Thứ sáu, 10/05/2013, 07:13 (GMT+7)
Trong những
ngày qua, khi báo chí đưa tin về việc hơn 70 người dân ở làng cổ Đường
Lâm viết đơn kiến nghị gửi các cơ quan chức năng xin trả lại danh hiệu
Di tích quốc gia, đã khiến không chỉ dư luận cả nước xôn xao mà ngay tại
Đường Lâm trong những ngày này, người dân cũng như đang ngồi trên đống
lửa.
-
Từ việc phải coi làng cổ là di sản sống
Từ đầu làng cuối xóm, hay quán cóc
ven đường, cứ có dăm ba người tụ tập là y rằng lại đem chuyện lá đơn kỳ
lạ ấy ra để bàn luận. Song dù ủng hộ hay phản đối thì tất cả người dân
đều thừa nhận việc xin trả lại danh hiệu làng cổ là chuyện… cực chẳng
đã.
So với thời điểm trước năm 2005, khi người dân Đường Lâm hân hoan đón nhận danh hiệu Di tích cấp quốc gia thì Đường Lâm nay đã khang trang, gọn gàng hơn rất nhiều. Đường sá sạch sẽ, 12 ngôi nhà cổ nhất trong làng cũng được đầu tư tôn tạo và khách du lịch trong, ngoài nước đổ về đây ngày một nhiều hơn. Theo thống kê của ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm, riêng năm 2012, lượng khách tới làng đã hơn 10 vạn lượt/người, thu nhập từ việc bán vé đã lên tới hơn 1 tỷ đồng.
So với thời điểm trước năm 2005, khi người dân Đường Lâm hân hoan đón nhận danh hiệu Di tích cấp quốc gia thì Đường Lâm nay đã khang trang, gọn gàng hơn rất nhiều. Đường sá sạch sẽ, 12 ngôi nhà cổ nhất trong làng cũng được đầu tư tôn tạo và khách du lịch trong, ngoài nước đổ về đây ngày một nhiều hơn. Theo thống kê của ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm, riêng năm 2012, lượng khách tới làng đã hơn 10 vạn lượt/người, thu nhập từ việc bán vé đã lên tới hơn 1 tỷ đồng.
Nhiều ngôi nhà ở Đường Lâm đã xuống cấp nhưng chưa có hướng giải quyết.
|
Ông Phan Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Đường Lâm,
cũng là một người dân Đường Lâm tâm sự, nhiều người dân khó chịu vì
không được xây dựng nhà cửa theo nhu cầu sống của mình, trong khi họ
đang phải ở cực kỳ chật chội. Bà con trong xóm (những người không thuộc
diện nhà cổ) sau bao năm sống lụp xụp, dành dụm được chút tiền giờ muốn
sửa chữa, xây mới lại cho đàng hoàng nhưng vướng quy chế bảo tồn làng cổ
nên đành cam chịu. Nhà nào cố tình xây sửa buộc lòng chính quyền phải
đến nhắc nhở, khuyên giải rồi mạnh hơn thì đành phải cưỡng chế. Ngay như
trường học mẫu giáo của các cháu, vì nằm trong khu vực bảo tồn 1 của di
tích nên cũng không thể mở rộng hay cơi nới được nên có đến 60 - 70
cháu phải nhồi nhét nhau học một lớp.
Sau nhiều lần tiếp thu ý kiến bức xúc của người dân
về việc ăn ở chật chội mà không được xây dựng, hứa sẽ cấp đất giãn dân
mà nhiều năm chưa có…, lãnh đạo xã cũng đã phản ánh lên cấp trên nhiều
lần nhưng mọi chuyện vẫn là những lời hứa khiến một số người trong làng
không còn đủ kiên nhẫn.
Ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm cũng cho rằng, làng cổ với 6.000 dân sinh sống thì phải coi đây là một di tích sống chứ không thể áp dụng cứng nhắc các quy định bảo tồn di tích quốc gia.
Ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm cũng cho rằng, làng cổ với 6.000 dân sinh sống thì phải coi đây là một di tích sống chứ không thể áp dụng cứng nhắc các quy định bảo tồn di tích quốc gia.
