Bùi Văn Bồng
Hôm mới rồi, kỷ niệm 57 năm chiến
thắng Điện Biên Phủ, tôi xem trên Đài truyền hình, thấy nghệ sĩ Quang Thọ cùng
dàn đồng ca trình diễn bài “Ta tự hào đi
lên. Ôi, Việt Nam!”
(nhạc Chu Minh, thơ Hoàng Trung Thông).
Vẫn giọng hát ấy, bối cảnh, phông
màn, dàn nhạc ấy, năm xưa nghe bài hát này thấy hùng hồn, đầy khí thế, hào
hứng, phấn chấn trong lòng. Thế mà nay nghe-nhìn biểu diễn bài hát đậm chất truyền
thống, trong hệ ‘Những bài hát đi cùng
năm tháng’ sao thấy lạc lỏng, thấy sự ‘đi cùng’ lúc này gượng ép quá, khiên
cưỡng quá! Bỗng dưng thấy mủi lòng. Rồi buồn. Bỗng dưng muốn khóc. Có trạng
thái chán chường!
Cái chữ ‘ôi’ của tựa đề và trong lời hát trước đây nguyên nghĩa là từ cảm
thán, là nièm vui phơi phới, thực sự thấy tự hào. Nhưng nay, cũng chữ ‘ôi’ mà thành
nỗi ta thán, mà kêu rên, mà thấy lạc
lõng, não nề. Ôi, chẳng lẽ là, và đang, như thế!? Việt Nam ta đã từng được cả thế giới
ngưỡng mộ, ngợi ca, kỳ vọng, nhìn vào như ngôi sao. Nay ngôi sao đó có nguy cơ
vụt tắt, đã rõ là niềm tự hào bị đánh mất, đã nhạt phai và mất dần ánh hào
quang trên thế giới…
Tuy thế, lời bài hát vẫn vang lên,
lúc này như cấu xé, như da diết, như khắc khoải nỗi lòng:
Vượt lên bão táp đã
trăm lần
Mang cả bốn ngàn năm vào trận thắng
Cho Việt Nam tươi sáng mãi những mùa xuân
Ta đứng đầu ngọn sóng
Giữa dòng thời đại, thác lũ, cuộc đời
Ta đứng đầu ngọn sóng
Những luồng mạch tâm tư lay động loài người
Thác lũ cuộc đời...
Thuyền ta bé nhỏ nhưng vững tay chèo
Không chòng chành nhắm thẳng hướng mà đi...
Trùng trùng những đoàn quân,
Vượt qua Trường Sơn, băng qua thác lũ,
Ta ca khúc khải hoàn
Viẹt Nam ơi, ta bước tiếp,
Ta tự hào đi lên
Ôi, Việt Nam!
Mang cả bốn ngàn năm vào trận thắng
Cho Việt Nam tươi sáng mãi những mùa xuân
Ta đứng đầu ngọn sóng
Giữa dòng thời đại, thác lũ, cuộc đời
Ta đứng đầu ngọn sóng
Những luồng mạch tâm tư lay động loài người
Thác lũ cuộc đời...
Thuyền ta bé nhỏ nhưng vững tay chèo
Không chòng chành nhắm thẳng hướng mà đi...
Trùng trùng những đoàn quân,
Vượt qua Trường Sơn, băng qua thác lũ,
Ta ca khúc khải hoàn
Viẹt Nam ơi, ta bước tiếp,
Ta tự hào đi lên
Ôi, Việt Nam!
Tự hào! Nay tự hào những gì? Ai đã 'xóa' đi niềm tự hào của dân tộc Việt? Niềm tự hào chẳng những
không được nuôi dưỡng, không được bổ trợ mà ngày càng mờ nhạt, lặn đi đâu? Đi lên! Đi lên
được không? Bằng cách nào? Có còn như khẩu hiệu “Tiến
nhanh, tiến mạnh, tiễn vững chắc lên CNXH” ?
Thế nên, câu hỏi cứ da diết lòng tôi: Nay, Việt Nam đứng ở đâu
(vị thế trên trên thế giới)? Rồi Việt Nam sẽ đi về đâu? Chủ nghĩa, đường
hướng, chiến lược nào? Rồi nữa, cả ‘đồng minh’, sẽ ‘chơi’ (quan hệ) được với
ai?...
