Đinh Đức Lập, TBT Báo Đại Đoàn Kết, người chưa qua một ngày làm báo và là người đang bị tố cáo gian lận bằng cấp, giấy tờ.
Lòng yêu nước không phải là bằng cấp nên không thể mạo danh và gian lận, thưa ông Đinh Đức Lập
Song Hà
Mới đây, trên tờ Đại Đoàn kết (Một tờ báo của Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam) do ông Đinh Đức Lập (ảnh dưới) làm Tổng biên tập (TBT) đăng bài viết “Sự thật đằng sau bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp trên một số trang mạng: Sự ngụy tạo có chủ đích!”. Bài viết thể hiện sự non kém về nghiệp vụ báo chí, tư duy ấu trĩ của người làm báo coi dân như đàn cừu, ngoa ngôn kết tội không căn cứ và nói lấy được – đó là căn bệnh trầm kha của báo chí Việt Nam hiện nay mà tờ Đại đoàn kết đang muốn làm xung kích.
Hưởng ứng lời kêu gọi đó, các nhân sĩ trí thức và đông đảo tầng lớp nhân dân Việt Nam đã hưởng ứng bằng Bản Kiến nghị Sửa đổi Hiến pháp với 7 điểm cơ bản do 72 nhân sĩ, trí thức, công dân Việt Nam đứng đầu gửi đến Quốc hội.
Quốc hội – được xác định là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, Nghị quyết của Quốc hội đưa ra, tất cả mọi người dân, mọi thành phần dân tộc phải có nghĩa vụ hưởng ứng và thực hiện. Những công dân quan tâm đến tình hình đất nước đã nhanh chóng hưởng ứng và Bản Kiến nghị đã có gần vạn người ký tên ủng hộ. Trong một đất nước, một xã hội mà sự vô cảm đã trở thành bình thường, thì việc hàng vạn người nhanh chóng ủng hộ một văn bản do một nhóm trí thức, nhân sĩ đưa ra là một sự kiện đáng quan tâm vì nó thể hiện tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam.
Lẽ ra, tờ Đại Đoàn kết, cơ quan của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam được mệnh danh là “tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyệncủa tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài” “là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ…” phải có trách nhiệm ủng hộ những tâm tư, nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân nhằm xây dựng và bảo vệ đất nước, đưa đất nước đi lên phồn vinh, hạnh phúc. Thế nhưng, ngược lại, tờ báo này đã dẫn đầu trong việc chống phá ý nguyện của nhân dân Việt Nam bày tỏ ý kiến của mình theo Nghị quyết của Quốc Hội.
Đi vào nội dung bài viết, người đọc chẳng thấy được tư liệu gì ngoài “sự ám ảnh” bởi hàng loạt chữ ký đông đảo của nhân dân vào bản Kiến nghị 7 điểm của 72 nhân sĩ, trí thức nói trên. Chắc hẳn là vì tờ báo của Mặt trận đã thừa hiểu rằng, với sự vô cảm hiện nay đang phổ biến trong toàn xã hội do lối sống vật chất, thực dụng và suy thoái đạo đức mấy chục năm qua nên việc một bản Kiến nghị được sự hưởng ứng rầm rộ của nhân dân đã làm những người làm công tác Mặt trận phải giật mình. Nhưng, kết quả điều tra là gì ngoài việc về địa phương xa lắc lơ nào đó gặp một vài nông dân để hỏi họ có góp ý Hiến pháp không, để họ trả lời rằng thì là không biết Hiến pháp là cái gì. Điều đó được thể hiện qua đoạn sau: “Ra đồng, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Phúc đang cặm cụi cấy lúa, sau một hồi trò chuyện, phần nào chúng tôi đã hiểu nhau. Nhân đà câu chuyện đang rôm rả, tôi hỏi chị là xã có triển khai lấy ý kiến của người dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 không, chị Phúc thật thà: “Có đó, các ông ấy cũng có tuyên truyền và bảo ai có góp ý thì gửi về xã, nhưng mà tụi tui quanh năm mần ruộng, có biết mô mà góp ý…”. Còn một người khác thì được trả lời như sau về đời sống nông dân hiện nay: “Răng các chú hỏi thật hay trêu tui vậy? Mần 5 sào ruộng đã vất vả, còn công việc ở xã nữa, thời gian mô vào mạng internet, mà lắp chi cho tốn tiền…”.
