Ngày 19/04, tức ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, nghi thức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng đã diễn ra tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ. Trước đó vào tối 13/04, tức mồng 4 tháng 3 Âm lịch, UBND tỉnh Phú Thọ đã chính thức đón Bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nhưng thay vì bảo tồn tín ngưỡng thờ cúng vô cùng thiêng liêng
này đối với người dân Việt Nam, thì các nhà quản lý Đền Hùng lại đưa vào
di tích này những thứ hoàn toàn không có một cơ sở lịch sử nào, như "vụ
hòn đá lạ" đang gây nhiều tranh cãi trong những ngày qua, mà theo lời
tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện khi trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, đó là mà
một sự « hỗn loạn về tâm linh », toàn là những sự bịa đặt.
Bên cạnh sự quản lý lỏng lẻo các di tích như Đền Hùng, cách hành xử của một bộ phận người dân Việt Nam đối với những nơi thờ tự thiêng liêng như vậy cũng đã gây bất bình dư luận. Báo chí trong nước mấy ngày qua đã đưa lên nhiều hình ảnh hàng quán, dịch vụ loạn xạ đón khách vào Đền Hùng, bày bán đủ thứ, thượng vàng hạ cám, từ hàng giải khát, cơm cháo, bún phở, bánh kẹo, quần áo, giầy dép, hàng gia dụng, cho đến cây cảnh, măng chua, điếu cày..., thậm chí dọc hai bên đường còn bày bán cả thịt gia súc.
Bên cạnh sự quản lý lỏng lẻo các di tích như Đền Hùng, cách hành xử của một bộ phận người dân Việt Nam đối với những nơi thờ tự thiêng liêng như vậy cũng đã gây bất bình dư luận. Báo chí trong nước mấy ngày qua đã đưa lên nhiều hình ảnh hàng quán, dịch vụ loạn xạ đón khách vào Đền Hùng, bày bán đủ thứ, thượng vàng hạ cám, từ hàng giải khát, cơm cháo, bún phở, bánh kẹo, quần áo, giầy dép, hàng gia dụng, cho đến cây cảnh, măng chua, điếu cày..., thậm chí dọc hai bên đường còn bày bán cả thịt gia súc.
Về "dịch vụ", thì kinh tởm nhất là các khu nhà vệ sinh do người dân dựng lên hai bên đường để tranh thủ kiếm thêm trong những ngày lễ. Những khu nhà này được che chắn tạm bợ, quây bằng bạt, nilông, không có khu xả thải… trông rất mất vệ sinh và phản cảm.
Nhiều người dân còn đua nhau rải tiền ở Đền Hùng, thậm chí ném tiền vào tượng một cách vô ý thức. Theo báo chí trong nước thì việc rải tiền lẻ tại những nơi thờ cúng tín ngưỡng đang trở nên phổ biến một cách đáng báo động về ý thức văn hóa của một bộ phận người dân Việt Nam.
«Thượng bất chính, hạ tắc loạn », khi chính quyền làm không đúng thì người dân cũng làm bậy theo là lẽ đương đương nhiên. Nói như tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, những người quản lý những khu di tích đó phải là những người hiểu biết về lịch sử và văn hóa, mà còn là những người có « một tấm lòng rất thành kính » và một cái « tâm rất thuần khiết » để bảo đảm cho những lễ hội, những cuộc cúng tế diễn ra đúng quy củ, truyền thống, cũng như để có thể cưỡng lại được những cám dỗ vật chất làm dung tục hóa những nghi lễ này.
Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện.
RFI : Xin kính chào tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện. Trước hết xin ông nhắc lại sơ qua về vụ «hòn đá lạ» ở Đền Hùng ?
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện : Trong những ngày qua, báo chí và dư luận, nhất là cư dân mạng đã bàn luận rất sôi sôi nổi về tảng đá « đạo bùa », đã được đặt tại Đền Thượng, tức là di tích kiến trúc quan trọng nhất ở khu vực di tích Đền Hùng, nơi thờ quốc tổ của người Việt Nam.
