Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

ĐÁ BÙA, ẤN RỞM Ở ĐỀN HÙNG

Báo Thanh Niên hôm nay: 

Đá lạ, ấn lạ ở đền Hùng

17/04/2013 03:10

Một hòn đá với những hình vẽ khó hiểu ngay tại đền Thượng, đền Hùng. Lá phiếu ghi nhận công đức lại có dấu ấn nhân danh vua Hùng. Những vật thể lạ này khiến công chúng đặt câu hỏi về năng lực quản lý. 

Từ hòn đá “trấn yểm” 

Không được đặt như một đồ thờ tự, hòn đá “lạ” nằm ở đền Thượng cũng đã 4 năm nay. Gọi là lạ vì trên đó có nhiều hình vẽ lạ, chữ viết lạ. Thậm chí có người còn cho rằng đây là một bùa trấn yểm. Được đặt ở đền Thượng - nơi linh thiêng - trung tâm của đền Hùng, hòn đá khiến nhiều người đặt câu hỏi. “Đặt hòn đá ở đó thì sao lại không ảnh hưởng? Mà bùa chú gì ở đó, yểm ai, trấn ai?”, PGS-TS Nguyễn Quốc Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo đặt câu hỏi. 

Nhưng chuyện bùa chú không còn là nghi án, bởi ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên Giám đốc Ban Quản lý khu di tích lịch sử đền Hùng đã xác nhận điều đó. Theo ông Khôi, việc đặt bùa này do người trong nước làm, và để tốt cho đền Hùng. 


Phiến đá dùng để trấn yểm tại đền Thượng - Ảnh: Nguyễn Long 

Tuy nhiên những việc tốt lành đâu chưa biết, chỉ rõ ràng rằng sự nguyên vẹn của di tích đền Hùng đã bị xâm hại. Bởi bản thân hòn đá hoàn toàn không phải yếu tố gốc của di tích. Đền Thượng đã được tu bổ năm 2009 và theo thông tin từ Bộ VH-TT-DL thì trong thiết kế (có cả chi tiết nội thất) của đền Thượng không hề có “hạng mục” hòn đá này. 

“Phải làm rõ, việc anh trưng bày, cúng hiện vật được quy định trong quy chế của bản thân di tích như thế nào”, PGS-TS Tuấn đặt câu hỏi. “Nếu có quy chế thì có đúng quy chế không. Nếu chưa có quy chế vì sao anh đặt một hiện vật lạ vào. Tại sao lại có thể đưa vật lạ vào mà không có bất cứ ý kiến của cơ quan chuyên môn vào. Ứng xử với di tích như thế đã tham khảo ý kiến Bộ VH-TT-DL chưa?”.

Theo GS-TS Ngô Đức Thịnh - Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, luật quy định rõ không được làm gì biến dạng di tích. Hòn đá lạ này theo ông đã làm tính chất của di tích khác đi rồi. 

Về thông tin có thể Phú Thọ sẽ tổ chức hội thảo mời các nhà khoa học tham gia thảo luận về hòn đá lạ này, PGS-TS Tuấn cho rằng không nên sa vào tranh luận về hòn đá là gì. Điều quan trọng nhất trong vụ việc này theo ông là ai cho phép đưa vật lạ vào di tích, nếu cho phép thì dựa trên cơ sở pháp lý nào, cơ sở khoa học nào. Thông tin từ Bộ VH-TT-DL chiều qua (16.4) cũng cho biết Cục Di sản đã yêu cầu phía địa phương phải báo cáo cụ thể về trường hợp hòn đá này.

Đến ấn “ban phúc”

Nhưng chuyện lạ ở đền Hùng không chỉ có thế. Khách hành hương đóng tiền công đức tại đền Hùng trong dịp này còn được nhận một chứng nhận lạ. Trên đó là hình một dấu ấn vuông có dòng phụ chú: “Tổ Vương Tứ Phúc - Vua Hùng ban phúc”. Không rõ ai đã cho phép họ “nhân danh” vua Hùng như vậy.