Vậy là đã rõ, chỉ vài đoạn của bài viết đã cho thấy rất rõ cuộc sống người nông dân đầu tắt, mặt tối làm không đủ ăn và lạc hậu đến mức ngay cả cán bộ xã cũng không thể có tiền lắp mạng Internet. Đó phải chăng là cái mà Mặt trận Tổ Quốc muốn và đã thấy? Có phải để cho người dân lo lắng cho cuộc sống tất bật vất vả của mình mà quên đi những vấn đề liên quan đến vận mệnh đất nước, để một nhóm người mặt sức làm mưa làm gió trên xương máu và hiện tại, tương lai của họ là mục đích và thực tế hiện nay?
Thế nhưng, tờ báo vẫn lớn giọng kết luận: “bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, với những điều đi ngược lại nguyện vọng của đa số người dân Việt Nam”. Đại đa số người dân Việt Nam là những ai khi mà người dân được mô tả là “tụi tui quanh năm mần ruộng, có biết mô mà góp ý…”.? Có phải là mấy ông trong Trung ương Đảng cầm quyền, ông TBT Đinh Đức Lập của Báo Đại đoàn kết là đại diện cho “đa số người dân Việt Nam”?
Với tư duy dối trá của mình, tờ Đại Đoàn kết mắc cái bệnh suy bụng ta ra bụng người với lối suy diễn như sau: “Ai cũng hiểu, nếu chỉ đưa ra một cái tên, ở tại một tỉnh rộng tới 6.055,6 km² (Hà Tĩnh), 5.903,940 km2 (Đồng Nai)… thì bất cứ ai cũng có thể đưa hàng triệu cái tên như vậy lên trên mạng internet”.
Có thể ông Đinh Đức Lập nghĩ rằng giữa trùng khơi biển người, muốn nói gì thì nói, lấy tên ai thì lấy chứ không ai biết ai là ai. Cách nghĩ này của ông đã là một sai lầm. Ông hãy ngẫm lại mà xem, giữa hàng chục triệu người dân Việt Nam, hàng triệu trí thức, học sinh, người ta vẫn có thể lôi ra chính ông đã gian lận bằng cấp, chính ông đã bị kỷ luật, chính ông chưa một ngày làm báo mà vì êkíp, cánh hẩu với đám gian tham, vẫn được bổ nhiệm làm TBT tờ báo Đại Đoàn kết đó thôi.
Thưa ông Đinh Đức Lập, lòng yêu nước không phải dùng để lên lương, để bổ nhiệm quan chức hòng kiếm ăn, do vậy chẳng ai cần và không thể mạo danh.
Việc hàng vạn người có tâm với đất nước ký tên vào bản Kiến nghị đã được công bố, hẳn rằng những người có tri thức, tâm huyết và đặc biệt chưa mất lòng tự trọng, còn liêm sỉ làm người không hề bịa đặt mà có đủ cơ sở hẳn hoi. Tại sao ông Đinh Đức Lập không cho điều tra, hỏi han ngay tại những nơi đã đưa danh sách mà phải chạy vào hỏi một nông dân đang đầu tắt mặt tối làm ruộng ngoài đồng? Phải chăng đó chỉ vì ông chưa làm báo ngày nào nên nghiệp vụ báo chí của ông không có và đã hại ông? Ông lại còn đưa cả cơ quan an ninh ra để hù dọa những người có tâm huyết và dám lên tiếng như đã từng làm với những người ký tên phản đối Dự án Bauxite Tây Nguyên? Có phải ông Đinh Đức Lập đang muốn điều tra hộ cho cơ quan công an những ai đã ký danh sách này để sau đó cơ quan công an có việc làm? Xin thưa, những sự hù dọa đó đã quá ấu trĩ và lạc hậu, người dân đã dám đứng thẳng và nói thẳng thì sự hù dọa là chuyện trẻ con. [...]
Họ đã không còn sợ hãi trước bạo quyền, thưa ông Đinh Đức Lập.
Khi đã không đủ khả năng tranh luận bằng trí tuệ, sự thật mà chỉ dùng súng đạn, bạo lực để hù dọa, trấn áp nhân dân thì điều đó chỉ thế hiện sự suy vong tất yếu của một chế độ không được lòng dân.