Khi câu chuyện được phát giác thì người ta mới biết là hòn đá này được đưa vào Đền Hùng từ năm 2009, thời ông Nguyễn Tiến Khôi, giám đốc khu di tích lịch sử Đền Hùng. Qua trả lời phỏng vấn của ông Khôi với báo chí trong nước, thì vào đầu năm 2009, ( ban quản lý ) Đền Hùng tiến hành tu sửa và trong khi đào đất móng nhà thì thấy có một viên gạch, mà trên đó có những văn tự nói về việc « xóa sổ » Đền Hùng. Ông ấy cho rằng đó là những bùa của giặc Nguyên Mông khi sang xâm lược Việt Nam đã yểm vào đó.
Sự việc đã được báo cáo lên cấp tỉnh, mà ở đây chính là bí thư tỉnh uỷ Nguyễn Hữu Điền. Ông Điền cũng chính là người đã đi tìm long mạch để xây Đền Âu Cơ. Sự việc sau đó được báo cáo lên Bộ Văn hóa. Bộ Văn hóa đã môi giới để tìm đến một đại tá quân đội, tên là Nguyễn Minh Thông, một người có nghiên cứu về huyền thuật phương Đông. Chính ông Thông là người chủ trì việc đưa ra một cái bùa để trấn trị bùa mà phương Bắc đã yểm vào Đền Hùng.
Lúc chúng tôi có được bức ảnh chụp 2 mặt của viên đá đó, thì chúng tôi chỉ nghĩ đây là một cái bùa lành, tức là bùa để cầu phúc, giải tai họa thôi, chứ chưa nghĩ đây là một bùa trấn yểm. Nhưng tự ông Khôi đã tiết lộ rằng đây là bùa trấn yểm lại bùa của phương Bắc. Câu chuyện ngày càng lớn và không chỉ liên quan đến di tích Đền Hùng, mà còn liên quan đến UBND tỉnh và tỉnh uỷ Phú Thọ, cũng như đến Bộ Thể thao,Văn hóa và Du lịch Việt Nam.
RFI: Thưa ông, xét về thủ tục, thẩm quyền, thì họ có quyền đặt những tảng đá như vậy ở một di tích linh thiêng như Đền Hùng ?
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện: Tín ngưỡng thờ đá, thờ cây là tín ngưỡng nguyên thủy và đã có ở khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Việt Nam. Tại khu vực Đền Hùng, gốc xa xưa của nó cũng là những tín ngưỡng nguyên thủy thờ thần núi và thờ đá. Nhưng trong các huyền tích dày đặt chung quanh tỉnh Phú Thọ và khu vực lân cận, thì chúng ta không thấy một hòn đá nào mang dáng nét như vậy và đây là hiện vật được bịa đặt về sau.
Khi tìm hiểu về tảng đá này thì chúng tôi thấy trên đó có cả dấu ấn « Tổ Vương Tích Phúc », là một cái ấn bịa đặt của tỉnh Phú Thọ, có cả những dòng chữ Phạn, rồi dòng chữ Hán « Bách Giải Tiêu Tai Phù », rồi cả trận đồ theo kiểu Khổng Minh Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. Đó là một cái bùa hỗn loạn về mặt tâm linh, một hiện vật bịa đặt về sau, hoàn toàn mới, không có trong hồ sơ di tích Đền Hùng.
Bất cứ người nào quản lý văn hóa, kể cả quản lý hành chính, như ở UBND tỉnh, đều phải hiểu là đưa vào một di tích thuần Việt như Đền Hùng là một điều dứt khoát không được phép.
RFI: Ông có thể hiểu được động cơ của những người làm như vậy không ? Phải chăng đó là nhằm thỏa mãn nhu cầu mê tín của khá nhiều quan chức hiện nay, hay đây là cách để kiếm tiền ?
