Tính mạng dân không thể 'quyết' bằng nghị định
TVN - Không
thể "quyết" tính mạng của dân bằng nghị định và ủy thác cho một nhân
viên hay một nhóm nhân viên công lực chiếu theo đó tùy ý thi hành,
nguyên ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết bày tỏ quan điểm về đề xuất cho phép nổ
súng vào đối tượng chống người thi hành công vụ đang gây tranh cãi.
Không cần thiết và vượt quá thẩm quyền
Ông Nguyễn Minh Thuyết: Thời gian gần đây có khá nhiều văn bản, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật vừa ra đời đã bị treo, bị hủy. Nguyên nhân trước hết là những người soạn thảo các văn bản đó đã không làm công tác phân tích chính sách chu đáo trước khi ban hành hoặc đề xuất lên cấp có thẩm quyền ban hành.
Việc phân tích chính sách không thể chỉ dừng ở mô tả thực trạng bằng những con số, chẳng hạn có bao nhiêu vụ chống người thi hành công vụ một năm, bao nhiêu chiến sĩ đã bị thương hay hy sinh v.v... Sau khi đã chỉ ra thực trạng, còn phải xác định nguyên nhân, từ đó tính toán xem áp dụng giải pháp nào là tốt nhất.
Ví dụ: Có thể giải quyết nguyên nhân ấy bằng các quy định hiện hành không? Nếu không thì áp dụng biện pháp gì? Biện pháp đó có tạo ra những bức xúc dẫn đến bất ổn xã hội không?
Đáng tiếc là những bài học khai tâm này vẫn chưa được một số nhà hoạch định chính sách lưu ý.
Nguyên nhân thứ hai là một số cơ quan soạn thảo hoặc ban hành chính sách mới chỉ nghĩ đến mình, cốt làm sao giành được thuận lợi hoặc bảo đảm lợi ích cho ngành mình, thậm chí cũng có trường hợp có dấu hiệu lạm quyền.
Đề xuất của Bộ Công an về việc cho phép nổ súng trực tiếp vào người hoặc phương tiện chống người thi hành công vụ trước hết là không cần thiết, vì việc sử dụng vũ khí đã được quy định trong Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ của UB Thường vụ Quốc hội khóa XII, vừa ban hành ngày 30/6/2011. Không lẽ mới sau hơn 1 năm đã xuất hiện những tình huống đến mức phải ban hành quy định mới?
Thêm nữa, việc dự kiến sử dụng hình thức nghị định để cho phép lực lượng công an được nổ súng trực tiếp vào người hoặc phương tiện chống người thi hành công vụ là vượt quá thẩm quyền của Chính phủ. Những quy định động chạm trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền sống của con người phải do Hiến pháp quy định hoặc tối thiểu cũng phải do Quốc hội ban hành.
Đối với những trường hợp có dấu hiệu phạm tội thì chỉ tòa án mới có quyền nhân danh Nhà nước tuyên có tội hay không có tội và áp dụng khung hình phạt như thế nào.
Không thể "quyết" tính mạng của dân bằng nghị định và ủy thác cho một nhân viên hay một nhóm nhân viên công lực chiếu theo đó tùy ý thi hành.
Ông Nguyễn Minh Thuyết: Thời gian gần đây có khá nhiều văn bản, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật vừa ra đời đã bị treo, bị hủy. Nguyên nhân trước hết là những người soạn thảo các văn bản đó đã không làm công tác phân tích chính sách chu đáo trước khi ban hành hoặc đề xuất lên cấp có thẩm quyền ban hành.
Việc phân tích chính sách không thể chỉ dừng ở mô tả thực trạng bằng những con số, chẳng hạn có bao nhiêu vụ chống người thi hành công vụ một năm, bao nhiêu chiến sĩ đã bị thương hay hy sinh v.v... Sau khi đã chỉ ra thực trạng, còn phải xác định nguyên nhân, từ đó tính toán xem áp dụng giải pháp nào là tốt nhất.
