Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

NHÀ SỬ HỌC DƯƠNG TRUNG QUỐC KÊU GỌI TẠM HOÃN VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Phúc quyết Hiến pháp chuyện buồn mà cười
Nam Nguyên 

Nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội đơn vị Đồng Nai hôm 27/5 kêu gọi tạm hoãn việc sửa đổi Hiến pháp cho đến khi phục hồi những quyền cơ bản của công dân như quyền trưng cầu dân ý, quyền tự do hội họp và biểu tình, quyền lập hội.

Sửa đổi Hiến Pháp: một trò đùa lãng phí thời gian và tiền bạc

Quốc hội Việt Nam dành trọn ngày 27/5 cho các cuộc thảo luận ở tổ, phát biểu dài 15 phút của đại biểu Dương Trung Quốc được báo chí đưa lên mạng, thể hiện quan điểm là người dân chưa có công cụ để thực hiện quyền phúc quyết Hiến pháp.

Vietnam Net ghi nhận ý kiến của sử gia Dương Trung Quốc khá đầy đủ, vị đại biểu tỏ ra thất vọng qua nhận định “vẫn chưa có cơ sở nào để khẳng định là đã tập hợp tất cả ý kiến nhân dân. Đại biểu Dương Trung Quốc, cũng là một thành viên Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đã ghi nhận một sự thật trần trụi: bản dự thảo lần thứ ba về Hiến pháp thể hiện sự tiếp nhận tinh thần cởi mở, ý kiến đa chiều. Nhưng đến dự thảo cuối cùng tất cả các vấn đề mà ông Quốc gọi là nhạy cảm nhất, được xã hội quan tâm nhất đã trở lại như dự thảo ban đầu. Tuy ông Quốc không nói ra nhưng sự trở lại mức xuất phát bao gồm không bỏ điều 4 Hiến pháp, không ban hành Luật về Đảng Cộng sản, không đổi tên Nước, không bỏ qui định thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế.

Trả lời chúng tôi vào tối 29/5, GSTS Nguyễn Thế Hùng hiện sống và làm việc ở Đà Nẵng nhận định về sự kiện 26 triệu lượt ý kiến và 28.000 cuộc hội nghị hội thảo để góp ý sửa đổi Hiến pháp và cuối cùng là những con số không vĩ đại, đối với những vấn đề mà xã hội mong muốn cải cách nhiều nhất.

“ Đó là một trò đùa lãng phí thời gian và tiền bạc của người dân của đất nước rất nhiều và tưởng rằng thế giới này người ta không biết. Rất là buồn nhưng phải cười…”

GSTS Nguyễn Thế Hùng. Photo SBTV
GSTS Nguyễn Thế Hùng. Photo SBTV
Theo Vietnam Net và Tiền Phong Online, Đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh rằng, sửa đổi hay soạn thảo Hiến pháp là cả một cơ hội lịch sử, bởi nó sẽ chi phối hay điều chỉnh xã hội ít nhất trong vài chục năm. Không thể sửa Hiến pháp vì những cái trước mắt mà phải thông qua việc sửa đổi Hiến pháp có giá trị lâu dài.

Đại biểu Dương Trung Quốc tự nhận là ý kiến của ông hơi trái chiều, theo đó có thể cần hoãn việc sửa đổi Hiến pháp, đồng thời sớm hồi phục một số quyền cơ bản của công dân vốn bị treo trong các Hiến pháp từ 1946 cho tới nay. Sau đó có thể sửa đổi Hiến pháp một cách căn cơ. Về những vấn đề đòi hỏi bức xúc của xã hội bây giờ, ông Quốc cho là có thể điều chỉnh  bằng một số văn bản luật.

Độc giả báo mạng VietnamNet có rất nhiều phản hồi để tán dương và ủng hộ quan điểm của Đại biểu Dương Trung Quốc, cũng như mong Quốc hội có thật nhiều những Đại biểu có tinh thần trách nhiệm với nhân dân như sử gia Dương Trung Quốc.

