Nhật ký nghị trường: Nghỉ sớm...
Nguyên Thảo
►Một số vị đại biểu gần đây đã xuất hiện tâm lý “ngại” phát biểu, vì “nói mãi cũng không thấy chuyển biến gì”...
Vẫn không quá khó để bắt gặp các ý kiến thẳng thắn và tâm huyết, chất lượng.
15h30, thay vì giải lao như mọi bữa, Quốc hội kết thúc phiên
họp chiều. Phần thảo luận buổi sáng ở nhiều tổ cũng “về đích” khá sớm
so với thời gian biểu thông thường là 11h30.
Nếu nhìn
vào nội dung cần bàn thảo thì điều này hơi khó hiểu một chút. Bởi không
nhiều phiên họp tổ được bố trí thảo luận đến ba đầu việc như sáng nay.
Trong đó dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy
chữa cháy, dự án Luật sửa đổi, bổ sung điều 170 của Luật Doanh nghiệp
đều là hai dự án luật mới được trình tại kỳ này.
Bên cạnh đó còn có thêm việc đàm phán ký kết thỏa thuận cấp Chính phủ giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam-Lào, cũng không dễ gì đưa ra ngay quyết định.
Buổi chiều, thời gian làm việc chỉ có 3 tiếng kể cả nghỉ giải lao (từ 14 giờ đến 17 giờ) cũng gồm hai nội dung. Sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, các đại biểu thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Với quy trình rút gọn, được thông qua trong một kỳ họp, những tưởng đây sẽ là dự án luật được bàn thảo, tranh luận sôi nổi. Nhưng không, chỉ có 10 đại biểu nhấn nút và hầu hết đều không sử dụng hết tiêu chuẩn 7 phút, ban soạn thảo cũng không lên tiếng.
Đem thắc mắc về không khí trầm lắng không chỉ ở phiên thảo luận chiều nay tâm tư với một vị đại biểu chuyên trách, ông nhìn nhận, có nguyên nhân từ một số vị đại biểu gần đây đã xuất hiện tâm lý “ngại” phát biểu, vì “nói mãi cũng không thấy chuyển biến gì”.
Dù vậy, theo ông, nếu chịu khó chắt lọc cũng có thể tìm thấy những “viên ngọc” sáng, là những ý kiến thực sự có giá trị.
Không chỉ người viết bài này mà các đồng nghiệp trong cuộc trao đổi cũng bày tỏ đồng tình với ông.
Bởi, chả nói đâu xa, trong hai buổi thảo luận tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 hôm qua đã có không ít ý kiến được cử tri đồng cảm, và rất có thể đã lay động tâm tư của nhiều vị đại biểu khác.
Nhà sử học Dương Trung Quốc mạnh mẽ “đòi” công cụ để có thể thực hiện việc trưng cầu dân ý, bởi bất kỳ lúc nào ta cũng nói đến chuyện ý kiến nhân dân, nhưng toàn là chuyện nhân danh cả.
Trưởng ban Biên tập Phan Trung Lý nói, khi ban biên tập lập luận cho phương án tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thì đã giải trình “rất thuyết phục”. Và thành viên ban biên tập, ông Dương Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội khi chủ trì họp đã đề nghị xây dựng thành hai phương án cho Quốc hội thảo luận và để người dân cùng chia sẻ.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cũng không ngần ngại nói rằng việc lấy ý kiến nhân dân quá gấp gáp và "đối phó", trong khi Hiến pháp là "sản phẩm của nhân dân", Quốc hội thay mặt nhân dân để biểu quyết, xác định nhân dân là chủ thể xây dựng Hiến pháp.
Luật sư Trương Trọng Nghĩa, khi thảo luận ở tổ về chương trình xây dựng luật cho 2014 cũng “xung phong” tập hợp các chuyên gia xây dựng Luật Biểu tình theo đúng Hiến pháp để tiết kiệm ngân sách nhà nước và kịp đưa vào chương trình năm sau..
Và sáng nay, góp ý về dự án Luật sửa đổi điều 170 của Luật Doanh nghiệp, một vị đại biểu đã đề nghị cơ quan trình dự án này cần phải thể hiện sự tôn trọng Quốc hội hơn nữa, phải làm rõ những vấn đề mà cơ quan thẩm tra đã yêu cầu thì Quốc hội mới có thể biểu quyết được....