Ví dụ: Có thể giải quyết nguyên nhân ấy bằng các quy định hiện hành không? Nếu không thì áp dụng biện pháp gì? Biện pháp đó có tạo ra những bức xúc dẫn đến bất ổn xã hội không?
Đáng tiếc là những bài học khai tâm này vẫn chưa được một số nhà hoạch định chính sách lưu ý.
Nguyên nhân thứ hai là một số cơ quan soạn thảo hoặc ban hành chính sách mới chỉ nghĩ đến mình, cốt làm sao giành được thuận lợi hoặc bảo đảm lợi ích cho ngành mình, thậm chí cũng có trường hợp có dấu hiệu lạm quyền.
Đề xuất của Bộ Công an về việc cho phép nổ súng trực tiếp vào người hoặc phương tiện chống người thi hành công vụ trước hết là không cần thiết, vì việc sử dụng vũ khí đã được quy định trong Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ của UB Thường vụ Quốc hội khóa XII, vừa ban hành ngày 30/6/2011. Không lẽ mới sau hơn 1 năm đã xuất hiện những tình huống đến mức phải ban hành quy định mới?
Thêm nữa, việc dự kiến sử dụng hình thức nghị định để cho phép lực lượng công an được nổ súng trực tiếp vào người hoặc phương tiện chống người thi hành công vụ là vượt quá thẩm quyền của Chính phủ. Những quy định động chạm trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền sống của con người phải do Hiến pháp quy định hoặc tối thiểu cũng phải do Quốc hội ban hành.
Đối với những trường hợp có dấu hiệu phạm tội thì chỉ tòa án mới có quyền nhân danh Nhà nước tuyên có tội hay không có tội và áp dụng khung hình phạt như thế nào.
Không thể "quyết" tính mạng của dân bằng nghị định và ủy thác cho một nhân viên hay một nhóm nhân viên công lực chiếu theo đó tùy ý thi hành.
Đừng ngăn cách với dân
Nhiều quan điểm, trong đó cả từ các luật sư, cho rằng đề xuất là cần thiết, vì hiện tượng chống đối, tấn công gây thiệt hại cho nhân viên công lực đã xảy ra. Trang bị thêm quyền cho họ là cần thiết?
Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quy định rất rõ các trường hợp được nổ súng. Nhưng vũ khí của công an không chỉ có súng.
Trước hết, lực lượng công an nhân dân phải tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân chấp hành pháp luật. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng vũ lực thì cũng phải áp dụng những biện pháp từ thấp đến cao, từ các công cụ hỗ trợ không gây nguy hiểm tính mạng đến vũ khí có khả năng sát thương. Vũ lực luôn là biện pháp nguy hiểm và thất bại nhất, theo cả quan điểm triết học lẫn thực tế.
Mấy hôm nay, báo chí đang đưa tin về vụ giết người và đám đông đưa quan tài nạn nhân diễu quanh thành phố Vĩnh Yên do nghi ngờ người nhà quan chức của tỉnh can dự vào vụ án. Nếu đám đông bị kích động vì tình cảm không chịu giải tán theo yêu cầu của công an thì đó có phải hành vi chống đối người thi hành công vụ không?
Cũng mới hai năm trước, ở Hải Phòng xảy ra vụ Đoàn Văn Vươn đã gây xúc động lớn trong công luận; nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp, cựu lãnh đạo cao cấp cũng không tán thành. Chắc chúng ta đều chưa quên vụ việc này.
Nói thực là anh em công an bây giờ cũng có người có khuynh hướng lạm dụng vũ lực. Cũng có trường hợp bị công an đánh, thậm chí đánh gây tử vong trên đường hay ở nơi giam giữ. Với những người có khuynh hướng lạm dụng vũ lực này, việc cho phép nổ súng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, sẽ đào sâu thêm hố ngăn cách giữa chính quyền và lực lượng công an với người dân, rất nguy hiểm cho chế độ và an ninh xã hội.
