25 năm hải chiến Trường Sa
11/03/2013 6:45
(TNO) 25 năm trước, ngày 14.3.1988, 64
người con đất Việt đã ngã xuống biển Đông trước họng súng quân xâm lược
Trung Quốc. Sự hy sinh anh dũng của những người lính Việt Nam đã biến
địa danh Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh
Hòa) trở thành bất tử.
Những ngày tháng 3 này dường như đang trôi nhanh đối với hơn 50 cựu chiến binh, thân nhân của những liệt sĩ từng chiến đấu ngoan cường nơi Gạc Ma khi họ hội ngộ cùng nhau. Thanh Niên Online đã tìm gặp những người anh hùng năm xưa, những người thân nơi quê nhà của họ để nghe kể về cuộc chiến bi hùng này.
.
Những ngày tháng 3 này dường như đang trôi nhanh đối với hơn 50 cựu chiến binh, thân nhân của những liệt sĩ từng chiến đấu ngoan cường nơi Gạc Ma khi họ hội ngộ cùng nhau. Thanh Niên Online đã tìm gặp những người anh hùng năm xưa, những người thân nơi quê nhà của họ để nghe kể về cuộc chiến bi hùng này.
.
Kỳ 1: Cuộc xâm lược của Trung Quốc
Tháng 3.2013, trời Đà Nẵng chuyển lạnh đột ngột vì gió mùa đông bắc, cơ thể hai cựu binh của trận hải chiến Gạc Ma 1988 là Phan Văn Đức và Dương Văn Dũng cũng trở chứng theo. Nhưng không chờ những cơn đau của những thương tích ấy “nhắc nhở”, trong lòng họ vẫn đau đáu một ký ức như mới ngày hôm qua.
Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14.3.1988
(bức tranh này đang được treo tại Phòng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân)
Video clip Những ký ức Gạc Ma
|
Ra đi
Năm 1988 anh Phan Văn Đức chiến đấu ở Gạc Ma, Trường Sa. Nay, anh ở
trong căn nhà nhỏ nằm trong con hẻm đường Hoàng Sa ven biển (P.Mân Thái,
Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng).
Càng đến gần ngày 14.3, anh Đức càng khó ngủ. Mờ sáng, anh bước vài bước ra quán cà phê Biển Đảo của ngư dân câu mực Trần Văn Mười và nhìn đăm đăm ra phía biển.
Anh Đức nguyên trú khu vực tổ 5 An Thị (P.An Hải Tây, Q.Sơn Trà), lớn
lên bằng nghề bốc xếp và đi biển. Tuổi đôi mươi, anh cùng người bạn
thân là liệt sĩ Lê Thế ở gần nhà nhập ngũ vào tháng 3.1987.
Cựu binh Phan Văn Đức với vết sẹo trên vai trái do quân Trung Quốc bắn - Ảnh: Nguyễn Tú
|
Nhập ngũ cùng thời gian còn có anh nông dân Dương Văn Dũng, tạm biệt
đám ruộng ở khu vực Bình An (nay thuộc P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu,
TP.Đà Nẵng). Sau 6 tháng huấn luyện ở Hội An, họ được giao về Trung đoàn
83 công binh (Vùng 3 Hải quân) đóng tại Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng.
Anh Đức được phân công làm anh nuôi cho đơn vị, còn anh Dũng là lính
công binh. Một đêm đầu tháng 3.1988, mọi người nhận nhiệm vụ đi Cam
Ranh, Khánh Hòa và sau đó lên tàu HQ 604 thẳng tiến ra Trường Sa.
Anh Dũng kể, 20 giờ ngày 11.3, anh cùng mọi người lên tàu HQ 604 của
Lữ đoàn 125 do Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng, đưa 70 công binh Trung đoàn
83 và 22 chiến sĩ Lữ đoàn 146 rời Cam Ranh.
. Anh Dương Văn Dũng trong ngôi nhà vừa mới xây dựng và cô con gái út |
Khoảng 15 giờ ngày 13.3, tàu đến đảo Gạc Ma và tiến hành làm dây, hạ xuồng, đưa vật liệu vô để chuẩn bị xây dựng.
