Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

CHÍNH PHỦ KIẾN NGHỊ: QUYỀN LẬP HIẾN THUỘC VỀ NHÂN DÂN

Chính phủ kiến nghị: Quyền lập hiến thuộc về nhân dân


VNN - Về các nội dung liên quan đến quyền lập hiến của nhân dân, Chính phủ cho rằng cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân.

>> Hành pháp cần độc lập tương đối với lập pháp/ Viết điều 4 ngắn gọn, đúng kỹ thuật lập hiến

Cuộc họp chuyên đề về Hiến pháp (HP) của Chính phủ (CP) do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì có kiến nghị nhiều nội dung quan trọng.

Nhân dân thông qua Hiến pháp

Về các nội dung liên quan đến quyền lập hiến của nhân dân, CP cho rằng cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân, gồm quyền sáng kiến lập hiến, quyền tham gia góp ý trong quá trình dự thảo HP và cuối cùng là quyền biểu quyết thông qua trưng cầu dân ý.

hiến pháp, quyền lập hiến, trưng cầu dân ý, thu hồi đất
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp góp ý dự thảo báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Ảnh: TTXVN

Trên tinh thần đó, bên cạnh phần khẳng định nhân dân thông qua và thi hành HP ở Lời nói đầu, các điều khoản liên quan khác trong HP cũng cần được sửa đổi, bổ sung tương ứng. Điều 30 (dự thảo hiện tại ghi “công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”) cần được sửa lại, cụ thể hơn: “Công dân có quyền biểu quyết về HP và các việc trọng đại của quốc gia. Trình tự, thủ tục, giá trị hiệu lực của trưng cầu ý dân do luật định”.

Các điều khoản khác quy định về quyền lập hiến, lập pháp cần sửa lại theo hướng QH là cơ quan thực hiện quyền lập pháp (quyết định thông qua luật), còn nhân dân mới là chủ thể của quyền lập hiến. Trong lập hiến, QH có vai trò quan trọng khi đề xuất sửa đổi, bổ sung HP, trong soạn thảo và cũng là cơ quan thông qua HP trước khi đưa ra nhân dân biểu quyết. Nhưng QH không phải là cơ quan lập hiến theo nghĩa quyết định cuối cùng về thông qua HP. Quyền ấy phải ở nơi dân.

Tuy thống nhất việc đưa quy định trưng cầu dân ý về HP vào HP lần này (không áp dụng ngay mà phải để QH ban hành luật Trưng cầu dân ý làm cơ sở cho việc sửa đổi HP sau) nhưng về trình tự, thủ tục (điều 124 dự thảo sửa đổi HP), trong CP lại có ý kiến khác nhau.

10/25 thành viên CP biểu quyết đề nghị quy định: “Dự thảo HP được trưng cầu ý dân sau khi QH thông qua với ít nhất 2/3 tổng số đại biểu QH biểu quyết tán thành. Trình tự, thủ tục trưng cầu ý dân do luật định”. Hiến định như vậy hàm ý biểu quyết HP thông qua trưng cầu dân ý là quyền dân chủ trực tiếp cao nhất, là quyền đương nhiên. Qua đó HP bảo đảm vị trí tối thượng trong đời sống XH.

Ý kiến khác, cũng không quá bán, thuộc về 12/25 thành viên CP biểu quyết, thống nhất như dự thảo: “Việc trưng cầu ý dân về HP do QH quyết định”. 

“Theo quy định của luật” chứ không phải “pháp luật” 

Ngoài các nội dung trên, CP còn có những kiến nghị HP rất tiến bộ về quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân. CP cho rằng cần ghi nhận nguyên tắc các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được bảo đảm thực hiện bằng luật và cũng chỉ có thể bị hạn chế bằng luật.

