Quốc hội: Không tán thành những số liệu lạc quan
Thứ Ba, 21/05/2013 09:40 (GMT+7)
Thay mặt Chính phủ báo
cáo bổ sung về tình hình kinh tế - xã hội 2012 và kết quả thực hiện các
mục tiêu 5 tháng đầu năm 2013 tại phiên khai mạc Quốc hội sáng 20/5,
phần trình bày của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp phải sự phản
biện thẳng thắn từ Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
.
Mức tăng GDP 5,03% của năm 2013 đã được quan tâm đặc biệt trong phiên khai mạc Quốc hội. Mức tăng này được chú ý bởi không những không đạt mục tiêu 6–6,5% được Quốc hội phê duyệt cách đây 2 kỳ họp mà còn thấp hơn cả mức 5,2% được Chính phủ ước tính hồi cuối năm 2012.
Tuy nhiên, đáng lẽ cần phải có những phân tích, lý giải rõ hơn về nguyên nhân sụt giảm này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ báo cáo ghi nhận 11 chỉ tiêu đạt, và vượt kế hoạch, 4 chỉ tiêu không đạt.
So với ước tính hồi cuối năm ngoái, đã có 7 chỉ tiêu đạt cao hơn, 2 hạng mục đạt thấp hơn (trong đó có tốc độ tăng GDP).
Ngược với góc nhìn lạc quan của Chính phủ, báo cáo của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Nguyễn Văn Giàu lại cho thấy một góc nhìn khác. Thực tế năm 2013 cho thấy nền kinh tế đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn có mặt còn nghiêm trọng hơn so với năm trước.
"Tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ đạt 5,03% là mức tăng chưa hợp lý, thấp hơn số báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 là 5,2% và thấp hơn nhiều so với Nghị quyết của Quốc hội tăng 6-6,5%".
Cùng với đó là nhiều rủi ro khác như: tồn kho cao, thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, xuất khẩu gạo còn nhiều rủi ro về giá...
Ngoài ra, ông Giàu đặc biệt nhấn mạnh vấn đề cân đối ngân sách khi tăng thu chủ yếu chỉ từ dầu thô và viện trợ không hoàn lại. Tính thực chất của việc hoàn thành mục tiêu bội chi 4,8% cũng được đặt ra khi con số này có được do có nhiều khoản chi hàng chục ngàn tỷ đồng đã được loại trừ.
Đánh giá về tình hình thực hiện các mục tiêu năm 2013, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cơ bản đồng tình với những báo cáo của Chính phủ khi cho rằng kinh tế 4 tháng đầu năm đạt được một số kết quả nhất định: lạm phát tiếp tục được kiềm chế, dự trữ ngoại hối tăng cao, tỷ giá ngoại tệ tương đối ổn định, xuất khẩu tăng trưởng khá, nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất bắt đầu tăng trở lại. Các chính sách xã hội tiếp tục được quan tâm và triển khai kịp thời...
Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn hiện nay, những biện pháp đã được thực hiện chưa đủ sức xoay chuyển tình hình, giúp đạt được những mục tiêu đề ra, trong khi việc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng chưa có những chuyển biến cụ thể.
Nhiều vấn đề đáng lưu tâm được đặt ra với công tác điều hành tiền tệ khi số liệu nợ xấu thông tin ra công chúng có lúc thiếu nhất quán đã tạo hoài nghi, tác động tâm lý xã hội, thị trường.
Các biện pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian qua mới chỉ đạt được kết quả bước đầu, chưa đảm bảo giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế như nghị quyết của Quốc hội, chưa huy động được nguồn lực để phát triển kinh tế...
Ủy ban Kinh tế cho rằng, nhiệm vụ trong những tháng còn lại của năm 2013 là hết sức nặng nề, vấn đề đặt ra là phải xử lý hài hòa và đảm bảo thực hiện cả hai mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát trong điều kiện nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi.
.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đọc báo cáo trước Quốc hội
Mức tăng GDP 5,03% của năm 2013 đã được quan tâm đặc biệt trong phiên khai mạc Quốc hội. Mức tăng này được chú ý bởi không những không đạt mục tiêu 6–6,5% được Quốc hội phê duyệt cách đây 2 kỳ họp mà còn thấp hơn cả mức 5,2% được Chính phủ ước tính hồi cuối năm 2012.
Tuy nhiên, đáng lẽ cần phải có những phân tích, lý giải rõ hơn về nguyên nhân sụt giảm này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ báo cáo ghi nhận 11 chỉ tiêu đạt, và vượt kế hoạch, 4 chỉ tiêu không đạt.
So với ước tính hồi cuối năm ngoái, đã có 7 chỉ tiêu đạt cao hơn, 2 hạng mục đạt thấp hơn (trong đó có tốc độ tăng GDP).