Thế nhưng chỉ khoảng 1 tiếng sau là tàu Trung Quốc liên tục đưa xuồng
quần thảo cắt dây vận chuyển của tàu HQ 604, dùng loa yêu cầu tàu HQ
604 phải nhổ neo gấp bằng tiếng Việt.
“Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải quân đã
động viên anh em. Thiếu úy Trần Văn Phương cũng động viên, nói rằng vợ
anh sắp sinh nhưng vẫn sát cánh cùng anh em nên không phải lo”, anh Phan
Văn Đức nhớ lại.
Đến 21 giờ cùng ngày, tàu HQ 604 khẩn trương thả xuồng nhôm để đưa
người và vật liệu xuống bám giữ đảo Gạc Ma và quyết làm nhà trên đó.
Lúc 3 giờ sáng ngày 14.3.1988, các chiến sĩ đã cắm được cờ Tổ quốc lên bãi đá Gạc Ma.
.
.
Hằng ngày, anh Đức đều cầu nguyện cho những đồng đội đã hy sinh |
Anh Đức kể, đến 4 giờ sáng, khi mặt trời lên anh Đức đã cùng khoảng
20 - 30 chiến sĩ bơi vô đảo nhưng chỉ mang theo 2 khẩu súng AK 47. Hai
khẩu súng này giấu rất kỹ, không để phía Trung Quốc phát hiện vì mục
đích của phe ta là vừa phòng vệ nhưng vẫn giữ hòa khí.
“Trong đêm ở trên đảo, anh em tụi tôi đã xác định đụng độ với Trung
Quốc là không còn đường về vì tàu họ quá hiện đại. Nhưng tụi tôi chấp
nhận, vì nghĩ núi rừng còn chạy được chứ trên trời dưới biển thì làm sao
tránh được”, anh Đức nói.
|
Chiến sự
Không khí lúc đó hết sức căng thẳng.
Không khí lúc đó hết sức căng thẳng.
“Phía bên ngoài, Trung Quốc bao vây quá đông, lúc đó chúng tôi chỉ
mặc quần đùi, áo may ô. Thiếu úy Trần Văn Phương, Phó chỉ huy trưởng đảo
Gạc Ma, cắm cờ Tổ quốc giữ đảo rồi bất ngờ bị phía Trung Quốc bắn chết.
Ngay lúc ấy anh Nguyễn Văn Lanh liền nhảy lên gạt súng, xô ngã tên bắn
anh Phương nhưng chính anh đã bị tên khác đâm lê vào sau lưng. Lúc đó
chúng tôi chỉ dùng tay không đánh nhau với địch vì ai cũng nghĩ mất cờ
là mất đảo” - anh Đức thuật lại.
“Lúc ấy, tôi hỏi anh em là 2 cây súng AK đâu rồi, thì được biết là
mọi người đã dụi xuống biển trước đó để tránh bị hiểu lầm. Lúc đó tôi
nghĩ mình chỉ cần 1 cây súng thôi thì ít nhất cũng bắn được trên chục
mạng vì lính Trung Quốc đứng rất đông”, anh Đức sục sôi.
Khoảnh khắc ấy không bao giờ phai mờ trong tâm trí của anh Đức.
“Trước thái độ cương quyết giữ đảo của phe ta trên bãi đá Gạc Ma, phía
Trung Quốc bất ngờ bắn một loạt đạn dày đặc. Tôi nhớ đạn dày đến nỗi lúc
đó chỉ có đạn tránh người thôi chứ người không thể tránh đạn. Tôi bị
trúng đạn ở vai trái ngã xuống nước, khi trồi lên tôi bơi về phía tàu HQ
604. Khi gần đến tàu, tôi thấy tàu Trung Quốc bắn liền 2 quả, 1 quả
chớp đỏ nổ cabin tàu HQ 604, quả còn lại làm tàu lật luôn”.
Sau trận hải chiến Gạc Ma 1988, nhân dân cả nước ủng hộ vật chất xây dựng nhiều đảo kiên cố tại quần đảo Trường Sa, trong ảnh là Nhà cấp 1 tại đảo Đá Nam - Ảnh tư liệu |
Cùng đường, anh Đức ôm một cây gỗ bơi lại vào bãi đá thì được đồng đội dùng xuồng vớt lên và đưa về đảo Sinh Tồn.
