25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 2:
Anh hùng đất Việt
12/03/2013 6:35
(TNO) Như một thước phim quay chậm, cận cảnh vào từng nhát cắt bi hùng Gạc Ma, dòng hồi tưởng của cựu chiến binh Lê Hữu Thảo (quê Hà Tĩnh) khắc họa chân thật nhất giây phút ngạo mạn, man rợ của quân xâm lược Trung Quốc. Giây phút ấy cũng làm nên huyền thoại của những người anh hùng đất Việt.
Trong trận chiến Gạc Ma, anh Lê Hữu Thảo chính là người đã cứu mạng
anh hùng Nguyễn Văn Lanh, cũng là người tìm và bảo quản xác của Anh hùng
lực lượng vũ trang Trần Văn Phương, người đã ngã xuống để giữ cho cờ Tổ
quốc tung bay tại đây.
Lê Hữu Thảo (quê ở xã Hương Thủy, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) tính tình vui vẻ, gương mặt trẻ hơn nhiều so với tuổi thực.
Tháng 12.1986, anh lên đường nhập ngũ. Hết thời gian huấn luyện tân binh, anh được biên chế vào Lữ đoàn 147 Quân chủng Hải quân, sau đó về Tiểu đoàn 3, tiểu đoàn chiến đấu thuộc Lữ đoàn 147. Đầu năm 1988, đơn vị anh nhận lệnh tăng cường cho Lữ đoàn 146 đóng tại quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa. Sau khi vào Cam Ranh, đơn vị anh được được bổ sung vào một đại đội mới được thành lập để đi làm nhiệm vụ đặc biệt tại Trường Sa. Trần Văn Phương chính là đại đội phó của anh, còn anh được cử làm tiểu đội trưởng.
Phải thuyết phục rất nhiều lần, cựu chiến binh Lê Hữu Thảo, người đã tham gia chỉ huy việc cắm cờ Tổ quốc trên đảo Gạc Ma mới gật đầu cho chúng tôi chép lại những dòng hồi ức về khoảnh khắc đó. Bởi mỗi lần nhắc lại lịch sử là mắt anh đỏ hoe vì nhớ đồng đội, trang hồi ức mà chúng tôi chép lại dưới đây cũng nhòe đi khi anh Thảo nhắc đến những người đã mãi mãi nằm lại giữa biển khơi, hòa xương máu của mình vào từng cánh sóng, ngày đêm vỗ về đất mẹ.
.
Lê Hữu Thảo (quê ở xã Hương Thủy, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) tính tình vui vẻ, gương mặt trẻ hơn nhiều so với tuổi thực.
Tháng 12.1986, anh lên đường nhập ngũ. Hết thời gian huấn luyện tân binh, anh được biên chế vào Lữ đoàn 147 Quân chủng Hải quân, sau đó về Tiểu đoàn 3, tiểu đoàn chiến đấu thuộc Lữ đoàn 147. Đầu năm 1988, đơn vị anh nhận lệnh tăng cường cho Lữ đoàn 146 đóng tại quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa. Sau khi vào Cam Ranh, đơn vị anh được được bổ sung vào một đại đội mới được thành lập để đi làm nhiệm vụ đặc biệt tại Trường Sa. Trần Văn Phương chính là đại đội phó của anh, còn anh được cử làm tiểu đội trưởng.
Phải thuyết phục rất nhiều lần, cựu chiến binh Lê Hữu Thảo, người đã tham gia chỉ huy việc cắm cờ Tổ quốc trên đảo Gạc Ma mới gật đầu cho chúng tôi chép lại những dòng hồi ức về khoảnh khắc đó. Bởi mỗi lần nhắc lại lịch sử là mắt anh đỏ hoe vì nhớ đồng đội, trang hồi ức mà chúng tôi chép lại dưới đây cũng nhòe đi khi anh Thảo nhắc đến những người đã mãi mãi nằm lại giữa biển khơi, hòa xương máu của mình vào từng cánh sóng, ngày đêm vỗ về đất mẹ.
