Làng cổ Đường Lâm phải được hưởng "lợi nhuận" từ du lịch
QĐND - Thứ Năm, 09/05/2013, 17:11 (GMT+7)
QĐND
Online - Sự việc người dân làng cổ Đường Lâm gửi đơn lên UBND thị xã
Sơn Tây, UBND TP Hà Nội và Cục Di sản (Bộ VH, TT&DL) xin trả bằng
công nhận Di tích Quốc gia tiếp tục gióng lên hồi chuông về thực trạng
cuộc sống khó khăn của người dân trong ngôi làng cổ.
Trả
lời Báo QĐND Online về vấn đề trên, ông Phan Đình Tân, Phó văn phòng,
người phát ngôn của Bộ VH, TT&DL khẳng định, phải có sự nghiên cứu
tổng thể, bài bản cho mỗi di tích bởi vì không chỉ riêng làng cổ Đường
Lâm mà cả khu phố cổ Hà Nội, Hội An, nhiều ngôi nhà được xếp hạng di
tích nhưng đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Đành rằng, được sống trong di
tích cấp Quốc gia là niềm vinh dự của mỗi cá nhân nhưng không thể sống
mãi trong một không gian ẩm thấp, chật chội suốt cuộc đời. Phải có chế
độ, chính sách với những người dân sống trong những di tích đó bởi ai
cũng cần phải có nhu cầu sống tốt hơn.
Cổng làng Đường Lâm. Ảnh: Internet |
Theo
ông Phan Đình Tân, một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, Ban
quản lý di tích này thu phí của khách du lịch đến thăm làng cổ Đường Lâm
nhưng người dân phàn nàn không được hưởng những lợi ích từ các khoản
thu đó. Tôi nghĩ, lợi nhuận thu từ phí du lịch phải được tái đầu tư và
người dân phải được thụ hưởng trực tiếp từ nguồn thu đó.
Một
di tích được xếp hạng Quốc gia mà điều kiện sống của người dân ở đó
không phù hợp với xã hội hiện đại thì quả là điều vô lý. Cuộc sống phải
vươn lên ấm no, hạnh phúc chứ không thể “ép buộc” người dân sống cả đời
trong những ngôi nhà cổ đã xuống cấp mà không được trùng tu, sửa chữa.
Trả
lời về vấn đề xin trả bằng công nhận Di tích Quốc gia của 78 người dân
làng cổ Đường Lâm, ông Phan Đình Tân cho rằng: “Người dân bức xúc về
việc trên là đúng. Tuy nhiên, mỗi công dân phải sống và làm việc theo
pháp luật chứ không thể tùy tiện làm theo sở thích cá nhân. Nguyện vọng
của người dân ở đây là chính đáng. Phải xem lại công tác quản lý của
chính quyền địa phương đã thấu đáo chưa?”.
Ngày
9-5, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó cục trưởng Cục Di sản (Bộ VH, TT&DL)
cho biết, mặc dù chưa nhận được đơn kiến nghị của các hộ dân làng Đường
Lâm nhưng Cục Di sản đã cử cán bộ về làm việc với địa phương để tìm
hiểu rõ sự việc này. Báo QĐND Online sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc
về vấn đề trên.
Nguồn: QĐND.
Người ta coi dân ĐL như những tượng đá ở Scotland hay như người tiền sử ở rừng Amazon . Khỏi cần cải thiện điều kiện sinh hoạt của họ. Để nhà cửa , đời sống của họ càng giữ nguyên như hàng tk trước càng đông du khách . Đúng là tàn nhẫn vô nhân đạo !
Trả lờiXóaĐây là chuyện thật của tôi. Vào năm 2000, có người thương tôi nghèo, đã đến tôi và đề nghị mở 1 dự án nghiên cứu 1 làng cổ quanh Hà Nội để đưa vào diện Di tích văn hóa để bảo tồn. Kinh phí lúc đó người ta hứa cho tôi là 80 triệu. Một số tiền lớn. Nhưng tôi trả lời: Cuộc sống con người là thực sinh từng giờ phút. Thôn này bảo tồn, thôn cạnh xây dựng, chuột nó sẽ đổ sang cái thôn không xây kín, Một đêm 3 lần thức đuổi chuột là đủ khổ con người ta rồi. Tôi không đến đuổi chuột cho người ta được (vốn tôi cũng đang nghèo nên tôi hiểu).Tôi không thể lấy tiền nhà nước để làm cái việc thất đức với người khác như thế. Nay thì tôi đúng.
Trả lờiXóaCó câu chuyện thế này. Tôi dẫn một ông người Nhật đi xem Bảo tàng dân tộc học, trông thấy cái cày chìa vôi, ông ta hỏi tôi có biết cày không. Tôi bảo có và tôi giới thiệu từng động tác, thế đứng, cách điều khiển nó khó khăn thế nào so với cày cải tiến. Ông ấy nói, tại sao không giữ cách cày trong nông dân để thu hút du lịch. Tôi nói:Chúng tôi không muốn làm con khỉ trong vườn thú cho những người có tiền đến xem.
Trả lờiXóaLại chuyện nữa, năm 1991, chúng tôi đi Tây Nguyên để hội thảo khoa học về văn hóa. Trên diễn đàn, GS Từ Chi đề nghị người Tây Nguyên nên dùng trang phục truyền thống để giữ bản sắc. Ông Y Ngông Niếc đam đứng bật dậy: Người Kinh các anh xa xưa mặc cái gì mà bây giờ com lê cà vạt. Hay là chúng tôi bây giờ cởi trần đóng khố ra dự đại hôi Đảng đây. Cả hội trường im phăng phắc.