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện : Tôi chưa nghĩ việc đặt đá bùa ở đó là nhằm mục đích kiếm lợi, nhưng ở đây có một điều đáng báo động về não trạng của những nhà quản lý văn hóa Việt Nam hiện nay : cái gì cũng muốn thổi phồng lên, cái gì cũng làm cho sai lạc đi, làm cho nó hoành tráng lên, làm cho nó đi xa với truyền thống. Không chỉ Đền Hùng, mà nhiều nơi khác cũng như thế, ví dụ như Đền Trần ở Nam Định, Đền Trần ở Thái Bình và một loạt các nơi khác. Có những nơi họ bịa ra những câu chuyện, những sự tích mới, đặt ra những vật linh, hiện vật không hề có trong sử sách, hoặc là nhằm mục đích thỏa mãn một nhu cầu về tâm linh cho riêng cá nhân, gia đình hoặc dòng họ mình, hoặc có nơi bịa đặt ra những thứ đó để cầu lợi, kiếm tiền.
Chúng tôi cũng phát hiện là ở Đền Hùng, trên các tờ phiếu ghi công đức do bản quản lý phát, có ghi một cái ấn và trên ấn đó có hàng chữ Tổ Vương Tứ Phúc. Những chữ này viết không đúng, đã thế họ lại phiên âm ra là Vua Hùng ban phúc, mà ghi bên dưới đây là dấu ấn thời Hồng Đức truy phong cho vua Hùng ! Một việc làm bậy bạ hết sức, một sự bịa đặt nhạo báng tổ tiên, nhạo báng vua Hùng, lường gạt nhân dân, lợi dụng tín ngưỡng vua Hùng kiếm chác. Tôi cho rằng đó là một việc làm phi đạo đức và rất là đáng trách, nhất là lại được thực hiện bởi một cơ quan văn hóa. Ban quản lý khu di tích Đền Hùng được xem như là một ông thủ từ của một ngôi Đền quốc tổ mà lại làm một cái việc bậy bạ như thế, rất đáng lên án. Nếu được quyền, người dân địa phương sẽ truất quyền thủ từ Đền Hùng của ban quản lý đó.
RFI : Theo ông, để tránh những trường hợp như vậy, việc quản lý những di tích lịch sử có tính chất thờ tự như Đền Hùng nên được giao cho cơ quan nào?
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện : Từ ngàn xưa, những ngôi đền có tính chất thờ phượng những nhân vậtanh hùng dân tộc được gọi là những ngôi đền quốc tế. Quốc tế đây có nghĩa là những nơi tế lễ cấp Nhà nước, tức là nơi mà đại diện của Nhà nước phải đến đó để tế lễ hàng năm. Dân ở đó bao giờ cũng là những người giữa các việc thờ cúng đó và theo truyền thống, được Nhà nước đặt riêng ra, gọi là dân tạo lệ, tức là dân ở xã đó hay vùng đó được miễn hoàn toàn việc phu phen tạp dịch hoặc miễn mọt số thuế khóa để tập trung vào việc chăm lo ruộng đất ở đó để lấy hoa lợi chi dùng vào việc tế lễ hàng năm. Tế lễ bằng vật phẩm gì, nghi thức như thế nào đều được quy định một cách rất chặt chẽ.
Còn hiện giờ, những di tích như thế giao cho địa phương là hợp lý và đúng với truyền thống nhất, tức là mô hình như hiện nay là đúng rồi. Nhưng ban quản lý các di tích đó trước hết phải là những người hiểu biết về lịch sử văn hóa và phải là những người có tấm lòng rất thành kính và một cái tâm thuần khiết thì mới có thể duy trì các lễ hội hoặc là các cuộc cúng tế hàng năm được đúng quy củ. Phải có một tấm lòng như thế nào thì mới có đủ bản lĩnh để từ chối những cám dỗ về vật chất do sự nổi tiếng của những ngôi đền mà họ quản lý đưa.