.
Anh Thảo xúc động khi kể về trận chiến Gạc Ma ngày 14.3.1988 - Ảnh: Thanh Hùng |
Anh Thảo chậm rãi kể:
"Chiều 13.3.1988, sau khi vượt trên 400 hải lý trong thời tiết giông
tố thì tàu cập bãi đá ngầm Gạc Ma. Tại đây, chúng tôi đã đối mặt với tàu
chiến của Trung Quốc. Chúng tôi bắc tay làm loa nói về phía tàu Trung
Quốc: “Đây là lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam, yêu cầu tàu Trung Quốc phải lập tức rời khỏi khu vực này”. Phía Trung Quốc cũng phát tín hiệu yêu cầu chúng tôi rời Gạc Ma. Sau một hồi đôi co, tàu chiến Trung Quốc bỏ đi.
Rạng sáng 14.3.1988, chúng tôi dậy từ rất sớm. Tôi được anh Phương
(Trần Văn Phương) và anh Phong - đại đội trưởng - giao nhiệm vụ xuống
bãi đá ngầm để chỉ huy việc cắm cờ. Tôi cùng anh Phương, anh Phong, cậu
Tư, cậu Chúc lên xuồng công binh đi vào đảo Gạc Ma.
Mấy anh em lội vào đảo, cắm một cây cọc cao chừng 3 m để làm thân
buộc cán cờ vào đó. Thủy triều bắt đầu lên, trên tàu, anh em công binh
chuẩn bị bốc vật liệu để chở vào đảo xây nhà giàn phục vụ việc đóng
quân, khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Lúc đó, cậu Lanh ở đơn vị công binh E83 đang ở trên tàu cũng nhảy
xuống bơi vào chỗ mấy anh em đang chuẩn bị cọc cắm cờ. Cùng lúc đó, có 3
chiếc tàu chiến Trung Quốc xuất hiện. Chúng nhanh chóng hạ xuồng, cho
quân đổ bộ vào đảo, gần 50 tên lính Trung Quốc chĩa súng đứng thành hình
vòng cung bao vây chúng tôi. Khoảng cách giữa chúng tôi và lính Trung
Quốc rất gần nhau, chỉ khoảng chừng 1 m.
Sau khi đổ bộ, chúng còn cho xuồng máy chạy vòng quanh tàu HQ 604,
chĩa súng đại liên lên tàu khiêu khích. Lúc đó, chúng tôi và anh em trên
tàu hết sức bình tĩnh, thậm chí còn móc gói thuốc lá Mai chia nhau hút,
động viên nhau tiếp tục làm công việc của mình.
.
Vòng hoa trên biển Đông tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ Trường Sa - Ảnh: Lâm Viên |
Mặc cho phía Trung Quốc liên tục khiêu khích, có thái độ trấn áp, các
anh em công binh vẫn tiếp tục bốc vật liệu xuống xuồng và chở vào đảo,
trên xuồng lúc đó có hơn 10 người. Khi xuồng công binh vào đến bãi cạn,
lá cờ Tổ quốc được anh em chuyền tay nhau đưa vào cọc để cắm.
Khi quốc kỳ Việt Nam từ anh Phong trao đến tay anh Phương bắt đầu
tung bay thì tên chỉ huy rút súng bắn chỉ thiên, ra lệnh cho quân lính
nổ súng. Lúc đó, anh Phương đang cầm lá cờ Tổ quốc nên bị chúng bắn đầu
tiên. Anh Phong, anh Phương và nhiều chiến sĩ công binh hy sinh ngay tại
chỗ.
Súng AK, súng máy hạng nặng, pháo từ 3 tàu chiến Trung Quốc bắn xối
xả vào bộ đội ta trên đảo và tàu HQ 604. Cả tàu HQ 505 tại đảo Cô Lin,
tàu HQ 605 tại đảo Len Đao cũng bị pháo kích nặng nề.