Vẫn không quá khó để bắt gặp các ý kiến thẳng thắn và tâm huyết, chất lượng. Nhưng chừng nào mà số các vị đại biểu khi đã đến nghị trường chỉ đặt mình ở vị trí đại diện cho dân - như tâm sự của Trung tướng Trần Văn Độ - chưa chiếm tuyệt đại đa số thì Quốc hội sẽ vẫn có những phiên nghỉ sớm, dù thời gian cho mỗi kỳ họp luôn được “cân đong” kỹ càng.
Nếu không phải Quốc hội thì ai sẽ nói lên nguyện vọng của cử tri, của nhân dân, vị đại biểu chiều nay nán lại trò chuyện cùng cánh phóng viên đã không đặt dấu chấm hỏi cuối câu này. Dường như ông tự nhắc mình, dù cho đến hôm nay ông vẫn là một trong số không nhiều các vị đại biểu mang tiếng “nói nhiều” ở nghị trường.
Bên cạnh đó còn có thêm việc đàm phán ký kết thỏa thuận cấp Chính phủ giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam-Lào, cũng không dễ gì đưa ra ngay quyết định.
Buổi chiều, thời gian làm việc chỉ có 3 tiếng kể cả nghỉ giải lao (từ 14 giờ đến 17 giờ) cũng gồm hai nội dung. Sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, các đại biểu thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Với quy trình rút gọn, được thông qua trong một kỳ họp, những tưởng đây sẽ là dự án luật được bàn thảo, tranh luận sôi nổi. Nhưng không, chỉ có 10 đại biểu nhấn nút và hầu hết đều không sử dụng hết tiêu chuẩn 7 phút, ban soạn thảo cũng không lên tiếng.
Đem thắc mắc về không khí trầm lắng không chỉ ở phiên thảo luận chiều nay tâm tư với một vị đại biểu chuyên trách, ông nhìn nhận, có nguyên nhân từ một số vị đại biểu gần đây đã xuất hiện tâm lý “ngại” phát biểu, vì “nói mãi cũng không thấy chuyển biến gì”.
Dù vậy, theo ông, nếu chịu khó chắt lọc cũng có thể tìm thấy những “viên ngọc” sáng, là những ý kiến thực sự có giá trị.
Không chỉ người viết bài này mà các đồng nghiệp trong cuộc trao đổi cũng bày tỏ đồng tình với ông.
Bởi, chả nói đâu xa, trong hai buổi thảo luận tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 hôm qua đã có không ít ý kiến được cử tri đồng cảm, và rất có thể đã lay động tâm tư của nhiều vị đại biểu khác.
Nhà sử học Dương Trung Quốc mạnh mẽ “đòi” công cụ để có thể thực hiện việc trưng cầu dân ý, bởi bất kỳ lúc nào ta cũng nói đến chuyện ý kiến nhân dân, nhưng toàn là chuyện nhân danh cả.
Trưởng ban Biên tập Phan Trung Lý nói, khi ban biên tập lập luận cho phương án tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thì đã giải trình “rất thuyết phục”. Và thành viên ban biên tập, ông Dương Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội khi chủ trì họp đã đề nghị xây dựng thành hai phương án cho Quốc hội thảo luận và để người dân cùng chia sẻ.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cũng không ngần ngại nói rằng việc lấy ý kiến nhân dân quá gấp gáp và "đối phó", trong khi Hiến pháp là "sản phẩm của nhân dân", Quốc hội thay mặt nhân dân để biểu quyết, xác định nhân dân là chủ thể xây dựng Hiến pháp.
Luật sư Trương Trọng Nghĩa, khi thảo luận ở tổ về chương trình xây dựng luật cho 2014 cũng “xung phong” tập hợp các chuyên gia xây dựng Luật Biểu tình theo đúng Hiến pháp để tiết kiệm ngân sách nhà nước và kịp đưa vào chương trình năm sau..
Và sáng nay, góp ý về dự án Luật sửa đổi điều 170 của Luật Doanh nghiệp, một vị đại biểu đã đề nghị cơ quan trình dự án này cần phải thể hiện sự tôn trọng Quốc hội hơn nữa, phải làm rõ những vấn đề mà cơ quan thẩm tra đã yêu cầu thì Quốc hội mới có thể biểu quyết được....
Vẫn không quá khó để bắt gặp các ý kiến thẳng thắn và tâm huyết, chất lượng. Nhưng chừng nào mà số các vị đại biểu khi đã đến nghị trường chỉ đặt mình ở vị trí đại diện cho dân - như tâm sự của Trung tướng Trần Văn Độ - chưa chiếm tuyệt đại đa số thì Quốc hội sẽ vẫn có những phiên nghỉ sớm, dù thời gian cho mỗi kỳ họp luôn được “cân đong” kỹ càng.