GSTS Nguyễn Thế Hùng từ Đà Nẵng nhận định:

“ Ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc rất đáng ghi nhận…Tôi thấy là có rất nhiều nhà trí thức cũng như người dân, người tâm huyết người ta đều muốn như thế. Ở Việt Nam những quyền căn bản của công dân không được thực hiện, chưa thực sự tự do nên quyền phúc quyết chưa thể hiện từ ngay trong tâm người ta, có thể người ta phải chịu áp lực nào đó thì phúc quyết cũng chẳng có ý nghĩa gì. Đã gọi là Hiến pháp thuộc về toàn dân thì phải được người dân phúc quyết, không thể nói người dân không phúc quyết mà lại có Hiến pháp của toàn dân, lúc đó chúng ta trở về là một trong những Nhà nước phong kiến.”

Ý kiến nhân dân hay nhân danh nhân dân

Theo lời Đại biểu Dương Trung Quốc được VietnamNet trích thuật, vấn đề quan trọng nhất là phải giải quyết tình trạng mà ông gọi là “treo” Hiến pháp. Theo đó, những quyền để thực hiện quyền phúc quyết của người dân bị treo suốt 68 năm qua, hiến pháp 1946 và các Hiến pháp sau này đều có nói tới nhưng không có luật để thi hành. Đó là ba quyền căn bản, thứ nhất tự do hội họp và biểu tình. Thứ hai là quyền lập hội, người dân phải có cơ hội và diễn đàn thể hiện quyền của mình. Thứ ba là quyền được trưng cầu dân ý, không có những công cụ này thì người dân thể hiện ý nguyện của mình ở diễn đàn nào, định lượng thế nào? Đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh, Nhà nước Việt Nam lúc nào cũng nói đến chuyện ý kiến nhân dân, nhưng toàn là chuyện nhân danh nhân dân mà thôi.

Tiền Phong Online ngày 29/5 trích lời đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đơn vị Hà Nội nói rằng, người dân rất mong muốn được phúc quyết bản Hiến pháp của mình. Vị nữ đại biểu nhấn mạnh, cần sớm xây dựng Luật biểu tình để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này. Bà Khánh mong muốn Luật biểu tình được đưa ra trong nhiệm kỳ này và nhấn mạnh, nếu cứ để lại không biết đến bao giờ mới được đưa ra.

VnEconomy ngày 25/5 trích lời đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói rằng, quyền biểu tình có ở cả 4 bản Hiến pháp từ 1946 đến 1992. Nếu tính từ 1992 đến nay đã hơn 20 năm mà vẫn chưa ra được Luật biểu tình.

Chúng tôi phỏng vấn TS Nguyễn Đình Lộc nguyên Bộ trưởng Tư pháp về vấn đề người dân không có công cụ để thực hiện quyền phúc quyết Hiến pháp. TS Nguyễn Đình Lộc tỏ ra có óc trào phúng sâu sắc khi ông đẩy trách nhiệm cho Quốc hội.

“Đó là quyền của Quốc hội, ai có thể làm điều ấy được. Biểu tình hay không thì phải có luật chứ…Bởi vì mấy chục năm nay tư duy của mình chưa đạt đến, kỳ này ý kiến nhân dân nhất là qua quá trình soạn thảo thì nhiều đại biểu nhiều người cũng có ý kiến rồi, những chuyện ấy không phải là xa lạ gì. Bây giờ chưa có luật biểu tình thì ra luật biểu tình, không ai cấm ra luật biểu tình, luật trưng cầu dân ý. Tôi nghĩ nếu Quốc hội biểu quyết thì Bộ Chính trị không ngăn cấm chuyện ấy…Quốc hội kỳ này hơi hiền …” 