Xem hát, nghe lời ca, thấy buồn, bỗng dưng muốn khóc,
lại thẫn thờ vào Làng Mạng, đọc thấy BBC tiếng Việt đăng bài: ‘Việt
Nam, ngôi sao sắp vụt tắt' của tác giả William Pesek, người
phụ trách cột báo thường xuyên Bloomberg View của hãng tin tài chính
Bloomberg.
Ông viết bài này khá dài, nhưng chọn lọc và sâu, gợi
nhiều nỗi niềm suy tư. Ví dụ như những câu, đoạn: “Giống như các nên kinh tế có thể thành cọp, Việt Nam đang
phải đối diện với những mối đe dọa mới…Đã 27 năm trôi qua kể từ khi
Hà Nội bắt đầu công cuộc Đổi Mới, theo đó các công ty tư nhân được
tham gia vào nền kinh tế, các lĩnh vực then chốt được mở cửa, chẳng
hạn như nông nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng sau đó đã đưa Việt Nam
vào nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình, biến đổi vùng đất
từng là vùng chiến sự trở thành một điển hình cho sự phát triển
và giảm đói nghèo.
“Tuy nhiên,
nay hướng đi hồi 1986 của Việt Nam nhằm có một "nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" đang trở nên cũ
kỹ.
Các số liệu gần đây cho thấy chiến
lược từng đưa Việt Nam tiến xa - sự phụ thuộc nặng nề giống như mô
hình Trung Quốc vào các doanh nghiệp quốc doanh và kế hoạch hóa tập
trung - nay đang khiến đất nước bị trì trệ.
Việt Nam đang hụt hơi trong bảng
cạnh tranh toàn cầu, trong lúc mức tăng trưởng đã chững lại ở mức
chừng 5%, thấp nhất kể từ 1999 trở lại nay.
“Chính phủ
của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liệu có mong muốn chính trị nhằm
hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam trị giá 124 tỷ đô la hay không?
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tỏ ra nghi ngờ điều này. IMF gần đây đã
giảm dự đoán phát triển của Việt Nam năm 2014 nhiều hơn mức giảm đưa
ra đối với bất kỳ quốc gia châu Á nào khác, xuống mức 5,2%.
“Khi tiến
hành cải tổ, các lãnh đạo Hà Nội tin rằng họ đang đi theo mô hình
Trung Quốc, vốn đã rất thành công. Cách tiếp cận của Việt Nam còn
từ từ, thận trọng hơn cả Đặng Tiểu Bình. Nhưng những khó khăn nói
chung là giống nhau, và cả hai nay bắt đầu vấp phải những vấn đề
giống nhau.
…”Nạn ăn
hối lộ đã tăng tỷ lệ nghịch với tình hình kinh tế.
Trong Chỉ số về tình trạng tham
nhũng năm 2012 do tổ chức Minh bạch Quốc tế đưa ra, Việt Nam tụt xuống
vị trí 123 trên tổng số 176 nước, so với vị trí 112 hồi năm 2011, tệ
hơn cả Sierra Leone và Belarus.m. Thế còn trong Chỉ số mức cạnh tranh
toàn cầu mới nhất do Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra, Việt Nam tụt
10 bậc, xuống vị trị thứ 75, sau cả Uruguay và Ukraine”…
Tôi tháy nhận định, đánh giá của tác giả W. Pesek thật đầy
đủ và chính xác.
Không thổi phồng, không bịa, không cố tình xen lồng động cơ cá
nhân nhằm “nói xấu”, “bôi bẩn” Việt Nam, thực trạng đã đúng như thế, mà thực tế
còn bi đát, kém cỏi, trì trệ và phức tạp hơn nhiều.
Trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, Việt Nam
dựa vào hai cường quốc trong hệ thống XHXN theo lý tưởng, chủ nghĩa cộng sản là
Liên Xô, Trung Quốc (được coi là trụ cột
vững chắc, là thành trì) và được phần nhiều các nước trên thê giới ngợi ca,
nhiệt tình ủng hộ. Dựa vào Liên Xô thời giàu sang, hùng mạnh, Việt Nam được Liên
Xô viện trợ tối đa, kinh tế, tài chính và nhất là quân sự. Từ khẩu súng bộ binh
đến xe tăng, tên lửa, máy bay hiện đại nhất, cần mấy đều có ngay từng ấy, còn
hơn nhu cầu. Việt Nam
cũng dựa vào Trung Quốc được phần nào. Nhưng nay, dựa vào ai? Lịch sử, thời cơ
không lặp lại. Nay làm gì có ‘sự giúp đỡ
vô tư, chí tình, chí nghĩa hết lòng…”?
