Phỏng vấn
nóng TS. Đinh Hoàng Thắng:
Triều Tiên lại thử hạt
nhân: Giương Đông kích Tây
Bối
cảnh lần thử này có ba điểm khác các lần trước. Thứ nhất, thử trước khi tổng thống Obama đọc thông điệp liên
bang. Thứ hai, thử trước khi ông Tập
Cận Bình “lên ngôi” vào tháng ba tới, và gần đây thế giới đang “lùm xùm” về việc
Bắc Kinh sẽ có những điều chính trong quan hệ với đồng minh bị coi là cô lập nhất
thế giới nhưng lại cũng gần gũi nhất với Trung Quốc. Và thứ ba, bối cảnh này Việt Nam và ASEAN cần hết sức để ý: thử
để phá “cuộc mặc cả” mà Triều Tiên cho rằng đang ngầm diễn ra giữa Mỹ và Trung
Quốc…
NCHDCND
Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ ba đang làm náo loạn cả “làng toàn cầu”, riêng
TS. có cảm thấy ngạc nhiên?
Những điều tưởng rằng Triều
Tiên đã, đang và có thể gây ngạc nhiên cho thế giới thật ra ít làm ai ngạc
nhiên. Chắc rằng tôi cũng không ngoại lệ! Triều Tiên là trường hợp hiếm hoi mà
các nhà quan sát quốc tế sẽ còn phải “dụng công” để tìm được một khung lý thuyết
phân tích các tình huống diễn ra ở đấy.
Ý
ông là những hành động của Triều Tiên không theo một quy luật nào cả?
Nói không theo quy luật nào cả
thì cũng không hẳn! Thế giới đã phân tích nhiều và từ lâu đề cập tới chính sách
ngoại giao bắt bí của CHDCND Triều Tiên (blackmail diplomacy). Thử hạt nhân cấp
độ cao và phóng tên lửa (vệ tinh/phi đạn) tầm xa là hai lá bài trong chương
trình hạt nhân phục vụ cho chính sách này của Triều Tiên. Đây cũng là nước duy
nhất liên tiếp thực hiện các vụ thử nghiệm hạt nhân trong thế kỷ thứ 21…
Triều
Tiên thử nghiệm nhiều lần như vậy để làm gì? Đằng nào thì nước này cũng đã được
xếp vào câu lạc bộ các nước có vũ khí hạt nhân?
Đúng là từ tháng 4 năm ngoái,
Triều Tiên đã sửa đổi hiến pháp để chính thức định nghĩa nước này là một
"quốc gia có vũ khí hạt nhân". Nhưng vấn đề không phải chỉ để “đánh
trống ghi tên” vào Câu lạc bộ. Giới phân tích nói nhiều về các ý đồ sâu xa của
các vụ thử nghiệm, mỗi lần thử như thế đều nhằm tới những mục tiêu nhất định
trong tầm ngắn hạn, nhưng đồng thời cũng phục vụ cho chiến lược dài hạn.
Vậy
bối cảnh thử lần này có gì đặc biệt?
Bối cảnh lần thử này có ba điểm khác các lần trước. Thứ nhất, thử trước khi tổng thống Obama đọc thông điệp liên bang. Thứ hai, thử trước khi ông Tập Cận Bình “lên ngôi” vào tháng ba tới, và gần đây thế giới đang “lùm xùm” về việc Bắc Kinh sẽ có những điều chính trong quan hệ với đồng minh bị coi là cô lập nhất thế giới nhưng lại cũng gần gũi nhất với Trung Quốc. Và thứ ba, bối cảnh này Việt Nam và ASEAN cần hết sức để ý: thử để phá “cuộc mặc cả” mà Triều Tiên cho rằng đang ngầm diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc…
Và
để phục vụ cho chiến lược dài hạn nào?