Còn về phần anh Dũng, tàu HQ 604 bị bắn chìm khi anh ở trong bệ cẩu
nằm giữa tàu. Ngoi lên mặt nước thì đạn địch bắn rất rát. Anh ngoi lên
hụp xuống vài lần thì vớ được một thùng gỗ chứa lương khô và bơi ra xa.
Lần lượt anh với tìm được 2 cây gỗ, cùng 2 đồng đội khác ghép ván tạo
thành bè rồi cả 3 người ngồi lên trên. Họ trôi dạt đến 18 giờ cùng ngày
thì bị tàu Trung Quốc bắt giữ, cùng với 6 đồng đội khác bị đưa về Quảng
Đông. (còn tiếp)
“Ngày 14.3.1988, khi các tàu vận tải cùng với bộ bội của
ta đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao, thì các
tàu chiến của đối phương lao đến ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc
tế, họ đã dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ 604 ở đảo Gạc Ma, HQ 605 ở
đảo Len Đao và HQ 505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma nhổ cờ
Tổ quốc, nổ súng vào bộ đội gây cho chúng ta nhiều tổn thất, 3 cán bộ
hy sinh, 11 cán bộ, chiến sĩ bị thương, 70 người mất tích… (sau đó Trung
Quốc trao trả lại 9 người đã bắt giữ). Bị tổn thất và hy sinh nhưng bộ đội ta với tinh thần kiên cường, kiên quyết đấu tranh bảo vệ giữ vững chủ quyền đảo Cô Lin và Len Đao, tiếp tục triển khai đóng giữ bảo vệ thắng lợi Đá Nam và Đá Thị ở phía bắc quần đảo (15-16.3.1988). Nhân dân cả nước đã tổ chức hàng trăm buổi mít tinh phản đối hành động xâm chiếm trái phép của nước ngoài, đồng thời quyên góp vật chất trị giá hàng trăm triệu đồng ủng hộ chi viện Trường Sa… Trải qua hơn 5 tháng, Quân chủng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ CQ88, đóng giữ và bảo vệ thắng lợi 11 đảo mới với 32 điểm đóng quân”. (Trích Lịch sử Vùng 3 hải quân) |
Nguyễn Tú
Nguồn: Thanh Niên
Mời xem video đẫm máu bảo vệ đảo chìm GẠC MA và giới thiệu cho mọi người cùng biết :
Trả lờiXóahttp://www.youtube.com/watch?v=Ymjjb9Db1Z8
Theo trí nhớ của anh Trương Văn Hiền, 8 đồng đội của “Vòng tròn bất tử” ngày nào còn may mắn sống sót sau biến cố “Hải chiến Trường Sa” là:
Trả lờiXóa1. Nguyễn Tiến Hùng, Quảng Xương, Thanh Hóa. (số 9 trong danh sách công bố của báo Nhân Dân) - ( theo lời của anh Hiền thì anh Hùng và anh Thoa là cùng đơn vị “lính tàu” – tức là thợ máy.)
2. Lê Minh Thoa, Bình An, Tây Sơn, Nghĩa Bình. ( nay là 1 trong 3 xã Tây An, Tây Bình hoặc Tây Vinh thuộc huyện Tây Sơn, Bình Định. Nghị định Số: 33/a-HĐBT Ngày 14 tháng 02 năm 1987 chia xã Bình An thành 3 xã Tây An, Tây Bình,Tây Vinh, nhưng có lẽ hồ sơ chiến sỹ năm 1988 chưa cập nhật thay đổi này) (số 10)
Theo lời kể của anh Hiền thì chú ruột của anh Lê Minh Thoa công tác tại Phòng chính sách thuộc Cục Chính trị Hải quân đóng tại Hải Phòng. Cha anh Thoa là ông Thừa nhà ngay cạnh cảng Qui Nhơn.