Nếu không phải Quốc hội thì ai sẽ nói lên nguyện vọng của cử tri, của nhân dân, vị đại biểu chiều nay nán lại trò chuyện cùng cánh phóng viên đã không đặt dấu chấm hỏi cuối câu này. Dường như ông tự nhắc mình, dù cho đến hôm nay ông vẫn là một trong số không nhiều các vị đại biểu mang tiếng “nói nhiều” ở nghị trường.
Nguồn: VnEconomy
Chán như con gián.
Trả lờiXóaXuống cấp và suy thoái đến thế là cùng. Khác gì họp chi bộ đâu. Qua quít cho qua chuyện, dân kêu mặc dân.
Trả lờiXóađại biểu quốc hội là đại biểu của dân mà không nói lên nguyện vọng của dân thì làm đại biểu của dân làm gì nên từ chức đi để dân bầu người khác
Trả lờiXóa90% đại biểu quốc hội là đảng viên cs,thử hỏi mọi người làm sao có nhiều tiếng nói vì dân được,bác Diện vẫn còn tin tưởng ở những nghị gật này sao?tôi thì không còn một tị tì ti gì nữa.....
Trả lờiXóaTôi thấy các ông Nghị khi phát biểu toàn ý cá nhân mình (đã được định hướng) chứ chẳng thấy ông nào nói rằng "đây là ý của cử tri" nơi mà ông ta được bầu làm Đại biểu.
Trả lờiXóaThử hỏi mấy ổng trình độ đến đâu, biết tất cả chắc,..
Thật nực cười.
Xem các vị họp bàn mà ớn đến tận mang tai, chả lẽ lại tắt TV nhưng lại sợ con cái nó đặt câu hỏi !!!
Quốc hội cái con khỉ (???)
Trả lờiXóa-Anh ơi, hôm nay Quộc hội họp lại... Nghỉ sớm?!
-Có gì đâu mà em hoảng hốt lên thế, "chuyện bình thường ờ huyện"!
Nghỉ sớm hay nghỉ muộn thì cũng ảnh hưởng đến bố con thằng nào đâu, không nghỉ sớm thì lại giải lao lâu câu giờ khác gì nhau, bao nhiêu kỳ họp rồi mà em không nhận ra à(?)
-Anh buồn cười, báo chính thống đăng mà, "Tễu" đưa lại thôi, vậy là Quốc hội năm nay có vấn đề chứ mọi năm thảo luận kinh lắm cơ... (ra sức Thanh Minh hộ Quốc hội)
-Em nghe đây, mọi khi Quốc hội còn ngại dân, nên "giải lao lâu" câu giờ rồi họp tiếp để bàn lại từ đầu cho sôi nổi để đăng báo cho hay ho thôi! Giờ dân mình có đọc báo đâu mà ngại, mà cần che đậy, cứ làm luôn một lèo rồi... Nghỉ sớm, hiểu chưa???
-Thể nào lần em về phép đúng kỳ họp Quốc hội gọi điện khoe với bọn bạn thế, chúng nó bảo... QUỐC HỘI CÁI CON KHỈ... HỌP CHO MẤT THÌ GIỜ (!?)
À thì ra "Quốc hội cái con khỉ là thế, hehe!
Thật tội nghiệp dân tui phải è lưng đóng thuế nuôi đám "báo cô ăn hại". Nói hơi bị nặng nhưng chính xác, bác Diện đừng trách tui. Rồi bác coi họ tiếp tục diễn cái màn bỏ phiếu tín nhiệm nữa. Nói với họ như ước đổ đầu vịt!
Trả lờiXóaMột số vị đại biểu gần đây đã xuất hiện tâm lý “ngại” phát biểu, vì “nói mãi cũng không thấy chuyển biến gì”...Theo tôi như vậy chất lượng sẽ đi lên chứ! Các ĐB nên giữ thái độ như vậy và cần thiết phải như vậy. Vì lời nói phải có kẻ nghe.
Trả lờiXóaNhưng như thế thì giải tán quốc hội đi, đỡ mất thì giờ! Giống như bỏ hết các cuộc họp chi bộ đi! Cũng mất thì giờ lắm!
XóaÔng Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nói: Trưng cầu Dân ý về Hiến pháp là cần thiết, nhưng chưa đưa vào Hiến pháp sửa đổi lần này. Để... lần sau (?!).
Trả lờiXóaChịu nổi không??? Lần sau là 10 năm hay 20 năm hoặc lâu hơn nữa???
NÓI KIỂU NÀY THẢO DÂN NAM BỘ GỌI LÀ "CÀ TRỚN".