Tôi và cậu Tư bị ba tên lính Trung Quốc đứng rất gần chĩa súng vào
ngực định bắt sống. Khi một tên vừa nắm lấy Tư thì tôi xông vào cứu, một
tên khác dùng lưỡi lê đâm thẳng nhưng tôi may mắn tránh được. Tôi không
cứu được Tư và phải lặn sâu xuống nước để tránh được đạn. Mỗi khi tôi
ngoi lên lấy hơi là chúng lại xả súng bắn. Không hiểu sao tôi lại may
mắn không bị thương khi khoảng cách giữa tôi và bọn chúng rất gần, súng
chúng bắn xối xả mà không trúng. Khi tôi lặn ra phía xa ngoi lên thì
thấy lửa đạn bao trùm tàu HQ 604 và chỉ trong chốc lát tàu chìm hẳn.
Cựu binh Lê Hữu Thảo trở về gặp mạ (mẹ) của liệt sĩ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Phương để thắp nén nhang tưởng nhớ người huy của mình vào tháng 3.2013 - Ảnh: Thanh Hùng |
Sau khi tàu của ta chìm, quân Trung Quốc nhanh chóng rút lên lên tàu
của chúng. Một số ít lính của chúng rút ra xa phía góc đảo và không bắn
nữa. Tôi bơi trở lại thì thấy chiếc xuồng công binh bị bắn thủng, hư
hỏng nặng. Có khoảng 6 đồng đội sống sót đang bám vào mạn xuồng. Tôi bảo
mọi người nhanh chóng tản ra, nếu như quân Trung Quốc tiếp tục pháo
kích thì còn đỡ thương vong. Bản thân tôi tiếp tục bơi đi tìm những đồng
đội bị thương, bị hy sinh.
Tôi và Chúc cứu được cậu Lanh bị thương nặng và vớt được xác của anh
Phương đưa lên xuồng. Tôi tiếp tục bơi lại nơi tàu chìm và tìm thấy anh
Hải bị thương nặng (anh Hải hiện nay đang là Phó tham mưu trưởng BCH
quân sự tỉnh Thanh Hóa). Lúc này, thủy triều đã lên cao, nước chảy mạnh,
chúng tôi đã rất mệt nên không thể bơi được nữa. Đến quá trưa, nước đã
lên quá đầu, chúng tôi bảo nhau xé áo nút những chỗ thủng lại, dùng tay
tát nước ra ngoài. Lúc đó, trên xuồng có thương binh và thi thể anh
Phương nên một số anh em phải bám vào hai bên mạn xuồng, dùng tay chèo
về phía tàu HQ 505.
Bơi được khoảng một tiếng thì chúng tôi tìm được cậu Hưng, quê ở Hải
Phòng, là máy trưởng tàu HQ 604 đang bơi trên biển. Cũng lúc đó, tàu HQ
505 phát hiện thấy chúng tôi và cho xuồng máy ra đón về, đến khoảng 4
giờ chiều thì chúng tôi lên được tàu HQ 505.
Tối hôm đó, chúng tôi đưa thi thể anh Phương về đảo Sinh Tồn lớn. Cả
đêm hôm đó, tôi và Chúc thức trắng đêm để túc trực bên cạnh xác anh
Phương. Sáng hôm sau, đơn vị trên đảo đã tổ chức an táng anh Phương theo
nghi thức quân đội.
Khoảng 10 ngày sau thì chúng tôi được tàu của quân chủng ra đón về
đất liền. Nghe tin, đồng bào cả nước quan tâm chúng tôi lắm. Rất nhiều
quà, thư từ, sách báo được đồng bào, đồng chí trên cả nước gửi đến động
viên. Xúc động lắm!".