Trên tinh thần đó, khoản 2 điều 15 dự thảo sửa đổi HP cần giới hạn hẹp hơn nữa căn cứ giới hạn quyền, thành: “Quyền con người, quyền cơ bản của công dân chỉ có thể bị giới hạn bằng luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia và sức khỏe của cộng đồng”. Khác với dự thảo, có thêm hai trường hợp “trật tự, an toàn xã hội”, “đạo đức xã hội” và không có “bằng luật”.

Tương tự, CP đề nghị thay thế cụm từ “theo quy định của pháp luật” thành “theo quy định của luật” ở nhiều quyền cơ bản quan trọng. Bao gồm: Quyền bí mật thư tín (điều 23); quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước (điều 24); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (điều 26); quyền bảo hộ về sở hữu tư nhân, quyền thừa kế (Điều 33)... 

Ý kiến khác nhau về thu hồi đất 

CP cũng có kiến nghị rất đáng chú ý liên quan đến thu hồi đấtquyền sử dụng đất. Cụ thể, khoản 3 điều 56 dự thảo sửa đổi HP quy định Nhà nước trưng mua, trưng dụng có bồi thường “theo giá thị trường” với tài sản của công dân. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản, thì khoản 3 điều 58 dự thảo lại quy định Nhà nước thu hồi “có bồi thường theo quy định của pháp luật”.

CP cho rằng quy định như vậy là không rõ ràng và mâu thuẫn với nhau. Vì vậy cần sửa đổi theo hướng Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản, hay thu hồi đất thì đều phải bồi thường theo giá thị trường.

Tuy nhiên, về các trường hợp thu hồi đất, trong CP có ý kiến khác nhau. 11/25 thành viên CP biểu quyết tán thành điều 58 dự thảo sửa đổi HP - Nhà nước thu hồi đất trong ba trường hợp: vì lý do quốc phòng an ninh, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển KT-XH.

2/25 thành viên CP - tỉ lệ cao hơn nhưng không quá bán - đề nghị không hiến định việc thu hồi đất với trường hợp thứ ba. Thay vào đó, nên để QH thông qua danh mục các dự án phát triển KT-XH quan trọng, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng mà QH, CP quyết định thu hồi đất. Quy trình, thủ tục thu hồi và bồi thường phải “theo quy định của luật” chứ không nới rộng “theo quy định của pháp luật” như dự thảo.

26 nhận xét :

  1. Ông 3Dũng không phải là người "Vì dân". Nay ông ta quay sang đề cao quyền của người dân chẳng qua là để phản công ông Trọng. Tuy nhiên, quay về với nhân dân cũng chưa muộn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một cựu chiến binh vnlúc 22:30 11 tháng 4, 2013

      Ông Dũng dù có giết người hàng loạt đi chăng nữa nhưng bây giờ ông có tư tưởng cách mạng như thế này thì dân tộc Việt nam cũng quên tội của ông mà đội ơn ông .Nếu ông Dũng làm được việc này thì ông sẽ là người vĩ đại nhất trong lịch sử 4000 năm dựng và giữ nước.

      Xóa
    2. Nếu ông Dũng là người vì dân , vì nước thực -thì dù có thế nào đi nữa , tôi cũng vận động họ hàng, bạn bè ...ủng hộ ông làm Tổng thống của nước VN dân chủ đa đảng.

      Xóa
    3. Tội của ông Dũng chồng chất ...Nó sẽ trở nên vô nghĩa nếu ông có những quyết định đứng về phía nhân dân , tôi tin nhân dân sẽ bỏ qua lỗi lầm của ông , lịch sử thời hiện đại sẽ ghi nhận công lao , ông hãy cố gắng và hướng về nhân dân , tôi ko tin ông là nhà cải cách như Miến Điện , nhưng cần phải làm một gì đó ông dũng ạ

      Xóa
    4. Mấy ý đó đã có gì là thể hiện cái gọi là "đứng về phía dân đâu". Hãy cảnh giác, kẻo lại sa vào bẫy. Chỉ nên kết luận, sau khi có ý kiến mổ xẻ của các chuyên gia am hiểu về khoa học pháp lý đã.
      Cần lưu ý đến ghi chú dưới bài viết là, "Bối cảnh (diễn ra): Sắp bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc Hội " nha.

