Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO: TA DÙNG TẤT CẢ CÁC BIỆN PHÁP HÒA BÌNH

bộ trưởng ngoại giao, Phạm Bình Minh, ngư dân, luật biển, chủ quyền, Trường Sa, Biển Đông
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Ta dùng biện pháp ngoại giao và tất cả các biện pháp hòa bình có thể... 

Bảo vệ ngư dân bằng mọi biện pháp 

Chia sẻ với báo chí bên hành lang QH chiều nay (29/5), Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Chính phủ dùng tất cả các biện pháp để bảo vệ ngư dân.
 

- Sau khi tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam rất nghiêm trọng trên Biển Đông vừa rồi, Bộ Ngoại giao đã trao công hàm phản đối, song phía Trung Quốc lại có những luận điệu phủ nhận và vu cáo ngược lại Việt Nam. Vậy tiếp theo ta sẽ có những động thái gì để giải quyết sự việc này?

Ta phải tiếp tục đấu tranh ngoại giao. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rất rõ vùng đánh cá xảy ra va chạm nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, việc tàu Trung Quốc cản trở việc đánh cá của ngư dân ta là vi phạm các nguyên tắc.

- Thưa Bộ trưởng, từ sau khi ta thông qua luật Biển năm ngoái, các va chạm trên biển với phía Trung Quốc ngày càng nhiều, ngày càng nghiêm trọng và thái độ của phía Trung Quốc cũng ngày càng ngang ngược, tuy nhiên phản ứng của ta vẫn còn hạn chế?

Nguyên tắc của ta là bảo vệ ngư dân. Những hành vi cản trở ngư dân như vậy là rất nghiêm trọng, khi sự việc xảy ra thì ta phản đối. Còn trên ngư trường, nếu có những vi phạm vào vùng biển của ta thì các lực lượng chức năng sẽ có trách nhiệm bảo vệ.

- Báo cáo tổng hợp ý kiến đại biểu QH tại thảo luận tổ về kinh tế - xã hội vừa rồi có rất nhiều quan ngại về tình hình Biển Đông, yêu cầu Chính phủ có thái độ quyết đoán hơn, có biện pháp mạnh mẽ hơn. Quan điểm của ông?

Đúng là gần đây tình hình Biển Đông có những căng thẳng gia tăng. Vấn đề Biển Đông cũng luôn được báo cáo ở các kỳ họp QH. Các ĐB lo tất cả các vấn đề của đất nước, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Chúng ta đã thông qua luật Biển năm 2012 và đang tiếp tục thực thi luật Biển. Đối với các tranh chấp trên Biển Đông, lập trường của Chính phủ rất rõ ràng là giải quyết thông qua hòa bình, đối thoại, tôn trọng Công ước luật Biển của LHQ (UNCLOS 1982). 

Đó là các chính sách ngoại giao, còn ngư dân có quyền đánh cá trên các vùng biển của ta, ta tiếp tục bảo vệ ngư dân đánh cá một cách hợp pháp bằng tất cả các biện pháp.

Đấu tranh ngoại giao là biện pháp trong thời bình và luôn là biện pháp được tất cả các nước sử dụng. Các sự việc tranh chấp trên biển không chỉ có ngư dân Việt Nam mà còn ngư dân các nước khác trong khu vực. Ta dùng biện pháp ngoại giao và tất cả các biện pháp hòa bình có thể.

- Có ý kiến ĐB cho rằng trong báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ, phần tình hình Biển Đông còn mờ nhạt, chưa đủ thông tin như cử tri trông đợi?

Chính phủ đã được yêu cầu báo cáo bổ sung, tùy thuộc sắp xếp của QH sẽ có trong chương trình kỳ họp.

- Thưa ông, việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự và phát biểu tại Đối thoại Shangri La tại Singapore từ 31/5 đến 1/6 sẽ chuyển tải thông điệp gì của Việt Nam? 

Việt Nam đã tham gia diễn đàn cấp bộ trưởng này từ nhiều năm, nhưng năm nay, Thủ tướng tham dự và phát biểu với tư cách diễn giả chính là cấp cao nhất.