Còn vì sao, thì chắc hẳn ông Đinh Đức Lập sẽ không hiểu và không thể hiểu nổi vì sao trong một xã hội đầy sự gian lận, dối trá, (thậm chí những kẻ dối trá như ông thì được cất nhắc lên làm TBT một tờ báo) mà lại còn có cả vạn người quan tâm đến xã hội, đến đất nước. Đó là điều mà ông Đinh Đức Lập không thể hiểu nổi. Với lối tư duy và cách sống của ông, chắc ông không ngạc nhiên nếu hàng vạn thanh niên, học sinh khóc lóc khi đón thần tượng âm nhạc T-Ara đến Việt Nam. Sẽ không ngạc nhiên khi đoạn phim sex của Hoàng Thùy Linh được sự quan tâm đến ngột thở của toàn xã hội. Nhưng ông sẽ ngạc nhiên vì người Việt Nam mà vẫn còn lòng yêu nước?
Sau bản Kiến nghị 7 điểm của trí thức, nhân sĩ và công dân Việt Nam đưa ra, bản Góp ý và kiến nghị sửa đổi, hàng loạt các tổ chức Tôn giáo, tuổi trẻ Việt Nam trong và ngoài nước đã công khai lên tiếng. Hội đồng Giám mục Việt Nam đại diện tinh thần cho 8 triệu giáo dân, chiếm 1/10 dân số Việt Nam đã khảng khái nói lên tâm nguyện của nhân dân đối với chế độ chính trị qua bản Góp ý sửa đổi Hiến pháp.
Đó mới thực sự là “Nguyện vọng của đại đa số nhân dân Việt Nam, thưa ông Đinh Đức Lập.
Chúng tôi không ngạc nhiên khi những người như ông Đinh Đức Lập lên tiếng đi ngược lại cao trào xã hội, đi ngược lại lịch sử, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Bởi những người như Đinh Đức Lập, lấy đâu ra tư cách để nói với mọi người.
Những lời nói lấy được, bịa đặt và kết tội mang kèm theo súng đạn và nhà tù, đó là những lời nói thiếu chính nghĩa và sự thật.
Mời ông Đinh Đức Lập và hệ thống tuyên truyền xem cụ thể tinh thần người dân hưởng ứng Kiến nghị 7 điểm tại một nơi ở Hà Tĩnh:
người dân đi tìm mà ký chứ không phải chính quền đem tới tưng nhà
Trả lờiXóahù dọa bắt ký theo ý đồ của nhà nước đâu nhé !
Lạ nhỉ bài viết điều tra phóng viên về tận Hà Tĩnh mà lại phải copy lại ảnh "Đoàn viên thanh niên Hương Sơn thu hoạch lúa giúp bà con nông dân" của baohatinh. Đúng là ấu trĩ quá
XóaMấy con vẹt VTV tối này lại đưa bài này
Trả lờiXóaKhông biết ở những nơi khác thế nào nhưng SG đang bắt từng người ký và nếu có ý kiến gì phải ghi rõ thông tin liên lạc ... Chính quyền đang muốn xem ai đi kiến ngược vả muốn lấy số lượng đàn áp số lượng
Trả lờiXóaBài viết của báo ĐĐK giống như cách tố cáo địa chủ hồi CCRĐ . Kiểu làm đó bây giờ không còn đánh lừa được ai . Vậy mà nó vẫn được xài để phản biện . Cái đó gọi là chứng cớ chứng lí có tính cách khoa học rẻ tiền của báo ĐĐK. Đấy là cách bảo rằng ý kiến của người dân là giả mạo, những người kí tên ủng hô KN 72 là ngụy tạo . Hèn chi luôn có cái kết luận là trình độ dân trí VN thấp chưa đáng hưởng dân chủ như các nước dân chủ Tây Phương, chỉ đáng hưởng dân chủ kiển Đảng ban phát cho tí nào hay tí đó . Những người nông dân chân lấm tay bùn biết gì về HP. Thế thi xin hỏi cũng chính những người nông dân chân lấm tay bùn hồi Xô Viết Nghệ Tĩnh còn khổ hơn bây giờ, ai xúi họ làm nên biến cố Xô Viết Nghệ Tĩnh ?