Nay, từ viên đạn đến máy bay, tàu ngầm đều phải mua. Được giá, người ta
mới bán. Mà cũng chưa dễ gì người ta ‘dám bán’ cho Việt Nam. Việt Nam nghèo, mua
được bao nhiêu? Sau khi Liên Xô sụp đổ, nhất là sau Hội nghị Thành Đô năm 1990,
Việt Nam
nghiêng hẳn về xu hướng và đã nhiều biện pháp đi theo, tiến lên CNXH theo màu
sắc Trung Quốc. Nhưng suy cho cùng, bắt chước, đi theo dược không? Nhiều cái
Trung Quốc làm được, có hiệu quả, nhưng Việt Nam ‘học tập và làm theo’ được bao
nhiêu?
Mua vũ khí hiện đại, muốn lắm, cần lắm! Nhưng như thế
cũng đi vào vòng xoáy ‘chạy đua vũ trang’ à? Mà tiền đâu để mua? Mua rồi có
bằng hoặc hơn người ta không? Thiếu tiền, dấn lên chịu nợ thì sau này ai trả,
lấy gì để trả nợ?...Nhìn toàn thế giới, nay thấy Chủ nghĩa xã hội còn lèo tèo
mấy nước, mà lại như que kem nhiều màu. Có CNXH theo màu sắc Trung Quốc, màu
sắc Cu Ba, màu sắc Triều Tiên, màu sắc Lào…Đâu còn “chung một bóng cờ”. Vậy,
Việt Nam
tiếp tục tiến lên con đường CNXH theo màu nào?
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Không thể nói Độc lập là đứng một mình, mà phải đúng nghĩa của độc lập…Nếu
như nước được độc lập mà nhân dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc
lập cũng không có nghĩa lý gì”. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt
Nam không thể ‘bế quan tỏa cảng’, càng không thể lấy cái quá khứ để “ta đây”, đứng
một mình. Vậy câu hỏi lớn đặt ra trong lúc này: Việt Nam
đang đứng ở đâu? Rồi cần xác định cho rõ, có bản lĩnh, lập trường dứt khoát:
Đi về đâu?
Đọc tiếp bài viết đã nêu trên của tác giả William
Pesek. Ông cũng (như đề xuất) thử mở ra đường hướng thoát khỏi thảm trạng ‘ngôi
sao vụt tắt”, tác giả viết: “Hướng tới tương lai: Thách thức đối với
Việt Nam dẫu sao cũng nằm trong tầm kiểm soát hơn so với Trung Quốc:
các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam nhỏ hơn, đầu tư bớt dàn trải
hơn. Nhưng nay không còn là lúc có thể làm từng bước được nữa. Nay
là lúc đất nước phải phát triển mô hình riêng của mình, một mô hình
phải xóa bỏ nạn tham nhũng, đầu tư nhiều hơn nữa vào giáo dục và
các lĩnh vực phát triển then chốt như sản xuất công nghệ, và trao
quyền lực cho các doanh nghiệp để bước tới bậc thang tạo giá trị gia
tăng. Trong nhiều năm, các quốc gia nhỏ khác ở Đông Nam Á, như Miến
Điện và Campuchia, đã nhìn vào Việt Nam để tìm ý tưởng cải tổ kinh
tế. Việt Nam có thể sẽ lại trở thành điển hình mẫu. Chỉ cần Việt
Nam hướng tới tương lai, thay vì hoài niệm quá khứ”.
Đúng thế, cần mạnh bước hưởng tới tương lai, không thể
chờ đợi, chần chừ mãi được. Không thể cứ ôm lỳ, giữ khư khư với giáo điều, rồi
khật khừ nghiên cứu ‘biện chứng, khách quan’ câu dầm được nữa. Ví
dụ mới nhất là trong phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI), sáng
11/5, TBT Nguyễn Phú Trọng nói: “Đặc
biệt là phải tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân
dân; hết lòng, hết sức chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, chú trọng đến lợi ích trực tiếp của người dân; luôn trọng
dân, gần dân, hiểu dân, tin dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức
làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh”. Nghị quyết, văn
bản, sách vở từ xưa nay là thế và đúng ra (nó) phải thế, ai cãi? Nhưng thực tế khi
làm thì sao? Ôi, cái lối mòn tai hại!