Đó là chưa kể biện pháp này sẽ tạo ra những kẽ hở pháp luật dẫn tới việc nhân viên công lực có thể lạm quyền để vi phạm pháp luật. Trở lại vụ án cầu Chương Dương (Hà Nội), cảnh sát Nguyễn Tùng Dương giết anh Nguyễn Việt Phương tròn 20 năm trước. Sau nhiều biện pháp điều tra, cơ quan pháp luật đã chứng minh Tùng Dương giết người, cướp của. Sau đó anh ta đã bị xử tử. Nếu giả sử bây giờ ta cho sử dụng vũ khí bắn người thì những vụ án như Tùng Dương sẽ giải quyết thế nào?
Nhưng trên thực tế đã có nhiều chiến sĩ công an hy sinh, hoặc bị thương tích nặng khi bị những đối tượng hung hãn tấn công. Họ cũng phải bảo vệ tính mạng của họ trước?
Tôi đã đọc thống kê của ngành về những vụ chống đối người thi hành công vụ, chủ yếu trong lĩnh vực giao thông. Tôi nghĩ công an giao thông có nhiều biện pháp xử lý, không nhất thiết phải dùng cách tấn công trực diện những người vi phạm, gây nguy hiểm cho chính mình.
Với tội phạm khác, ngoài việc nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ, có thể trang bị thêm các công cụ hỗ trợ, thiết bị bảo vệ... Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng huấn thị công an: "Đối với dân, phải kính trọng lễ phép. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo."
Điều quan trọng nhất - theo tôi - là đừng lẫn dân với địch, lẫn người vi phạm với tội phạm. Muốn vậy, phải tìm ngọn nguồn của hành động chống đối để phân loại đối tượng.
Ví dụ: (1) những tội phạm nghiêm trọng, chống đối quyết liệt; (2) những trường hợp do bồng bột, thiếu hiểu biết hoặc do tính cách thiên về bạo lực như cô gái tát cảnh sát trên đường; (3) những người dân mất niềm tin vào việc đòi công lý hoặc quyền lợi khi tính mạng hoặc tài sản của họ bị xâm phạm mà không tìm được cách giải quyết, đấu tranh theo kiểu "con giun xéo lắm cũng quằn".
Mỗi đối tượng và nguyên nhân phải có cách giải quyết riêng.
Ví dụ, đối với những người dân bị thu hồi đất một cách bất công, họ thấy thiệt thòi, đau xót, kiện tụng khắp nơi không được thì họ bất đắc dĩ đi khiếu kiện đông người. Những trường hợp này phải giải quyết tận gốc bằng chính sách, pháp luật. Còn nếu dùng vũ lực để giải quyết thì đó là cách giải quyết dở, chứa đựng những nguy cơ tệ hại nhất.
Hoàng Hường (thực hiện)
Nguồn: VNN.
Sắp đến mùa hè rồi, mình sợ nhất lại có quy định " CA được phép bắn người quần đùi cởi trần ra phố" thì bỏ mẹ
Trả lờiXóaXin cám ơn ông Nguyễn minh Thuyết! Ông là một trong số rất ít người có tiếng nói vì dân trong chế độ này.
Trả lờiXóaCái câu tôi tâm đắc nhất là: Đừng lẫn giữa Dân với Địch, giữa người vi phạm pháp luật với tội phạm. Dẫu tiếng nói của ông vốn không được nhà cầm quyền tiếp nhận, lắng nghe ...nhưng lại một lần nữa, thay mặt những dân đen xin cám ơn ông!
Trong vụ Đoàn văn Vươn thì đạn AK 47 đã được lệnh bắn trực tiếp vào nhà ông Vươn, Quý đó thôi.
Hoan nghênh ý kiến của GS. Nguyễn Minh Thuyết.