Trả lờiXóaCái tư duy lấy ý kiến mà vẫn ngồi trên đầu trên cổ người dân, chỉ cho phép nói lời ca tụng Đảng lãnh đaọ, còn phê bình khác đi là bóp cổ cho lè lưỡi . Chỉ có những ý kiến theo chỉ đạo là ý kiến trung thực, ngoài ra khác đi là giả dối . Phản biện của báo ĐĐK của ĐĐL lấy điểm với cấp trên , hòng che lấp cái tôi gian dối đang bị tố cáo rùm beng cả tháng nay rồi ! ĐĐL nhà báo không một ngày làm báo mà làm TBT báo ĐĐK đấy . ĐĐK với ĐĐL khác nhau có chữ K với chữ L ! Khen cho tên hoạt đầu ĐĐL !
Bài viết của Song Hà quá hay vì chỉ cần 2 câu thôi đã vạch mặt được kẻ gian tà Đinh Đức Lập:
Trả lờiXóa" Lòng yêu nước không phải là bằng cấp, nên không thể mạo danh và gian lận, thưa ông Đinh Đức Lập ".
" Chính ông đã gian lận bằng cấ, chính ông đã bị kỷ luật, chính ông chưa một ngày làm báo mà vì ekip cánh hẫu với đám quan tham, vẫn được bổ nhiệm làm TBT tờ báo ĐĐK đó thôi ".
Một kẻ dối trá, đểu cáng, trơ trẽn như vậy mà làm TBT 1 tờ báo và đang đi tiên phong trong việc lên án kiến nghị 72, thì đó là một lẽ đương nhiên và đây đích thị là một kẻ vô liêm sỉ. Vì rằng trong khi gần 700 tờ báo đảng do có chút tự trọng đã chọn cách im lặng thì chính ông Lập lại chọn cách tấn công.
Còn nói về cách lấy chữ ký của kiến nghị 72 tôi thấy có phần không ổn vì rất có thể một tên CA nào đó mạo danh tên, địa chỉ và ký tên, rồi cũng chính chúng nó lại tổ chức " điều tra làm rõ " rồi la lớn những chữ ký của
KN 72 là giả mạo. Đó là chưa kể có những người dân rất muốn ký nhưng sợ sự bố ráp của CA nên có thể làm mail, địa chỉ giả để ký tên. Vì vậy theo tôi cái quan trọng không phải là mấy triệu chữ ký mà là KN 72 có phải là ý nguyện của đại đa số người dân hay không, có phải là con đường tất yếu của dân tộc ta hay không ?
Cũng theo tôi với số lượng 72 nhân sĩ trí thức chân chính đã dũng cảm vượt qua biết bao rào cản bất chấp hiểm nguy để nói lên tiếng nói tự đáy lòng mình tất cả chỉ vì nhân dân và đất nước này thì đó chính là tiếng nói của bất cứ ai có lương tri trên đất Việt này.
Tôi phản đối báo Đại đoàn kết.
Trả lờiXóaTôi đề nghị một cuộc trưng cầu dân ý.
Trả lờiXóaTại quận 12 và huyện Hóc Môn, Sài Gòn, các bộ phường xã đang đổ về các khu dân cư, đến từng nhà trao cho mỗi nhà một bản dự thảo HP và bản HP 1992, kèm theo là bảng danh sách đã được đánh máy sẵn, và yêu cầu đọc rồi ký ngay vào.
Trả lờiXóaAnh Tùng ở Hốc Môn cho VRNs biết như sau: “Hôm qua [08.03.2013] tại huyện Hóc Môn, chỗ tôi ở, ủy ban đến phát mỗi nhà một cuốn tài liệu bản góp ý sửa đổi hiến pháp, lúc đó tôi không có ở nhà. Khi về, con gái tôi nói lại: Họ đưa cuốn sách in đối chiếu hai bản hiến pháp cũ và mới (dầy 79 trang), rồi thêm một danh sách in sẵn đề nghị con bé xem rồi ký tên đồng ý vào, tất cả chỉ diễn ra trong vòng 5 phút. Danh sách ký xong, họ mang đi luôn chỉ để lại cuốn sách in”.
Anh Tùng cho biết thêm: “Người thuê nhà của tôi ở quận 12 cũng vừa cho biết, nhà nước cũng đến bảo họ ký vào bản đồng ý, mà họ chẳng biết đồng ý thì như thế nào, mà không đồng ý thì như thế nào, vì họ có giờ đọc nó đâu”.