VnEconomy ngày 27/5 trong mục Nhật ký nghị trường đã ghi nhận một câu chuyện, nếu mô phỏng cách diễn tả của GSTS Nguyễn Thế Hùng thì đây cũng là một chuyện buồn mà phải cười. Theo đó, tại phiên thảo luận tổ của đoàn đại biểu TP.HCM tại Quốc hội ngày 27/5, Đại biểu Trần Du Lịch, Tiến sĩ kinh tế đã lên tiếng xin lỗi tập thể đại biểu, do việc ông được chọn làm thành viên ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đã cố gắng thiết kế một số cải cách liên quan đến qui định về chính quyền địa phương và điều 59 về quản lý ngân sách. Nhưng dự thảo Hiến pháp lần mới nhất này đã không đưa một chữ nào cả, nên tác giả tự thấy phải xin lỗi các đại biểu. Cải cách theo đề xuất của đại biểu Trần Du Lịch có thể giúp tách biệt ngân sách quốc gia, ngân sách địa phương để chấm dứt hoàn toàn cơ chế xin-cho như hiện nay. 

Box 
Quyền được trưng cầu dân ý, không có những công cụ này thì người dân thể hiện ý nguyện của mình ở diễn đàn nào, định lượng thế nào?…Nhà nước Việt Nam lúc nào cũng nói đến chuyện ý kiến nhân dân, nhưng toàn là chuyện nhân danh nhân dân mà thôi 
Đại biểu Dương Trung Quốc 
Trong cuộc phỏng vấn của Gia Minh Đài Á Châu Tự Do, Luật gia Lê Hiếu Đằng nguyên Phó chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM nhận định rằng, do phạm quá nhiều sai lầm, mất lòng dân, nên tập đoàn cai trị Việt Nam đang sợ mất chế độ mất Đảng. Ông nói:

“Theo suy nghĩ của tôi thì chúng ta không mong gì có thay đổi ở một Nhà nước toàn trị cả, vì bây giờ chính quyền đang gắn liền với các tập đoàn lợi ích; do đó chúng ta không mong gì có sự thay đổi căn bản cả. Nếu có thay đổi chỉ là râu ria thôi, còn căn bản thì không.” 

Nếu như Hiến pháp của một quốc gia là đạo luật mẹ của hệ thống pháp luật, thì những cải cách mà đại biểu TS Trần Du Lịch đề xuất bị loại bỏ hoàn toàn trong dự thảo Hiến pháp, có thể có liên quan tới những chính sách hiện hành. Trong dịp trả lời chúng tôi về vấn đề Việt Nam quá chậm trong cải cách ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế, chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh nhận định:

Điều rất quan trọng là việc cải cách thể chế và sửa đổi lại các chính sách mà hiện nay hướng đến tìm kiếm lợi nhuận bằng cách thu hồi đất của nông dân, bằng khai khoáng bằng đốn rừng …v..v…tất cả những chính sách đó hiện nay chưa có sự thay đổi cần thiết.”

Ý kiến của Đại biểu Dương Trung Quốc được cho là chuyện hiếm thấy tại Quốc hội Việt Nam, mặc dù trong giới trí thức, tư duy đổi mới dân chủ không còn là điều xa lạ. Các chuyên gia nghiên cứu chính trị cho rằng: trong chế độ một đảng cai trị toàn dân, Đảng Cộng sản đứng trên cả Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội, thì cải cách dân chủ dù chỉ trong chừng mực cũng vẫn là quá xa xỉ.

18 nhận xét :

  1. Kg mong gì nhà nước này tiếp thu sửa đổi được nữa rồi. Chỉ có vùng lên lật đổ nó thôi! Không sớm thì muộn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu bây giờ đứng giữa quốc hội , đai biểu DTQ tuyên bố , từ giả đại biểu quốc hội , và cầm ngọn cờ chính nghĩa , người dân hãy ủng hộ tôi , để đưa đất nước đi tới cường thịnh , dù phải đổ máu tôi cũng sẵn sàng , và tuyên bố với thế giới , chính ông là tổng thống đại diện cho dân tộc VN , 2 năm sau tông tuyển cử tự do

      Xóa
  2. Bài viết rất hay !
    Nội dung rất chắc và sáng.
    Cảm ơn anh Diện và các bác.