Lễ truy điệu các liệt sĩ hy sinh bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa trong sự kiện ngày 14.3.1988 - Ảnh tư liệu |
Sau bao năm bôn ba, tìm về đồng đội cùng các mạ của anh em đơn vị,
người cựu chiến binh Lê Hữu Thảo đúc kết: “Nếu nói đây không phải là một
trận chiến cũng không sai. Chính xác đây là một sự kiện, sự kiện quân
xâm lược Trung Quốc bất ngờ nổ súng sát hại bộ đội ta. Chúng ta yêu
chuộng hòa bình, chủ trương giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa
bình, không sử dụng vũ lực. Chính quân Trung Quốc đã lợi dụng điều này
để bất ngờ xả súng vào bộ đội của ta”.
Anh hùng Gạc Ma - Trường Sa
Sự anh dũng hy sinh và chiến đấu ngoan cường của các
chiến sĩ trong trận hải chiến Gạc Ma - Trường Sa luôn được những thế hệ
sau nhắc đến.Một năm sau trận hải chiến ngày 14.3.1988, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho: Anh hùng Vũ Huy Lễ (sinh năm 1946, quê ở xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Trú quán xã Đằng Hải, huyện An Hải, TP.Hải Phòng. Khi được tuyên dương Anh hùng, anh là thiếu tá, thuyền trưởng tàu HQ505, lữ đoàn 125 hải quân). Anh hùng Nguyễn Văn Lanh (sinh năm 1966, quê ở xã Vạn Ninh, huyện Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình. Khi được tuyên dương Anh hùng, anh là trung sĩ, tiểu đội trưởng công binh thuộc đại đội 9, tiểu đoàn 887, trung đoàn 83, Quân chủng Hải quân) Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương (sinh năm 1965, quê ở xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Khi hy sinh anh là thiếu úy, Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, lữ đoàn 146 Vùng 4 hải quân.) Anh hùng liệt sĩ Vũ Phi Trừ (sinh năm 1957, quê ở xã Quảng Khê, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Khi hy sinh anh là đại úy, thuyền trưởng tàu HQ604 thuộc lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân) Anh hùng liệt sĩ Trần Đức Thông (sinh năm 1944, quê ở xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Khi hy sinh anh là trung tá, Phó lữ đoàn trưởng lữ đoàn 146, Vùng 4 thuộc Quân chủng Hải quân, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) Ngoài ra, tàu HQ-505, với nhiệm vụ vận chuyển vật liệu cho bộ đội xây dựng công trình ở quần đảo Trường Sa, khi ấy đã mở hết tốc độ lao lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc. Khi thấy tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma bị địch bắn cháy và chìm, cán bộ chiến sĩ tàu HQ-505 đã dùng xuồng cao su cơ động dưới làn hoả lực của địch đến cứu được 44 thương binh đưa về nơi an toàn. Tàu HQ-505 cũng được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. (Trích tài liệu của Hội Khoa học lịch sử Bình Dương) |
Như thế này mà có những kẻ cố tình chôn vùi, cố tình nhắm mắt làm ngơ bao nhiêu năm nay đối với những con người anh dũng xả thân bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Đó là những kẻ cực kỳ HÈN MẠT! Nhân dân sẽ không bao giờ quên các anh hùng và cũng không bao giờ quên những kẻ hèn mạt!
Trả lờiXóaKhi xem "VIDEO TẮM MÁU" http://www.youtube.com/watch?v=Ymjjb9Db1Z8 tôi thấy :
Trả lờiXóa- Hải quân Trung Quốc quá tàn bạo, dã man khi nã đạn bừa bãi vào những người chân trần, mình trụi đang tay không đứng im dưới nước.
- Chỉ huy Việt Nam cũng tàn bạo khi để người của mình làm bia thịt sống chọi lại súng đạn tàu chiến TQ.
- Tại sao chỉ huy VN không có phương án tự vệ vũ trang chính đáng khi bị tấn công trước mà chỉ đứng im đưa da thịt chịu trân,làm mất 64 sinh mạng chỉ trong vài phút.
- Khó có thể coi đây là hành động anh hùng, cần phải truy cứu trách nhiệm các chỉ huy VN.