Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

CẦN ĐƯA RA NHIỀU PHƯƠNG ÁN TRƯỚC KHI "CHỐT" HIẾN PHÁP MỚI

Cần đưa ra nhiều phương án trước khi 'chốt' Hiến pháp mới 
> Sẽ lập tòa án hiến pháp?
> Tăng cường lắng nghe trực tiếp ý kiến nhân dân
 
TPO-Ông Phạm Đức Bảo, chuyên gia nghiên cứu giảng dạy Luật Hiến pháp, Đại học Luật Hà Nội, cho rằng, việc sửa đổi Hiến pháp nên kéo dài ít nhất hết năm nay và nên đưa ra nhiều phương án cho người dân lựa chọn.
.
Ông
Thưa ông, mới đây Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa ra hai phương án cho bản Hiến pháp sửa đổi. Ông có nhận định như thế nào về 2 phương án này?

Tôi thấy nhiều người đồng tình việc Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa ra 2 phương án như vừa rồi. Mặc dù chưa hoàn toàn được như ý nhưng đó là sự tiếp thu đáng được hoan nghênh. 

Qua đó, có thể thấy Ủy ban dự thảo có lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp nhân sỹ, trí thức; thể hiện một tinh thần làm việc đã có sự cầu thị hơn.

Tôi cũng đồng tình với phương án mới bổ sung, gọi là phương án 2. Trong đó có những thay đổi rất đáng chú ý như phương án đổi tên nước, bỏ quy định thu hồi đất vì mục đích kinh tế xã hội và một số vấn đề khác…

Tuy nhiên, chúng ta vẫn mắc bệnh hình thức. Thể hiện qua phương thức lấy ý kiến nhân dân. Chẳng hạn, có nơi đưa 2 bản Hiến pháp hiện hành và dự thảo sửa đổi để dân góp ý nhưng chỉ đưa thời gian rất ngắn, từ sáng đến chiều, hoặc đưa hôm trước, hôm sau bảo người dân góp ý. 

Đến chuyên gia, người nghiên cứu Hiến pháp còn mất thời gian cả vài tuần lễ để đọc, để suy nghĩ thì làm sao người dân thường không có kiến thức về Hiến pháp có thể góp ý được chỉ trong thời gian ngắn như vậy? 

Có nơi lại phát phiếu góp ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Tôi cũng nhận được một phiếu từ tổ dân phố, hỏi có đồng ý bản dự thảo Hiến pháp không, có góp ý gì không, góp ý cụ thể vấn đề gì?

Nhưng như đã nói, cần có cả thời gian và kiến thức nhất định thì mới góp ý được. Khó ở chỗ công tác tuyên truyền phổ biến Hiến pháp nói riêng và pháp luật nói chung của ta lâu nay chưa được quan tâm thấu đáo, nên sự hiểu biết của người dân về Hiến pháp và pháp luật còn hạn chế, do đó dẫn đến việc lấy ý kiến của người dân dễ trở nên hình thức.

Theo ông, kéo dài thời gian từ nay tới tháng 9 cho việc sửa đổi Hiến pháp liệu có khả thi?

Nếu đã công khai hàng triệu lượt ý kiến được tiếp thu thì cần xem xét cụ thể. Ví dụ mỗi ý kiến cần 5 phút đọc, thì cần bao nhiêu giờ, bao nhiêu người biên tập? Tính ra phải đến hàng năm trời, hàng nghìn người biên tập.

Thay đổi thời gian là cần thiết, nếu chậm đi vài tháng mà tốt hơn thì không nên vội vàng làm gì. Rõ ràng bản Hiến pháp sửa đổi tới nay đã khác xa Hiến pháp 1992 hiện hành. Ta có thể không gọi là Hiến pháp 1992 sửa đổi mà gọi là Hiến pháp 2013 nếu thông qua năm nay. 

Đây là Hiến pháp mới, phải có tên gọi mới. Một bản Hiến pháp dùng vài ba chục năm không nên vội vàng, không nên xong nhiệm vụ theo kiểu chỉ tiêu, sẽ rất nguy hiểm nếu nó không thể hiện được ý nguyện của toàn thể nhân dân. 

Do đó, Quốc hội cần thẳng thắn nhận thức rằng Hiến pháp là vấn đề hệ trọng, có thể là 1 bệ phóng của đất nước. Cần kéo dài thời gian để trang bị cho người dân kiến thức về Hiến pháp, rồi để nhân dân tìm hiểu, cho ý kiến. Ủy ban sửa đổi Hiến pháp cũng cần 1 quỹ thời gian để đưa ra nhiều phương án. Ta nên kéo dài tối thiểu hết năm 2013, để thông qua vào năm 2014 thì tốt hơn. 

Việc các ý kiến trái chiều đã, đang và sẽ được tiếp thu như thế nào vẫn còn là mối quan tâm của nhiều người dân. Ông có ý kiến như thế nào?