      Xóa
  2. Những gì đảng + nhà cầm quyền hứa và vẽ vời lâu nay luôn khác rất xa vời điều họ thực hiện . Dù tôi có muốn tin ấy là sự thật nhƯng cũng không thể tin được nữa . Cái bánh vẽ của họ luôn luôn rất to để che dấu mục đích chính trị phía sau

    Trả lờiXóa
  3. Câu nói của ông Nguyễn Văn Thiệu nói ngày xưa , bây giờ càng nghĩ càng thấy đúng , rất đúng trong gần 40 năm nay và bây giờ lại càng đúng . " đừng nghe cộng sản nói , hãy nhìn những gì cộng sản làm " .

    Trả lờiXóa
  4. Có khác chi ông Ôn gia Bảo kêu gọi TQ cải cách. Quyền trong tay ông Ôn không thực hiện cải cách mà lại chỉ kêu gọi, kêu gọi.

    Trả lờiXóa
  5. Thấy họ đối xử với dân oan toàn quốc, với gia đình anh Vươn, với anh Trương Văn Dũng, Chí Đức, Bùi Hằng thì biết, nhân dân đừng bao giờ hy vọng hão huyền!

    Trả lờiXóa
  6. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 21:09 11 tháng 4, 2013

    Nếu quả đúng như tường thuật thì CP đã nghe ý kiến tâm huyết của các nhân sĩ , các nhà trí thức và nhiều tầng lớp nhân dân trong đó có thư góp ý của HĐGMVN .
    Tuy nhiên còn phải chờ đến khi đúc kết các ý kiến và bản DTHP mới được đua ra thảo luận trước QH .
    Mặt khác có thể đây chỉ là phản đòn thăm dò dư luận của CP trước những đòi hỏi dân chủ mạnh mẽ của nhân dân .

    Trả lờiXóa
  7. ông 3Dũng và tòa án Hải phòng -(vụ Tiên lãng)?

    Trả lờiXóa
  8. Lại là chiêu thức "kẻ tung người hứng" cuối cùng đâu cũng vào đó, trừ phi ông Dũng không phải là người ngoài đảng.

    Trả lờiXóa
  9. Sáu Thẹo đã nói: "Hãy nhìn CS làm, đừng nghe CS nói". Đó là chân lý!
    Chớ tin.

    Trả lờiXóa
  10. Sắp sụp bẫy việt vị của anh Ba rối! Cố lên!

    Trả lờiXóa
  11. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  12. cái này cũng giống luật biểu tình ấy mà. Nói thật là Tôi không tin.

    Trả lờiXóa
  13. Tin vào cái đề xuất của chính phủ này á?! Các Bác còn nhớ cái luận điệu đưa ra Quốc Hội luật biểu tình không?! Rồi cái kết luận của X về vụ TL - HP để rồi chúng thực thi ra sao?!

    Trả lờiXóa
  14. Quyền Lập Hiến thưộc về nhân dân bằng cách nào khi điều 4 hiếp pháp còn trơ đó?

    Trả lờiXóa
  15. Mỵ dân!
    thủ tướng Dũng đã nhiều lần tuyên bố hùng hồn, nhưng không bao giờ thực hiện.
    đảng lãnh đạo chứ không phải chính phủ. Không khéo tổng Trọng lại quy về tội "suy thoái"!

    Trả lờiXóa
  16. BÀ CON ƠI, ĐỪNG CÓ MƠ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôn Thất Bình nói :HÃY BÌNH TĨNH ỦNG HỘ ÔNG DŨNG !