    Trả lờiXóa
  3. Đảng phải cầu thị. Đừng lo mất chế độ. Đảng sẽ lấy lại được uy tín nếu để cho dân phúc quyết HP theo đúng nghĩa. Việc cần làm bây giờ là Quốc Hội phải có kế hoạch xây dựng và ban hành LUẬT TRƯNG CẦU Ý DÂN. Nên tham khảo bản dự thảo của Hội luật gia (năm 2006 đã giao cho Hội luật gia soạn thảo, nhưng sau đó bị ngưng). Từ nay đến cuối năm nên soan thảo và thông qua. Hiệu lực tính từ ngày 01/7/2014 để đến cuối năm 2014 thì đưa HP sửa đổi, bổ sung ra trưng cầu ý dân.

    Trả lờiXóa
  4. Nhiều khi phải nói thật điều này ra mới được. Toàn bộ hệ thống thể chế, gồm những người có đầu óc, năng động và thông minh, hướng toàn bộ năng lực và công cụ tổ chức của mình cho việc giăng bẫy, gài bẫy để đánh bắt nhân dân và tài nguyên của tổ quốc.
    Năm 1962, bố tôi về hồ hởi khoe với cả nhà năng lực của Giám đốc mới về Nhà máy Đường. Ông nói: Cụ này tài lắm, khi làm ở Nông trường, trên giao chỉ tiêu 50% cà phê loại I, 30% loại II, 20% loại III. Cụ lấy loại II nhập vào loại I, loại III làm loại II, thải loại làm loại III. Thế là ổn. Ba năm liền Chiến sĩ thi đua, nông trường Quyết thắng. Cụ giỏi thế đấy!!!
    Ngày nay, ở bất cứ đơn vị công tác nào, ai cũng thấy sự mưu mẹo (vặt), sự nói dối tràn lan, tất cả đã thành lẽ sống, thành nhân phẩm Việt mất rồi. Đó, ai nhìn quanh mình mà không thấy. Người tử tế, khi vào đó, cũng phải trôi theo thôi. Rất nhiều bạn tôi là vậy. Và cỗ máy đông như kiến như mối đó cứ thế mà nghiền nát từng giá trị tốt đẹp. Ai lội ngược dòng bị, tối thiểu chê là dốt, tối đa là nghiền như cám.
    Từ một bà bán ngô, một chú giữ xe, một ông xích lô còn biết trấn lột khách tây, thực ra là vi phạm nhân quyền... thì không phải là băng hoại đạo đức tràn lan hay sao? Ưu việt của CNXH mà ra thế ư?. Tội này tại ai? Bao giờ thì nhân phẩm Việt mới phục hồi, mới tử tế được. Sẽ mất tất cả khi thế giới khinh rẻ chúng ta.
    Quay lại, cái vụ lấy ý kiến nhân dân là một trò mẹo vặt mà huy động hết "trí tuệ", "nội lưc" của cả "hệ thống chính trị". Khi thắng rồi, cười hể hả như tiểu nhân. Đáng buồn không nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. " Cái vụ lấy ý kiến nhân dân là một trò mẹo vặt mà huy động hết "trí tuệ", "nội lưc" của cả "hệ thống chính trị". Khi thắng rồi, cười hể hả như tiểu nhân. " Thật là cả một lũ giả dối, đểu cáng từ trên xuống dưới, chúng làm mưa làm gió, tiêu diệt tình người, phá sạch luân thường đạo lý của cha ông đã ngàn năm gầy dựng, đến độ người tốt, trung thực, lương thiện bị lạc lõng bị lên án, phải im miệng ngậm ngùi xót xa.