Rõ ràng, phải tôn trọng cả những ý kiến trái chiều. Tất nhiên đội ngũ quyết định cho ra đời một bản Hiến pháp cuối cùng phải là người có hiểu biết, phải là tinh hoa trong tầng lớp nhân sỹ, trí thức. Nhưng cách làm nên là để người dân góp ý tất cả các vấn đề, và như Uỷ ban soạn thảo sửa đổi Hiến pháp nói, là “không có vùng cấm”. 

Thậm chí người dân có thể đề xuất, đóng góp một bản Hiến pháp của mình nếu họ thấy cần thiết và Ban soạn thảo có quyền phản biện. Trong việc đưa dự thảo lần cuối cùng, cũng phải đưa ra nhiều phương án để người dân lựa chọn. Cần phải khuyến khích tự do sáng tạo và dân chủ. Nếu cần thì tranh luận công khai. 

Tôi tham gia rất nhiều hội thảo về sửa đổi Hiến pháp và thấy ta cũng đã chủ trương cho đại diện các tầng lớp nhân sỹ, trí thức phát biểu. Đó là một biểu hiện dân chủ, rất tốt. Ta nên phát huy điều này trên các phương tiện truyền thông của nhà nước như truyền hình, báo, để cho đại diện của nhà nước và nhân sỹ trí thức cùng tranh luận.

Có thể có nhiều luồng ý kiến, quan điểm khác nhau để người dân cùng nghe, hiểu mà không bị quy chụp, áp đặt. Ý kiến bây giờ thấy trái chiều nhưng có thể 20 năm nữa mới thấy đúng. 

Những bộ óc đi trước thời đại có thể khác những ý kiến chính thống nhưng nếu là những ý kiến tâm huyết vì sự phát triển của xã hội, của đất nước và vì lợi ích của dân tộc, nhân dân dù có thể gây bất đồng vì nó lạ, không giống ý kiến chung, nhưng nên trân trọng, tiếp thu. Như thế mới thể hiện được ý chí của toàn dân.

Cảm ơn ông! 
Mỹ Hằng
Nguồn: Tiền Phong.
 

7 nhận xét :

  1. Đất đai hiện nay Nhà nước phải công nhận đa sở hữu, người dân phải thực sự làm chủ mảnh đất ông cha của mình. Nếu cứ duy trì cái luật mập mờ "Sở hữu toàn dân" để tiếp tay choi hệ thống chính quyền tước đoạt đất của dân một cách hợp pháp, làm cạn kiện nguồn tài nguyên đất san xuất của dân, đưa người dân vào con đường cùng.
    Chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay lộ rõ con bài chỉ phục vụ cho "Đặc quyền, đặc lợi" Đâu có quan tâm đến lợi ích lâu dài của nhân dân và đất nước. Đảng hiện nay đang biến thái khủng khiếp, với lối sống thưc dụng cá nhân và lòng tham vô hạn đang gây ra nạn tham nhũng tràn lan đe dọa trong lai dân tộc...

    Trả lờiXóa
  2. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 00:28 14 tháng 5, 2013

    Qua quá trình tiếp thu ý kiến SĐHP mới bộc lộ ra nhiều điều đáng nói :
    l/ LĐ Dảng và NN có tầm nhìn hết sức thiển cận, không căn cứ vào những biến chuyển to lớn của thời đại của Đất Nước để soạn thảo một bản HP mơi đáp ứng cho hiện tại và Tương Lai của Đất Nước. Quí vị này coi việc SĐHP 1992 như sửa cái nhà dột mà thực ra cái nhà đã hư nát . Chỉ cái việc đưa ra mốc thời gian cho việc đóng góp và tiếp thu ý kiến lúc đầu đã bộc lộ cái thiển cận.

    2/ Lòng dân VN từ sau khi LX và các nước CS Đông Âu sụp đổ đã hoàn toàn khác . Cái yếu kém của CNXH không thể che dấu được ai nữa và cũng không thuyết phục được lớp trẻ ngày càng có trí thức và tiếp cận với những nước tư bản hàng đầu thế giới như Mỹ, Anh, Dức , Pháp, Nhật. Cho nên lòng dân không muốn một HP theo XHCN nữa .
    Lòng dân khát khao một HP dân chủ , văn minh thực sự. Một HP tam quyền phân lập . Trong khi đó TBT cứ chỉ đạo HP sửa đổi vẫn là tam quyền phân công cải tiến chút chút cho đẹp .

    3/ Lãnh đạo Đảng thật quá chủ quan với tư duy tuyệt đại đa số nhân dân trung thành với Đảng, cho nên dùng guồng máy Đảng và NN o ép các trí thức, không cho phát biểu những ý kiến khác với ý chỉ đạo của TBT . Guồng máy Đ và NN đã làm việc này, o ép HP vào Cương Lĩnh Đảng, nhưng thất bại . Tức nước vỡ bờ . Lúc đầu 72 trí thức tung ra bản DT HP 2013 để góp ý với Đ . TBT phản ứng quyết liệt , đấy các trí thức tâm huyết vào hàng ngũ suy thái đạo đức và chính trị , bên bờ vực của thế lực thù địch . Hầu hết các vị này là các đảng viên kì cựu như TS Nguyễn Đình Lộc, GS Nguyễn Minh Thuyết, TS Lê Đăng Doanh. Những nhân sĩ mà tài đức vượt xa các vị đương quyền và được nhân dân tín nhiệm .