Ví dụ như tỉnh Nam Định, phường Lộc Vượng không có cái tâm như thế, cho nên không thể từ chối những món lợi béo bở từ việc phát ấn Đền Trần. Dẫu họ biết làm thế là sai, là lừa gạt nhân dân, nhưng họ vẫn cứ làm. Thế thì, đòi hỏi những người quản lý có được cái tâm, có tấm lòng, có sự hiểu biết về các di tích như thế là một việc tương đối khó, nhưng không phải là không có những người như thế, nhất là đối với những di tích quan trọng cấp quốc gia, được nhiều người đến thăm viếng như Đền Hùng.
RFI : Xin cám ơn tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện.
Nguồn: RFI Việt ngữ.
Tại sao không cho xem hình ảnh cục gạch lạ do quân Nguyên Mông yểm để mọi người biết hình dáng ra sao?
Trả lờiXóaHay là không có cục gạch lạ này mà thật ra hòn đá lạ này được đặt vào vì một âm mưu hay lý do mờ ám nào đó mà tỉnh Phú Thọ cứ dấu diếm, giải thích loanh quanh?
Ai là người chỉ đạo vẽ lá bùa trấn yểm này?
Trả lờiXóaCó lẽ nào tỉnh ủy Phú Thọ và Bộ Văn hóa lại đồng ý làm việc này?
Các ông là cộng sản Mác Lê mà lại đi tin những chuyện mà các ông hay gọi là mê tín dị đoan này à?
Loạn thật rồi bác Trọng ơi, bác về mà xem cộng sản Phú Thọ đặt bùa mê tín dị đoan vào đền Hùng kìa. Lại thêm một bọn thoái hóa biến chất từ Bộ văn hóa đến tỉnh ủy Phú Thọ và bộ phận này có lẽ là không nhỏ đâu bác Trọng ạ.
Bọn tỉnh ủy Phú Thọ thực chất là bọn ngu dốt, mê tín. Muốn xã hội tốt đẹp, gia đình hạnh phúc thì đừng có cướp đất, tham nhũng, không mua quan bán chức, tôn trọng nhân quyền thì không có ai có thể yểm bùa và không có thứ bùa nào hại được cã. Việc các cơ quan chức năng im lặng hay hùa theo mấy tay tỉnh ủy Phú Thọ này chứng tõ họ cũng là đám bất tài, vô dụng cã, hãy từ chức đi, phí tiền thuế dân nuôi mấy ông.
Trả lờiXóaChúng tôi hoàn toàn nhất trí và ủng hộ Ts NXD : KHÔNG MỘT AI CÓ QUYỀN ĐẶT HÒN ĐÁ BÙA VÀO ĐỀN HÙNG .
Trả lờiXóaTri thức văn hóa nền
Trả lờiXóaXin cảm ơn bác Diện về bài trả lời phỏng vấn đấy đủ ý nghĩa và rõ ràng về quan điểm. Có nhiều tri thức rất quý về truyền thống tế tự từ lịch sử. (Điểm mạnh và ý nghĩa công việc của Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện và Viện Hán-Nôm.)
Chi tiết sau là hoàn toàn sai: “ghi bên dưới đây là dấu ấn thời Hồng Đức truy phong cho vua Hùng”.
Theo tôi biết, vua các triều đại cũ chỉ được “phong thần” cho các nhân vật có công trạng trong dân gian ở các địa phương; những việc này được làm rất nghiêm cẩn và nhiều đình chùa đã lưu giữ các “đạo sắc phong” như di sản văn hóa quan trọng của địa phương. Các vua Hùng được nhân dân tôn kính gọi là “Quốc tổ” và hằng niên thờ phụng thì các triều đại sau không thể đủ tư cách “truy phong” được!
Thân mến.
Các bác từ từ tỉnh Phú Thọ đang mở hội thảo có nên đem hòn đá lạ ra khỏi đền Hùng không.