3. Nguyễn Văn Thông, Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. (số 46).
4. Lê Văn Đông, Tây Trạch, Bổ Trạch, Bình Trị Thiên. (nay là Quảng Bình). (số 47) - Trung đoàn công binh E83- trên tàu 604
5. Trần Thiện Phụng, Phường 2, Đông Hà, Bình Trị Thiên. (nay là Quảng Trị) (số 49) - Trung đoàn công binh E83 – trên tàu 604
6. Mai Văn Hải, Liêm Trạch, Bổ Trạch, Bình Trị Thiên. (nay là Quảng Bình) (số 55) - Trung đoàn công binh E83- trên tàu 604
7. Nguyễn Văn Tiến, Nam Định. (thuộc trung đoàn Công binh E83) (trong danh sách mà báo Nhân Dân đã đăng tải thì không có ai tên Tiến ở Hà Nam Ninh đây chỉ là tên khai báo cho Trung Quốc còn tên thật là Phạm Văn Nhân – Nghĩa Lợi – Nghĩa Hưng – Hà Nam Ninh - nay là Nam Định) (số 65)
8. Dương Văn Dũng, tổ 53, Hòa Cường, Quảng Nam-Đà Nẵng. (nay là 1 trong 2 phường Hòa Cường Bắc, Hoà Cường Nam thuộc quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Cũng xin lưu ý là 2 phường này còn có 6 liệt sỹ khác là các chiến sỹ số 62, 63, 64, 70, 71, 72 theo thứ tự trên báo Nhân Dân ngày 15/03/1988) (số 67)
Đến 12 h ngày 14/3 sắp tới tôi sẽ thắp hương hướng về biển đông kính viếng hương hồn 64 liệt sĩ đã chiến đấu dũng cảm hy sinh thân mình cho tổ quốc Việt nam chống quân Trung quốc xâm lược trên đảo Gạc ma cách đây 25 năm.Tên tuổi các anh sẽ được đời đời ghi tạc trong lòng dân tộc. Những người đang sống có lòng yêu nước không bao giờ quên chiến công bất tử của các anh!!!
Trả lờiXóaKhi xem video "TẪM MÁU"" nêu trên tôi thấy :
Trả lờiXóa- Hải quân Trung Quốc quá tàn bạo, dã man khi nã đạn bừa bãi vào những người chân trần, mình trụi đang tay không đứng im dưới nước.
- Chỉ huy Việt Nam cũng tàn bạo khi để người của mình làm bia thịt sống chọi lại súng đạn tàu chiến TQ.
- Tại sao chỉ huy VN không có phương án tự vệ vũ trang khi bị tấn công trước mà chỉ đứng im đưa da thịt chịu trân,làm mất 64 sinh mạng chỉ trong vài phút.
- Khó có thể coi đây là hành động anh hùng, cần phải truy cứu trách nhiệm các chỉ huy VN.
Hoàng Qúy Thân:
XóaTôi thật buồn và không đồng ý lập luận để đưa đến câu nói cuối cùng bạn viết.
Khoan hãy kết tội những người trong cuộc chiến đẫm máu không cân sức này. Chỉ cần hình dung bối cảnh cuộc chiến đấu xảy ra giữa biển khơi gió gầm rú thổi át hết mọi tiếng người(nếu có lệnh miệng của ai đó cũng khó có thể nghe được) trong khi tất cả sinh lực trí lực của họ phải chống đỡ một sống một chết với quân xâm lược cũng đủ ca ngợi hành động dũng cảm của các chiến sĩ ta.
Phần trên bài viết kể lại thiếu úy Trần văn Phương đã hi sinh thân mình để giữ chặt lá cờ tổ quốc không bị rơi xuống nước và sau đó binh nhất Nguyễn văn Lanh tiếp tục giữ chặt lá cờ cho dù bị bọn cướp đê hèn đâm lê vào lưng anh từ phía sau...
Thiết nghĩ với cuộc chiến đấu hi sinh dũng cảm để bảo vệ biển đảo tổ quốc của các chỉ huy và chiến sĩ ở đảo Gạc ma và các đảo khác hoàn toàn xứng đáng được chúng ta tri ân và ca ngợi chiến công hào hùng của họ. Mong rằng nhiều người chúng ta hãy giành 1 phút mặc niệm hay thắp hương hướng về biển đông tưởng nhớ đến 64 người con của mẹ Việt nam nay không còn nhưng sẽ đời đời sống mải với non sông đất nước này...
Trả lờiXóaAi Có số DT các anh cho tôi xin, Tôi Là Vien số DT 0912472225
Tôi chân thành cảm ơn!