Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

TRUNG QUỐC: MỘT LÀNG NỔI LOẠN ĐÒI BẦU CỬ TỰ DO

Trung Quốc: Một làng nổi loạn đòi bầu cử tự do


Cuộc bầu cử tự do ở làng Ô Khảm, Quảng Đông, hồi đầu tháng 3/2012 đã trở thành tấm gương đấu tranh chống bất công của nông dân Trung Quốc.
Cuộc bầu cử tự do ở làng Ô Khảm, Quảng Đông, hồi đầu tháng 3/2012 đã trở thành tấm gương đấu tranh chống bất công của nông dân Trung Quốc.REUTERS/Bobby Yip

Tú Anh

Từ phản đối chủ tịch xã cướp ruộng, dân làng Thượng Phố, tỉnh Quảng Đông nổi dậy đòi bầu cử tự do và dân chủ. 15 tháng sau vụ làng Ô Khảm, bất công xã hội đã biến thành ngọn lửa đấu tranh chính trị.


Trong bối cảnh tại Bắc Kinh, Quốc hội Trung Quốc tổ chức nghi lễ hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của hai ông Tập cận Bình và Lý Khắc Cường thì tại Quảng Đông, dân làng Thượng Phố đánh đuổi chủ tịch xã và đòi bầu cử tự do.

Theo bản tin của AFP từ hiện trường thì cách nay một tuần lễ, 3000 dân làng Thượng Phố đã xung đột với một toán côn đồ do bí thư đảng Cộng sản tại địa phương và một doanh nhân gửi đến để chiếm đoạt đất đai canh tác của dân làng.

Vụ việc này cũng tương tự như sự kiện đã xảy ra tại Ô Khảm, cách Thượng Phố 100 cây số, cách nay 15 tháng. Toàn thể dân làng nổi dậy đánh đuổi cán bộ địa phương bị tố là tham ô và âm mưu cướp đất của dân để bán cho giới đầu cơ bất động sản. Sau nhiều tuần lễ đấu tranh gây tiếng vang trong năm 2011, cuối cùng thì nguyện vọng của họ được thõa mãn.

AFP là hãng tin quốc tế đầu tiên đặt chân đến hiện trường và vào được bên trong ngôi làng. Bên ngoài ngôi làng, khoảng 40 công an bố trí ngăn chận không cho xe cộ vào làng. Không xa hàng rào công an , người dân trương biểu ngữ « chúng tôi kiên quyết đòi bầu cử tự do ».

Dân làng Thượng Phố từ chối tiếp cán bộ chính quyền nhưng vui mừng đón tiếp phóng viên quốc tế.Trong làng có nhiều ngôi nhà một tầng đặc thù của địa phương với cơ xưởng nhìn ra dòng sông. Trên con đường chính còn chồng chất xác xe hơi bị đốt phá chứng cớ của những trận xung đột dữ dội đã xảy ra trong tuần.

Người dân địa phương đòi quyền bầu đại diện xã, phải được góp ý kiến về dự án biến đất ruộng thành khu công nghiệp và phải qua phán quyết bằng lá phiếu. Một trong những người lãnh đạo phong trào nông dân tranh đấu giải thích là chủ tịch xã hiện nay không quan tâm đến quyền lợi của người dân.

Suốt tuần qua và cho đến Chủ nhật hôm nay, chính quyền cấp trên không sử dụng biện pháp mạnh. Theo dân cư địa phương thì chính quyền chưa dám sử dụng vũ lực có lẽ do e ngại gây bất ổn trước khóa họp Quốc hội.

Nguồn: RFI Việt ng.
 

4 nhận xét :

  1. Một làng đi tiên phong rồi đến cả nước . Nước lớn đi trước , tiểu quốc theo sau .

    Trả lờiXóa
  2. Đoàn kết là sức mạnh. TQ cũng quy định đất đai là sở hữu toàn dân nên các quan địa phương vẽ ra dự án để cướp đất. Dân Văn Giang - Hưng Yên cũng nên bày tỏ nguyện vọng với Trung ương, đề nghị được trực tiếp bầu chủ tịch huyện, xã. Vì là Ủy ban nhân dân nên để dân bầu.

    Trả lờiXóa
  3. Hình ảnh này cũng thấy ở VN, nhưng một điều lạ và rất giống ở VN
    là thường có "côn đồ" tham gia sau những vụ tranh chấp giữa dân và chính quyền. Vậy côn đồ có liên quan gì trong quan hệ giữa dân và chính quyền?
    Tại Sao côn đồ lại chống đối dân?
    Việc dân phản đối chính quyền có ảnh hưởng đến lợi ích của "bọn côn đồ" này hay không?
    Tại sao côn đồ hành hung dân ban ngày ban mặt vậy mà chính quyền lại không hay biết để can thiệp bảo vệ dân?

    Trả lờiXóa
  4. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 10:02 8 tháng 3, 2013

    Vua chúa ngày xưa cứ cha truyền con nối cai trị dân , dân không được quyền bầu bán gì hết . Dân các nước phải tốn bao nhiêu xương máu giấy mực để xóa nó đi . Ngày nay CS cũng bầy trò dân chủ nhưng thực ra là đảng chủ đánh lừa dân để quyết giữ lấy quyền ngồi trên đầu trên cổ nhân dân . Rồi cũng phải tiễn nó vào quá khứ như đã tiễn chế độ phong kiến vậy . Dân phải được tự do trực tiếp bầu ra chính quyền.

    Trả lờiXóa