Trước sau Triều Tiên cũng phải
thay đổi. Myanmar,
Triều Tiên sẽ là những mảnh ghép cuối cùng để hoàn thiện nốt bức tranh toàn cảnh
về các bước chuyển giao ngoạn mục giữa thế giới cũ và thế giới mới. Nhưng trước
khi thay đổi, Triều Tiên phải chứng tỏ trước bàn dân thiên hạ rằng, nước này vẫn
tiếp tục cứng rắn với Mỹ, phương Tây, thậm chí với cả đồng minh “ruột”. Đấy là
chưa kể giương cao thanh thế có thể còn vì lý do nội bộ, mà đối với các xã hội
khép kín như Triều Tiên thì quả tình chưa thể đoán định hết được. Ngoài ra, khuyếch
trương thanh thế còn cho phép Triều Tiên tăng cường khả năng mặc cả trong các
cuộc đàm phán tương lai với Mỹ và các đối tác.
Căn
cứ vào đâu để có thể dự đoán về khả năng “móc ngoặc” giữa Trung Quốc và Mỹ, vốn
đang được coi là hai kỳ phùng địch thủ?
Cứ nhìn vào cuộc chiến Việt Nam
trước đây và căn cứ vào các tình thế “lưỡng nan về an ninh” hiện nay ở Đông Á
thì thấy cả hai gã khổng lồ này đang cần đến nhau để giải quyết chính những bê
bối ở bên trong mỗi nước. Nhìn vào quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên đang
ngày càng xấu đi, vì Bình Nhưỡng khăng khăng theo đuổi chương trình vũ khí hạt
nhân để “chống Mỹ”, trong khi Bắc Kinh phản đối cách đi này đủ thấy…
Tại
sao đối với bối cảnh thứ ba ta và ASEAN cần để ý?
Đơn giản, vì “mặc cả” trong
quan hệ giữa các nước lớn là bệnh hay lây! Đã mặc cả được về an ninh Đông Bắc
Á, thì chẳng có gì loại trừ họ sẽ không mặc cả về an ninh Đông Nam Á, không mặc
cả về tranh chấp trên Biển Đông…
Nhưng
Trung Quốc đòi đến hơn 80% diện tích Biển Đông, làm sao Mỹ có thể thỏa hiệp được?
Trước đây mấy năm, Trung Quốc
đã từng “rủ” Mỹ cùng chia đôi Biển Thái Bình Dương nhưng Mỹ không chịu. Trong
tâm thế đang hưng phấn cao độ, lại thấy Mỹ có những khó khăn nhất định trong việc
triển khai chiến lược “Á tâm” (pivot/chuyển trục sang châu Á), ban lãnh đạo mới
ở Bắc Kinh cho rằng thời điểm này có thể “nắn gân” Mỹ. Nắn được hay không còn
là chuyện khác! Trước đây, Trung Quốc cũng được “bật đèn xanh” để chiếm Hoàng
Sa, nhưng rồi có thay đổi được kết quả của cục diện cuối cùng của cuộc chiến đâu!
Vậy
theo ông, để bảo vệ biển đảo ta và ASEAN cần làm gì trước mắt?
ASEAN phải đoàn kết, phải giữ
được vai trò trung tâm trong quá trình hình thành các cấu trúc khu vực. Cả ta lẫn
ASEAN không bao giờ được quên bài học, các cường quốc bao giờ cũng đánh những
ván bài lớn. Lợi ích các nước nhỏ chỉ là các thứ gia vị trong mâm cỗ lớn của họ…
Cám
ơn TS. đã trả lời phỏng vấn nóng. Hy vọng thực tế quan hệ quốc tế trong khu vực,
nhất là những vấn đề liên quan đến ta sẽ vui hơn, lạc quan hơn trong năm mới.
Muốn vui hơn, lạc quan hơn, phải
có những đột phá mới về chính sách!
Xin cám ơn Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng! Và xin chúc Ông và gia đình một năm mới an lành, hạnh phúc!
Nguyễn Xuân Diện thực hiện chiều 4 Tết Quý Tỵ
*TS. Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan,
nguyên TBT tuần báo Quốc tế (Bộ Ngoại giao).
*TS. Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan,
nguyên TBT tuần báo Quốc tế (Bộ Ngoại giao).