Chủ đề của Đối thoại Shangri-La là hòa bình, an ninh trong khu vực, bài phát biểu tại phiên khai mạc của Thủ tướng sẽ xoay quanh chủ đề này, và liên quan đến đường lối, chính sách của Việt Nam.

Các bên tham gia sẽ bàn tất cả các vấn đề liên quan, chắc sẽ có vấn đề Biển Đông. Cũng sẽ có một số cuộc gặp song phương đang được sắp xếp.

Bên cạnh đó, Việt Nam tham gia tất cả các diễn đàn khu vực với quan điểm chủ động, tích cực.


Chung Hoàngghi
Nguồn: VNN.

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: 
"Ta dùng biện pháp ngoại giao và tất cả các biện pháp hòa bình có thể..."
Biểu tình cũng là một biện pháp đấu tranh bảo vệ ngư dân và chủ quyền lãnh thổ, đó chính là mặt trận ngoại giao nhân dân.
Và nhân dân đã chọn được biện pháp hòa bình:
Lời kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc được đăng tải tại
http://danoan2012.blogspot.com/2013/05/loi-keu-goi-xuong-uong-bieu-tinh-phan.html?spref=fb 


LỜI KÊU GỌI XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH
PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC
 


TOÀN DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH
PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC GÂY HẤN
VÀ XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG
NGÀY CHỦ NHẬT 02.06.2013

Một mùa hè nóng bỏng đã đến. Nhà cầm quyền Trung Quốc lại quen thói, ra tuyên bố cấm đánh bắt cá ở Biển Đông – trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

 

Tiếp theo tuyên bố ngang ngược đó, Trung Cộng điều hàng chục tàu cá có sự yểm trợ của tàu chiến để đánh bắt trộm trên Biển Đông.

 

Trung Cộng đã ra tay đâm thẳng vào tàu cá của ngư dân Việt Nam, bắt giữ và áp giải tàu thuyền của ta đang đánh bắt trên ngư trường quen thuộc Hoàng Sa.

 

Hành động đó của nhà cầm quyền bành trướng Trung Cộng vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.

 

Đồng bào hãy xuống đường, đem theo khẩu hiệu biểu ngữ hòa cùng dòng người hô vang khẩu hiệu Đả đảo Bành trướng Trung Quốc xâm lược, xâm phạm chủ quyền Việt Nam. 

 

Thời gian: 08h30 ngày Chủ Nhật 02.06.2013 

 

Địa điểm tập trung:

Tại Hà Nội: Khu vực HỒ GƯƠM
Tại TP Hồ Chí Minh: CÔNG VIÊN 30/4

TỔ QUỐC VIỆT NAM ANH HÙNG MUÔN NĂM!
ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TOÀN VẸN LÃNH THỔ MUÔN NĂM!
 __________________________________
 

19 nhận xét :

  1. "...ta tiếp tục bảo vệ ngư dân đánh cá một cách hợp pháp bằng tất cả các biện pháp..." - vậy trường hợp mới đây tàu của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu của bọn Trung cộng đâm bể, phải cố chạy thục mạng để thoát thân, ta đã dùng biện pháp gì để bảo vệ, thưa bộ trưởng?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trường hợp trên trung quốc đã vi phạm pháp luật việt nam và pháp luật quốc tế và quy tắc ứng xử trên biển đông. Phương án xử lý vụ việc này là chúng ta phải có công hàm phản đối việc làm của trung quốc là sai pháp luật, thứ hai là chúng ta sẽ tăng cường công tác tuần tra bảo vệ ngư dân trong vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta đảm bảo an toàn cho ngư dân hoạt động đánh bắt cá xa bờ.

      Xóa
  2. Thôi, cứ nói thẳng ra: Lỡ bán rồi, giờ chuộc lại không nổi!

