Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực
05:31 | 11/02/2013
TP – “Nhân dân là chủ thể tối cao của
quyền lực, cả quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế. Không một ông
vua, không một chính phủ nào có thể tồn tại nếu không có dân”- GS.TS Lê
Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý trao đổi nhân việc lấy ý
kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Ý nghĩa nổi bật nhất của việc lấy ý kiến
của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chính là sự thừa nhận ý
chí, quyền lực của nhân dân, vị trí tối thượng của nhân dân đối với nội
dung bản tuyên ngôn chính trị pháp lý quan trọng bậc nhất của nước Việt
Nam.
Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền
lực, cả quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế. Không một ông vua,
không một chính phủ nào có thể tồn tại nếu không có dân.
“Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng
là dân”- triết lý này Nguyễn Trãi nói cách đây hơn 5 thế kỷ rồi.
Việc lấy ý kiến về Hiến pháp làm tăng giá trị nhân dân, giá trị dân chủ và tính khả thi của Hiến pháp sau khi được ban hành.
Việc lấy ý kiến về Hiến pháp làm tăng giá trị nhân dân, giá trị dân chủ và tính khả thi của Hiến pháp sau khi được ban hành.
Dân phúc quyết Hiến pháp
Trong thảo luận tại Quốc hội, một số
đại biểu đề xuất bổ sung quy định về việc dân phúc quyết Hiến pháp.
Phúc quyết, trưng cầu ý dân là quyền rất quan trọng nhưng chưa được quy
định rõ ràng là quyền hiển nhiên của người dân cần được hiến định. Lần
sửa đổi này theo ông nên được quy định ra sao?
Tôi ủng hộ những ý kiến đó vì những
người đưa ra đề xuất như vậy thực sự muốn bản Hiến pháp có nền tảng dân
chủ, nền tảng xã hội lớn hơn. Hiến pháp là tuyên bố của nhân dân trao
quyền cho các thiết chế chính trị thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực
được giao phó.
Không phải Quốc hội, không phải Chủ tịch
nước, Chính phủ hay Tòa án cho dân quyền này, quyền kia. Chính nhân dân
trao cho các cơ quan này quyền lực và họ có trách nhiệm thực thi nó phù
hợp với ý chí của nhân dân được thể hiện trong Hiến pháp.
Không ít người, kể cả đại biểu Quốc hội,
nhiều chính khách cho rằng Quốc hội có quyền lựa chọn và quyết định
hiến định những vấn đề quan trọng của đất nước, ví dụ chọn mô hình nhà
nước, chọn chế độ chính trị, vấn đề sở hữu vv…
“Không phải Quốc hội, không phải Chủ tịch nước, Chính phủ hay Tòa án cho dân quyền này, quyền kia. Chính nhân dân trao cho các cơ quan này quyền lực và họ có trách nhiệm thực thi nó phù hợp với ý chí của nhân dân được thể hiện trong Hiến pháp.”
“Đảng với tư cách là lực lượng chính trị lãnh đạo xã hội cũng phải đảm bảo để quyền phúc quyết của nhân dân được thực hiện. Giữa phúc quyết và lấy ý kiến nhân dân có sự khác nhau rất lớn về mức độ đảm bảo dân chủ, sự thượng tôn vai trò của nhân dân.”
Tôi cho rằng hiểu như vậy chứng tỏ chưa
hiểu bản chất của Hiến pháp. Chỉ có nhân dân mới có quyền lựa chọn và
quyết định những điều đó. Chính vì thế, phúc quyết của nhân dân đối với
bản Hiến pháp mới hay Hiến pháp sửa đổi phải được coi là quyền đương
nhiên của nhân dân.
Dù có đưa vào Hiến pháp quyền phúc quyết
hay không, các cơ quan quyền lực nhà nước cũng phải có trách nhiệm đảm
bảo để nhân dân thực hiện nó. Đương nhiên chính là ở chỗ đó.
Đảng với tư cách là lực lượng chính trị
lãnh đạo xã hội cũng phải đảm bảo để quyền phúc quyết của nhân dân được
thực hiện. Giữa phúc quyết và lấy ý kiến nhân dân có sự khác nhau rất
lớn về mức độ đảm bảo dân chủ, sự thượng tôn vai trò của nhân dân.
Tôi không thấy có lý do nào để không qui
định quyền phúc quyết của nhân dân trong Hiến pháp sửa đổi lần này.
Ngay khi đất nước mới giành được độc lập, thù trong giặc ngoài bao vây,
chống phá, đa số người dân còn mù chữ, song Đảng và Bác Hồ vẫn chủ
trương để nhân dân phúc quyết bản Hiến pháp đầu tiên của đất nước.