Trả lờiXóaBây giờ niềm tin của dân chúng bị mất, nên quí vị chức sắc tha hồ bịa đặt chuyện mê tín dị đoan để kiếm lợi. Đó là hậu quả của việc "Trăm năm trồng người", xã hội suy đồi, làm ác hay gây tội ác rồi đi cúng tiền, nhét tiền để hối lộ cả thần thánh, chẳng cần tới rằm tháng bảy mới cúng vàng mã (tiền giả)!
Trả lờiXóaCàng tội lỗi càng xây đền thờ...cho gia đình giòng tộc mình cho lớn, thậm chí còn đưa ảnh, muốn leo lên ngồi ngang hàng với thần thánh nữa!
Chưa cần xem, mới chỉ đọc tiêu đề đã thấy nó hợp với ý mọi người rồi.
Trả lờiXóaĐúng, tuyệt đối đúng : Không một ai, kể cả ông Tổng BT đảng cầm quyền và ông Chủ tịch nước, ông Thủ tướng, Chủ tịch QH, cũng không có quyền, không được phép đặt một đạo bùa nào đó ở đền Hùng ! (kể cả bùa tốt)
Sao mà nước ta nhăng nhố, tầm bậy quá trời rồi. Bây giờ xã hội rối beng quá trời, như quân hồi vô phèng rồi! Đến cả các quan chức cấp cao cũng thi nhau làm những việc tầm bậy, bừa bãi, như rắn không đầu...
Trò chấn yểm này là để Phú Thọ nhanh được sát nhập về Hà Nội.Bề trên còn liên kết với nhau bán đất lấy tiền chạy giặc Nguên Mông.
Trả lờiXóaTheo tôi, những cái đang cần bùa yểm là: tham nhũng - quan tham, mua quan - bán chức, coi thường trí thức, khiếp nhược trước Trung cộng, pháp luật không nghiêm... Bây giờ người Dân VN đang cần một loại bùa yểm cho hết bọn cường hào ác bá ức hiếp dân lành, các ngươi có tìm được không???
Trả lờiXóaTôi, các bạn của tôi và các bạn của các bạn tôi muốn đặt đá ở Đền Hùng để cầu mong những điều tốt đẹp cho đất nước.
Trả lờiXóaLiệu ai cũng có thể làm như vậy không Bác Tễu ! Lúc đó Đền Hùng sẽ ra sao ?
Tôi chưa thấy TS Diện nói về hình khối của hoàn đá này. Hình khối là một yếu tố Rất quan trọng trong Phong Thủy. Theo tôi thì viên đá hình "lưỡi bò".
Trả lờiXóaHòn đá này thuộc loại "Lý lịch không rõ ràng".
Trả lờiXóaMột cục đá vẽ mù mờ hỗn loạn nằm chình ình ngay đền thờ Quốc Tổ mà không ai dám đụng tới? Chắc phải có lý do ám muội nên các ông quan tỉnh, quan văn hóa cứ nói quanh quẩn cù cưa hy vọng để lâu cứt trâu ra bùn, và cục đá ma sẽ vẫn ở đền để phục vụ cho mục đích riêng của ai đó?
Trả lờiXóaCục gạch đời Nguyên gói bằng giấy bạc biến đâu rồi sao không đem ra đối chứng? Nếu không dám có bằng chứng để đối chứng tức là nói láo, đơn giản thôi, nhưng tại sao lại phải nói láo? Bên trong cục đá có máy móc gì không?
Mấy cục đá bùa này đã phát huy uy lực rất tốt vì hiện không ai dám gỡ bỏ !
Trả lờiXóaVất ngay cái hòn đá quái đản ấy đi. Kỉ luật ngay những kẻ mang nó vào.
Trả lờiXóaKhông biết việc này đã báo cáo thủ tướng & xin ý kiến chỉ đạo giải quyết hòn đã này chưa bác Diện Ý kiến đồng chí X thế nào??
Trả lờiXóaCẩn thận không hòn đấ này là do bọn "tầu khựa" yểm để cho đất nước ta kinh tế suy kiệt, biển đông nổi sóng, tham nhũng hoành hành, đạo đức xuống cấp - Nguy lắm thay
Trả lờiXóa