“Ngay thì khi sửa luật này, tôi đã có kiến nghị với
các cơ quan soạn thảo là không thể áp dụng di tích sống Làng cổ này như
một đình, chùa thông thường để bảo người dân phải giữ nguyên trạng được.
Ngay khu vực 1 (vùng lõi của di tích) có 1.000 người dân đang sinh sống
và làm việc tại đó mà bảo rằng không được sửa sang hoặc sửa sang thì
phải tuân thủ hàng loạt các quy định cứng nhắc thì sao có thể thực thi
được” - ông Sơn nói.
Ban quản lý di tích làng cổ
đã từng kiến nghị Sở VH-TT-DL Hà Nội xin cơ chế riêng để người dân nơi
đây có thể sống được trong di tích chứ chưa cần phải có lợi từ di tích
đã là quá khó khăn rồi.
-
Tới chuyện phân bì
Gặp gỡ với PV Báo SGGP ngay tại
đình cổ Mông Phụ, bà Kiều Thị Tỵ, xã Đường Lâm, tâm sự: “Làng được công
nhận là di tích quốc gia làng cổ, chúng tôi vui mừng lắm vì nghĩ cả đất
nước quan tâm đến xã mình. Cán bộ xã nói sẽ thu hút khách du lịch, nhân
dân được hưởng lợi từ đó, đời sống sẽ nâng lên. Nhưng thực tế từ đó đến
nay chỉ có 12 gia đình còn gìn giữ được nhà cổ được nhận tiền hỗ trợ
hàng tháng, còn toàn bộ các hộ dân còn lại chẳng được hỗ trợ gì… Không
những thế, họ (12 gia đình có nhà cổ) được hỗ trợ sửa sang còn chúng
tôi, lại không có quyền được tự do xây dựng, sửa sang, cơi nới nhà cửa
trên chính mảnh đất của gia đình mình... Vì lý do gì chúng tôi lại phải
hy sinh cho lợi ích của người khác như vậy?”.
Ban quản lý muốn dân xây nhà bằng
vật liệu cổ là gỗ và đá ong, những thứ đó giờ đâu có sẵn như trước mà
phải mua cách làng 2 - 3km, phải đặt hàng trước mà giá thì đắt hơn vậy
mà chẳng có ai đứng ra hướng dẫn, hỗ trợ thì dân làm sao làm nổi.
Thêm nữa, vé vào làng thì thu
20.000 đồng/người, mỗi năm hàng chục vạn khách, tiền tỉ ấy đi đâu?...
Cũng vì sự bất hợp lý này mà nhiều người dân cũng như bà Tỵ đã làm đơn
này xin trả lại danh hiệu “Di tích quốc gia làng cổ Đường Lâm”.
Tuy nhiên, theo anh Phan Văn Tư, chủ nhân của 1 trong 12 ngôi nhà cổ được ưu tiên tu bổ và được coi là đã hưởng lợi từ danh hiệu làng cổ thì sự thật không phải như vậy. Anh Tư nói, đúng là nhà anh được tu sửa và hàng tháng được lĩnh 150.000 đồng nay được tăng lên 200.000 đồng, song đổi lại mỗi ngày nhà anh đều phải mở cửa để đón khách tham quan.
Tuy nhiên, theo anh Phan Văn Tư, chủ nhân của 1 trong 12 ngôi nhà cổ được ưu tiên tu bổ và được coi là đã hưởng lợi từ danh hiệu làng cổ thì sự thật không phải như vậy. Anh Tư nói, đúng là nhà anh được tu sửa và hàng tháng được lĩnh 150.000 đồng nay được tăng lên 200.000 đồng, song đổi lại mỗi ngày nhà anh đều phải mở cửa để đón khách tham quan.