Trở lại lịch sử, Hiến pháp năm 1946
đã khẳng định nguyên lý mọi quyền bính đều thuộc về dân. Nhân dân là gốc
của mọi quyền lực, trong đó có quyền lực nhà nước. Do đó nhân dân phải
được quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng nhất của đất nước, thưa ông?
Tôi cho rằng quyền lực của nhân dân
trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cần thể hiện theo tinh thần và lời
văn của Hiến pháp 1946. Có người cho rằng quay trở lại Hiến pháp 1946 là
không đúng, không phù hợp, thậm chí chệch hướng do bối cảnh ngày nay
khác với thời điểm năm 1946.
Nếu thực sự hiểu đúng dân chủ, hiểu đúng vai trò của nhân dân thì không có sự đoạn tuyệt như vậy được.
Dù ở trong bối cảnh hiện nay, bối cảnh
của 100 năm trước hay của 100 năm sau nếu chúng ta thực sự hiểu đúng bản
chất của dân chủ và quyền lực nhân dân thì tuyên ngôn của Hiến pháp
1946 “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam,
không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” vẫn
hoàn toàn mang tính thời đại.
Một tuyên ngôn thượng tôn nhân dân trong
trong thực thi quyền lực nhà nước in đậm dấu ấn tư tưởng của Bác Hồ mãi
mãi là một thiên cổ hùng văn thể hiện khát vọng dân chủ của Nhân dân và
của Đảng ta.
Giá trị của tuyên bố trên trong Hiến
pháp 1946 thiêng liêng chẳng khác gì tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ “Nam
quốc sơn hà Nam đế cư” mà Lý Thường Kiệt đọc trên sông Như Nguyệt.
Quyền lực phải được kiểm soát
Theo Hiến pháp, quyền lực cao nhất
thuộc về nhân dân, quyền lực của Nhà nước là quyền phái sinh, từ nhân
dân mà ra, do nhân dân trao cho. Theo ông sửa Hiến pháp lần này cơ chế
kiểm soát quyền lực cần được quy định ra sao và cần nhấn mạnh những yếu
tố nào?
Tha hóa quyền lực, lạm dụng quyền lực là
điều khó tránh nếu quyền lực không được kiểm soát, cân bằng bởi cơ chế
thích hợp. Nguy cơ này trở nên đáng sợ hơn ở những quốc gia đang phát
triển, chậm phát triển. Ở Việt Nam cũng vậy, nếu chúng ta đi sâu vào
thực tiễn kinh tế, xã hội của đất nước.
Thú thực, đôi khi tôi thấy kỳ lạ là ngay
nhiều người làm bảo vệ cũng tìm cách thực thi quyền “cho qua cổng” theo
hướng tối đa hóa sức nặng của nó, chưa nói đến cảnh sát giao thông,
nhân viên thuế vụ và trên nữa là nhiều quan chức cao cấp.
Với xu thế thích làm quan, thích thể
hiện quyền lực như vậy thì lạm dụng, tha hóa quyền lực là đại vấn đề của
bộ máy nhà nước và xã hội ta hiện nay.
Quyền lực muốn được kiểm soát trước hết
phải được phân định rõ ràng, cơ quan nào thực hiện quyền gì và phạm vi
đến đâu, trách nhiệm của các cơ quan quyền lực như thế nào khi có những
vi phạm hay có sự trì trệ, tắc trách. Theo tôi, Hiến pháp khó có thể qui
định đầy đủ và chi tiết song những điểm sau đây nhất thiết cần phải
được hiến định:
Thứ nhất, phải xác định rõ ràng quyền
hạn, trách nhiệm của các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp và tạo
ra được những cơ chế kiểm soát lẫn nhau có hiệu quả giữa các cơ quan
này.
Đây là điều kiện tiên quyết cho việc hạn
chế tình trạng lạm dụng quyền lực. Khi không được phân công rõ, không
phải chịu trách nhiệm thì các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước dễ lạm
dụng để rồi “khiên và áo giáp” bảo vệ các cơ quan này khỏi trách nhiệm
pháp lý sẽ là “lỗi hệ thống”, “ý kiến của tập thể”.
Có mấy ai phải chịu trách nhiệm về những
yếu kém, sai lầm trong thực thi quyền lực nhà nước nếu như những việc
đó chưa đẩy đến mức trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, cần tăng cường sự giám sát thực
chất của nhân dân. Sự giám sát của nhân dân, không chỉ là sự thể hiện
quyền lực tối thượng của nhân dân mà còn là sự đảm bảo cho quyền lực nhà
nước không bị tha hóa.
Hiện tại, việc giám sát của nhân dân
được thực hiện qua các tổ chức chính trị và chính trị xã hội là chủ yếu
và các tổ chức này thì khó có được ý kiến độc lập thực sự.
Cơ chế giám sát hiện hành còn hình thức và ngay cả việc nhân dân lựa ai thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước cũng như vậy.