Trả lờiXóaHàng loạt cách làm cho thấy chỉ miễn sao TIỆN và LỢI cho phía nhà nước, bất chấp việc đó có bất tiện và có hại cho dân như thế nào. Và đặc biệt bất kể nguyên nhân từ đâu. Thấy dân biểu tình vì mất đất thì ra nghị định cấm tụ tập đông người (chứ không xem nạn cướp đất và đơn khiếu kiện ứ đọng và bị đá đi đá lại). Thấy dân đi khiếu kiện tập thể thì ra nghị quyết cấm khiếu kiện tập thể.
Nay thấy dân "chống người thi hành công vụ" thế là cho phép CA bắn người, không cần biết đến do CA làm sai trái (nói chính xác là lợi dụng việc xử phạt để ăn cướp) nên mới gây ra hiện tượng "chống người thi hành công vụ".
Tất cả những việc chống lại nhân dân sẽ sớm muộn bị nhân dân chống lại. Cuộc biểu tình ở VP vừa rồi cho thấy sức dân là như thế nào khi sự bất bình dâng cao.
Tính mạng của người dân việt nam rẻ quá đi, cứ tha hồ bắn chết người rồi đổ tội" chống người thi hành công vụ" là xong, rồi không bắn vô người này lại sang người khác, chắc cũng chỉ cảnh cáo hay án treo là cùng....tội nghiệp người dân Việt nam, đã quá khổ vì suy thoái kinh tế, chạy ăn từng bữa....lại chết bất cứ lúc nào do ....ĐẠN LẠC
Trả lờiXóaCÔNG AN ĐÁNH CHẾT NGƯỜI CHỈ BỊ XỬ TÙ 4 NĂM(TÊN NINH ĐÁNH CHẾT ÔNG TÙNG Ở HN), GIỜ HỌ KHÔNG MUỐN Ở TÙ, HỌ CŨNG KHÔNG MUỐN ĐÁNH DÂN, VÌ ĐÁNH CŨNG MẤT SỨC, MỆT, NÊN HỌ MUỐN BẮN CHO ĐỠ MỆT, NHẸ NHÀNG CẢ ĐÔI BÊN (DÂN ĐỠ ĐAU HƠN BỊ ĐÁNH), NÊN HỌ SOẠN CÁI NGHỊ ĐỊNH "BẮN THẲNG VÀO DÂN KHI CÓ DẤU HIỆU...". GHÊ GỚM THẬT. HỌ MUỐN TỬ HÌNH NGƯỜI DÂN CÓ DẤU HIỆU - TỨC CHƯA PHẢI LÀ TỘI PHẠM - KHÔNG CẦN ĐẾN TÒA ÁN XÉT XỬ.
Trả lờiXóaLời nói công tâm bao giờ cũng thấu đáo, đễ hiều như vậy. Không quanh co, tối nghĩa như những lời...
Trả lờiXóaCàng ngày càng có nhiều chính sách "đơm đó ngọn tre"với cái kiểu quan trí thế này thì e có lúc yêu cầu cho phép bắn vào dân thường tay không bằng xe tăng và súng máy kiểu Thiên An môn.Hãy tìm ngay giải pháp giải quyết tận gốc xu hướng bạo lực và chống bạo lực mới làm giảm bớt được mức độ gia tăng.Theo tôi những người đang làm công tác trong nghành CS CA cần phải cho đi tu ở chùa ba năm( như kiểu của Thái lan)thay cho việc theo học các khoá chính trị nhồi nhét lý luận vớ va vớ vẩn không thực tế kiểu "tư bản giãy chết,thiên đường XHCN..."hãy làm con người có nhân bản hơn,bớt mọi tham sân si trước khi làm người nhân viên công lực ắt mọi việc chống đối sẽ giảm bớt.Hãy để giành đạn bắn vào bọn Trung Quốc đang từng ngày từng giờ bắt bớ ngư dân và gặm dần biển đảo cũng như lãnh thổ đất nước
Trả lờiXóaBác nói chỉ toàn đúng thôi , tiếc là bác rời chính trường quá sớm dân chúng em mất nhờ.
Trả lờiXóa