      Xóa
  5. Em đố các bác biết nghề gì có tương lai nhất ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới?
    Theo thiển ý của em là nghề đúc cống

    Trả lờiXóa
  6. Hoan hô tấm lòng của nhà sử học Dương Trung Quốc, tôi cảm phục và kính trọng ông. Nhưng tiếc thay tiếng nói chân thành và chân lý đó sẽ như ném đá ao bèo. Tôi quả thực hết hy vọng vào cái chế độ này và tôi dự đoán dân tộc ta là một dân tộc đau thương chúng ta không có cơ may như các nước Đông Âu, bởi vì chắc chắn đảng CS và chính phủ sẽ đưa đất nước tới một thảm kịch đẫm máu và nước mắt, không thể nào tránh khỏi vấn đề là nhanh hay chậm mà thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi nghĩ rằng ý kiến của ĐB QH Dương Trung Quốc thật tuyệt vời . Mặc dù hy vọng để đạt tới là chưa thể nhưng đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho cả Dân tộc VN chúng ta . Những đòi hỏi cấp bách cho các vấn đề Quyền con người , quyền tự do bình đẳng , quyền được nói , Quyền và trách nhiệm của công dân v..v . Thiết nghĩ ĐCS không thể không quan tâm nếu Đảng còn muốn duy trì được sự lãnh đạo đối với đất nước . Thời đại intenet đã làm thay đổi nhận thức con người . Chúng ta hy vọng điều đó sớm xảy ra một cách êm đẹp .

      Xóa
  7. SAU NĂM 1975 một số phần tử cơ hội .và công thần ...đòi thay quốc ca -thay v v đã thất bại trước sức mạnh quần chúng nhân dân thì nay việc sửa đổi hiến pháp nhân dân phải sáng suốt và đồng lòng để có một bản hiến pháp hợp lòng dân

    Trả lờiXóa
  8. Theo tôi tất cả các đại biểu quốc hội của nước cộng hòa xã hội Việt Nam đều không được quyền làm người, bởi một lẽ đơn giản họ không dám, hoặc không được nói những điều họ suy nghĩ, hoặc cũng chính là những kẻ tham nhũng cướp bóc mà thôi.

    Trả lờiXóa
  9. Tất cả những kẻ suy ngẫm và quan sát tình hình chính trị đất nước hiện nay đều có một lựa chọn thông minh nhất là ko nên sửa hiến pháp vào lúc này. Việc phế lâp ko nên bàn trong lúc say.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Để ngàn năm nữa đi. Mới có mấy chục năm khổ đã kêu rồi. Ngày xưa dân ta bị đô hộ ngàn năm mà

      Xóa
  10. HIẾN pháp là của dân vì vậỵ dân phải có quyền phúc quyết hiến pháp, mọi người việt nam hãy lên tiếng đòi quyền phúc quyết hiến pháp,các việc lớn của đất nước phải trưng cầu dân ý.
    Hoan hô đại biểu DUONG TRUNG QUỐC
    Hoan hô đạibiểu NGUYỄN THẾ HÙNG
    Chúng Tôi những người dân việt nam luôn ủng hộ các Ông

    Trả lờiXóa
  11. Ý kiến về trưng cầu dân ý và phúc quyết HP_ v.v. đều hay cả nhưng lấy gì đảm bảo tính trung thực, khách quan của việc ấy , khi mà cả hệ thông chính trị hiện nay lấy dối trá , bịp bợm làm phương tiện tồn tại ? chính do sợ điều ấy nên Ô DTQ đề nghị hoãn bàn chuyện sửa HP. Mất bao công sức tiền của rồi cuối cùng chẳng sửa gì đáng kể , vậy phúc quyết hoặc TCDY cũng sẽ như làm xiếc con số thôi.

    Trả lờiXóa
  12. Ông Dương Trung Quốc đã nói được ở nơi cơ quan cao nhất của nhà nước Việt Nam những ý kiến mà tôi cho đấy là những mong muốn cháy bỏng của toàn dân mà nhiều người muốn xây dựng nhưng không nói được hoặc nói không có tác dụng. Cảm ơn tác giả Nam Nguyên. Tâm đắc lắm!

    Trả lờiXóa
  13. Ông DTQ mới xứng đáng là người đại biểu của DÂN. Ông nói tiếng nói của DÂN.

    Trả lờiXóa