Phiếu ghi công đức tùy tiện xưng danh vua Hùng - Ảnh: Nguyễn Long 

Công đức là một việc làm thể hiện thành tâm muốn đóng góp xây dựng di tích. Thành ý đó đáng được ghi nhận và trong chừng mực nào đó cần tôn vinh. Chính vì thế, các cơ sở thờ tự khác nhau thường có những hình thức đáp lễ người công đức. Ngoài những nơi dùng lộc bánh trái, phiếu ghi công đức cũng là một hình thức ghi nhận công lao như vậy. Nó còn có tác dụng giúp người quản lý quản lý số tiền công đức thập phương. Tuy nhiên, điều đáng nói là sự muôn hình vạn trạng này rất tự phát và không hề có quy định chung từ phía Bộ VH-TT-DL. Việc “xưng danh vua Hùng” như trên, do đó dù rất phản cảm, tuy nhiên không chắc đã phạm luật khi quy định cụ thể về hình thức của một phiếu ghi công đức phải có. 

Cũng nói về quy định và thực hiện quy định pháp luật, việc đưa vật thể lạ vào di tích do vẫn được “lờ” đi trong nhiều năm, không bị phạt nên vẫn tiếp tục. Hòn đá lạ ở đền Hùng chỉ là một trong nhiều ví dụ về các vật thể lạ như thế. 

Chính vì vậy, nếu không siết lại kỷ cương, pháp chế trong lĩnh vực VH-TT-DL, có lẽ sau đá lạ, ấn lạ sẽ còn những vật thể lạ đáng lo khác. 

Người của Bộ VH-TT-DL giới thiệu pháp sư trấn yểm ?
 

Thanh Niên trao đổi qua điện thoại với ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên Giám đốc Ban Quản lý khu di tích lịch sử đền Hùng.

Thưa ông, có phải hòn đá được đặt trong thời kỳ ông công tác tại Ban quản lý không?
 

Hòn đá đó đặt khi tu bổ lại di tích đền Thượng. Khi tu bổ phải làm lễ, các thủ tục tâm linh, pháp sư mới làm được. Khi pháp sư làm, để bảo đảm yên vị thì thấy phải có trấn yểm. Nên cái đó là mình làm chứ không phải nước ngoài yểm.

Người đứng ra trấn yểm có tên là Nguyễn Minh Thông phải không, thưa ông?

 
Ông ấy là pháp sư. Hiện ông này là Giám đốc Trung tâm ứng dụng văn hóa phương Đông. Lúc giới thiệu pháp sư về làm đền Hùng, các anh ở Bộ VH-TT-DL giới thiệu. 


Những người đó giới thiệu ông Thông với tư cách cá nhân hay tư cách của Bộ VH-TT-DL, thưa ông?

 
Không phải tư cách của Bộ nhưng là những người có trách nhiệm, cá nhân cũng là những người có hiểu biết. Ông Thông là người đã giúp xây đền Mẫu rất linh thiêng. Ông còn tìm huyệt đạo để xây đền Lạc Long Quân, phong thủy rất đắc địa.


Đúng là khi xây dựng các công trình, theo tín ngưỡng dân gian thường có các nghi lễ tâm linh. Nhưng vấn đề là hòn đá lại được đặt ở di tích đặc biệt cấp quốc gia. Như vậy nó phải được phép, thưa ông.

 
Đã làm tâm linh thì không thể bày vẽ hết các việc được. Báo chí mình cứ nói lung tung thế thì còn gì là tâm linh nữa. Anh em cứ giở khoa học ra thì còn gì là tâm linh nữa.


Trinh Nguyễn
Nguồn: Thanh Niên

22 nhận xét :

  1. Đang kiếm ăn ngon lành thì mấy ông báo vớ va vớ vĩn vào phá đám. he he he

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sao hòn đá lại có nhiều cờ Hitle vậy? Tôi chưa cần xem họ yểm gì lợi hại mê tín dị đoan đã sai, lại thêm cờ Hít le rõ là không thể chấp nhận,

      Xóa
    2. Trấn yểm đẩy nền kinh tế nước nhà lao đao đấy mà , xăng dầu lên xuống thất thường ,phe nhóm đấu đá ,dân đen ngày càng khổ.....