“Nhiều khách cũng ý tứ, tôn trọng
gia chủ nhưng không ít kẻ tò mò, thiếu hiểu biết nghênh ngang đi lại,
chui vào góc nọ, góc kia, thậm chí có gia đình đã bị mất trộm đồ”, anh
Tư cho biết. Số tiền ít ỏi 200.000 đồng/tháng không đủ tiền mua trà xanh
tiếp đãi khách chứ chưa nói là gia đình phải cắt cử một người ở nhà để
trông nom nhà cửa. Vì thế, những ngày vợ chồng anh bận việc đồng áng là
cứ lo ngay ngáy khi để mẹ già lại bị lãng tai ở nhà. Anh thật thà tâm
sự, chỉ có một hai gia đình như ông Hùng hay những nhà có tiền ở đầu
làng có điều kiện mở dịch vụ ăn uống, nấu chè lam… thì mới được hưởng
lợi!
-
Giải pháp nào cho đời sống dân làng?
Ông Phạm Hùng Sơn cho biết, phí
thu được chỉ làm công tác quảng bá và kéo khách du lịch về với Đường Lâm
thôi. Người dân muốn có lợi thì phải biết làm du lịch, phải làm dịch vụ
như nhà ông Hùng (một nhà cổ nhất trong làng) chứ không thể chia đều
tiền cho mỗi nhà từ đầu đến cuối làng được.
Ông Sơn cho rằng, đã đến lúc phải
thúc đẩy nhanh việc đưa ra các giải pháp mang tính dân sinh đối với làng
cổ Đường Lâm. Theo ông, bên cạnh việc các đơn vị chức năng nghiên cứu
và đưa ra cơ chế đặc biệt đối xử với làng cổ Đường Lâm như một di sản
sống thì bản thân ban quản lý cũng sẽ tìm cách đưa lại nguồn thu cho dân
làng. Như đầu tư vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, như giống
lúa, ngô, khoai ngon để dân vừa bán làm quà vừa ăn được… Giải pháp này
nghe có vẻ hợp lý.
Tuy nhiên, theo ông Phan Văn Hòa thì trước mắt cần phải tìm ra được một mẫu nhà mà người dân cần. Đó là làm sao vừa đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu cho bà con, vừa bảo vệ được cảnh quan làng cổ. Tức là bên ngoài nhìn vào vẫn là nhà cổ, vẫn lợp ngói, nhưng bên trong được phép xây dựng phòng ốc khang trang hơn, đủ tiện nghi. Cùng đó, phải xúc tiến nhanh đề án cấp đất giãn dân, giúp dân có điều kiện được nhận đất, được xây dựng thuận lợi.
Với làng cổ Đường Lâm, chắc sẽ không có việc rút danh hiệu vì thậm chí các cơ quan chức năng còn đang xúc tiến làm hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt và xa hơn là hồ sơ công nhận di sản thế giới. Song chính sự việc này cũng là bài học quý đối với các đơn vị chức năng về việc bảo tồn và phát triển di sản trong cuộc sống hiện đại.
Tuy nhiên, theo ông Phan Văn Hòa thì trước mắt cần phải tìm ra được một mẫu nhà mà người dân cần. Đó là làm sao vừa đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu cho bà con, vừa bảo vệ được cảnh quan làng cổ. Tức là bên ngoài nhìn vào vẫn là nhà cổ, vẫn lợp ngói, nhưng bên trong được phép xây dựng phòng ốc khang trang hơn, đủ tiện nghi. Cùng đó, phải xúc tiến nhanh đề án cấp đất giãn dân, giúp dân có điều kiện được nhận đất, được xây dựng thuận lợi.
Với làng cổ Đường Lâm, chắc sẽ không có việc rút danh hiệu vì thậm chí các cơ quan chức năng còn đang xúc tiến làm hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt và xa hơn là hồ sơ công nhận di sản thế giới. Song chính sự việc này cũng là bài học quý đối với các đơn vị chức năng về việc bảo tồn và phát triển di sản trong cuộc sống hiện đại.
VĨNH XUÂN
Ôi hay các quan tính hay nhỉ: hơn 10 vạn khách = 100.000 khách. Giá vé là 20.000đ/khách. Vậy phải thu được hơn: 100.000x20.000 = 2.000.000.000 Đ (hơn 2 tỷ) chứ sao nói thu về 1 tỷ? Hay thu tiền bán vé được hơn 2 tỷ nhưng thu về quỹ được 1 tỷ?
Trả lờiXóa