Ngược với góc nhìn lạc quan của Chính phủ, báo cáo của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Nguyễn Văn Giàu lại cho thấy một góc nhìn khác. Thực tế năm 2013 cho thấy nền kinh tế đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn có mặt còn nghiêm trọng hơn so với năm trước.
"Tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ đạt 5,03% là mức tăng chưa hợp lý, thấp hơn số báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 là 5,2% và thấp hơn nhiều so với Nghị quyết của Quốc hội tăng 6-6,5%".
Cùng với đó là nhiều rủi ro khác như: tồn kho cao, thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, xuất khẩu gạo còn nhiều rủi ro về giá...
Ngoài ra, ông Giàu đặc biệt nhấn mạnh vấn đề cân đối ngân sách khi tăng thu chủ yếu chỉ từ dầu thô và viện trợ không hoàn lại. Tính thực chất của việc hoàn thành mục tiêu bội chi 4,8% cũng được đặt ra khi con số này có được do có nhiều khoản chi hàng chục ngàn tỷ đồng đã được loại trừ.
Đánh giá về tình hình thực hiện các mục tiêu năm 2013, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cơ bản đồng tình với những báo cáo của Chính phủ khi cho rằng kinh tế 4 tháng đầu năm đạt được một số kết quả nhất định: lạm phát tiếp tục được kiềm chế, dự trữ ngoại hối tăng cao, tỷ giá ngoại tệ tương đối ổn định, xuất khẩu tăng trưởng khá, nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất bắt đầu tăng trở lại. Các chính sách xã hội tiếp tục được quan tâm và triển khai kịp thời...
Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn hiện nay, những biện pháp đã được thực hiện chưa đủ sức xoay chuyển tình hình, giúp đạt được những mục tiêu đề ra, trong khi việc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng chưa có những chuyển biến cụ thể.
Nhiều vấn đề đáng lưu tâm được đặt ra với công tác điều hành tiền tệ khi số liệu nợ xấu thông tin ra công chúng có lúc thiếu nhất quán đã tạo hoài nghi, tác động tâm lý xã hội, thị trường.
Các biện pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian qua mới chỉ đạt được kết quả bước đầu, chưa đảm bảo giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế như nghị quyết của Quốc hội, chưa huy động được nguồn lực để phát triển kinh tế...
Ủy ban Kinh tế cho rằng, nhiệm vụ trong những tháng còn lại của năm 2013 là hết sức nặng nề, vấn đề đặt ra là phải xử lý hài hòa và đảm bảo thực hiện cả hai mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát trong điều kiện nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi.
Làm thì láo, báo cáo thì hay. Mấy chuyên viên VPCP lại lấy cái báo cáo kinh tế năm ngoái, lắp số liệu năm nay vào rồi đưa cho sếp Phúc đọc. Sếp Phúc thì cũng chỉ biết đọc, chứ cũng chả biết nó đúng hay sai đâu.
Trả lờiXóaDoanh nghiệp chết như rạ, chôn không kịp. Nợ xấu chất đống, chưa giải quyết. Cải cách kinh tế thì chỉ hô hào, trên giấy, không triển khai. Tham nhũng tràn lan. GDP thì tăng trưởng thụt lùi ... Thế mà Chính phủ vẫn có thành tích để báo cáo???
Đúng là chính phủ của ông Ba sạo.
Vẫn là những báo cáo của họ nhà CUỘI
Trả lờiXóaTiếp tục những ngày tới đây chúng ta lại được nghe ý kiến của nhiều ĐBQH đánh giá về báo cáo của CP. Lại những câu quen thuộc mào đầu như: " Tôi nhất trí với báo cáo CP.... Tuy nhiên tôi có một số ý kiến... nhạt như nước ốc... Cuối cùng mong CP tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được trong 6 tháng qua. Với tôi vẫn mong CP mà đứng đầu là TT hãy bỏ tiền túi ra trả lại cho ngân hàng những khoản nợ xấu hoặc rất xấu. Nếu không thực hiện được Thủ tướng và các thành viên CP nên từ chức tập thể như các nước văn minh vẫn làm. Nếu CP vẫn cố tình ngồi đó đề nghị QH với quyền lực cao nhất hãy giải tán CP không cần bỏ phiếu tín nhiệm. Nói thật Dân đã hết sức chịu đựng.
Trả lờiXóaLàm thì bố láo báo cáo thì hay đó là thuộc tính của bất kỳ chế độ toàn trị nào . Họ cứ tưởng rằng người dân mắt mù tai điếc cả hay sao ? cái gì đến sẽ đến thôi và sẽ đến trong nay mai khi mọi lĩnh vực trong xã hội đã rơi vào đáy suy thoái không thể cứu chữa được nữa rồi .
Trả lờiXóa