      Xóa
    3. Chân Không cư sỹlúc 18:36 17 tháng 4, 2013

      Đừng vội báng bổ vậy.
      Cái đó không phải CHỮ THẬP NGOẶC của Hitle đâu.
      Đấy là chữ VẠN của Phật giáo đấy.
      Nhưng trên hòn đá đó có đủ cả chiêm tinh cả bùa chú...
      Nó là bùa trấn yểm của HỔ LỐN GIÁO đấy.
      Nó là sản phẩm của sự khủng hoảng niềm tin.

      Xóa
    4. Xin được đồng tình với bác Chân Không cư sỹ: "nó là sản phẩm của sự khủng hoảng niềm tin". Em nghĩ khi xã hội khủng hoảng niềm tin thì nhiều người lăng xăng lo hãi chạy đi cầu cạnh khắp nơi, thực hiện những việc cúng thờ lung tung mà lòng vẫn bất an.

      Nhưng cũng chính trong thời khủng hoảng này mà có một số người khác tỏ ra năng nổ hăng hái nhất, tự mãn một cách ngạo mạn nhất, và cũng có vẻ 'thành công' nhất, đó là những kẻ lấy Tiền làm lẽ sống, những kẻ "theo đạo thờ Tiền". Bây giờ trong xã hội mình đồng tiền hầu như lên ngôi tối thượng, cái gì cũng tiền cả, cái gì cũng mua bán cả: mua chức mua quyền mua bằng mua cấp; bán danh dự bán nhân phẩm bán thân xá bán linh hồn...

      Thành ra em nghĩ cái thuốc chữa tận gốc cho đất nước chúng ta hôm nay không chỉ đơn giản là các giải pháp kinh tế hay chính trị... mà còn phải là Văn Hóa theo nghĩa rộng và sâu nhất của từ này, bao gồm cả triết lý, tôn giáo. Một thử thách rất lớn, nhưng mình cũng có thể tự an ủi rằng "âm chí trung hữu dương căn", rằng "dịch cùng tất biến": thời điểm xuống đến tận đáy thì cũng chính là thời điểm đầy tiềm năng xuất hiện lối thoát mới để vươn lên tầm cao hơn xưa.

      Xóa
  2. Ông Khôi nói do có hòn đá làm bùa trấn yên này mà Phú Thọ nói riêng và VN nói chung bấy lâu nay mới được an bình, kinh tế phát triển, xã hội văn minh. Ủa. Là người CS mà ông ta nói thế thì đuổi ông ấy ra khỏi đảng luôn. Đảng ta vô thần mà, và vì có sự lãnh đạo của đảng ta mà đất nước mới phát triển nhu hôm nay chứ. Ông ta phủ nhận sự lãnh đạo của đảng rồi. Và vì thế bỏ điwwù bốn đi là được.

    Trả lờiXóa
  3. Vứt mẹ nó đi cho khuất mắt. Hội nghị, hội thảo, tranh luận làm gì cho mệt!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chớ vất. Hooij thảo này em cũng kiếm cỡ trăm triệu. sao vất đi nhẹ vậy.

      Xóa
  4. Đám phù thủy bắt đầu tác oai tác quái rồi! Thật giống phim kinh dị!

    Trả lờiXóa
  5. Phó thường dânlúc 14:14 17 tháng 4, 2013

    Nên phong cho ô. Nguyễn Minh Thông là pháp sư QG cho hợp pháp.
    Mấy anh như Nguyễn tiến Khôi thật quá lộng hành, làm loạn kỉ cương mà UBND Tỉnh Phú Thọ, Bộ VH-TH&DL cũng không biết đường đâu mà xử lý .

    Trả lờiXóa
  6. Hòn đá Trấn yểm là phản khoa học
    Ấn giả danh vua Hùng là gian trá
    Tổ chức UNESCO nên biết điều này để xem xét việc cấp bằng di sản có thỏa đáng không?