Cho nên, phải
mạnh bước
và dứt khoát có sự chọn lựa mối quan hệ quốc tế. Phải biết chớp thời cơ.
Nếu
không biết nhận diện và chớp thời cơ, để thời cơ vuột khỏi tay thì không
phải
nhà cách mạng. Cái 'chiến lược phát triển kinh tê-xã hội' đến 2020,
2030, tầm nhìn đến năm này năm nọ cũng chỉ là viết tràng giang đại hải
(hoang tưởng, xa thực tế là nhiều), viết cho dài, đọc thật kêu thôi,
thực ra chẳng có tố chất 'chiến lược', không có tầm nhìn gì cả. Chỉ thêm
tốn giấy mực, mòn bàn phím, mất công họp hành, thảo luận, nhìn vào thực
chất mang lại được gì? Dựa vào ai thì bền vững, yên lành và lâu dài
hơn? Hợp tác bắt
tay với ai? Huy động nội lực trong nước kết hợp với tận dụng và biết
khai thác các
mối quan hệ, tiềm lực bên ngoài thế nào? Cần lấy lại ý nghĩa câu hát: “Việt
Nam
ơi, ta bước tiếp. Ta tự hào đi lên. Ôi, Việt Nam!”.
BVB
cs còn thì đừng hỏi VN đứng ở đâu,vì sẽ chẳng có chổ nào để đứng ,vài năm nữa VN giống Tây Tạng thì pit chỗ đứng ở đâu liền
Trả lờiXóaTác giả viết ..Dựa vào ai thì bền vững ,lâu dài và yên lành hơn ? Xin thưa AI đây không thể là Mỹ ,càng không thể là Tàu cộng .AIđây chỉ có thể là Nhân Dân ta .Chỉ có dựa vào Nhân Dân ta .Vậy thì phải xem Nhân Dân mong muốn gì ? Nói thẳng ra là Dân không muốn XHCNđâu vì nó tù mù lắm . Dân muốn một nhà nước pháp quyên dân chủ ,tam quyền phân lập ,dân có quyền lập đảng lập hội ,có mọi quyền tự do dân chủ ...để bảo đảm cho đất nước phát triển .Trong Nhân dân ta có đủ nhân tài ,đất nước ta có đủ tiềm lực .Những kẻ đang cản trở bước tiến của đất nước phải chịu tội trước lịch sử .
Trả lờiXóaMiên man nghĩ về "bữa ăn cuối cùng của Chúa" cho VN.... Hiện trang cho thấy ĐCSVN đang cố gắng bám víu chứ còn trụ lâu thì không còn bao xa...
Trả lờiXóaXin nhac lai de tac gia nho :"Chien thang Dien bien phu" nam nay la ky niem 59 nam roi,chu khong phai 57 nam dau a. 7/5/1954 nay la 7/5/2013.
Trả lờiXóaTac gia phan tich ve tu"Oi ! ta Tu hao di len..." trong 1 bai hat (do ca si Quang Tho trinh bay) Toi hoan toan nhat tri voi nhung phan tich cua tac gia,toi lai chot nho toi 1 binh luan cua toi ghi tren face book cach day 2 ngay: sau khi doc bai bao tren trang "Thong tan xa Vang anh" co tieu de la:
"Co truong chinh tri." ( binh luan duoi buc anh may quan chuc ngoi chup anh voi Ly nha Ky...)
toi cung ghi la:" Oi 1 co che the nay thi con gi de tin tuong nua???"
Cam on tac gia Bui van Bong, da co 1 bai bao phan tich rat hay !
That chua xot qua khi nghi lai:
Lại gặp cao thủ Bùi văn Bồng đây rồi,hay lắm hay lắm,ông nói thì không chê vào đâu được!Chúc thắng lợi!
Trả lờiXóachú Bồng ơi. Cháu nói thật suy nghĩ của mình cho chú biết rằng : chừng nào còn cộng sản Việt Nam lãnh đạo, chừng đó nhân dân Việt Nam còn nghèo khổ. Ở đâu có cộng sản, ở đó là nghèo khổ.
