Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

RFI TỔNG HỢP THÔNG TIN QUANH PHÁT BIỂU CỦA ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Phát biểu của tổng bí thư đảng về góp ý Hiến pháp Việt Nam bị chỉ trích


Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (Reuters)
TBT Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (Reuters)

Thanh Phương
 
Trong buổi làm việc với tỉnh ủy Vĩnh Phúc ngày 25/02 vừa qua, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu rằng những ý kiến đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội, việc đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, có thể được quy là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.


Ông Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu như trên trong khuôn khổ một cuộc họp nội bộ của Đảng, nhưng phát biểu đó lại được phát trong chương trình thời sự của đài truyền hình VTV1 tối hôm đó, rồi sau đó được phổ biến rộng rãi trên mạng.

Trong bối cảnh mà chính quyền đang kêu gọi người dân đóng góp ý kiến về bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, thậm chí còn nói là không có điều gì cấm kỵ, kể cả Điều 4 Hiến pháp, phát biểu nói trên của tổng bí thư đảng đã gặp nhiều chỉ trích.

Ngoài nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, phóng viên “Gia đình và Xã hội”, đã phản bác và bị sa thải, nhà báo Võ Văn Tạo cũng đã có bài viết tựa đề “ Giữ Điều 4 mới chính là suy thoái đạo đức, thưa ông Tổng bí thư!”. Trong bài này, ông Võ Văn Tạo viết :” Muốn duy trì điều 4 trong Hiến pháp, ông Trọng muốn giữ độc quyền đảng trị, thực chất chỉ cốt duy trì quyền uy chính trị và đặc quyền đặc lợi vật chất cho những đảng viên có chức quyền biến chất.” 

Về phần giáo sư Hoàng Xuân Phú cũng viết trên trang blog của ông một bài phản bác phát biểu của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đăc biệt là câu ông Trọng nói: “ Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì đó là cái gì?”, một câu mà giáo sư Phú cho là có tính chất “miệt thị”, là một điều “trầm trọng”, nhất là vì Hiến pháp 1992 của Việt Nam có ghi rõ là: “ Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. 

Trong hội thảo về “Tác nghiệp báo chí trong việc lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo chính sách”, diễn ra ngày hôm nay, vụ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải do chỉ trích tổng bí thư đã trở thành chủ đề nóng. Phát biểu tại hội thảo này, tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng ở Vĩnh Phúc hết sức “phi lý” và nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã có bài phản bác rất chặt chẽ, nên đã bị trả đủa bằng cách sa thải. Ông Nguyễn Quang A kêu gọi giới báo chí Việt Nam phải lên tiếng bảo vệ cho đồng nghiệp của mình. 

Theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, về mặt pháp lý, ông Nguyễn Phú Trọng bình đẳng với những công dân khác và ông Nguyễn Quang A cho rằng với phát biểu như trên, tổng bí thư đảng đang “cản trở” quyền góp ý của dân được ghi rất rõ trong Điều 4 hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 

Thật ra thì tại Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu với tư cách lãnh đạo đảng với các đảng viên địa phương, chứ không phải nói chuyện với nhân dân. Nhưng phát biểu nói trên phản ánh một điều, đó là tuy kêu gọi người dân góp ý bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, nhưng ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận những ý kiến đi ngược lại với quan điểm chính thống, nhất là những ý kiến đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng được quy định trong Điều 4. 

Ông Trọng đã kêu gọi các đồng chí của ông phải “lãnh đạo” việc góp ý kiến về Hiến pháp, bởi lẽ ngày càng có nhiều người, kể cả một số nguời trong hàng ngũ Đảng, nhân dịp này đòi phải trả lại quyền phúc quyết Hiến pháp cho dân, đòi tam quyền phân lập để tránh lạm dụng quyền lực, thậm chí gián tiếp đòi đa đảng. 

Trong những ngày qua, báo chí chính thức của Việt Nam cũng đã liên tục đăng những bài viết để phản bác những ý kiến đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là “hợp lý, hợp tình”.  

 Nguồn: RFI Việt ng. 

4 nhận xét :

  1. Lời phát biểu của Nguyễn Phú Trọng vô hình chung làm gia tăng giá trị câu nói của cố Tổng thống VNCH Nguyễn văn Thiệu :" Đừng nghe những gì Cộng sản nói; Mà hảy nhìn kỷ những gì cộng sản làm"

    Trả lờiXóa
  2. Thời độc tài Graphi đã tới VN !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không phải là bây giờ nó mới đến đâu bạn ạ. Nó hiện hữu ở đất nước này nhiều chục năm rồi. Có điều, tùy từng giai đọa lịch sử mà khi thì nó ẩn, lúc nó hiện. Thời gian những năm qua không những nó hiện nguyên hình mà nó còn sử dụng những bỉ ổi mới chưa từng thấy ở đâu trên hành tinh này

      Xóa
  3. Chỉ mới mấy ngày trước đây tôi rất tin ông Trọng là người biết lắng nghe vì ông là giáo sư tại Học viện chính trị,đã từng là Bí thư Thành ủy Hà Nội.Và vài lần ông hứa trước cử tri nơi đã bầu ra ông rằng sẽ "nhóm lò" đốt sạch bọn tham nhũng.Nhưng qua những gì..ì mà ông phát biểu tại đảng bộ(ĐCS)Vĩnh Phúc thì tôi thấy ông không xứng đáng là đảng viên đảng CS Việt nam,không đáng là đồng chí của tôi.Trong đầu ông là một mớ giấy lộn mục nát từ những tài liệu tham khảo của phương Bắc.Qua một chuỗi sự kiện mà ông đi "rao giảng" từ nước ngoài đến Vĩnh Phúc...mới thấy người ta nói đúng là Trọng lú.
    Một lần tôi được nghe tại một quán cà-phê rằng:Ngày còn là Bí thư Hà Nội họp với Chủ tịch Thành phố ông Hoàng Văn Nghiên đã nhiều lần đề nghị ông Trọng phát biểu ý kiến trong các cuộc họp cần cụ thể hơn,đúng với thực tế.
    ( Tức là ông Nghiên nói ông Trọng chẳng biết gì cụ thể...).
    Nói thế để ông tự xem lại mình chứ còn gì..ì,ở đâu nữa..ữa !

    Trả lờiXóa