_________________________
Chương trình hạt nhân và phi đạn của Bắc Triều Tiên
Tháng 12, 1985: Ðồng ý với Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân.Tháng 8, 1998: Phóng thử nghiệm Taepodong-1, hỏa tiễn tầm xa đầu tiên của BTT.Tháng 9, 1999: Cam kết đình chỉ các cuộc thử nghiệm phi đạn tầm xa vào lúc cải thiện bang giao với Hoa Kỳ.Tháng 1, 2003: Loan báo rút ra khỏi Hiệp ước Cấm phổ biến Hạt nhân.Tháng 3, 2005: Chấm dứt việc đỉnh chỉ thử nghiệm phi đạn, quy lỗi cho chính sách “thù nghịch” của Hoa Kỳ.5 tháng 7, 2006: Phóng thử nghiệm hỏa tiễn tầm xa Taepodong-2, thất bại chưa đầy 1 phút sau khi phóng.15 tháng 7, 2006: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc yêu cầu Bình Nhưỡng đình chỉ chương trình phi đạn.9 tháng 10, 2006: Thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên dưới mặt đất.15 tháng 10, 2006: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc yêu cầu đình chỉ các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phi đạn, cấm bán vũ khí.5 tháng 4, 2009: Phóng hỏa tiễn tầm xa rơi xuống Thái Bình Dương, Tuyên bố thành công, nhưng Hoa Kỳ nói không có vệ tinh nào được đưa vào quỹ đạo.13 tháng 4, 2009: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án vụ phóng, siết chặt các biện pháp chế tài. Bình Nhưỡng rời khỏi các cuộc đàm phán hạt nhân 6 bên.Tháng 5, 2009: Thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân dưới mặt đất lần thứ hai.Tháng 2, 2012: Thông báo đình chỉ các chương trình hạt nhân và phi đạn tầm xa để đổi lấy viện trợ lương thực của Hoa Kỳ.Tháng 4, 2012: Phóng hỏa tiễn tầm xa, nổ tung ngay sau khi cất cánh.Tháng 12, 2012: Phóng hỏa tiễn Unha-3, và tuyên bố đưa thành công vệ tinh vào quỹ đạo.Tháng 1, 2013: Hội đồng Bảo an LHQ lên án vụ phóng hỏa tiễn tháng 12, Bắc Triều Tiên vẫn tuyên bố sẽ thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba.Tháng 2, 2013: Thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba.
.
Theo tôi là, Mỹ cứ lơ đi là BTT sẽ hết làm cao; cũng giống như một đứa trẻ, khi bố mẹ nó quan tâm quá mức là nó lại làm cao, dỗi hờn...
Trả lờiXóaBTT cũng vậy, cứ để cho họ chạy đua vũ trang, thậm chí khuyến khích nó chạy đua vũ trang, đến lúc kiệt quệ về kinh tế thì tự nó sụp đổ; trong trường hợp, nếu nó hỗn láo quá thì Mỹ-Hàn dập luôn để cứu dân tộc này.
Ý kiến của bạn Quý rất hay. Thực ra nó thử vĩ khí để nắn gân các nước chứ nó không dám sử dụng ví sự tiến bộ KHKT của BTT có thấm gì đâu so với Mỹ, vả lại nhân dân, các phần tử tiến bộ của bộ máy trong chính phủ đâu muốn dân tộc mình diệt vong. Đừng viện trợ, đừng buôn bán làn ăn đến một lúc nào đó nó tự khắc đầu hàng.
Trả lờiXóachắc ông ủn học tập ông đại tá giáo sư thanh của việt nam là làm cho mỹ và phương tây bị quấy rối mất ngủ đây?
Trả lờiXóaTôi cũng đồng quan điểm với Ông Nguyễn Hữu Quý, BTT đang dãy chết thì có thử thêm một vài lần nữa nó cũng sẽ chết luôn mà Mỹ và các nước phương Tây không cần tốn một viên đạn nào, nếu TQ giúp nó thì đến một lúc nào đó TQ cũng kiệt quệ thôi.
Trả lờiXóaChúng tôi cũng mong nó thử vài lần nữa xem sao, ai chết cho biết.
TS Đinh Hoàng Thắng phân tích rất sắc sảo. Đúng là tầm tư duy của một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm. Tôi học được rất nhiều qua ý kiến của ông. Xin cảm ơn TS Đinh Hoàng Thắng và TS Nguyễn Xuân Diện. Chỉ đề nghị TS Nguyễn Xuân Diện sửa cho 2 lỗi nhỏ: "giương Đông kích Tây", chứ không phải "dương Đông kích Tây" và "khuếch trương thanh thế" chứ không phải khuyếch trương thanh thế".