    Trả lờiXóa
  3. Nhão thành hão.
    Cứ thế này kéo dài xuyên thế kỷ. Ngư dân mất hết, tiền bạc, tính mạng. Chính phủ luôn mồm bảo vệ ngư dân, đẩy ngư dân đến chỗ nguy hiểm, còn quan chức chỉ ngồi phòng lạnh, nói cho có. Cảnh sát biển thì không dám đi theo bảo vệ. Ngoại giao, ngoại giao, ngoại dao, đến khi thất thủ Ba Đình vẫn lớn tiếng: "Nhân dân yên tâm, chúng ta kiên trì đấu tranh ngoại giao, họ sẽ trả lại đất trời của chúng ta trong nay mai". 100 năm sau: "Chúng ta đã thắng lợi. Tổ quốc chúng ta đã được người Hán trả toàn bộ từ Nội Mông đến Mũi Cà Mau, nhưng chúng ta không đủ năng lực quản lý nên phải thuê người Hán quản lý hộ". Chúng ta đã thắng lợi vẻ vang!!!

    Trả lờiXóa
  4. Đúng là Vẹm. Bảo vệ ngư dân ở đâu mà láo khoét thế? Cứ phản đối rồi lại sang bên ấy lậy vì lỡ phải phản đối.
    NHỤC!

    Trả lờiXóa
  5. anh Tễu đưa mấy cái lời nói nhăng nói cuội của ông Minh lên đây làm chi cho rách việc, nghe mãi chán lắm rồi anh ơi!!!

    Trả lờiXóa
  6. Huề vốn! Không lòi ra được 1 đồng mới mẻ nào!

    Trả lờiXóa
  7. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 00:17 30 tháng 5, 2013

    Ở bên cạnh một anh nhà giàu, đông con và ngang ngược luôn quấy nhiễu ta, xâm lấn cả chủ quyền của ta và có đố chiếm đất đai tài sản của ta , mà ta cứ dùng ngoại giao song phương với nó, thì rất ít hiệu quả hay không có hiệu quả gì . Nếu ta là dân, ta phải nhờ CQ can thiệp . Nếu ta là một QG ta phải liên kết với các nước khác , nhất là nước mạnh hơn để đối thoại với họ. Ngoại giao còn phải kết hợp với luật pháp . Nước này với nước kia thì có luật pháp quốc tế.
    TQ cứ hiếp đáp VN hoài mà VN không dám kiện TQ ra toà quốc tế chắc có nhiều lí do !

    Trả lờiXóa
  8. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  9. Blog Quê Choa không vào được: "This webpage is not available". Ai biết xin chỉ dẫn.

    Trả lờiXóa
  10. Nếu công bằng thì có nhiều nguyên nhân, không chỉ do phía chính phủ mà trên hết là đảng phải chịu trách nhiệm. Gốc gác của vấn đề là kinh tế ngày càng kém dẫn đến phụ thuộc TQ, cả về kinh tế, chính trị lẫn tư tưởng, quân đội lạc hậu, vậy thì làm sao có thể vừa giữ được độc lập vừa bảo vệ lãnh thổ. Đã kém mà nhận ra được bản chất vấn đề thì sẽ có lối ra, nhưng nếu đảng cộng sản vẫn giữ nguyên lập trường trước thế nào thì bây giờ vẫn vậy, và sau này cũng vậy, thì sẽ không có biện pháp nào ngoài việc đàm phán song phương, mà bản chất là đầu hàng, cầu hòa để xin được giữ đảng và giữ một phần nào lãnh thổ. Hiện nay chưa rõ đảng định hướng đất nước tới đâu bởi lịch sử cho thấy tất cả các triều đại từng tồn tại ở Việt Nam đều chỉ mang tính độc lập tương đối, nghĩa là độc lập nhưng vẫn quy thuận thiên triều và cống nạp. Có vẻ như đảng đang đặt cửa vào đồng minh ý thức hệ với TQ để hy vọng TQ sẽ nhẹ tay. Hiện nay mối nguy hiểm rõ nhất là chủ nghĩa Đại Hán ở TQ đang trỗi dậy, có đồng minh ý thức hệ hay không có lẽ không quan trọng bằng việc tận dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan để giải quyết các vấn đề nội bộ hiện nay ở TQ.