Xem chi tiết bản tin (có ảnh chụp) tại:
http://www.chuacuuthe.com/index.php/2013/03/09/sai-gon-nha-cam-quyen-dang-ep-dan-ky-dong-y-ban-du-thao-hien-phap-1992/
Phường tôi ở Gò Vấp cũng thế . Tổ Trưởng đưa một bản có sẵn chữ" đồng ý " và ghi lại là "đồng ý ", rồi kí tên . mặc nhiên phải hiểu là bắt buộc phải đồng ý bản DT HP do NN đưa ra . Con nhỏ nhà tôi kí tên và nộp lại ngay cho tổ trưởng DP . Xong . Phần dưới ghi không có ý kiến !
XóaKhông thể tin nổi có cái kiểu dân chủ ép buột như thế được. Đây là thời phong kiến chăng? Ngày xưa các vua tổ tiên còn xin ý kiến các bô lão tại hội nghị Diên Hồng, ngày nay đi ép người dân ký vào HP thật nực cười cho cái dân chủ kiểu phát xít.
XóaBạn tôi cho biết ở Quận 7, Bình Thạnh cũng đã xãy ra tình trạng tương tự rồi. Nhóm đến nhà còn nói: không ký hoặc ký chậm thì công an sẽ đến nhà. Chính vì thế nhiều nhà ký đại cho xong.
XóaNói cho anh Diện được biết: Tôi sống tại quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh. Cách đây 2 hôm, tổ trưởng dân phố đến từng nhà phát cho tờ giấy và tập sách nhỏ (chừng chục trang) bắt ký tên đồng ý.
XóaTrong tờ giấy có 2 phần. Phần trên ghi là đồng ý hoàn toàn với bản HP sửa đổi với những điều khoản ghi trong tập sách nhỏ và chỉ cần ký tên là xong.
Phần dưới ghi là đồng ý với bản HP sửa đổi (ghi trong tập sách nhỏ) nhưng có thêm vài dòng bỏ trống nếu muốn bổ sung thêm vài ý kiến. Sau đó ký tên đồng ý.
Điều đáng nói là chỉ cần 1 tờ giấy ký tên đồng ý với chữ ký một người có thể đại diện cho cả hộ gia đình. Thật là trơ trẽn làm sao.
Tôi nghĩ đây là thủ thuật để đáp trả lại kiến nghị 72 của các nhân sĩ trí thức yêu nước.
Đinh Đức Lập cố tình đánh lạc hướng dư luận và giả vờ nịnh bợ bề trên để nhằm giữ ghế TBT báo,nên mới xua quân đi viết bài tầm bậy.
Trả lờiXóaLàm gì có quân nào đi đâu, chỉ có phóng viên Mai Loan ngồi ở salon DDK viết kiểu liên tưởng thôi
XóaCó thể phát bản HP dự thảo 1992 và hưỡng dẫn đề nghị góp ý cho HP nhưng góp hay không, đồng ý hay không là do quyền của dân chứ không thể bắt ký như vậy được.
Trả lờiXóaNếu đúng là SG làm vậy thì ai chủ trường làm bậy đến mức đó. Làm như thế dù HP có thông qua cũng không có tính khả thi và sau này luật được ban hành dưới HP sẽ không phù hợp với xã hội và cuộc sống. Xã hội sẽ lại luôn rối tung và loạn tùng phèo như hiện nay.
Ai đời Nhà nước lại đi từng nhà bắt dân ký vào góp ý HP bao giờ. Chuyện lạ hy hữu trên thế giới.
Còn người dân ai đồng ý HP 72, hay HP sửa dổi 1992 thì tự nguyện ký. Nếu ai đó ngụy tạo chữ ký để làm điều mờ ám thì cũng không đáng làm người chân chính.
Hãy để người dân tự lựa chọn.
Chỗ tôi hôm qua, bác tổ trưởng cũng đến đưa giấy lấy ý kiến, lấy ý kiến mà còn bắt ghi rõ họ tên, số nhà, số điện thoại, hix. coi chừng giống vụ "trăm hoa đua nở" của Mao năm xưa, hay vụ dụ lấy ý kiến của Bôn bốt, sau đó giết sạch người có lý tưởng ngược lại với họ. Nhưng kệ, cứ viết theo lương tâm mình, phải làm một con người đúng nghĩa.
Trả lờiXóa