiệp Quốc đã hoàn toàn
vắng bóng trong văn kiện.
Trong ấn bản tiếng Việt của Tuyên bố chung Việt Nam – Trung
Quốc dài gần 4000 từ, gồm 8 đề mục, được TTXVN loan báo, vấn đề tranh
chấp Biển Đông được nêu khá chi tiết trong đề mục thứ tư, xác nhận rằng
hồ sơ đã được nêu lên nhân chuyến công du Trung Quốc của ông Trương Tấn
Sang.
Mở đầu phần nói về Biển Đông, bản Tuyên bố chung nói rõ : “Hai
bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí
việc lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường
xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy
giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và
đại cục quan hệ hai nước”.
Sau khi liệt kê một số hướng hành động trong việc duy trì đối thoại
nêu trên, bản Tuyên bố chung Việt Nam Trung Quốc kết thúc bằng cam kết
nỗ lực tránh gây căng thẳng : “Trước khi tranh chấp trên biển được
giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không
có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt
đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại
giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng,
không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt - Trung cũng
như hòa bình, ổn định tại biển Đông".
Cơ sở có thể nói là pháp lý để hai bên quản lý tốt tranh chấp Biển
Đông là hai văn kiện then chốt. Trước hết đó là thỏa thuận song phương
Việt Trung - “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” – mà hai nước cam kết “nghiêm túc thực hiện”, và lẽ dĩ nhiên là bản “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông” (DOC), được cả hai nước “nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả”.
Điều được giới phân tích ghi nhận là trong toàn bộ những phần đề cập
đến các vấn đề trên biển trong bản Tuyên bố chung, không hề có một từ
ngữ nào nhắc đến yêu cầu tôn trọng “luật pháp quốc tế” hay Công
ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, những khái niệm luôn
luôn được phía Việt Nam nhấn mạnh trong những năm gần đây.
Xin nhắc lại là quan điểm của Bắc Kinh cho đến nay vẫn là không muốn
tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và các láng giềng bị quốc tế hóa.
Mặt khác, một trong những điều được Việt Nam mong đợi là tín hiệu từ
phía Trung Quốc cho biết là họ sẵn sàng mở thương thuyết với ASEAN về
một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông COC. Tuy nhiên, trong bản Tuyên
bố chung Việt-Trung nhân chuyến công du của chủ tịch nước Việt Nam
Trương Tấn Sang, không có bất kỳ từ ngữ nào về vấn đề này.
Nguồn: RFI
Thế là có phần không ổn rồi đấy!
Trả lờiXóaThế là đủ hiểu Thế-Là-Thế-Nào!
Trả lờiXóaTrong thoả thuận các nguyên tắc cơ bản và DOC đã nói rõ là các bên giải quyết tranh chấp trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982. Chắc là không nhắc lại trong tuyên bố chng thôi.
Trả lờiXóaSự căm phẫn của dân ta đối với bọn Tàu cũng đã khiến cho tuyên bố này không còn nhắc đến "4 tốt, 16 chữ vàng" nữa. Ông Sang là người ít theo Tàu nhất trong 4 ông, vậy mà cũng không ép được chúng nó phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Người Việt Nam ta trong nước và trên khắp thế giới phải quyết tâm hơn nữa chống giặc Tàu.
Trả lờiXóaTrên thế giới không có nước nào thâm độc, đểu giả như bọn Tàu. Trên thế giới Trung Quốc không có bạn, ngọai trừ "chư hầu" Bắc Hàn.
Không có COC và UNCLOS trong tuyên bố chung , nhưng có chuyến thăm Lầu Năm Góc lần đầu tiên của TTMT/QĐNDVN liền sau chuyến công du TQ của CTN Trương Tấn Sang . Phải chăng đó là cách tái cân bằng của VN giữa HK và TQ ? TQ cũng cần VN và HK cũng không thể thiếu VN !
Trả lờiXóaTàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ thăm Trung Quốc
Trả lờiXóahttp://www.thanhnien.com.vn/pages/20130622/tau-ho-ve-ten-lua-dinh-tien-hoang-va-ly-thai-to-tham-trung-quoc.aspx