    Trả lờiXóa
  11. tất cả biện pháp hòa bình .nhưng giặc cứ bắn giết cứ cướp cứ xâm lược thì có biện pháp hòa bình nữa không hỡi bộ trưởng.

    Trả lờiXóa
  12. Đả đảo Trung Quốc xâm lược!
    TỔ QUỐC VIỆT NAM ANH HÙNG MUÔN NĂM!
    ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TOÀN VẸN LÃNH THỔ MUÔN NĂM!

    Trả lờiXóa
  13. Ngoại giao Việt Nam nên đổi tư thế và cả biện pháp khi ngoại giao với Trung Quốc, cách này ko hiệu quả thì ta dùng cách khác chứ cứ kiểu này thì ngoại giao cái quái gì, nó thì cứ bắn giết mà mình thì cứ phản đối...phản đối, bọn trâu bò đó có nghe đâu mà nói! Ngoại giao VN phải nói rõ TQ đã xâm lược biển đảo VN và nên có biện pháp cứng rắn hơn để bảo vệ biển đảo và ngư dân.

    Trả lờiXóa
  14. Lần này những người dân yêu nước xuống đường biểu tình phản đối thằng Tầu khốn nạn, ủng hộ ngư dân để xem nhà nước "vì dân, do dân" có huy động công an bắt bớ, đàn áp hay không. Nếu điều đó xẩy ra thì rõ ràng vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế của ta trên Biển Đông, trong đó có HS, TS đã bị bán đứng.
    Không thể cứ lấy cớ đấu tranh hòa bình, đấu tranh ngoại giao để che đậy mãi sự nhu nhược của mình. Chính sự nhu nhược đó của chính quyền mà thằng Tầu ngày càng coi thường, ngày càng lấn tới.
    Nếu nói đấu tranh ngoại giao thì việc xuống đường biểu tình cũng là một hình thức đấu tranh ngoại giao có hiệu quả - ngoại giao nhân dân.
    Bà con hãy ủng hộ thật đông đảo lời kêu gọi trên. Cách đây 41 năm, đã có "mùa hè đỏ lửa" ở Quảng Trị, nay sẽ lại có "mùa hè đỏ lửa" trên các đường phố VN phản đối bọn Tầu!

    Trả lờiXóa
  15. Cái yếu kém ngoài sức tưởng tượng của Bộ Ngoại Giao ta là quân xâm lược đã chiếm đóng lãnh thổ của ta, bắn giết ngư dân ta diễn ra trong nhiều năm nay nhưng chưa bao giờ BNG ta dám triệu hồi tên đại sứ quán TQ dến BNG ta để phản đối cả. Thế là thế nào???
    Nếu như sự việc nầy xảy ra ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới thì không những tên đại sứ sở tại bị triệu hồi lên BNG để phản đối mà còn có thể bị tống cổ về nước trong vòng 24 tiếng đồng hồ hay thậm chí cút về nước ngay .

    Trả lờiXóa
  16. Ngoại giao nước ta luôn cần những người như cố BT Nguyễn Cơ Thạch .

    Trả lờiXóa
  17. Ông BT Bộ ngoại giao nói có khẩu khí lắm!. Nhưng tiếc thay chỉ là sự lặp lại một cách nhu nhược khiếp sợ, núp dưới cái cớ "đấu tranh bằng mọi biện pháp hòa bình.". Giặc đến tận thềm nhà mà còn rót nước mời chúng uống và xuống giọng năn nỉ chúng thôi đừng cướp nhà tôi?. Thất vọng, thất vọng và thất vọng!

    Trả lờiXóa
  18. gửi a.Minh !
    Ta cứ dùng tất cả ....hòa bình, nhưng cs Tàu không dùngh hòa bình , nó dùng súng anh cứ hòa bình ? nghe đau lòng quá a.Minh ơi !

    Trả lờiXóa