    4/ Vì không lường được lòng dân đối với Đảng nên cứ khư khư với luận điểm Đảng lãnh đạo toàn diện . Trong khi nhân dân dù có muốn Đảng tiếp tục lãnh đạo cũng cần có cạnh tranh . Ngay một số đảng viên không nhỏ cũng muốn như thế . Phải chấp nhân da nguyên , đa đảng, ít nhất là lưỡng đảng, chấp nhận đối lập.

    5/ Nhân dân tha thiết với tư do báo chí. Các blog ngày càng mạnh . Nhân dân mạnh dạn và thẳng thắn phân biệt ngôn luận lề CQ và ngôn luận lề Dân . Cả thế giới thấy điều này mà Đảng cứ cố tình đe nó xuống .

    Xem ra như thế việc SĐHP này không phải là SĐ mà là soạn thảo một HP mới cho hiện tại và tương lai của nước VN độc lập, hùng cường toàn vẹn lãnh thổ , văn minh tiến bộ sánh vói các nước năm châu . Vậy thì nên chăng giải tán cái QH này để dân bầu ra một QH Lập Hiến ?







    Trả lờiXóa
  3. Phản động nhé,sao dám bảo bản HP dùng vài ba mươi năm ? Muôn năm chứ, có điều cứ thấy trục trặc ta lại sửa, lo gì.

    Trả lờiXóa
  4. Hãy còn thời gian dài ở phía trước để kiểm chứng vì sự nghi ngờ cần phải có ( cái nước mình nó thế ) để thấy được rằng đây là một tín hiệu khác lạ sau hội nghị TƯ 7 vừa diễn ra ,mong rằng sẽ là những luồng gió mát lành nhằm giảm bớt sự ngột ngạt trên mảnh đất việt nam thời gian vừa qua . hãy chờ đợi !

    để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  5. Thật đau buồn cho đất nước đã đẩy hàng triệu người Việt phải bỏ mạng cho những trò chơi chính trị của thế lực bên ngoài, làm cho con lìa cha, vợ lìa chồng, có những mẹ già có tới 7 ngời con chết tất để xây dựng một đất nước lũng loạn vì tham nhũng như hôm nay.
    Từ CCRĐ đã dựng nên một chính quyền non kém ấu trĩ dựng nên những cặn bã xã hội mù chữ rồi cho học bổ túc làm hạt nhận cốt cán lãnh đạo. Vì vậy mới có chuyện cán bộ Chủ tịch huyện chỉ có lớp 3 một thời, phải là thành phần làm Mõ hoặc có công tố bố ngủ với vợ mình để được kết nạp Đảng. Đến nay vẫn có nhiều làng quê cán bộ lãnh đạo địa phương xuất thân là xã hội đen, trình độ lớp 3, cán bộ dưới quyền hầu hết là dân cờ bạc, nghiện hút ma túy...
    Nếu nói trên đây cho là bôi bác, xuyên tạc nhưng hoàn toàn là sự thật 100%. Nếu tổ chức quốc tế vào Việt Nam điều tra sẽ phát hiện ra ngay thôi. Tôi mong những việc này cần đưa ra ánh sáng để xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn. Những con người như vậy làm sao mà không đưa đất nước chìm vào địa ngục những con người đó mà xây dựng một CNXH tốt đẹp chăng. Hậu quả bao đất đai của dân bị rơi vào tay những kẻ vô lại cướp trắng trợn, có gì họ bán hết. Thậm chí còn rước kẻ thù vào để tàn phá đất nước, lộ rõ con đường phản động của những kẻ cầm quyền...

    Trả lờiXóa
  6. Cả 2 phương án trên đều không phù hợp với thực tiễn và nhu cầu phát triển xã hội. Rất đơn giản vì nó lấy nền tảng là HP92. Một thứ HP lỗi thời, lạc hậu, phản khoa học. Với VN nên lấy HP46 làm nền tảng, vì nó khai sinh ra nước VNDCCH và đoàn kết được toàn dân. Muốn làm rõ hơn phải có phản biện một cách khoa học và bình đẳng. Công việc trước mắt phải dẹp bỏ những cái loa phường suốt ngày đang ra rả. Rất phản khoa học!

    Trả lờiXóa
  7. Mọi người đừng mơ hão.Sửa đổi hay góp ý gì thì gì,quan trọng là phải có lợi cho đảng và ông nhà nước trước đã.
    Chấn Phong.

    Trả lờiXóa