Trả lờiXóa"Myanmar, Triều Tiên sẽ là những mảnh ghép cuối cùng để hoàn thiện nốt bức tranh toàn cảnh về các bước chuyển giao ngoạn mục giữa thế giới cũ và thế giới mới."
Trả lờiXóaCoi như là Việt Nam đã nằm trong thế giới mới từ lâu rồi, là bài học lớn cho Myanmar và Bắc Triều Tiên học ! Giỏi!
Cám ơn bác Diện, vì ngay trong những ngày mừng Xuân mới vẫn không quên chăm chú vào những tín hiệu của thời cuộc vốn rất liên quan đến vận mệnh nước nhà. Rất cám ơn những phân tích sắc sảo của TS Đinh Hoàng Thắng.
Trả lờiXóa"Trước sau Triều Tiên cũng phải thay đổi. Myanmar, Triều Tiên sẽ là những mảnh ghép cuối cùng để hoàn thiện nốt bức tranh toàn cảnh về các bước chuyển giao ngoạn mục giữa thế giới cũ và thế giới mới." Đọc lời tiên đoán này từ một chuyên gia mà cảm thấy vui, thấy lạc quan hơn cho tương lai, không chỉ tương lai Việt Nam mà còn của toàn khu vực và thế giới.
Khi nước Mỹ bầu vị Tổng thống mới cho nhiệm kỳ này, nhiều bài phân tích cho rằng dân chúng quan tâm đến việc giải quyết những vấn đề nội bộ của nước Mỹ hơn là chiến lược chung tầm thế giới. Tôi không tin diều đó đâu. Nhìn lướt qua thì có thể tưởng vậy, nhưng tôi nghĩ người Mỹ họ vẫn quan tâm nghiêm túc đến cái "thế giới mới" đang hình thành rất gần, như TS Thắng vừa nói trên. Sẽ có những tình huống bất ngờ mà khi đó, tính cách (nhân cách) cá nhân của vị Tân Tổng thống sẽ là yếu tố rất quan trọng dẫn đến những chọn lựa. Với tôi thì tôi mong Obama thắng, vì có chút niềm tin rằng ông không phải là mẩu người có thể lạnh lùng "đánh những ván bài lớn" trên lưng của những dân tộc và những quốc gia đau khổ (trong khi vị ứng cử viên kia thì tôi rất e ngại).
Đầu năm, tha thiết cầu cho nước Việt mình cách riêng và toàn thế giới được bình an, hòa bình, trong thời điểm bản lề này của lịch sử loài người.
" Triều Tiên là mảnh ghép cuối cùng để hoàn thiện nốt bức tranh toàn cảnh về các bước chuyển giao ngoạn mục giữa thế giới cũ và thế giới mới " . Thế còn VN ta ? VN đã hoàn toàn hội nhập vào thế giói mới đâu, hãy còn lẽo đẽo tuốt đàng sau vì cái kiểu chạy nửa vời hay giả vờ chạy để cố tình rớt lại phía sau . Lắm ông đại tá giống đại tá Trần đăng Thanh đấy !
XóaHi, bạn Ha Le, Tôi thì tôi không đặt vấn đề nghi ngờ nhân cách của ông
XóaObama hay (sắp) chủ tịch Tập Cận Bình. Vấn đề là cả hai ông ấy đặt cái
lợi ích (to tổ bố) quốc gia mình trên những căn bản nào. Để xiển dương
lợi ích, ông vương đạo thì xây dựng quan hệ theo thang giá trị phổ
quát, ông bá đạo thì chia bang giao theo đối tác hoặc chư hầu. Đối với
các nước nhỏ, không khó để nhận biết nên chui vào “RỌ” nào. Cái khó là
phải tổ chức sinh hoạt “trong nhà mình” như thế nào để hàng xóm người
ta chấp nhận mình. Thời nay không thể sống theo kiểu "đèn nhà ai nhà
ấy rạng" hay kiểu "đóng của dạy con" được Đó mới là bài toán của sự
lựa chọn. Ở đây phải “cố thủ nội khán”, phải soi vào bản thân mình
trước đã, Ha Le ạ. Tiên trách kỷ hậu trách nhân. Cái mặt mình lem
luốc, cái tâm mình không đàng hoàng thì khó hội nhập lắm, kể cả vào
cái “RỌ” của bên bá đạo, chúng cũng chỉ dùng mình theo kiểu “vắt chanh
bỏ vỏ” mà thôi, đấy là chưa nói chúng còn tố mình ăn cháo đá bát. M.K!