    Trả lờiXóa
  7. Giờ thật sự mình mới nghe đến cái này

    Trả lờiXóa
  8. ... các cơ sở thờ tự khác nhau thường có những hình thức đáp lễ người công đức. Ngoài những nơi dùng lộc bánh trái, phiếu ghi công đức cũng là một hình thức ghi nhận công lao như vậy. Nó còn có tác dụng giúp người quản lý quản lý số tiền công đức thập phương. Tuy nhiên, điều đáng nói là sự muôn hình vạn trạng này rất tự phát và không hề có quy định chung từ phía Bộ VH-TT-DL. Việc “xưng danh vua Hùng” như trên, do đó dù rất phản cảm, tuy nhiên không chắc đã phạm luật khi quy định cụ thể về hình thức của một phiếu ghi công đức phải có.

    Vế cuối của câu cuối trong đoạn trên có lẽ tác giả hay biên tập bài báo đã có sơ sót gì đây, nên tối nghĩa quá. Theo mạch văn, tôi hiểu tác giả lập luận rằng "khó mà qui cho những bản ghi công đức trên đây là phạm luật, vì thực tế là Bộ VH-TT-DL chưa ban hành qui định nào cả".

    Hiểu như thế thì tôi thấy đây là một bất cập mà Bộ cần sửa chữa gấp, vì việc "ghi công đức" như trên đã có hiện tượng tràn lan ở nhiều nơi và nhất là có hơi hướng của sự trục lợi, "buôn thần bán thánh". Những di tích văn hóa hay nơi thờ tự tôn giáo có nhiều cách để ghi ân công đức của bá tánh, sao cho việc ghi ân ấy nêu bật tấm gương cao thượng và sự đóng góp vô vị lợi, chứ nếu là một hình thức hứa hẹn cách lừa phỉnh để bán ân phúc, bán may mắn... thì hỏng rồi. Vụ Khai ấn Đền Trần cũng là một hình thức "ghi công đức" sai lệch nhằm trục lợi đó thôi!

    Trả lờiXóa

  9. Chủ nghĩa cộng sản là vô thần sao bây giời lại mê tín dị đoan quá vậy?
    Phải vứt ngay hoàn đá đi! đừng hội họp, bàn cãi tốn tiền thuế của Dân!

    Trả lờiXóa
  10. "Đã làm tâm linh thì không thể bày vẽ hết các việc được. Báo chí mình cứ nói lung tung thế thì còn gì là tâm linh nữa. Anh em cứ giở khoa học ra thì còn gì là tâm linh nữa."

    Bộ Văn Hóa nghĩ sao về câu nói của Nguyễn Tiến Khôi ??? Hay cũng Rứa !!!

    Trả lờiXóa
  11. Viên gạch có bùa chú của quân Nguyên, đá trấn yểm của "đạo sỹ" Việt, toàn những thứ nhảm nhí, u mê, tăm tối. Thế mà nó lại được làm ở cấp chính quyền là UB tỉnh Phú Thọ và Bộ Văn hoá. Lại bảo từ ngày đặt hòn đá thì tỉnh Phú Thọ hưng thịnh lên, tiến tới sẽ lan ra cả nước? Thật là trò lừa trơ tráo.
    Nhưng tại sao nó vẫn tồn tại? Là vì gần đây cuộc sống quá nhiều bất an, dân tình hoang mang, lòng người ly tán, từ dân đến quan chẳng biết bám víu vào đâu.
    Để giải toả những thứ mê ám trên, nếu cho phép, tôi xin là người đập cái hòn gạch Tàu có bùa chú quân Nguyên kia. Cả cái hòn đá "trấn yểm", nếu cho phép, tôi cũng đập luôn. Đập rồi đốt xem có ma quỷ nào sống nổi trong đó không? Tôi đã từng làm những việc tương tự như thế để phá bỏ sự mê tín trong gia đình. Cho nên tôi không xá gì mà không dám làm việc đó vì đất nước. Chỉ có điều trong tình hình này, tôi mà động đến anh Tàu khựa và những người có chức có quyền thì sau đó nếu tôi có bị tông xe, bị "sốc thuốc", bị "say rượu ngã xuống mương" thì xin mọi người đấu tranh để làm rõ sự thật. Gì chứ chắc chắn không phải hòn gạch của quân Nguyên, hòn đá của "đạo sỹ" Việt làm hại. Chắc chắn là như thế.
    Mời bà con đọc thêm câu chuyện dưới đây (thuật gọn, bỏ một số chi tiết).

    CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
    (Hay chuyện về Ngô Tử Văn diệt trừ hung thần)

    Ngô Tử Văn người huyện Yên Dũng, tính khảng khái, được người trong vùng khen ngợi. Trong làng trước có một tòa đền linh ứng lắm. Cuối đời Hồ, quân Ngô sang cướp phá, một bộ tướng của Mộc Thạnh tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu ma tác oai tác quái dân lành. Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội chay sạch, khấn trời rồi châm lửa đốt đền.
    Về nhà, chàng thấy đầu lảo đảo, bụng run run rồi lên cơn sốt. Trong khi sốt, chàng thấy một người đầu đội mũ trụ, nói năng, quần áo rất giống người phương Bắc, đến đòi trả lại tòa đền. Tử Văn mặc kệ, cứ ngồi ngất ngưởng khiến người kia tức giận, phất áo bỏ đi.
    Chiều tối có một ông già đến trước thềm vái rằng:
    – Tôi là Thổ thần ở đây, xin tỏ lời mừng vì việc làm của thầy.
    Rồi ông già bảo:
    – Tôi chết về việc cần vương đời vua Lý Nam Đế mà được phong ở đây. Còn người ban nãy là viên tướng bại trận của Bắc triều. Chính nó chiếm đền của tôi. Phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả.
    Tử Văn nói:
    – Sao ngài không kiện hắn?
    Ông già chau mặt:
    – Tôi đã định thưa kiện, nhưng những kẻ giữ đền miếu gần quanh vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả.
    Tử Văn nói:
    – Hắn có thể gieo vạ cho tôi không?
    – Hắn quyết chống chọi với nhà thầy, hiện đã kiện thầy ở minh ty. Tôi lén đến đây báo cho nhà thầy biết để mà liệu.
    Lại dặn Tử Văn:
    – Hễ minh ty tra hỏi, thầy cứ xin tư giấy đến đền Tản Viên, tôi sẽ chứng thực.
    Đến đêm, bệnh Tử Văn nặng thêm, rồi thấy hai tên quỷ sứ đến bắt đi. Đi độ nửa ngày đến một dinh tòa rất lớn. Hai quỷ nói với người canh cổng. Người canh cổng đi vào một lúc rồi ra truyền rằng:
    – Tội sâu ác nặng, không được khoan giảm!
    Nói rồi ra hiệu cho hai giải Tử Văn đi về phía bắc. Tử Văn thấy một con sông lớn, trên có một cái cầu dài, gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương. Hai bên cầu có đến mấy vạn quỷ dạ xoa mắt xanh tóc đỏ hình dáng nanh ác. Tử Văn kêu to:
    – Ta là một kẻ sĩ ngay thẳng, không có tội lỗi gì!
    Chợt trên điện có lời truyền xuống:
    – Tên này bướng bỉnh, nếu không phán rõ, vị tất nó đã phục tội.
    Bèn sai dẫn Tử Văn vào. Tử Văn thấy người đội mũ trụ đương kêu cầu ở sân. Diêm vương mắng Tử Văn:
    – Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo?
    Tử Văn bèn tâu trình đầu đuôi, lời lẽ rất cứng cỏi. Rồi Tử Văn và người đội mũ trụ tranh cãi, mãi vẫn chưa phân phải trái, nhưng Diêm Vương vì thế cũng sinh nghi. Lập tức sai người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. Sai nhân về tâu, nhất nhất đúng với lời Tử Văn. Vương cả giận, sai bỏ người đội mũ trụ vào ngục.
    Vương sai lính đưa Tử Văn về. Chàng về đến nhà mới biết mình chết đã được hai ngày. Nhân đem những việc đã qua kể cho mọi người, ai cũng kinh hãi. Người làng bèn dựng lại một tòa đền mới. Còn ngôi mộ của tên tướng Tàu thì tự dưng bật tung lên, hài cốt tan tành như cám.
    (Theo Nguyễn Dữ, “Truyền kì mạn lục”)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "... tại sao nó vẫn tồn tại? Là vì gần đây cuộc sống quá nhiều bất an, dân tình hoang mang, lòng người ly tán, từ dân đến quan chẳng biết bám víu vào đâu."