      Xóa
  17. ÔNG THỦ TƯỚNG LÂU NAY BỊ ĐẢNG BẢO LÀM GÌ CŨNG PHẢI LÀM,NAY THẤY CẦN NÓI SỰ THẬT NHƯ VẬY ÔNG DŨNG ĐÃ GIÁC NGỘ.TÔI ỦNG HỘ ÔNG DŨNG. NẾU ÔNG DŨNG DÁM LÀM ĐƯỢC ĐIỀU MÌNH MUỐN,DÂN SẼ ỦNG HỘ ÔNG !

    Trả lờiXóa
  18. Vì cái luât "Sở hữu toàn dân" trở thành vô chủ để cho chính quyền 6 tỉnh biên giới bán tất cả rừng cho TQ quản lý, tài nguyên đất nước khai thác cạn kiệt, rừng bị phá tan hoang, đất của dân thì làm sân gôn, sân bóng, dự án một vốn mấy chục lời, đẩy người dân hết đường sống rơi vào con đường bần cùng hóa.
    Điều 4 hiến pháp để chính quyền độc quyền thao túng mà không có cản trở nào. Ví dụ như cho TQ trúng thầu toàn diện các công trình thực hiện phá hoại, nhập công nghệ rởm...để phá hoại con đường CNH-HĐH đất nước biến thành sắt vụn. Bất chấp nhân dân phản đối lên án kịch liệt về dự án Boxit nhưng vẫn cho TQ vào khai thác, thủ tướng còn cho đó là "Chủ trương lớn của Đảng". Bao nhiêu tiền vay nước ngoài rót vào "quả đấm thép" Vinasin hút vào cái thùng không đáy, chẳng thấy lãi đâu, cả vốn lẫn lãi đều mất sạch rơi vào túi quan tham, nợ nần nhân dân phải gánh...
    Vậy cái thứ dân chủ giả tạo nhân dân có quyền kiểm soát, nào là tất cả đều vì dân. Đây có phải hành động dối lừa, "đạo đức giả nhân nghĩa bã mía" của hệ thống chính quyền như một thứ tầm ngửi để hút máu nhân dân hay không?
    Một hệ thống chính quyền hiện nay đã tạo nên một lòng tham không đáy, mất hết lương tri của con người khi những chính sách chỉ phục vụ cho cái "đặc quyền đặc lợi" để vơ vét làm giàu.
    Đất nước làm sao phát triển được khi hàng ngũ hệ thống chính quyền "mua quyền, bán chức" , thậm chi cán bộ cấp xã nhiều nơi vẫn trình độ lớp 4. Do cái luật "sở hữu toàn dân" mà các ông chính quyền trở thành những con sâu đất bán hết của dân để làm giàu, thậm chí bán cả đất bãi tha ma để chôn người chết. Bao giờ hết cái luật quái gở, luật pháp nước đôi đã tàn phá văn hóa dân tộc, nguyên nhân chính đẩy người dân vào con đường bần cùng hóa trở thành nô lệ ngay trên quê hương của mình...

    Trả lờiXóa
  19. Hổng dám đâu ! Họ đang bày trò " hỏi ý kiến khán giả trường quay " đấy các bác ơi ! toàn vớ vẩn cả . Tôi chỉ tin " Kiến nghị 72 " là có thật , dân oan khiếu kiện ai oán khắp nơi ,bắn súng , cởi truồng giữ đất là có thật , còn lại toàn trò hão hề ,chả tin được

    Trả lờiXóa
  20. Nếu ông Dũng làm được điều ông ấy nói mà quyền lập hiến thuộc về nhân dân
    tôi đề nghị ông làm thủ tướng 4 khóa nũa!

    Trả lờiXóa
  21. Cách tốt nhất để ông Dũng hạ cánh an toàn là làm điều gì đó thực sự cho dân cho nước. Chứ ông Dũng đừng có hô hào suông như từ trước tới nay, kể từ khi ông làm thủ tướng mà lại thành trò cười cho thiên hạ. Nếu ông Dũng làm được điều ông ấy nói mà quyền lập hiến thuộc về nhân dân thì ông là người anh hùng của lịch sử Việt Nam.

    Trả lờiXóa