Trả lờiXóa"Than ôi, nước Nam ta bây giờ, dân khí thì yếu hèn, dân trí thì mờ tối, ví với các nước chây Âu, châu Mỹ cách xa không biết bao nhiêu dặm đường"
Trả lờiXóa(Phan Châu Trinh, Thư gửi Toàn quyền Đông Dương, 1906)
2013 - 1906 = 107 năm
Hỡi các chú dư luận viên, các chú lúc nào cũng đối đáp với "lề dân" bằng một giọng giống hệt nhau: (Nhờ có Đảng) đất nước ngày càng phát triển, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH. Đúng là dân tộc ta đã tiến lên so với cách đây 107 năm. Nhưng so với thế giới thì có lẽ tụt lại nhiều hơn rất nhiều. Vào thời điểm hai cụ Phan và các sỹ phu kêu gọi duy tân đất nước cách đây hơn 100 năm, khoảng cách nước ta so với Nhật Bản khoảng 30 năm, với Xiêm La (Thái Lan) khoảng 10 năm. Bài "Quảng học vấn" (Khuyết danh) dạy ở Đông Kinh nghĩa thục viết:
Xiêm La trước thiệt là ngu dại
Rước thầy Anh học mãi khôn
Bây giờ dân đã tỉnh hồn
Lá cờ độc lập, gió còn phất phơ
Nhật Bổn nọ thuở vừa ngu nhược
Kén người đi các nước học hành
Bây giờ dân đã văn minh
Tiếng anh hùng đứng một mình cõi Đông...
Thế còn bây giờ khoảng cách mình kém Nhật Bản bao nhiêu năm? Kém Thái Lan, cái xứ mà các cụ xưa vẫn coi là ngu hèn, bao nhiêu năm?
Bên mộ người đồng đội
Trả lờiXóaBuổi chiều tà giữa nghi ngút khói hương
Anh hiện lên giữa ngàn ngàn ngôi mộ
Bộ quân phục tả tơi loang lổ
Khuôn mặt hiền còn đọng nỗi thương đau
Tôi và anh – âm dương ở hai đầu
Cùng nhớ lại một thời trai trẻ...
***
Ta đã đi – tuổi thanh xuân đẹp đẽ
Trên những đường mòn, dốc đá trượt trơn
Ngọn lửa cháy của dãy Trường Sơn
chưa kịp tắt
Ta đã đi, khóc khô nước mắt
Tiến biệt bạn mình xuống nấm mồ xanh
Thế giới này không còn là của anh
Bởi vết đạn thù găm đầy thân thể
Ta đã đi đem nỗi oan trần thế
Trên những đại lộ Niu ooc – Oa sinh ton
Ngồi trên chiếc xe lăn sơn màu da cam
Vô vọng đòi công lý
Ta đã đi, xuyên qua thế kỷ
Để con ta quên lời dặn của cha mình
Thuốc lắc, vũ trường, nhạc Rốc xập xình...
Thoát y vũ ...điên cuồng trong điệu nhảy
Nhung nhúc bầy sâu, lòng người lửa cháy
Chúng kết bè xẻ thịt đất ông cha
Sóng ngàn khơi, ở Hoàng sa – Trường Sa
Bọn Đại hán đang cướp dần biển đảo
Đất nước mình mấy ngàn năm dông bão
Vẫn nhọc nhằn trăn trở - Việt Nam ơi!
***
Anh nằm đây- yên nghỉ một kiếp người
Vẫn thao thức - linh hồn anh - chiến sĩ
Nhắc chúng tôi – đang còn nơi trần thế
Phải làm gì cho Tổ quốc thân yêu?
***
Nhìn bóng anh trong hương khói phiêu diêu
Tôi gục xuống dưng dưng dòng nước mắt...
"Than ôi, nước Nam ta bây giờ, dân khí thì yếu hèn, dân trí thì mờ tối, ví với các nước chây Âu, châu Mỹ cách xa không biết bao nhiêu dặm đường"
Trả lờiXóa(Phan Châu Trinh, Thư gửi Toàn quyền Đông Dương, 1906)
chưa đọc câu dưới tôi cứ tưởng câu "than ôi" của ngày nay 2013 cơ.