      Rất thích phản hồi và câu chuyện kể của bác Đào Tiến Thi. Vâng, chí mình thành, lòng mình ngay thẳng, vững niềm tin vào cái Đạo tốt lành của Trời Đất thì chẳng có quỉ ma hay ác thần nào hại được mình cả.

      Cái vụ hòn gạch nền ghi chữ Tàu gì đấy, đúng sai chưa cần biết, điều quan trọng là: cứ cho rằng các ông tin đó là bùa yểm của phương Bắc thì cách giải quyết bất minh ám muội của các ông chắc chắn chỉ làm xấu thêm chứ chẳng tốt lành gì cho đất nước. Chỉ có thể đẩy lùi cái ác xấu bằng sự thiện hảo, đẩy lùi các âm mưu thâm độc bằng sự quang minh chính đại, đẩy lùi bóng tối u minh bằng ánh sáng của sự thật.

      Câu chuyện Ngô Tử Văn, theo em, nói lên triết lý sống rất nhân bản của người Việt mình. Thần thánh gì chưa cần biết. Cõi trên cõi dưới gì chưa cần biết. Cái chính là việc ta làm, điều lòng ta hướng tới, có thực sự là phục vụ cho nhân quần nhân sinh, cho hạnh phúc an lành của chính đồng bào đang sống thật chung quanh ta đây không. Đó là thước đo tối thượng!

      Xóa
    2. Đúng đấy, Ha Le ạ. Các cụ còn bảo "Người linh hơn ma quỷ".
      Cảm ơn Ha Le

      Xóa
  12. Đảng CS chủ trương vô thần. Anh Nguyễn Tiến Khôi, anh Nguyễn Xuân Các và nhất là pháp sư Nguyễn Minh Thông cùng các anh nào ở Bộ VH-TT-DL giới thiệu pháp sư, đã liên tục mê tín dị đoan, trục lợi, buôn thần bán thánh thì hoặc là đuổi các anh í ra khỏi đảng CSVN, hoặc đảng CSVN tự tuyên bố từ bỏ lý thuyết CS, giải tán đảng đi cho rồi...

    Trả lờiXóa
  13. bọn quân nguyên trấn yểm "hòn gach".mà non sông vẫn thu về mọt mối ,từ khi đặt hòn đá "Trấn yểm" sao biểu tình chống chiếm đất lắm thế ?

    Trả lờiXóa
  14. Cái hòn đálúc đem vào thì không ai biết, bây giờ vỡ lỡ thì chờ hội thảo, hội họp ... hòn đá nếu là gì đi nữa thì để chổ khác chứ không được để ở đây, hiện tượng buôn thần bán thánh ở khu di tích nầy rõ ràng quá rồi, lộn tùng phèo hết rồi. Các Vua Hùng chắc là buồn lắm !!!

    Trả lờiXóa
  15. Ông Khôi nói: Do có hòn đá làm bùa trấn yên này mà Phú Thọ nói riêng và VN nói chung bấy lâu nay mới được an bình, kinh tế phát triển, xã hội văn minh. Thế thì ghi hòn đá này vào điều 4 của hiến pháp mới thay cho ĐCS là hợp lý rồi.

    Trả lờiXóa