Mọi người thử nghiệm điều này để nhận biết bộ mặt thật bọn Bắc Triều Tiên: Khi nào nhân dân BTT cùng kiệt, đói khát, sắp tàn sức kiệt lực thì bọn ủn ỉn cầm quyền lại cho thử hạt nhân, phóng tên lửa để làm eo làm sách với các đại gia thế giới, hù dọa Nam Hàn, gây sự các nước lân bang để kiếm chút cháo viện trợ. Không có gì đáng sợ đâu. Bọn thằng ủn càng đốt tiền cho cái trò giết người khốn nạn bao nhiêu thì bọn chủ của chúng ở Nam Trung Hải càng nóng mặt và nổi cáu bấy nhiêu. Để mà xem, sẽ có nhiều trò vui lắm đây. Tất cả đều là sự bắt đầu cho cái gọi là tan rã và khai tử một thể chế độc tài, tàn ác, bất nhân, quái dị thuộc hàng bậc nhất thế gian đấy thôi.
Trả lờiXóadiễn văn của tổng thống Mỹ nói đến vụ thử hạt nhân tại Bắc triều Tiên.
Trả lờiXóahttp://www.youtube.com/watch?v=4hwytPwHJiQ
Một mặt chúng ta kiên quyết lên án việc thử hạt nhân của Bắc Hàn, gây tình hình bất ổn trong khu vực. Tuy nhiên việc gây bất ổn này của Bắc Hàn cũng chưa bằng những gì bọn Tầu đã và đang gây ra cho VN và các nước trong khu vực Đông Nam Á trên Biển Đông.
Trả lờiXóaMặt khác, ở một góc độ khác, ta cũng phải "phục" họ. Bắc Hàn là một trong hai "thằng em" (còn thằng em VN) của Bắc Kinh nhưng họ được BK ưu ái, o bế hơn nhiều, thậm chí đã đổ bao xương máu để có được Bắc Hàn ngày nay. Họ sống được là nhờ viện trợ của BK. Ấy thế mà họ vẫn ngang nhiên thách thức BK, không thèm nghe lời "thằng anh". Tết dương lịch họ còn không thèm chúc Tết "thằng anh" nữa.
Trong khi đó "thằng em" VN thì ngược lại! Ngược thế nào thì bà con đều đã rõ.
- BTT sống được là nhờ tàu. Tàu dùng BTT để ra giá với mỹ trong các vấn đề khác và chắc chắn có vấn đề biển đông nam á.
Trả lờiXóa- Cách hay nhất mỹ không bàn chuyện BTT với tàu làm gì, cứ tiếp tục cấm vận để tàu tốn tiền cho BTT; đặc biệt hơn ủng hộ cho Nhật Hàn tự do phát triển tên lửa đạn đạo và cả vũ vũ khí hạt nhân lúc này tàu hán sẽ nhảy dựt lên như con heo thiến. Mỹ cứ yên tâm chiến lược lâu dài này vì tương lai đối trọng là tàu và láng giềng không bao giờ hữu nghị nỗi với kẻ hàng xóm xấu tính này.
TS Thắng nói giảm nhẹ, vì lịch sự. Trên thực tế, blackmail là TỐNG TIỀN!!!
Trả lờiXóaTS Thắng nói giảm nhẹ, vì lịch sự. Thực chất, blackmail chính là TỐNG TIỀN!!!. Nhân tiện đây, xin gửi lời chúc Năm mới tới TS Diện. Chúc TS mạnh khỏe, vững vàng, tiếp tục tấm lòng trong sáng vì nước, vì dân tộc, chống ngoại xâm.
Trả lờiXóa