Cần có sự giám sát của nhân dân thông
qua các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội với những ý kiến độc
lập, mang tính chất phản biện thực sự. Với việc sửa đổi Hiến pháp lần
này, hãy để cho nhân dân chọn phương thức giám sát phù hợp với nguyện
vọng của mình.
Thứ ba, cần lựa chọn kỹ các thiết chế
kiểm soát và cân bằng quyền lực có khả năng phát huy tốt trong điều kiện
chính trị xã hội của đất nước. Theo tôi Kiểm toán nhà nước, Ủy ban bầu
cử độc lập là những lựa chọn có thể phù hợp. Dĩ nhiên, những thiết chế
khác cũng hoàn toàn có thể hiến định nếu phần lớn nhân dân yêu cầu phải
có những thiết chế đó.
Cám ơn ông.
Hà Nhân
thực hiện
Nguồn: Tiền phong
Ai cũng có thể nói "Quyền thuộc về dân". Nhưng từ nhân dân phải được hiểu thế nào cho đúng? Thời gian qua từ nhân dân đã bị lạm dụng khá nhiều. Cái gì người ta cũng gán mác cho nhân dân như : công an nhân dân, tòa án nhân dân, quân đội nhân dân; thậm chí "đất đai cũng là sở hữu toàn dân", cái gì cũng của dân, vì dân, do dân ... nhưng người dân yêu nước đi biểu tình chống ngoại xâm thì bị đánh đập, bị đạp vào mặt và bị bỏ tù ... Người dân sử dụng đất hợp pháp của mình thì bị tước đọat, cưỡng chế thu hồi. Những mỹ từ về nhân dân được người ta ra sức tô vẽ, đề cao, nhưng thực tế cho thấy ngược lại. Các quy định của Hiến pháp về quyền cơ bản của công dân như : Tự do ngôn luận, tự do biểu tình, lập hội ... bị tước đoạt trắng trợn. Ai làm gì được? Ai phân xử? Chẳng thế mà nhà văn Đào Hiếu đã có nhận xét :Chưa bao giờ đất nước là của nhân dân (tiểu luận Đất nước và nhân dân BBC ngày 22-12-2008). Do vậy, nói thì dễ, nhưng làm được đòi hỏi một nỗ lực không phải nhỏ!
Trả lờiXóaPHẢI THAY ĐỔI QUY TRÌNH SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP
Trả lờiXóaSau hơn một tháng công bố bản dự thảo Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, đã bộc lộ quá nhiều vấn đề cả về nội dung,kỹ thuật trình bày và quy trình thực hiện. Rõ ràng bản dự thảo mà BST của Quốc hội đưa ra khó có thể trở thành cái khung để toàn dân tham gia góp ý (nếu cố làm "lấy được" thì không khác gì một kiểu đánh lừa). Vì vậy cần thay đổi quy trình sửa đổi hiến pháp chí ít như sau:
1. Phải có ít nhất 2 bản dự thảo, mỗi bản do một tập thể chuyên gia khác nhau (thuộc hoặc không thuộc nhà nước) đứng ra soạn thảo (điều này tới nay đã đủ điều kiện), sau đó hợp nhất lại thành các điều khoản mang đầy đủ các nội dung của các bản dự thảo đó. Đương nhiên, trong cùng một vấn đề sẽ xuất hiện những nhận thức khác biệt, đó chính là các "tình huống" để biểu quyết cho từng điều khoản.
2. Tổ chức biểu quyết: Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm đối với Quốc hội với hơn 90% đâị biểu là đảng viên và mỗi đoàn đại biểu lại sinh hoạt theo địa phương. Việc lập phiếu biểu quyết phải thật tỉ mỉ. Quốc hội phải có biện pháp giữ bí mật tuyệt đối, đảm bảo "an toàn" cho người bỏ phiếu, không tổ chức biểu quyết bằng hình thức bấm nút hoặc giơ tay .
3. Vấn đề phúc quyết của nhân dân thực ra cũng chưa ai rõ phải làm như thế nào nên "chưa được quy định rõ ràng là quyền hiển nhiên của người dân cần được hiến định" cũng là dễ hiểu, vì trưng cầu dân ý "yes/no" cho toàn văn Hiến pháp thì là điều quá hình thức và không có ý nghĩa, còn làm cho từng nội dung thì là điều "không thể".
4. Nên chăng cho tổ chức bầu thêm 500 ĐBQH "có quyền biểu quyết đặc biệt" chỉ để biểu quyết thông qua Hiến pháp, những đạị biểu này là những trí thức lớn của đất nước (trong đó ưu tiên thành phần đại biểu là luật sư) và không phải là đảng viên. Như vậy bản Hiến pháp sẽ đại diện cho ý chí toàn dân tộc VN cả trên phương diện hình thức.
Đầu xuân xin góp đôi lời bàn về sửa đổi Hiến pháp, nhờ "bác Tễu" tải dùm.